Nghiên cứu chọn giống và nhân giống vô tính cây Hồi (Illicium verum. Hook) có năng suất, chất lượng cao và có khả năng chống chịu sâu, bệnh.

Ký hiệu khoVI24_693
Chuyên ngànhGiống, Hồi
Địa phươngmiền núi phía Bắc
Lĩnh vựcGiống, nhân giống
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu chọn giống và nhân giống vô tính cây Hồi (Illicium verum. Hook) có năng suất, chất lượng cao và có khả năng chống chịu sâu, bệnh.
CấpCấp Bộ
Mục tiêuĐánh giá thực trạng trồng Hồi trong sản xuất tại 04 tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Ninh. Đánh giá thực trạng tình hình sâu, bệnh hại chính cây Hồi 04 tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Ninh. Chọn, sàng lọc cây trội dự tuyển. Nghiên cứu thí nghiệm các phương pháp ghép Hồi.
Ngày bắt đầu2021
Ngày kết thúc2025
Chi tiếtChọn được một số giống Hồi cho năng suất quả và hàm lượng tinh dầu cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh (kế thừa kết quả chọn cây trội của giai đoạn trước). - Hoàn thiện được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Hồi bằng phương pháp ghép. - Bổ sung một số biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại chính cây Hồi ở vùng Đông Bắc.
Phương phápPhương pháp nghiên cứu:
  1. Phương pháp đánh giá thực trạng sản xuất Hồi
  2. a) ) Phương pháp đánh giá thực trạng gây trồng, biện pháp kỹ thuật áp dụng, sinh trưởng và năng suất quả Hồi.
  3. b) Phương pháp đánh giá tình hình sâu, bệnh hại chính cây Hồi
  4. Phương pháp nghiên cứu chọn giống và nhân giống Hồi có năng suất, chất lượng tinh dầu cao và chống chịu sâu bệnh
1) Phương pháp chọn cây trội a)Phương pháp chọn cây trội dự tuyển
  1. b) Phương pháp sàng lọc các cây trội dự tuyển
  2. c) Quản lý và công nhận cây trội:
  3. Phương pháp nghiên cứu nhân giống cây Hồi bằng phương pháp ghép
  4. a) Phương pháp tạo tạo hom ghép với tuổi cây lấy hom ghép khác nhau
  5. b) Phương pháp thí nghiệm 2 cách ghép khác nhau
  6. c) Phương pháp nghiên cứu thời gian ghép Hồi sau khi thu hom ghép
  7. d) Phương pháp xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cây Hồi bằng phương pháp ghép
  8. e) Thử nghiệm khả năng chống chịu sâu bệnh của cây Hồi ghép
  9. Phương pháp khảo nghiệm dòng vô tính Hồi
  10. a) Nhân giống cây Hồi bằng phương pháp ghép
  11. b) Xây dựng khảo nghiệm dòng vô tính (6ha)
  12. Phương pháp nghiên cứu bổ sung biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại Hồi, xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp và tập huấn chuyển giao.a) Bổ sung phương pháp nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh chính hại Hồi.b) Phương pháp xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp. c) Phương pháp xây dựng hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ tổng hợp bọ ánh kim và bệnh thán thư hại Hồi
Chủ nhiệm đề tàiTS. Nguyễn Thị Thuý Nga - Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
Đơn vị
Kết quảÍt nhất 50 cây trội được công nhận, có năng suất, chất lượng quả và hàm lượng tinh dầu cao hơn tối thiểu 15% so với thực tế sản xuất, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính (từ kế thừa có chọn lọc kết quả chọn cây trội Hồi trước đây và bổ sung mới). - Ít nhất 03 dòng vô tính Hồi/tỉnh (ở 03 tỉnh trồng Hồi vùng Đông Bắc) từ các cây trội đã được lựa chọn, có sinh trưởng vượt 15% so với trung bình khảo nghiệm, có triển vọng cho năng suất quả, hàm lượng tinh dầu cao và có khả năng chống chịu sâu bệnh. - 06 ha khảo nghiệm dòng vô tính tại 03 tỉnh sử dụng vật liệu giống từ các cây trội đã được lựa chọn (02 ha/tỉnh), mô hình có tỷ lệ sống trên 80%, sinh trưởng tốt. - 06 ha mô hình phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Hồi được xây dựng (trên rừng Hồi hiện có), quy mô 02ha/mô hình/tỉnh, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 15%. - 01 Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Hồi bằng phương pháp ghép được hoàn thiện và được Bộ công nhận TBKT. - 01 hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Hồi ở vùng Đông Bắc được Bộ công nhận TBKT.
Tiến bộ được công nhận
Phạm vi
[logo-slider]