Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây Thanh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston) cung cấp gỗ lớn.

Ký hiệu khoVI24_462
Chuyên ngànhThanh thất
Địa phươngToàn Quốc
Lĩnh vựcTrồng rừng
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây Thanh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston) cung cấp gỗ lớn.
CấpCấp Bộ
Mục tiêu- Chọn được một số gia đình và xuất xứ Thanh thất sinh trưởng nhanh vượt 10% về thể tích so với giống đại trà cho 3 vùng sinh thái (Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ). - Hoàn thiện kỹ thuật gây trồng.
Ngày bắt đầu2013
Ngày kết thúc2017
Chi tiết- Nghiên cứu bổ sung đặc điểm lâm học của Thanh thất và Chiêu liêu nước. - Chọn cây trội Thanh thất & Chiêu liêu nước. - Khảo nghiệm hậu thế kết hợp gia đình của Thanh thất và Chiêu liêu nước. - Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính Thanh thất và Chiêu liêu nước. - Nghiên cứu kỹ thuật trồng Thanh thất và Chiêu liêu nước. - Nghiên cứu tính chất cơ lý gỗ và định hướng sử dụng Thanh thất và Chiêu liêu nước.
Phương pháp
Chủ nhiệm đề tàiTS. Phạm Thế Dũng
Đơn vịViện Nam Bộ
Kết quảIV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Bổ sung đặc điểm lâm học Cây Thanh thất - Thanh thất phân bố ở nhiều độ cao khác nhau nhưng tập trung ở độ cao < 300 m, ở phía Nam < 100m và có thể sống trên nhiều loại đất, kể cả vùng đất khô hạn, nghèo dinh dưỡng, có độ chua pH < 5. - Thanh thất có tính quần thụ cao, số loài cây bạn trong tự nhiên nhiều, cự li cách cây bạn khoảng 3,3-4,4 m. Tuy nhiên, Thanh thất không là cây trong nhóm loài ưu thế của rừng. - Cả 3 vùng sinh thái, Thanh thất đều xuất hiện ở tầng trên của tán rừng, chỉ số trung bình của D1.3 và Hvn đều vượt trội so với của các loài cây bạn, đây là loài cây ưa sáng. - Về vật hậu: Sự ra hoa, kết trái và quả chín chênh lệch nhau khoảng 1 tháng giữa các vùng, quả chín sớm nhất vào tháng 5 ở miền Nam, miền Trung (tháng 6), Bắc bộ (tháng 7). Cây Chiêu liêu nước - Chiêu liêu nước có phân bố rộng trên nhiều vùng sinh thái, từ độ cao 10 - 800 m so với mực nước biển. Chiêu liêu có thể sống trên nhiều loại đất như đất xám, feralit đỏ, feralit nâu đỏ, đất đỏ vàng phát triển trên đá mẹ mác maaxít và đất feralít màu xám đen phát triển trên đá mẹ granit. - Chiêu liêu nước tham gia vào công thức tổ thành rất thấp (hệ số tổ thành từ 0,16 - 0,45), chúng mọc phân tán, không phân bố theo trảng hay cụm trong các quần thụ rừng IIb, IIIa. - Tái sinh của Chiêu liêu nước trong các trạng thái rừng IIb và IIIa rất thấp từ 36 đến 47 cây/ha chỉ chiếm từ 0,13% đến 0,18% tổng số cây tái sinh. - Chiêu liêu nước là cây “nửa” rụng lá. Tại vùng Đông Nam Bộ, thời gian bắt đầu rụng lá khi mùa mưa kết thúc (tháng 12 đến tháng 1 năm sau). 4.2. Chọn cây trội và khảo nghiệm giống Thanh thất, Chiêu liêu Kết quả chọn 100 cây trội và khảo nghiệm 8 xuất xứ Thanh thất, 6 xuất xứ Chiêu liêu từ 50 cây trội/cây mẹ của mỗi loài ở 3 vùng sinh thái cho thấy những xuất xứ và gia đình đề xuất sử dụng như sau: Cây Thanh thất: - Vùng Bắc Bộ: Xuất xứ Tuyên Quang (TQ) và Bình Phước (BP); Gia đình: TQ1, TQ3, TQ6; BP22. - Vùng Đông Nam Bộ: Xuất xứ Tuyên Quang (TQ); Gia đình TQ6. - Vùng Nam Trung Bộ: Xuất xứ Quảng Nam và Tuyên Quang (TQ); Gia đình QN6, QN17, QN24, QN27, QN33 và gia đình TQ1, TQ2,TQ3 + Cây Chiêu liêu: - Vùng Đông Nam Bộ: i) Xuất xứ Đồng Nai (ĐN), Tây Ninh (TN) và Gia Lai (GL); ii) Gia đình: TB-TN1, TB-TN2, TB-TN3 (Tây Ninh); TP-ĐN2, MĐ-ĐN6, MĐ-ĐN7, MĐ-ĐN4, TP- ĐN7 (Đông Nai); MY-GL1, MY-GL7, MY-GL6 (Gia Lai). - Vùng Tây nguyên: i) Xuất xứ: Gia Lai (GL), Đồng Nai (ĐN), Tây Ninh (TN); ii) Gia đình: MY-GL5, MY-GL6, MY-GL7; TP-ĐN6, TP-ĐN5, MĐ-ĐN4, MĐ-ĐN11; TB-TN3, TB-TN2. - Vùng Nam Trung Bộ: i) Xuất xứ Tây Ninh (TN, Gia Lai (GL) và Đồng Nai (ĐN); ii) Gia đình: TB-TN1, TB-TN3; MY-GL5; MG-GL6, MY-GL7; MĐ-ĐN4, MĐ-ĐN5, MĐ-ĐN7, MĐ-ĐN8, TP-ĐN3. 4.3 Kỹ thuật trồng và sử dụng gỗ Thanh thất, Chiêu liêu Cây Thanh thất: Kỹ thuật nhân giống từ hạt và hom -Nhân giống từ hạt: Hạt được ngâm trong nước khoảng 8 giờ, sau đó ủ trong cát ẩm, rửa chua hàng ngày, sau 3-4 ngày hạt nảy mầm. Hỗn hợp ruột bầu gồm 90% đất tầng mặt và 10% phân chuồng hoai. Che sáng khoảng 25-50% trong khoảng 4 tháng tuổi. -Nhân giống từ hom: Lấy từ hom đầu cành và tuổi cây mẹ lấy hom không quá 2 năm. Giá thể giâm hom là đất tầng mặt trộn đều với 30-50% xơ dừa. Có thể dùng chất kích thích ra rễ hoặc không. Thời vụ giâm hom tốt nhất khoảng tháng 9-12 đối với vùng Đông Nam Bộ. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và tỉa thưa - Làm đất: Làm đất cục bộ, không cày xới và đốt thực bì, trồng thủ công với hố đào 40*40*40 cm. - Phương pháp trồng: Sử dụng cây con từ hạt hoặc cây giâm hom 6 tháng tuổi. - Bón lót phân: i) Vùng Đông Nam Bộ: Bón 3 kg/hố phân bò hoai hoặc 100 g/hố phân NPK (16:16:8) + 200 g/hố phân Vi sinh; ii) Vùng Bắc bộ và vùng Nam Trung bộ: Chưa nhất thiết phải bón phân Lân và Kali cho rừng trồng từ nghiên cứu của đề tài. - Không cần bón thúc khi trồng rừng Thanh thất. - Mật độ trồng thuần loại: Trồng với mật độ 1111 cây/ha với cự li 3 x 3m. - Chăm sóc rừng 3 năm liền, mỗi năm chăm sóc 2 lần, bằng phun thuốc diệt cỏ toàn diện ở rừng trồng. - Không nhất thiết phải tỉa thưa rừng ở tuổi 6; nếu cần tỉa, có thể tỉa với 37% số cây, giữ lại khoảng 700 cây/ha với luân kỳ khai thác 10-12 năm. Không tỉa thưa khi rừng hơn 12 tuổi. Kỹ thuật làm giầu rừng Chưa khuyến cáo sử dụng Thanh thất trong làm giàu rừng từ nghiên cứu này. Sử dụng gỗ Gỗ Thanh thất rất phù hợp với sử dụng làm nguyên liệu ván phủ bề mặt (veneer), gỗ làm ván ghép thanh và có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhưng không chịu lực nhiều vì gỗ mềm. Cây Chiêu liêu: Kỹ thuật xử lý và bảo quản hạt - Ngâm hạt trong nước ở nhiệt độ thường 3 ngày đêm, ủ 8 ngày. - Cần bảo quản hạt Chiêu liêu nước trong ngăn mát tủ lạnh (50C-80C). Kỹ thuật giâm hom - Tuổi cây mẹ lấy hom tốt nhất từ 6 tháng đến 1 năm. - Sử dụng chất kích thích ra rễ IBA 1.500 ppm dạng nước và thời gian xử lý thuốc 90 giây cho kết quả ra rễ tốt nhất. - Thành phần ruột bầu giâm hom có tỷ lệ (70 % đất mặt + 30 % xơ dừa) hoặc (50 % đất mặt + 50 % xơ dừa) cho tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ tốt nhất. - Giâm hom Chiêu liêu nước ở vùng Đông Nam Bộ vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) cho tỷ lệ ra rễ cao hơn mùa mưa. Kỹ thuật trồng - Tuổi cây con từ 12 tháng đến 18 tháng để trồng rừng là tốt nhất. - Bón lót phân (100-200g NPK) + 500 g phân Vi sinh)/cây khi trồng rừng. - Các phương thức trồng hỗn giao đã có ảnh hưởng ở tuổi 4. Trồng hỗn giao với cây Đậu tràm trong 2 năm đầu với tỷ lệ 50-50% cho sinh trưởng tốt nhất. - Trồng mật độ khoảng 666 cây/ha (3 x 5m), không tỉa thưa để có trữ lượng gỗ có đường kính từ 15cm trở lên chiếm tỷ lệ cao. Trồng làm giàu rừng - Làm giàu rừng theo phương thức trồng vào lỗ trống diện tích từ 500m2 là hợp lý với loài ưa sáng Chiêu liêu nước. Sử dụng gỗ Gỗ Chiêu liêu nước có thể làm tàu thuyền gỗ, phù hợp cho mục đích làm nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh, tương đối phù hợp để làm nguyên liệu sản xuất ván bóc, gỗ cấu trúc trong nhà và đồ mộc thông thường. Gỗ ít co rút và dãn nở nên thuận lợi trong sử dụng. Về khả năng cung cấp gỗ lớn Thanh thất, Chiêu liêu - Đối với Thanh thất, năng suất rừng trồng bình quân sau 10 năm đều lớn hơn 15m3/ha/năm. - Đối với Chiêu liêu nước, tăng trưởng đường kinh bình quân/năm đều > 1,5 cm/năm và chiều cao H > 1,3 m/năm. - Tỷ lệ cây có đường kính D1.3 > 15 cm tham gia vào tính trữ lượng rừng hơn 88,41% (với cây Thanh thất), còn với cây Chiêu liêu 35,4 - 46,9% cho thấy tiềm năng cung cấp gỗ xẻ của hai loài. V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Có thể chọn loài cây Thanh thất và Chiêu liêu nước để trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở 3 vùng nghiên cứu qua kết quả NC về chọn giống, kỹ thuật gây trồng và định hướng sử dụng gỗ. Kiến nghị Cần tiếp tục theo dõi các khảo nghiệm giống để hướng tới công nhận giống tiến bộ kỹ thuật cho một số gia đình Thanh thất, Chiêu liêu nước.
Tiến bộ được công nhận- 80 cây trội với ít nhất 5 xuất xứ khác nhau. - 2 xuất xứ và 8 gia đình có triển vọng cho mỗi vùng (3 vùng). - 11,1 ha mô hình thí nghiệm cho 3 vùng. - Hướng dẫn kỹ thuật gây trồng.
Phạm vi
[logo-slider]