Nghiên cứu phát triển một số loài cây rừng đặc hữu có giá trị ở vùng khô hạn Ninh thuận

Ký hiệu khoVI24_255
Chuyên ngànhRừng đặc hữu
Địa phươngNam Trung Bộ
Lĩnh vựcTrồng rừng
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu phát triển một số loài cây rừng đặc hữu có giá trị ở vùng khô hạn Ninh thuận
CấpCấp Cơ sở
Mục tiêu- Điều tra danh mục cây đặc hữu, xác định đặc điểm sinh thái loài và công dụng chính. - Thu hái chế biến hạt giống, gieo ươm và bố trí các thí nghiệm gây trồng. - Xây dựng được hướng đãn kỹ thuật
Ngày bắt đầu1/1/2006
Ngày kết thúc12/31/2010
Chi tiết- Điều tra danh mục cây đặc hữu, xác định đặc điểm sinh thái loài và công dụng chính. - Thu hái chế biến hạt giống, gieo ươm và bố trí các thí nghiệm gây trồng. - Xây dựng được hướng đãn kỹ thuật
Phương pháp
Chủ nhiệm đề tàiTS. Phạm Thế Dũng
Đơn vịPhân viện KHLN Nam Bộ
Kết quả- Xây dựng được hướng đãn kỹ thuật gây trồng một số loài cây đặc hữu có giá tri cho vùng khô hạn Ninh Thuận. - Rừng trồng thực nghiệm. - Báo cáo phân tích
Tiến bộ được công nhận1. Năm 2006 1.1 Khảo sát và chọn được 9 loài cây bản địa trong vùng nghiên cứu. (Trôm hôi, Cóc hành, Sò đo, Keo gai, Sến cát, Dầu cát, Me ngọt, Xoay, Gõ đỏ.) 1.2 Khảo sát và chọn được 3 dạng lập địa cho bố trí thí nghiệm tại các vùng nghiên cứu: 4,5 ha đất cát đỏ - Trạm thực nghiệm lâm nghiệp Thiện Nghiệp – Phan Thiết, Bình Thuận; 3 ha đất cát trắng – Ban quản lý rừng phòng hộ Ninh Phước, Ninh Thuận; 4,5 ha đất xám – Lâm trường Ninh Sơn huyện Ninh Hải, Ninh Thuận 1.3 Thăm dò kỹ thuật trồng tại Phan Thiết – Bình Thuận, kỹ thuật thu hái hạt giống và khả năng gieo tạo cây con trong vườn ươm của 3 loài: Trôm, Cóc Hành, Sò đo. 2. Năm 2007 1.1 Bước đầu xác định được kỹ thuật tạo cây con bằng phương pháp nhân giống vô tính cho 2 loài Cóc hành và Trôm : * Kết quả cho thấy : - Đối với cây Cóc hành : Giâm hom trên cát và không cần xử lý thuốc vẫn cho tỷ lệ ra rễ cao và có các chỉ số phát triển khá. Nếu sử dụng thêm thuốc IBA thì cải thiện sinh trưởng chiều dài của rễ tốt hơn => tỷ lệ sống cao hơn - Đối với cây Trôm : Dùng thuốc thương phẩm (NZM), nhúng trước khi giâm cho tỷ lệ ra rễ rất cao và các chỉ số phát triển của rễ tốt hơn. 1.2 Xây dựng được 4.5 ha mô hình rừng thí nghiệm trên một dạng lập địa cát xám đỏ tại Bình Thuận. Mô hình được bố trí với 2 thí nghiệm : Thí nghiệm 01 : phát dọn thực bì, cày đất trước khi trồng và phát dọn thực bị, cuốc hố trồng (không cày) ; thí nghiệm 02 : thí nghiệm phân bón, bao gồm 4 công thức (bón 1kg vi sinh, 0.5 vi sinh + 0.2 DAP, 1kg than, 0.5kg than) và 1 đối chứng Thí nghiệm 1 : kết quả bước đầu cho thấy không cày đất trước khi trồng có tỷ lệ chế 70%, ngược lại cày trước khi trồng tỷ lệ sống có thể đạt trên 90% Thí nghiệm 2 : bước đầu cho thấy công bón 1kg vi sinh cho kết quả tôt hơn với công thức khác
Phạm viÁp dụng cho vùng khô hạn: Tp.Phan thiết, huyện Bắc Bình, Tuy phong của tỉnh Bình Thuận; Ninh Phương, Ninh Sơn, Ninh Hải,….tỉnh Ninh Thuận và những vùng khô hạn của tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên.
[logo-slider]