Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình thương phẩm cây Xạ đen (Ehretia asperula Zollinger et Moritzi) trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Ký hiệu khoVI24_730
Chuyên ngànhGiống cây Lâm nghiệp
Địa phươngNinh Bình
Lĩnh vựcChọn giống, Kỹ thuật lâm sinh
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình thương phẩm cây Xạ đen (Ehretia asperula Zollinger et Moritzi) trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
CấpCấp Tỉnh
Mục tiêuMục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng vườn giống và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Xạ đen có hiệu quả tại Ninh Bình - Xây dựng mô hình thương phẩm trồng cây Xạ đen dự kiến đạt năng suất 10 tấn dược liệu khô/ha/năm - Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng thương phẩm cây Xạ đen tại Ninh Bình
Ngày bắt đầu2021
Ngày kết thúc2023
Chi tiếtTóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1:Nghiên cứu xây dựng vườn giống và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Xạ đen tại Ninh Bình. Công việc 1: Điều tra 60 cây trội Xạ đen làm cây bố mẹ (gia đình) để thu hái hạt. Công việc 2: Điều tra, khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình vườn giống. Công việc 3: Xây dựng vườn giống cây Xạ đen với tổng số 30/60 cây bố mẹ (gia đình) đã điều tra thu hái hạt, quy mô 1.000 m2 Công việc 4: Xây dựng vườn ươm quy mô 300 m2 để thực hiện các thí nghiệm nhân giống. Công việc 5: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính cây Xạ đen. Công việc 6: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây Xạ đen. Công việc 7: Hoàn thiện quy trình nhân giống cây Xạ đen phù hợp với điều kiện của địa phương. Công việc 8:Tập huấn kỹ thuật quy trình nhân giống cây Xạ đen: Nội dung 2: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế cây Xạ đen. Công việc 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất câyXạ đen. Công việc 2:Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây Xạ đen: Công việc 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây Xạ đen: Công việc 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và chất lượng dược liệu Xạ đen: Công việc 5: Nghiên cứu ảnh hưởng các biện pháp sơ chế đến chất lượng dược liệu Xạ đen. Công việc 6:Hoàn thiện quy trìnhkỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế cây Xạ đen phù hợp với điều kiện củađịa phương. Nội dung 3: Xây dựng mô hình trồng thương phẩm trồng cây Xạ đen Công việc 1: Điều tra, khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình. Công việc 2: Tập huấn quy trình kỹ thuật trồng thương phẩm cây xạ đen. Công việc 3: Xây dựng mô hình thương phẩm trồng cây Xạ đen quy mô 3 ha. Công việc 4: Hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế thương phẩm cây Xạ đentại Ninh Bình. Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả kinh tế, tuyên truyền mở rộng mô hình trồng cây Xạ đen. Công việc 1: Đánh giá hiệu quả kinh tế, so sánh cây trồng khác người dân đang trồng.
Phương phápPhương pháp nghiên cứu Nội dung 1: Nghiên cứu xây dựng vườn giống và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Xạ đen tại Ninh Bình. a) Công việc 1:Điều tra 60 cây trội Xạ đen làm cây bố mẹ (gia đình) để thu hái hạt. Điều tra chọn lọc cây trội theo phương pháp được mô tả trong tiêu chuẩn ngành 04-TCN-147-2006. Cụ thể gồm các bước sau: (i) điều tra sơ thám xác định các chỉ tiêu trung bình và sai tiêu chuẩn của toàn bộ khu vực điều tra về các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc (Doo), đường kính tán (Dt) và chiều dài thân (Hvn); (ii) điều tra theo tuyến chọn lọc cây trội dự tuyển, các cây trội dự tuyển phải có các chỉ tiêu Doo, Dt và Hvn có độ vượt lớn hơn 1,5 lần độ lệch chuẩn của khu vực điều tra; (iii) đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng Doo, Dt và Hvn của 30 cây xung quanh cây trội dự tuyển, cây trội chọn lọc phải có các chỉ tiêu sinh trưởng vượt hơn 1,2 lần độ lệch chuẩn của nhóm 30 cây xung quanh. Các cây trội cũng phải được đảm bảo có sản lượng hạt lớn hơn hoặc bằng mức sản lượng hạt trung bình của khu vực điều tra. b) Công việc 2: Điều tra, khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình vườn giống. - Khảo sát, thiết kế khu vực trồng phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây Xạ đen trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Khu vực xây dựng vườn giống có điều kiện về vị trí địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với cây Xạ đen. c) Công việc 3: Xây dựng vườn giống cây Xạ đen với tổng số 30/60 cây bố mẹ (gia đình) đã điều tra thu hái hạt, quy mô 1.000 m2. - Địa điểm: Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - Tiến hành làm đất, cày bừa toàn bộ diện tích, xử lý tiêu độc đất bằng vôi bột 300 kg/ha, trước thời gian trồng cây khoảng 1 tháng. - Cuốc hố theo hàng, kích thước hố 30x30x30cm. - Cây giống: Cây giống phải có xuất xứ rõ ràng, được chọn từ hạt của 60 cây bố mẹ đem gieo ươm. Chọn cây giống khỏe mạnh từ 30/60 cây bố mẹ để xây dựng vườn giống. - Bón lót cho mỗi hố: 1kg phân chuồng hoai hoặc 200g phân hữu cơ vi sinh + 500g NPK. Sau đó trộn đều phân với đất nhỏ rồi lấp đầy miệng hố. - Trồng cây con được ươm trong bầu dinh dưỡng, chiều cao của cây tối thiểu đạt từ 20 ÷30 cm, có 6 ÷ 7 lá thật. - Thời vụ trồng vào vụ Thu (tháng 9 - tháng 10 dương lịch). - Mật độ trồng ban đầu: 16.666 cây/ha. - Phương pháp thiết kế thí nghiệm vườn giống thế áp dụng theo tiêu chuẩn ngành 04-TCN-147-2006. Cụ thể là thiết kế thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên không đầy đủ với 10 lần lặp lại, 4 cây/gia đình/hàng, 30 gia đình/thí nghiệm, khoảng cách trồng 0.6 m x 1 m (hàng cách hàng 0.6m; cây cách cây 1m). - Chăm sóc: Tiến hành chăm sóc hàng năm với các nội dung phát dọn thực bì, xới cỏ vun gốc, bón phân và bảo vệ. - Phương pháp đo đếm sinh trưởng: + Lập phiếu đánh giá bao gồm các chỉ tiêu sinh trưởng. + Các chỉ tiêu đo đếm sinh trưởng: Các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc (Doo), đường kính tán (Dt) và chiều dài thân (Hvn). Đơn vị tính là centimet và mét (cm,m). + Thời gian thu thập số liệu sinh trưởng: 4 lần/năm (3 tháng 1 lần). - Mật độ sau cùng: 8.333 cây/ha, khoảng cách sau tỉa thưa 1.2 m x 1 m (hàng cách hàng 1.2m; cây cách cây 1m). Sau khi trồng được 12 tháng, tiến hành đánh giá tình hình sinh trưởng của các cây tại vườn giống, từ kết quả đánh giá trên tiến hành tỉa thưa cơ giới để lại 2 cây/hàng/gia đình và tiếp tục chăm sóc bảo vệ và tỉa thưa di truyền để có thể chuyển thành vườn giống. d) Công việc 4: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính cây Xạ đen: Ảnh hưởng của biện pháp xử lý hạt giống đến tỷ lệ nảy mầm của hạt và ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của cây con. Phương pháp nghiên cứu chung: + Các thí nghiệm đồng ruộng căn cứ vào Giáo trình phương pháp thí nghiệm của Nguyễn Thị Lan, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (2006), Kỹ thuật trồng và chế biến cây thuốc (Viện Dược liệu). + Nghiên cứu hóa học bằng các phương pháp phân tích thành phần hóa học (Nguyễn Văn Bàn), phương pháp sắc ký lớp mỏng, phương pháp đánh giá chất lượng dược liệu theo Dược điển Việt Nam 5. + Đánh giá các đặc điểm nông sinh học, mức độ nhiễm sâu bệnh, năng suất, chất lượng của các mẫu giống theo phương pháp của IRRI (2002). + Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng các chương trình Excel, chương trình IRRISTAT 5.0. - Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp xử lý hạt giống đến tỷ lệ sống và chất lượng cây giống Bố trí thí nghiệm gồm 4 công thức như sau: + Công thức 1: Hạt ngâm nước thường trong vòng 18 tiếng (Đối chứng) + Công thức 2: Hạt được ngâm nước vôi 55oC (1kg hòa 50L nước)18 tiếng + Công thức 3: Hạt được ngâm trong dung dịch HNO3 loãng (1%) trong vòng 18 tiếng. + Công thức 4: Hạt được ngâm trong nước ấm 55oC 18 tiếng Sau đó vớt hạt giống ra rửa cho thật sạch nhớt bằng nước sạch. Trong quá trình rửa cần loại bỏ những hạt thối, đen, mốc. Tiến hành ủ hạt trong khay thoát nước tốt, được ủ bằng xơ dừa đã xử lý nầm mốc. Dùng bao tải sạch hoặc các lớp vải sạch để che phủ, giữ ẩm và giữ nhiệt cho hạt. Hàng ngày kiểm tra nếu thấy hạt giống bị khô thì phải dùng nước ấm (30-40oC) để tưới cho hạt đủ ẩm. Sau 5 ngày kể từ khi ủ hạt cần thường xuyên kiểm tra nếu thấy hạt nhú mầmthì đem ươm vào bầu ngay, đồng thời loại bỏ kịp thời những hạt bị thâm đen, nấmmốc để tránh lây lan. Thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới với 3 lần lặp lại theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn. Mỗi công thức 100 hạt, tổng số hạt để tiến hành thì nghiệm là: 4 công thức x 3 lặp x 100 hạt/ công thức là: 1.200 hạt. - Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của cây con: Thí nghiệm được thực hiện với điều kiện tại thời điểm có nhiệt độ trung bình dao động từ 30-32oC. Được tiến hành trong nhà lưới với mỗi ô thí nghiệm 5 m2 với 3 lần lặp lại. - Hạt được xử lý hạt ngâm nước thường trong vòng 18 tiếng và được gieo trong các giá thể khác nhau. - Bố trí thí nghiệm gồm: + Công thức 1: Giá thể đất (100%) + Công thức 2: Giá thể đất (70%)  + mùn cưa (30%) + Công thức 3: Giá thể đất (50%)  + mùn cưa (30%) + xơ dừa (20%) + Công thức 4: Giá thể cát (100%) Trước khi thực hiện, các giá thể phải được xử lý bằng thuốc boóc đô nồng độ 0,5% hoặc thuốc tím, trichoderma phun trước 1 - 2 ngày, phòng trừ nấm bệnh. Luống thí nghiệm được lên cao từ 20-30 cm, được tạo gờ cao hơn mặt lướng từ 3-5 cm, tránh hiện tượng rửa trôi. Sau khi gieo hạt, mặt luống được phủ rơm khô hoặc xơ dừa dài để giữ ẩm và giữ nhiệt. Tưới nước thường xuyên đảm bảo luống đủ ẩm trong điều kiện nhiệt độ trên 30oC, nếu nhiệt độ lạnh hơn, cần có biện pháp để giữ nhiệt độ ổn định, tạo điều kiện tối ưu cho hạt nảy mầm. Phương pháp thu thập số liệu và phương pháp đánh giá. * Chỉ tiêu theo dõi + Thời gian từ khi hạt được gieo đến nảy mầm (ngày): tính từ lúc gieo đến khi nảy mầm (Theo dõi hàng ngày đến khi có 50% số hom giâm nảy mầm). + Tỷ lệ nảy mầm (%) = số cây nảy mầm/ tổng số hom/hạt (Theo dõi đến khi kết thúc nảy mầm) + Chiều dài rễ dài nhất (cm): Đo chiều dài rễ dài nhất (Theo dõi tại thời điểm kết thúc thí nghiệm) + Chiều dài mầm mới (cm): Đo chiều dài mầm mới (Theo dõi tại thời điểm kết thúc thí nghiệm). + Số lá trên mầm mới (lá): Đếm số lá ra được trên mầm mới (Theo dõi định kỳ 2 lần/ tuần) + Thời gian từ gieo đến khi cây xuất vườn (ngày): Thời điểm cây đạt chiều cao từ 20-30 cm, có từ 5-6 lá. + Thời gian từ gieo đến 1 lá thật: tính từ lúc gieo đến khi có 50% cây con có 1 lá thật. + Thời gian từ gieo đến 2 lá thật: tính từ lúc gieo đến khi có 50% cây con có 2 lá thật. + Thời gian từ gieo đến 3 lá thật: tính từ lúc gieo đến khi có 50% cây con có 3 lá thật. + Thời gian từ gieo đến trồng: Tính từ lúc gieo đến khi cây con đạt tiêu chuẩn đưa ra đồng ruộng. + Tiêu chuẩn cây giống (chiều cao cây, số lá, số rễ, khối lượng cây ....) e) Công việc 5: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây Xạ đen: Ảnh hưởng của giá thể giâm hom; ảnh hưởng của vị trí hom và ảnh hưởng của chiều dài hom đến tỷ lệ ra rễ của hom. Hom giâm được chọn từ cây sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh, có phẩm chất di truyền tốt, ổn định. Hom lấy ở cành 1 năm tuổi, cắt cành hom được tiến hành vào buổi sáng hoặc lúc trời râm mát. Bảo quản cho hom không bị héo bằng cách nhúng gốc hom vào xô nước sạch, nhúng sâu ít nhất 3-4 cm, sau đó tiến hành cắt lấy hom ngay không nên để quá 4 giờ tính từ thời điểm cắt cành. - Phương   pháp nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể giâm hom  đến tỷ lệ ra rễ của hom: Tiến hành bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của giá thể giâm hom với các công thức sau: + Công thức 1: Giá thể đất được lên luống (100%) + Công thức 2: Giá thể đất (70%)  + mùn cưa (30%) được đóng vào bầu. + Công thức 3: Giá thể đất (50%)  + mùn cưa (30%) + xơ dừa (20%) đóng bầu + Công thức 4: Giá thể cát (100%) lên luống. Trước khi thực hiện, các giá thể phải được xử lý bằng thuốc boóc đô nồng độ 0,5% hoặc thuốc tím, trichoderma phun trước 1 - 2 ngày, phòng trừ nấm bệnh. Luống thí nghiệm được lên cao từ 20-30 cm, tránh hiện tượng rửa trôi. Tưới nước thường xuyên đảm bảo luống đủ ẩm cho hom giâm. Mỗi công thức bố trí 1 ô thí nghiệm 5 m2, 4 công thức thí nghiệm, 3 lần lặp lại, tổng cộng 60 m2, được bố trí trong nhà lưới. - Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí hom  đến tỷ lệ ra rễ của hom: Bố trí thí nghiệm gồm 3 công thức: + Công thức 1: Cành hom già (cành hom đã hóa gỗ) + Công thức 2: Cành hom bánh tẻ + Công thức 3: Cành hom non Đoạn hom được chọn được cắt thành từng đoạn dài 15-20 cm, hom có ít nhất 2 chồi ngủ (2 nách lá), cắt bớt 1/2 -2/3 diện tích phiến lá trên các hom, yêu cầu vết cắt phẳng, nhẵn, không dập xước. Hom cắt được khử trùng bằng dung dịch Viben C 0,03% hoặc BenlateC0,03% (3g thuốc pha trong 10 lít nước sạch).Thời gian ngâm hom: Từ 15 ÷ 20 phút. Sau đó vớt hom để ráo nước.Trước khi cắm hom, luống bầu hoặc luống cát được tưới nước rửa thuốc tím có độ ẩm từ 85 ÷ 90%. Cách cắm hom: Cắm hom thẳng đứng vào giữa bầu, mỗi bầu cắm 1 hom, sâu từ 2 ÷ 3cm và nén chặt gốc hom. Cắm hom trên cát: hom cách hom 5cm, hàng cách hàng 5cm, cắm homđứng thẳng hoặc nghiêng, sâu 2 - 3cm. - Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dài hom  đến tỷ lệ ra rễ của hom: Bố trí thí nghiệm gồm 3 công thức: + Công thức 1: Đoạn hom dài từ 6-9 cm (có từ 1-2 chồi ngủ). + Công thức 2: Đoạn hom dài từ 10-12 cm (có từ 2-3 chồi ngủ). + Công thức 3: Đoạn hom dài từ 13-15 cm (có từ 3-5 chồi ngủ). Đoạn hom được chọn từ cành bánh tẻ trên 1 năm tuổi trở lên, cắt bớt 1/2 -2/3 diện tích phiến lá trên các hom, yêu cầu vết cắt phẳng, nhẵn, không dập xước. Hom cắt được khử trùng bằng dung dịch Viben C 0,03% hoặc BenlateC 0,03% (3g thuốc pha trong 10 lít nước sạch).Thời gian ngâm hom: Từ 15 ÷ 20 phút. Sau đó vớt hom để ráo nước.Trước khi cắm hom, luống bầu hoặc luống cát được tưới nước rửa thuốctím có độ ẩm từ 85 ÷ 90%. - Duy trì độ ẩm cho luống hom, số lần tưới và lượng nước tưới phụ thuộc vào thời tiết. - Khi hom bắt đầu ra rễ cần giảm bớt lần tưới nước để cho rễ phát huy khảnăng hút nước và lật dần 2 đầu ni lông. - Sau khoảng 1 tuần thì hom bắt đầu ra rễ - Khi hom ra rễ đến đáy bầu thì chuyển cây hom ra vườn huấn luyện. Trongquá trình chăm sóc phải nhặt bỏ những lá rụng, hom chết, phun thuốc Viben C 0,3% hoặc Đa khuẩn linh 0,1% định kỳ 10 ngày/lần. - Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 5m2, số hom ở mỗi ô thí nghiệm là 100. Hom giâm với khoảng cách 5 x 20cm. Các thí nghiệm về hom giâm được lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được bố trí trong nhà lưới. * Chỉ tiêu theo dõi + Thời gian từ khi hom được giâm đến bật mầm (ngày): tính từ lúc giâm đến khi bật mầm (Theo dõi hàng ngày đến khi có 50% số hom giâm bật mầm). + Tỷ lệ bật mầm (%) = số hom bật mầm/ tổng số hom (Theo dõi đến khi các hom giâm kết thúc nảy mầm). + Tỷ lệ sống (%) = số cây sống/tổng số cây bật mầm (Theo dõi tại thời điểm kết thúc bật mầm) + Chiều dài rễ dài nhất (cm): Đo chiều dài rễ dài nhất (Theo dõi tại thời điểm kết thúc thí nghiệm) + Chiều dài mầm mới (cm): Đo chiều dài mầm mới (Theo dõi tại thời điểm kết thúc thí nghiệm). + Số lá trên mầm mới (lá): Đếm số lá ra được trên mầm mới (Theo dõi định kỳ 2 lần/ tuần) + Thời gian từ giâm đến khi cây xuất vườn (ngày): Thời điểm cây đạt chiều cao từ 15-20 cm, có từ 5-6 lá. + Tiêu chuẩn cây giống (chiều cao cây, số lá, số rễ, số lượng cây ....) g) Công việc 6:Xây dựng vườnươm quy mô 200 – 300 m2 để thực hiện các thí nghiệm nhân giống. Để tạo cho người dânđịa phương sau khi đề tài kết thúc tự sản xuất giống phục vụ cho trồng cây dược liệu lâu dài với chất lượng cây giống đảm bảo đề tài tiến hành xây dựng mô hình vườn ươm tạo cây giống Xạđen để hướng dẫn người dân tạo cây giống Xạđen. - Vườn ươm quy mô nhỏ, với diện tích 200 - 300 m2 - Nguồn giống: Hạt giống được thu hoạch từ việc kết hợpđi điều tra 60 cây trội. - Địa điểm: Xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Binh. - Phương pháp thực hiện: Mô hình vườn ươm cây giống Xạ đen sẽ được thực hiện tại địa điểm thực hiện đề tài (bao gồm từ việc xây dựng hệ thống vườn ươm gồm các hệ thống luống ươm cây, giàn che, hệ thống tưới phun…) sau khi thiết lập vườn ươm sẽ tiến hành tạo cây giống Xạ đen và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật để tạo cây giống đủ tiêu chuẩn chất lượng cao cung cấp trong địa phương và cho vùng lân cận. h) Công việc 7:Hoàn thiện quy trình nhân giống cây Xạđen phù hợp vớiđiều kiện củađịa phương. i) Công việc 8:Tập huấn nhân rộng mô hình: Tổ chức 1 lớp tập huấn kỹ hướng dẫn quy trình nhân giống cây Xạđen phù hợp vớiđiều kiệnđịa phương, quy mô 30 lượt người tham dự/lớp. Nội dung 2: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế cây Xạ đen. - Cây giống: Cây giống sử để bố trí các thí nghiệm được Trung tâm Khoa học lâm nghiệp Đông Bắc Bộ nhập hạt từ các đơn vị có đủ điều kiện kinh doanh Giống cây trồng. - Trung tâm giao cho Bộ môn nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học tổ chức sản xuất cây giống đạt các chỉ tiêu sau: Chiều cao từ 15-20 cm, có từ 5-6 lá, thời gian gieo ươm từ 90 đến 120 ngày. - Tiêu chuẩn cây giống trên được áp dụng cho tất cả các nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế cây Xạ đen. - Các thí nghiệm được bố trí tại địa điểm đã điều tra khảo sát trước đó thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Công việc 1:Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây Xạ đen. Nghiên cứu được bố trí với 2 công thức thời vụ khác nhau: + Công thức 1: Trồng vụ Xuân hè Thí nghiệm1: Trồng tháng 3 Thí nghiệm 2: Trồng tháng 4 + Công thức 2: Trồng vụ Thu đông Thí nghiệm 1: Trồng tháng 9 Thí nghiệm 2: Trồng tháng 10 Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 100 m2. Được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD). Mỗi công thức được lặp lại 3 lần. Tổng diện tích thí nghiệm là: 2 công thức x 3 lần lặp x 50m2/CT = 600m2. Trồng với mật độ 10.000 cây/ha. Sử dụng phân bón lót 1kg phân chuồng hoai hoặc 200g phân hữu cơ vi sinh + 300g NPK 5:10:3/gốc. Sau đó, mỗi năm bón thúc 200g phân hữu cơ vi sinh + 300g NPK5:10:3/gốc/năm. Công việc 2:Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây Xạ đen. Nghiên cứu được bố trí với 3 công thức mật độ khác nhau: + Công thức 2: Mật độ 1,0 m x 1,2 m + Công thức 3: Mật độ 1,0 m x 1,0 m + Công thức 4: Mật độ 1,0 m x 0,8 m Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 100 m2. Được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD). Mỗi công thức được lặp lại 3 lần. Tổng diện tích thí nghiệm là 3 CT x 3 lặp x 100m2/CT = 900m2. Thời vụ trồng vụ Xuân hè ( từ tháng 2 đến tháng 4). Sử dụng phân bón lót 1kg phân chuồng hoai hoặc 200g phân hữu cơ vi sinh + 300g NPK 5:10:3/gốc. Sau đó, mỗi năm bón thúc 200g phân hữu cơ vi sinh + 300g NPK 5:10:3/gốc/năm. Công việc 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đế sinh trưởng, phát triển và năng suất cây Xạ đen. + Công thức 1: Đối chứng + Công thức 2: Bón lót, bón thúc hoàn toàn bằng 1kg phân chuồng hoai hoặc 200g phân hữu cơ vi sinh + 100gNPK 5:10:3/cây/năm. + Công thức 3: Bón lót, bón thúc hoàn toàn bằng 1kg phân chuồng hoai hoặc 200g phân hữu cơ vi sinh + 300g NPK 5:10:3/gốc/năm. + Công thức 4: Bón lót, bón thúc hoàn toàn bằng 1kg phân chuồng hoai hoặc 200g phân hữu cơ vi sinh + 500g NPK 5:10:3/gốc/năm. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 100 m2. Được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD). Mỗi công thức được lặp lại 3 lần. Tổng diện tích thí nghiệm là 4 CT x 3 lặp x 100m2/CT = 1.200m2. Thời vụ trồng vụ Xuân hè ( từ tháng 2 đến tháng 4). Trồng với mật độ 10.000 cây/ha. Công việc 4:Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hái đến năng suất và chất lượng dược liệu Xạ đen. Nghiên cứu được bố trí với 3 công thức khác nhau: + Công thức 1: Thu hoạch mỗi đợt cách nhau 2 tháng. + Công thức 2: Thu hoạch mỗi đợt cách nhau 3 tháng. + Công thức 3: Thu hoạch mỗi đợt cách nhau 4 tháng. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 100 m2. Được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD). Mỗi công thức được lặp lại 3 lần. Tổng diện tích thí nghiệm là 3 CT x 3 lặp x 100m2/lặp = 900m2. Thời vụ trồng vụ Xuân hè ( từ tháng 2 đến tháng 4), với mật độ trồng 10.000 cây/ha. Sử dụng phân bón lót, bón thúc 1kg phân chuồng hoai hoặc 200g phân hữu cơ vi sinh + 300g NPK 5:10:3/gốc/năm. Các chỉ tiêu theo dõi cho các thí nghiệm cho các hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế cây Xạ đen: * Chỉ tiêu về sinh trưởng Theo dõi 2 tuần/1 lần trên 30 cây cố định theo Giáo trình phương pháp thí nghiệm của Nguyễn Thị Lan, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (2006) + Tỷ lệ sống (%) = số cây sống/tổng số cây trồng. + Thời gian từ trồng đến bén rễ, hồi xanh: Tính từ lúc trồng đến khi có 50% cây bén rễ hồi xanh. + Thời gian từ trồng đến phân nhánh: Tính từ lúc trồng đến khi có 50% cây phân nhánh. + Thời gian từ trồng đến thu hoạch: Tính từ lúc trồng đến khi thu hoạch dược liệu. + Chiều cao cây (cm): Vuốt thẳng lá, đo từ gốc cây đến chóp lá. + Số lá/thân chính (lá): Đếm số lá thật trên thân chính. + Số cành cấp 1 (cành): Đếm số cành cấp 1 trên thân chính. + Đường kính tán (cm): Đo đường kính tán ở chỗ tán rộng nhất. * Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất + Năng suất cá thể (g/cây). Năng suất tươi xác định ngay sau thu hoạch. Năng suất khô khi độ ẩm đạt tiêu chuẩn dược liệu. + Năng suất thực thu (tạ/ha) : (NSTN/S) x 10.000 NSTN là tổng khối lượng dược liệu thu trên các ô thí nghiêm.\ S là diện tích nghiên cứu. + Năng suất lý thuyết (tạ/ha) : NSCT x M NSCT: Năng suất cá thể (g) M:  Mật độ cây/ha * Chỉ tiêu về chất lượng dược liệu - Hàm lượng hoạt chất flavonoid, quinon hoặc pholyphenol. (phương pháp cụ thể để đánh giá hàm lượng hoạt chất flavonoid, quinon) -Xử lý mẫu:  Cân chính xác khoảng 1 gam bột dược liệu. cho vào bình nón. thêm khoảng 5 ml methanol-nước (90-10. v/v), siêu âm trong 25 phút, sau đó ly tâm trong 15 phút. tốc độ 9000 vòng/phút. Quá trình trên được lặp lại 4 lần. Gom tất cả dịch chiết lại, cô lấy cắn trên máy cô quay chân không để thể tích mẫu còn dưới 6 ml (bình A). Dịch mẫu cô đặc chuyển vào bình định mức 10 ml (bình B), lấy khoảng 3 ml tráng rửa bình A. gom vào bình B, bổ sung đến vạch mức 10 ml bằng methanol-nước (90-10. v/v). lắc đều thu được dung dịch mẫu thử.  Dịch này được lọc qua màng lọc cellulose acetat 0,45 µm thu được dung dịch dùng cho phân tích HPLC. - Chuẩn bị mẫu chuẩn xác định flavonoid, quinon hay pholyphenol: Chất chuẩn được mua cho việc xử dụng xác định hàm lượng hoạt chất chính. - Điều kiện phân tích HPLC: sử dụng cột silica gel pha đảo (C18). kích thước cột 250 x 4,6 mm. kích thước hạt 5 µm. hệ dung môi rửa giải gồm acetonitril : nước chứa acid acetic 0,1% (chế độ rửa giải: gradient). Tốc độ dòng là 0,5 ml/phút. Detector UV quan sát tại 208 nm (hoặc có thể sử dụng detector tán xạ bay hơi ELSD).  * Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại - Theo dõi sâu, bệnh hại của các mẫu giống bằng quan sát thực tế và lấy mẫu giám định theo quy chuẩn QCVN 01-38:2010/BNNPTNT Phương pháp điều tra phát hiện sâu hại cây dược liệu: - Điều tra sâu hại bằng phương pháp điều tra trực tiếp theo giai đoạn sinh trưởng giống một số loại dược liệu như: chè vằng, cúc hoa, giảo cổ lam, náng hoa trắng và sâm báo tại các vùng sản xuất - Quan sát từ xa đến gần sau đó điều tra trực tiếp trên cây hoặc bộ phận của cây; điều tra sâu hại trước, bệnh hại sau; trong trường hợp không làm ngay được ngoài đồng ruộng thì thu mẫu về phòng phân tích - Dùng vợt: Điều tra các loài sâu hại hoạt động bay nhảy ở tầng lá trên của cây trồng. Cách vợt: Mỗi điểm vợt 3 vợt/điểm (một lần vợt đi và 1 lần vợt trở lại mới tính là 1 vợt; miệng vợt luôn vuông góc và sâu xuống tán lá khoảng 1/3 miệng vợt; lấy thân người vợt làm tâm quay vợt 180o. Sau đó đếm số sâu hại có trong vợt. - Dùng khay: Để điều tra các loài dịch hại phân bố ở tầng lá dưới của cây trồng hoặc trong tán lá. Mỗi điểm điều tra 2 khay (tùy theo mật độ dịch hại); đặt khay nghiêng một góc 45o so với mặt đất, dùng tay đập 2 đập vào phần tán lá đối diện với miệng khay. Sau đó đếm số dịch hại có trong khay. - Dùng khung (diện tích khung 25 cm2/ khung) để điều tra dịch hại các loại cây trồng dầy và vườn ươm. Đếm các loài dịch hại có trong khung. - Hố điều tra để điều tra sâu và động vật hại dưới mặt đất. - Chỉ tiêu theo dõi:  Độ bắt gặp (mức độ phổ biến) OD ( Occurrence Digree) được tính theo công thức: OD =  100 -                     Cách đánh giá mức độ phổ biến:
Kí hiệu Mức độ phổ biến Độ thường gặp
+ Rất ít phổ biến < 10%
++ Ít phổ biến 10 – 25%
+++ Phổ biến 25 – 50%
++++ Rất phổ biến > 50%
*  Phương pháp điều tra diễn biến sâu hại Tiến hành điều tra mật độ sâu hại định kì 14 ngày/lần. Trên điểm điều tra, điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm điều tra 1m2, cách bờ ít nhất 2m. Chỉ tiêu điều tra: mật độ sâu hại (con/m2). -              Mật độ sâu hại (con/m2) = * Phương pháp điều tra phát hiện bệnh hại trên cây dược liệu - Điều tra bệnh hại cây dược liệu bằng phương pháp điều tra trực tiếp theo giai đoạn sinh trưởng của chè vằng, cúc hoa, giảo cổ lam, náng hoa trắng và sâm báo tại các vùng sản xuất - Quan sát từ xa đến gần sau đó điều tra trực tiếp trên cây hoặc bộ phận của cây; điều tra sâu và động vật hại trước, bệnh hại sau; trong trường hợp không làm ngay được ngoài đồng ruộng thì thu mẫu, ghi nhãn về phòng phân tích. – Để xác định thành phần bệnh hại, tiến hành quan sát các triệu chứng trên toàn bộ cây điều tra ở các diện tích sản xuất. Phát hiện ra các loại bệnh hại và thu thập mẫu đưa về phòng thí nghiệm để phân loại, giám định theo tài liệu giám định của Mathur and Kongsdal, 2003

* Chỉ tiêu theo dõi:

- Tỷ lệ bệnh theo công thức: - Xác định mức độ phổ biến của bệnh theo thang 4 cấp sau (Viện BVTV, 1997). +         : Rất ít phổ biến  (< 10% cây hoặc lá bị bệnh) ++       : Ít phổ biến (11 – 25% cây hoặc lá bị bệnh) +++     : Phổ biến (26 – 50% cây hoặc lá bị bệnh) ++++   : Rất phổ biến (> 50% cây hoặc lá bị bệnh)   - Chỉ số bệnh được tính theo công thức: N1,N2…Nn : Số lá hoặc quả bị bệnh ở mỗi cấp 1,2,…n N: Tổng số lá (quả) điều tra. n: Cấp bệnh cao nhất. Đánh giá cấp bệnh theo thang sau: + Bệnh trên lá: Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại. Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại. Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại. Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại. Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại. +  Bệnh trên thân Cấp 1: < 1/4 diện tích thân bị hại. Cấp 3: > 1/4 đến 1/2 diện tích thân bị hại. Cấp 5: > 1/4 đến 1/2 diện tích thân bị hại, cộng lá thứ 3, thứ 4 bị bệnh nhẹ. Cấp 7: > 1/2 đến 3/4 diện tích thân bị hại và lá phía trên bị hại. Cấp 9: Vết bệnh leo tới đỉnh cây, các lá nhiễm nặng, một số cây chết. Đối với các bệnh nhiễm hệ thống như bệnh virus, bệnh do Phytoplasma, bệnh Greening,… chỉ số bệnh được tính là cấp bệnh trung bình dựa trên thang phân cấp. Công việc 5: Nghiên ảnh hưởng của các biện pháp sơ chế đến chất lượng dược liệu Xạ đen: + Công thức 1: Xạ đen sau khi thu hoạch được cắt đoạn chiều dài từ 3 – 5cm và được phơi ngoài trời nắng đến khi độ ẩm còn lại từ 12 – 15%. + Công thức 2: Xạ đen sau khi thu hoạch được cắt đoạn chiều dài từ 3 – 5cm và được sấy trong kho lạnh đến khi độ ẩm còn lại từ 12 – 15%. + Công thức 3: Xạ đen sau khi thu hoạch được cắt đoạn chiều dài từ 3 – 5cm và được sấy trong lò nhiệt đến khi độ ẩm còn lại từ 12 – 15%. Sau khi sản phẩm Xạ đen ở các công thức đạt độẩm từ 12 – 15% tiến hành lấy mẫu để kiểm nghiệm đánh giá chất lượng dược liệu. Công việc 6:Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế cây Xạ đen phù hợp với điều kiện của địa phương. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu xây dựng hoàn thiện quy trình phù hợp với điều kiện của địa phương. Công việc 7:Tập huấn nhân rộng mô hình: Tổ chức 1 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế cây Xạ đen với quy mô 30 lượt người tham dự/lớp. Nội dung 3: Xây dựng mô hình thương phẩm trồng cây Xạ đen dự kiến đạt năng suất đạt năng suất 10tấn khô/ha/năm (thân, cành, lá, ). Công việc 1:Điều tra, khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình. - Khảo sát, thiết kế khu vực trồng phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây Xạ đen trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Địa điểm: Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Quy mô diện tích: 3 ha (30.000 m2). - Tiêu chuẩn chọn hộ tham gia xây dựng mô hình: + Cóđủ quỹ đất để xây dựng mô hình + Chuẩn bị nhân lực, vật lực thực hiện xây dựng mô hình. + Có cam kết hoặc hợp đồng phối hợp thực hiện đề tài được chính quyềnđịa phương xác nhận. Công việc 2:Xây dựng mô hình thương phẩm trồng cây Xạ đen quy mô 3 ha . Sau kết quả thu được từ các nghiên cứu về quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế cây xạ đen. Nhiệm vụ tiến hành áp dụng quy trình được khuyến cáo để thực hiện xây dựng mô hình trồng thương phẩm cây Xạ đen tại huyện Nho Quan. - Tổng diện xây dựng mô hình thương phẩm là 3 ha ( = 30.000m2). Thời vụ trồng vụ Xuân hè ( từ tháng 2 đến tháng 4), với mật độ trồng dự kiến là 10.000 cây/ha. Sử dụng phân bón lót, bón thúc 1kg phân chuồng hoai hoặc 200g phân hữu cơ vi sinh + 300g NPK 5:10:3/gốc/năm. - Mô hình được thực hiện đúng các bước kỹ thuật và dự kiến đạt năng suất 10tấn dược liệu khô/ha/năm. Công việc 3:Thu hoạch và sơ chế: Chọn biện pháp thu hoạch và sơ chế phù hợp nhất từ thí nghiệm nghiên ảnh hưởng của các biện pháp sơ chế đến sản phẩm dược liệu để áp dụng vào việc thu hoạch và sơ chế của mô hình thương phẩm. 18.2.4.Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả kinh tế, tuyên truyền mở rộng mô hình trồng cây Xạ đen. Công việc 1: Đánh giá hiệu quả kinh tế, so sánh cây trồng khác người dân đang trồng. + Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng thương phẩm: Tiến hành thu thập, tổng hợp thông tin từ một số loại cây trồng chủ lực trên địa bàn để so sánh đánh giá hiệu quả kinh tế giữa mô hình cây Xạđen và một số số loại cây trồng chủ lựckhác. + Các chỉ tiêu đánh giá: Dựa vào chi phí đầu tư của các mô hình và giá trị sản phẩm sau thu hoạch tại thờiđiểm thực hiện đề tài. Công việc 2: Hội nghị (hội thảo) đầu bờ, tuyên truyền nhân rộng: Tổ chức 01 hội nghị đầu bờ với số lượng người tham gia là 50 người/hội nghị giới thiệu, tuyên truyền nhân rộng mô hình trên báo, Đài PTTH, trang thông tin KH&XH...
Chủ nhiệm đề tàiThS. Ngô Đức Nhạc  - Trung tâm Khoa học lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
Đơn vị
Kết quảMô hình vườn giốngXạ đen Mô hình vườnươm cây Xạ đen Mô hình trồng thương phẩm cây xạ đen Quy trình nhân giống cây Xạ đen tại Ninh Bình Quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế cây Xạ đen tại Ninh Bình
Tiến bộ được công nhận
Phạm vi
[logo-slider]