Nghiên cứu phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ nội địa phục vụ tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp Việt Nam

Ký hiệu khoVI24_597
Chuyên ngànhthị trường gỗ
Địa phươngToàn Quốc
Lĩnh vựcKinh tế lâm nghiệp
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ nội địa phục vụ tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp Việt Nam
CấpCấp Quốc gia
Mục tiêuMục tiêu nghiên cứu:
  • Đánh giá được thực trạng tổ chức thị trường nội địa gỗ và sản phẩm gỗ theo vùng sinh thái - kinh tế; nhận diện những hạn chế, bất cập và nguyên nhân.
  • Cung cấp được cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp tổ chức thị trường nội địa gỗ và sản phẩm gỗ.
  • Dự báo được xu hướng phát triển thị trường lâm sản nội địa đến năm 2030.
  • Hướng dẫn xây dựng kênh phân phối cho một số mặt hàng chính của SPG trên thị trường nội địa.
Đề xuất được giải pháp tổ chức thị trường gỗ và sản phẩm gỗ phục vụ tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp Việt Nam
Ngày bắt đầu2018
Ngày kết thúc2020
Chi tiếtTóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
  • Nội dung 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức và phát triển thị trường nội địa gỗ và sản phẩm gỗ
  • Nội dung 2: Đánh giá thực trạng tổ chức và phát triển thị trường nội địa gỗ và sản phẩm gỗ
  • Nội dung 3: Dự báo xu hướng phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ nội địa đến năm 2030
  • Nội dung 4: Phương án xây dựng kênh phân phối cho một số mặt hàng chính của G&SPG nội địa
Nội dung 5: Đề xuất giải pháp tổ chức và phát triển thị trường nội địa gỗ và sản phẩm gỗ phục vụ tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp Việt Nam
Phương pháp
  • Phương pháp nghiên cứu:
  • Thu thập tài liệu thứ cấp
  • Thu thập số liệu thứ cấp
  • Nghiên cứu khảo sát và thu thập số liệu sơ cấp: Khảo sát nghiên cứu thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo bảng hỏi định hướng và bán định hướng. Hệ thống bảng hỏi được thiết kế theo 12 mẫu phiếu
  • Phương pháp nghiên cứu điểm (hay Nghiên cứu trường hợp): Phương pháp này sẽ được áp dụng tại các địa điểm lựa chọn nghiên cứu theo vùng Kinh tế - Sinh thái và dòng sản phẩm để thu thập những thông tin về cấu trúc thị trường, cơ cấu số lượng và giá trị về cung – cầu gỗ và sản phẩm gỗ, chuỗi cung ứng, kênh phân phối và thương mại gỗ và sản phẩm gỗ; thực trạng quản lý, tổ chức và phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ tại địa bàn nghiên cứu. Mục đích của phương pháp nghiên cứu điểm nhằm phân tích và đánh giá thực trạng về thị trường; và tổ chức - phát triển thị trường tại một số địa điểm lựa chọn nghiên cứu có tính đại diện, điển hình.
  • Phương pháp chuyên gia: Đề tài tham khảo ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực Quản lý thị trường nông - lâm nghiệp và thủy sản, Chế biến nông – lâm- thủy sản, Hải quan, thương mại, các chuyên gia về chính sách phát triển lâm nghiệp, chính sách thị trường, chính sách về tổ chức và phát triển thị trường, v.v...... Phương pháp chuyên gia được thực hiện qua 3 hình thức chủ yếu: (1) tham vấn ý kiến chuyên gia độc lập; (2) tham vấn thông qua hội thảo chuyên gia, hội thảo vùng và hội thảo quốc gia; (3) góp ý và phản biện xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các báo cáo và sản phẩm của đề tài.
Phương pháp xử lý số liệu: Đề tài sử dụng các phần mềm thống kê SPSS; Excel để xử lý và phân tích số liệu. Đối với phân tích và dự báo, đề tài sử dụng phương pháp dự báo định tính và dự báo định lượng.
Chủ nhiệm đề tàiTS. Hoàng Liên Sơn
Đơn vị
Kết quảSản phẩm khoa học và công nghệ:
  1. Sản phẩm chuyên đề
  • Báo cáo luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về tổ chức thị trường nội địa gỗ và sản phẩm gỗ
  • Báo cáo đánh giá thực trạng, phân tích cấu trúc thị trường nội địa gỗ và sản phẩm gỗ theo vùng Kinh tế - Sinh thái (Nông thôn – thành thị); và theo dòng sản phẩm
  • Báo cáo phân tích các chính sách liên quan đến tổ chức thị trường nội địa tiêu thụ sản phẩm gỗ
  • Báo cáo phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường nội địa gỗ và sản phẩm gỗ
  • Báo cáo dự báo xu hướng phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ nội địa đến năm 2030
  • Báo cáo phương án xây dựng kênh phân phối cho 7 mặt hàng chính của gỗ và sản phẩm gỗ nội địa có khả năng cạnh tranh
  • Báo cáo về giải pháp khuyến khích và hỗ trợ xây dựng hệ thống thị trường nội địa G&SPG
  1. Báo cáo tổng kết:
Nghiên cứu phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ nội địa phục vụ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp Việt Nam
Tiến bộ được công nhận
Phạm vi
[logo-slider]