Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh trồng rừng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) cung cấp gỗ lớn ở vùng U Minh Hạ

Ký hiệu khoVI24_713
Chuyên ngànhLâm sinh
Địa phươngU Minh Hạ
Lĩnh vựcKỹ thuật lâm sinh
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh trồng rừng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) cung cấp gỗ lớn ở vùng U Minh Hạ
CấpCấp Tỉnh
Mục tiêuHoàn thiện Quy trình kỹ thuật trồng rừng Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn ở vùng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Xây dựng được mô hình trình diễn trồng keo lai cung cấp gỗ lớn
Ngày bắt đầu2021
Ngày kết thúc2025
Chi tiếtTóm tắt nội dung nghiên cứu chính: - Nghiên cứu ảnh hưởng của cao trình líp đến sinh trưởng của Keo lá tràm ở vùng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau; - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của Keo lá tràm ở vùng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau; - Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa cảnh đến sinh trưởng rừng trồng Keo lá tràm ở vùng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau; - Xây dựng mô hình trình diễn trồng rừng Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn ở vùng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau.
Phương pháp
Phương pháp nghiên cứu: 7.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm cao trình líp (diện tích tự nhiên là 2,5 ha, diện tích mặt líp là 1,75 ha) Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 cao trình líp là +30 cm, +50 cm, +70 cm so với cao trình giả định và 2 lần lặp lại. Líp trồng rừng có chiều rộng trung bình từ 10 đến 11 m. Cây giống Keo lá tràm được sử dụng cho thí nghiệm là cây hom dòng AA9 và mật độ trồng rừng là 1.660 cây/ha (2 m x 3 m) (mật độ trồng trên líp). Sơ đồ bố trí thí nghiệm cao trình líp như sau:
  Lặp 1 Lặp 2
Block 1 Cao trình +50 cm Cao trình +50 cm
Cao trình +30 cm Cao trình +30 cm
Cao trình +70 cm Cao trình +70 cm
Block 2 Cao trình +30 cm Cao trình +30 cm
Cao trình +70 cm Cao trình +70 cm
Cao trình +50 cm Cao trình +50 cm
Tại mỗi ô thí nghiệm sẽ được bố trí một ô tiêu chuẩn với diện tích 250 m2 để đo sinh trưởng của Keo lá tràm hàng năm (Chiều cao vút ngọn Hvn và đường kính ngang ngực D1,3) và phẩm chất cây. Tổng số ô đo đếm là 12 ô. Thí nghiệm mật độ trồng (diện tích tự nhiên là 2,5 ha, diện tích mặt líp là 1,75 ha) Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 4 lần lặp gồm 3 nghiệm thức mật độ là là 1.100 cây/ha (3 m x 3 m), 1.660 cây/ha (2 m x 3 m) và 2.000 cây/ha (2 m x 2,5 m) (mật độ trồng trên líp). Cây giống Keo lá tràm được sử dụng cho thí nghiệm là cây hom dòng AA9 và được trồng trên líp có cao trình líp +70 cm, líp có chiều rộng trung bình từ 10 đến 11 m. Sơ đồ bố trí thí nghiệm cao trình líp như sau:
Lặp 1 1.100 cây/ha 1.660 cây/ha 2.000 cây/ha
Lặp 2 2.000 cây/ha 1.100 cây/ha 1.660 cây/ha
Lặp 3 1.660 cây/ha 2.000 cây/ha 1.100 cây/ha
Lặp 4 1.100 cây/ha 1.660 cây/ha 2.000 cây/ha
Tại mỗi ô thí nghiệm sẽ được bố trí một ô tiêu chuẩn với diện tích 250 m2 để đo sinh trưởng của Keo lá tràm hàng năm (Chiều cao vút ngọn Hvn và đường kính ngang ngực D1,3) và phẩm chất cây. Tổng số ô đo đếm là 12 ô. Thí nghiệm tỉa cành (diện tích tự nhiên là 3,5 ha, diện tích mặt líp là 2,45 ha) Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 4 lần lặp gồm 4 nghiệm thức tỉa cành là: T0: tỉa đơn thân (đối chứng) T1: tỉa 1/4 chiều cao tán cây T2: tỉa 1/3 chiều cao tán cây T3: tỉa 1/2 chiều cao tán cây Thời gian dự kiến tỉa cành là sau khi trồng 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tỉa cành như sau:
Lặp 1 T0 T1 T2 T3
         
Lặp 2 T3 T0 T1 T2
         
Lặp 3 T2 T3 T0 T1
         
Lặp 4 T1 T2 T3 T0
Giống cây trồng là Keo lá tràm hom dòng AA9 được trồng trên líp có cao trình líp +70 cm, chiều rộng líp trung bình từ 10 đến 11 m và mật độ trồng là 1.660 cây/ha (2 m x 3 m) (mật độ trồng trên líp). Tại mỗi ô thí nghiệm được bố trí một ô tiêu chuẩn với diện tích 250 m2 để đo sinh trưởng của Keo lá tràm hàng năm (Chiều cao vút ngọn Hvn và đường kính ngang ngực D1,3) và phẩm chất cây. Tổng số ô đo đếm là 16 ô. Xây dựng mô hình rừng trồng Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn (diện tích tự nhiên là 1,5 ha, diện tích mặt líp là 1,05 ha) Mô hình được trồng với diện tích là 1,05 ha (diện tích líp), giống cây trồng là Keo lá tràm hom dòng AA9, mật độ trồng là 2.000 cây/ha (2 m x 2,5 m) và cao trình líp là +70 cm, líp có chiều rộng trung bình từ 10 đến 11 m. Tại mô hình sẽ bố trí 10 ô tiêu chuẩn với diện tích 250 m2 để đo sinh trưởng của Keo lá tràm hàng năm (Chiều cao vút ngọn Hvn và đường kính ngang ngực D1,3) và phẩm chất cây. b) Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập thông tin thứ cấp Thu thập các thông tin, các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực đang nghiên cứu. Chủ yếu tập trung đến các thông tin và các nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trồng Keo lá tràm. Nguồn tài liệu được thu thập từ các báo cáo khoa học của các hội nghị, hội thảo, các bài báo trên các tạp chí khoa học và các nguồn tài liệu từ các Trường, Viện và Trung tâm nghiên cứu khác. Thu thập số liệu về các yếu tố sinh trưởng Chiều cao vút ngọn (Hvn) và đường kính ngang ngực (D1,3) tại các ô bố trí thí nghiệm được đo 1 lần/ năm trong thời gian 4 năm. Ø               Đo đường kính ngang ngực (D1,3) hoặc Chu vi (CV): Đường kính của cây được đo bằng thước kẹp kính hoặc dùng thước dây 1,5 m để đo chu vi. Tất cả cây được đo tại chiều cao 1,3 m so với mặt đất. Ø               Đo chiều cao cây Hvn: Tất cả các cây đều được đo chiều cao vút ngọt (Hvn) bằng máy đo cao hoặc thước đo chiều cao chuyên dùng. Ø  Công thức tính trữ lượng rừng: - Trữ lượng gỗ bình quân/ha của từng ô tiêu chuẩn (trên líp trồng rừng) được tính theo công thức:   Trong  đó: ·      Mô: trữ lượng gỗ bình quân/ha của ô tiêu chuẩn. ·      Sô: diện tích ô tiêu chuẩn ·      Gli: tiết diện ngang tại vị trí 1,3 m trên thân cây của cây thứ i của một loài trong ô tiêu chuẩn, Gli được tính theo công thức: Gli = π(D1.3i/2)2 (D1.3i là đường kính tại vị trí 1,3 m trên thân cây của cây thứ i; π = 3,14159) ·      Hli: chiều cao vút ngọn của cây thứ i của một loài trong 1 ô tiêu chuẩn. ·      f: là hệ số thon, f được sử dụng cho cây Keo lai là 0,5 Trữ lượng gỗ của tổng diện tích đất rừng (kể cả líp trồng rừng và kênh) = trữ lượng gỗ trên líp trồng rừng * tỷ lệ sử dụng đất. - Trữ lượng gỗ bình quân/ha của từng trạng thái rừng được tính theo công thức:   Trong đó: m là số ô tiêu chuẩn của trạng thái rừng, i là trữ lượng của ô tiêu chuẩn thứ i tính theo m3/ha. c) Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu đo đạc được tổng hợp bằng phần mềm Excel 2013 và được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0 ở mức ý nghĩa α = 0,05. Trong thống kê, sử dụng phương pháp phân tích ANOVA (Duncan) để so sánh sự khác biệt của D1,3, Hvn và trữ lượng của Keo lá tràm ở các nghiệm thức.
Chủ nhiệm đề tàiThs. Huỳnh Trọng Khiêm - Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
Đơn vị
Kết quảSản phẩm khoa học và công nghệ: - 01 Quy trình kỹ thuật trồng rừng Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn ở vùng U Minh Hạ. - 2,5 ha thí nghệm cao trình líp với các cao trình +30cm, +50cm và +70cm so với cao trình giả định. - 2,5 ha thí nghiệm mật độ trồng với 3 mật độ là 1.100 cây/ha, 1.660 cây/ha và 2.000 cây/ha. - 3,5 ha thí nhiệm tỉa cành với 4 công thức tỉa là: tỉa đơn thân, tỉa 1/4 chiều cao tán cây, tỉa 1/3 chiều cao tán cây và tỉa 1/2 chiều cao tán cây. - 1,5 ha mô hình trình diễn trồng rừng Keo lá tràm với mật độ là 2.000 cây/ha. - 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.
Tiến bộ được công nhậnĐịa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Địa chỉ dự kiến ứng dụng là khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau và các tỉnh lân cận ở vùng Tây Nam Bộ với quy mô khoảng 20 ha.
Phạm vi
[logo-slider]