Ký hiệu kho | VI24_682 |
Chuyên ngành | Giống, maccadamia, sâu bệnh |
Địa phương | Toàn Quốc |
Lĩnh vực | Bảo vệ rừng |
Đề tài nghiên cứu khoa học | Nghiên cứu chọn giống và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia cho năng suất và chất lượng hạt cao. |
Cấp | Cấp Bộ |
Mục tiêu | Mục tiêu nghiên cứu: - Chọn, tạo được một số dòng Mắc ca mới có năng suất hạt và tỷ lệ nhân cao cho vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. - Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại Mắc ca. |
Ngày bắt đầu | 2020 |
Ngày kết thúc | 2024 |
Chi tiết | 6 Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 1. Nội dung 1: Nghiên cứu chọn giống Mắc ca có năng suất hạt và tỷ lệ nhân cao + Công việc 1: Đánh giá các khảo nghiệm đã xây dựng giai đoạn 2010-2013 và công nhận giống - Hoạt động 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hạt/nhân của các giống Mắc ca ở giai đoạn tuổi cao hơn tại 04 khảo nghiệm (08 ha) đã xây dựng trong giai đoạn 2010-2013 ở Lai Châu, Thanh Hóa, Hòa Bình, Đắk Lắk - Hoạt động 2: Xây dựng báo cáo công nhận giống tại các khảo nghiệm đã xây dựng. + Công việc 2: Xây dựng khảo nghiệm giống, chọn lọc các dòng có triển vọng trên 04 vùng sinh thái - Hoạt động 1: Nhân giống các dòng cây trội Mắc ca mới chọn tạo (được chọn lọc và dẫn dòng từ khảo nghiệm hậu thế ở giai đoạn trước) và các giống nhập nội và đối chứng - Hoạt động 2: Xây dựng và chăm sóc khảo nghiệm các giống Mắc ca tại Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên (2 ha/vùng) - Hoạt động 3: Theo dõi, đánh giá thu thập số liệu hàng năm; chọn lọc được ít nhất 1 dòng có triển vọng/vùng. 2. Nội dung 2: Nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền và mối quan hệ di truyền giữa các giống Mắc ca bằng chỉ thị phân tử + Công việc 1: Xác định các cặp bố mẹ thích hợp cho lai giống + Công việc 2: Phân tích đa dạng di truyền các giống maccadamia bằng chỉ thị phân tử 3. Nội dung 3: Nghiên cứu lai giống giữa các dòng Mắc ca theo hướng kết hợp giữa tính trạng sinh trưởng và sản lượng quả và chất lượng nhân + Công việc 1: Lai giống cho các dòng Mắc ca tại Krong Năng- Đắk Lắk và Tân Uyên - Lai Châu - Hoạt động 1: Lai giống cho các dòng Mắc ca - Hoạt động 2: Theo dõi quá trình hình thành và phát triển quả lai - Hoạt động 3: Thu hái quả lai + Công việc 2: Khảo nghiệm các tổ hợp lai tại 02 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên (1 ha/vùng) - Hoạt động 1: Nhân giống cây hạt phục vụ trồng khảo nghiệm lai giống Mắc ca - Hoạt động 2: Xây dựng và chăm sóc khảo nghiệm các tổ hợp lai tại Tây Bắc, Tây Nguyên, 2ha) + Công việc 3: Thu thập số liệu, đánh giá sinh trưởng và bước đầu đánh giá triển vọng về năng suất và chất lượng hạt của các tổ hợp lai tốt để chọn lọc 10 tổ hợp lai có triển vọng. 4. Nội dung 4. Nghiên cứu sâu bệnh hại Mắc ca và biện pháp phòng trừ + Công việc 1: Điều tra thành phần loài sâu, bệnh hại và xác định loài gây hại chính trên cây Mắc ca ở rừng trồng tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Hoạt động 1: Điều tra, thu mẫu và đánh giá tỷ lệ bị hại, mức độ bị các loài sâu, bệnh hại trên cây Mắc ca Hoạt động 2: Giám định tên khoa học các loài sâu, bệnh hại trên cây Mắc ca Hoạt động 3: Xây dựng danh mục các loài sâu, bệnh hại và xác định các loài sâu, bệnh hại chính trên cây Mắc ca + Công việc 2: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu, bệnh hại chính trên cây Mắc ca ở rừng trồng tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Hoạt động 1: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu hại chính trên cây Mắc ca (dự kiến 1 loài) Hoạt động 2: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bệnh hại chính trên cây Mắc ca (dự kiến 1 loài) + Công việc 3:Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại chính trên cây Mắcca ở rừng trồng tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên Hoạt động 1: Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ loài sâu hại chính tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên Hoạt động 2: Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ bệnh hại chính tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên Hoạt động 3: Thử nghiệm biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại Mắc ca + Công việc 4: Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại chính trên cây Mắc ca |
Phương pháp | 7 Phương pháp nghiên cứu: I. Phương pháp nghiên cứu, bố trí thí nghiệm 1. Các phương pháp cho nội dung 1 a, Phương pháp nghiên cứu * Thu thập số liệu từ các khảo nghiệm theo phương pháp thông thường của giáo trình “Điều tra rừng” (Vũ Tiến Hinh, 1997). + Các chỉ tiêu sản lượng hạt, chất lượng nhân: Sản lượng hạt (thu hái theo dòng x 10 - 15 dòng): Thu toàn bộ quả trên cây, sau đó lấy ngẫu nhiên 3 kg quả trên mỗi cây và loại bỏ lớp vỏ quả, và xác định số hạt/kg quả tươi. Sản lượng hạt/cây = Tổng số kg quả x (số kg hạt/kg quả). Chất lượng hạt và nhân: tập trung xác định 3 chỉ tiêu liên quan đến chất lượng hạt và nhân gồm: kích thước hạt và kích thước nhân, tỷ lệ nhân/hạt và tỷ lệ nhân cấp I. - Xác định kích thước hạt và nhân bằng thước kẹp kính theo hai hướng thẳng đứng và hướng ngang của hạt. Xác định trọng lượng hạt và nhân bằng cân điện tử trong phòng thí nghiệm (tách bỏ lớp vỏ hạt bằng cách dùng máy sấy hạt chuyên dụng và sấy ở nhiệt độ 35-400 C trong thời gian 36 h). - Tỷ lệ nhân là tỷ lệ phần trăm của phần nhân so với tổng trọng lượng của hạt. - Tỷ lệ nhân cấp I, II, III được xác định theo hướng dẫn của hiệp hội Mắc ca Úc. * Phương pháp ghép cây: Áp dụng theo tiến bộ kỹ thuật mới “Kỹ thuật nhân giống Mắc ca (Macadamia integrifolia) bằng phương pháp ghép” do Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận năm 2018. b, Phương pháp thiết kế thí nghiệm khảo nghiệm giống Mắc ca * Phương pháp thiết kế thí nghiệm cho khảo nghiệm giống Mắc ca: Mỗi địa điểm thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 4 lần, 20 công thức, với 5 cây/dòng. Khoảng cách trồng, hàng cách hàng 6m, cây cách cây 6m (277 cây/ha). Các công thức được bố trí ngẫu nhiên sử dụng phần mềm CycDesign 3.0. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng: Phát dọn thực bì, đào hố 80 x 80 x 60 cm; bón lót: 10 kg phân chuồng hoai (phân hữu cơ)/cây + 0,5kg NPK/cây; bón thúc 1,0 kg NPK/cây vào các năm tiếp theo. Chăm sóc hàng năm, vun gốc, cắt tỉa vệ sinh cành xấu và sát gốc. 2. Các phương pháp nghiên cứu cho nội dung 2 * Tách ADN tổng số Tách ADN tổng số theo phương pháp CTAB của Doyle và Doyle (1987) có cải tiến một số bước. Kiểm tra độ sạch ADN tổng số trên gel agarose 0,9% và xác định nồng độ DNA tổng số trên máy quang phổ hấp thụ nanodrop. * Phản ứng PCR Phản ứng PCR cho 15-20 mồi SSR được thực hiện trên máy PCR model 9700 (GeneAmp PCR System 9700, Mỹ), mỗi phản ứng có tổng thể tích 20μL bao gồm 50 ng ADN, 2X PCR Dream Master Mix buffer (Thermo Sciencetific), 1 μM cho cả mồi xuôi và mồi ngược. 3. Các phương pháp nghiên cứu cho nội dung 3 * Phương pháp theo dõi thời kỳ ra hoa, đậu quả theo phương pháp nghiên cứu hiện hành * Thu thập và bảo quản hạt phấn, lai giống theo phương pháp của E. Howell và cs. (2018). b, Phương pháp thiết kế thí nghiệm các khảo nghiệm tổ hợp lai giống Mắc ca * Phương pháp thiết kế thí nghiệm cho tổ hợp lai Mắc ca Mỗi địa điểm thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ hoặc hàng – cột, lặp lại 4 lần, mỗi công thức là một tổ hợp lai, với 5 cây/tổ hợp lai. Khoảng cách trồng, hàng cách hàng 4m, cây cách cây 3m (833 cây/ha). Các công thức được bố trí ngẫu nhiên sử dụng phần mềm CycDesign 3.0. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng: Phát dọn thực bì, đào hố 80 x 80 x 60 cm; bón lót: 30 kg phân chuồng hoai (phân hữu cơ)/cây + 0,5kg NPK/cây; bón thúc 1,0 kg NPK/cây vào các năm tiếp theo. Chăm sóc hàng năm, vun gốc, cắt tỉa vệ sinh cành xấu và sát gốc. * Phương pháp thu thập số liệu từ các khảo nghiệm + Các chỉ tiêu sinh trưởng (đo đếm toàn bộ số cây) được đo theo phương pháp thông thường của giáo trình “Điều tra rừng” (Vũ Tiến Hinh, 1997). 4. Các phương pháp nghiên cứu cho nội dung 4 Nghiên cứu sâu bệnh hại Mắc ca và biện pháp phòng trừ được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu sâu, bệnh hại cây rừng hiện hành II. Phương pháp phân tích xử lý số liệu * Xử lý số liệu theo các phương pháp của Williams và cộng sự (2002) sử dụng các phần mềm thống kê thông dụng trong cải thiện giống bao gồm DATAPLUS 3.0 và Genstat 12.0 (CSIRO). * Số liệu nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền và mối quan hệ di truyền giữa các giống Mắc ca bằng chỉ thị phân tử được xác định thông qua phần mềm GenMapper 3.5, phần mềm GelAlEx6 và và STRUCTURE. |
Chủ nhiệm đề tài | TS. Nguyễn Đức Kiên - Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp |
Đơn vị | |
Kết quả | Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: - Xác định được 02 giống Mắc ca có năng suất hạt tương đương hoặc vượt 10-15% so với các giống đã được công nhận và có chất lượng hạt tốt được Bộ NN&PTNT công nhận - Chọn được 04 giống Mắc ca có triển vọng (01 giống/vùng) có sinh trưởng tương đương hoặc vượt 10% so với các giống đối chứng đã được công nhận ở cùng tuổi - Tạo ra 50 tổ hợp lai trong đó ít nhất 10 tổ hợp lai có triển vọng về sinh trưởng vượt 10% so với trung bình khảo nghiệm - Xây dựng được 08 khảo nghiệm giống Mắc ca tại các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, tỷ lệ sống trên 90% trong năm thứ nhất - Xây dựng được 02 khảo nghiệm tổ hợp lai tại Tây Nguyên, Tây Bắc (1ha/vùng), tỷ lệ sống trên 85% trong năm thứ nhất - Xây dựng 01 báo cáo đánh giá đa dạng di truyền của quần thể chọn giống Mắc ca tại Việt Nam - Xây dựng được 01 hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ một số loại sâu bệnh hại chính trên cây Mắc ca (được công nhận ít nhất 01 TBKT) - Đăng được 02 bài báo khoa học trên Tạp chí KHLN hoặc NN&PTNT - Đào tạo 01 Thạc sỹ và tham gia đào tạo 01 Tiến sỹ |
Tiến bộ được công nhận | Kết quả của đề tài sẽ có phạm vi ứng dụng rộng rãi cho các cơ sở trồng Mắc ca tại các tỉnh vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc. Sau khi giống được công nhận, dự kiến bước đầu chuyển giao giống cho các cơ sở kinh doanh và trồng Mắc ca tại Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên theo hình thức: (i) đơn vị nhận chuyển giao đảm nhận kinh phí chuyển giao hoặc (ii) liên doanh liên kết với đơn vị sở hữu giống gốc để nhân giống và ăn chia lợi nhuận theo quy chế của Viện KHLN Việt Nam và Doanh nghiệp |
Phạm vi |
Nghiên cứu chọn giống và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia cho năng suất và chất lượng hạt cao.
07/04/2020 by