Nghiên cứu chọn giống bạch đàn để trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc

Ký hiệu khoVI24_633
Chuyên ngànhGiống, Bạch đàn
Địa phươngTây Bắc
Lĩnh vựcGiống, Kỹ thuật lâm sinh
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu chọn giống bạch đàn để trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc
CấpCấp Bộ
Mục tiêuMục tiêu nghiên cứu: - Chọn được một số giống Bạch đàn có năng suất tối thiểu 20m3/ha/năm và chất lượng gỗ tốt phục vụ trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc (độ cao > 700m so với mực nước biển). - Xác định được các biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng rừng thâm canh Bạch đàn cho vùng cao Tây Bắc đảm bảo năng suất tối thiểu đạt 20m3/ha/năm.
Ngày bắt đầu2019
Ngày kết thúc2022
Chi tiết6 Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Nghiên cứu chọn lọc giống Bạch đàn cho vùng cao Tây Bắc 1.1. Khảo nghiệm dòng vô tính các giống Bạch đàn lai và Bạch đàn uro đã được chọn tạo 1.2. Khảo nghiệm hậu thế kết hợp làm vườn giống thế hệ 1 các loài bạch đàn vùng cao. 1.3. Khảo nghiệm các tổ hợp lai. 1.4. Công nhận giống. Nội dung 2: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom và nuôi cấy mô cho một số dòng vô tính có triển vọng 2.1. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom cho một số giống bạch đàn có triển vọng tại vùng cao Tây Bắc. 2.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho một số giống bạch đàn có triển vọng tại vùng cao Tây Bắc. Nội dung 3: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trồng rừng bạch đàn cho vùng cao Tây Bắc Nội dụng 4: Tập huấn kỹ thuật nhân giống hom; trồng và chăm sóc rừng; chuyển giao giống gốc cho các đơn vị ở vùng cao Tây Bắc
Phương pháp7 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp chọn lập địa và phân tích mẫu đất để xây dựng các khảo nghiệm: + Địa điểm xây dựng khảo nghiệm tại các tỉnh vùng cao Tây Bắc dự kiến có độ cao trên 700 m so với mặt nước biển. + Tại mỗi tỉnh chọn ít nhất 2 điểm phù hợp, tại mỗi điểm đào và mô tả 05 phẫu diện đại diện và tiến hành lấy mẫu đất để phân tích trong phòng thí nghiệm. - Phương pháp bố trí thí nghiệm khảo nghiệm giống, vườn giống: bố trí thí nghiệm theo tiêu chuẩn ngành 147-TCN-2006. - Phương pháp chọn cây trội: Chọn lọc cây trội trong rừng trồng theo phương pháp được mô tả trong tiêu chuẩn TCVN 8755:2017. - Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng: theo các phương pháp thông dụng trong điều tra rừng của Vũ Tiến Hinh và Phạm Ngọc Dao (1997). - Phương pháp nghiên cứu nuôi cấy mô : Kế thừa các kết quả nghiên cứu của Lê Đình Khả & cộng sự (2003) và Đoàn Thị Mai & cộng sự (2003, 2009, 2011) về nhân giống in vitro cho các giống Keo lai và Bạch đàn. - Phương pháp phân tích xử lý số liệu: Xử lý số liệu theo các phương pháp của Williams et al (2002) sử dụng các phần mềm thống kê thông dụng trong cải thiện giống bao gồm DATAPLUS 3.0 và Genstat 7.0 (CSIRO) và ASREML 3.0 (VSN International).
Chủ nhiệm đề tàiTS. Đỗ Hữu Sơn - Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
Đơn vị
Kết quảSản phẩm khoa học và công nghệ: - Giống Bạch đàn mới được công nhận TBKT cho vùng cao Tây Bắc (độ cao > 700 m so với mực nước biển): 05 giống có năng suất tối thiểu 20m3/ha/năm, có chất lượng gỗ tốt đáp ứng yêu cầu làm gỗ xẻ phục vụ sản xuất đồ mộc. - Khảo nghiệm giống Bạch đàn lai tại Điện Biên, Lai Châu, Sơn La: 7,5 ha (2,5 ha/ tỉnh) - Khảo nghiệm hậu thế kết hợp làm vườn giống Bạch đàn grandis, microcorys và cloeziana: 03 ha (01 ha/loài). - Khảo nghiệm các tổ hợp lai: 01 ha. - Mô hình thí nghiệm biện pháp kỹ thuật trồng rừng Bạch đàn thâm canh cho vùng cao Tây Bắc: 2,5 ha - Giống gốc (phục vụ chuyển giao): 3.000 cây - Báo cáo công nhận giống: 02 báo cáo - Báo cáo định kỳ: 10 báo cáo - Báo cáo sơ kết đề tài: 01 báo cáo - Báo cáo tổng kết đề tài: 01 báo cáo - Bài báo khoa học: 2-3 bài - Đào tạo: 1-2 Thạc sỹ
Tiến bộ được công nhận
Phạm vi
[logo-slider]