Nghiên cứu cải tiến thiết bị bẫy đèn diệt côn trùng gây hại cây trồng nông lâm nghiệp có hiệu quả cao và sử dụng điện năng lượng mặt trời

Ký hiệu khoVI24_757
Chuyên ngànhCông nghiệp rừng
Địa phươngToàn quốc
Lĩnh vựcCông nghiệp rừng
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu cải tiến thiết bị bẫy đèn diệt côn trùng gây hại cây trồng nông lâm nghiệp có hiệu quả cao và sử dụng điện năng lượng mặt trời
CấpCấp Bộ (Tiềm Năng)
Mục tiêuMục tiêu tổng quát Diệt trừ các loại côn trùng gây hại cây trồng sử dụng năng lượng tái tạo, không sử dụng hoá chất độc hại, góp phần tăng năng suất cây trồng, giảm ô nhiễm môi trường và phát triển sản xuất bền vững Mục tiêu cụ thể -Thiết kế, chế tạo được thiết bị bẫy đèn diệt côn trùng cải tiến sử dụng điện năng lượng mặt trời hoặc điện khác có hiệu quả bẫy diệt cao, điều khiển tự động từ xa, hoạt động an toàn trong điều kiện mưa ẩm, giông tố bất thường trong đêm -Thiết kế, chế tạo được bộ thiết bị nạp điện cho bẫy đèn từ điện năng lượng mặt trời -Xây dựng được tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sử dụng, bảo trì các thiết bị.
Ngày bắt đầu1/1/2022
Ngày kết thúc31/12/2023
Chi tiếtNội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm đối tượng tác động của đề tài a.Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của côn trùng gây hại, công tác phòng trừ và sử dụng bẫy đèn trong sản xuất. -Đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài côn trùng chính gây hại cây trồng nông lâm nghiệp chủ yếu ở Việt Nam liên quan đến công nghệ bẫy diệt bằng bẫy đèn -Đánh giá thực trạng công tác phòng trừ tổng hợp và sử dụng bẫy đèn trong nông lâm nghiệp và đề xuất giải pháp yêu cầu khi diệt trừ côn trùng gây hại bằng bẫy đèn. b.Nghiên cứu lựa chọn vật liệu, kỹ thuật, công nghệ chế tạo áp dụng cho đề tài để tạo được sản phẩm theo yêu cầu. Nội dung 2: Nghiên cứu cải tiến bẫy đèn diệt trừ côn trùng gây hại cây trồng nông lâm nghiệp có hiệu quả bẫy diệt cao và cơ động ở nơi không có điện 2.1.Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bộ tạo xung điện cao áp bán dẫn và điều chỉnh cường độ điện áp phóng điện từ điện 1 chiều (ác quy) 2.2.Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển bẫy đèn tự động hoạt động từ xa 2.3.Nghiên cứu thiết kế bộ phận khuếch tán pheromone tích hợp trong bẫy đèn cải tiến 2.4.Nghiên cứu cải tiến kết cấu bẫy đèn và thiết kế chế tạo thiết bị bẫy đèn đa năng sử dụng nguồn điện ác quy, có hiệu quả bẫy diệt cao và cơ động Nội dung 3: Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị nạp điện cho bẫy đèn cải tiến từ năng lượng mặt trời 3.1. Nghiên cứu thiết kế và chế tạo bộ nạp điện tự động từ điện NLMT và tuyển chọn lắp đặt hệ thống điện NLMT 3.2.Nghiên cứu thiết kế cải tiến và chế tạo bộ khung lắp đặt các tấm pin mặt trời điều chỉnh được góc hướng sáng của bề mặt tấm pin Nội dung 4. Thử nghiệm, đánh giá khả năng làm việc của bẫy đèn cải tiến và thiết bị nạp điện cho bẫy đèn từ điện năng lượng mặt trời trong điều kiện sản xuất nông lâm nghiệp. 4.1.Thử nghiệm đánh giá khả năng làm việc của Bẫy đèn cải tiến và Thiết bị nạp điện cho bẫy đèn từ điện NLMT trong điều kiện sản xuất 4.2.Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sử dụng, bảo trì bẫy đèn cải tiến và thiết bị nạp điện cho bẫy đèn từ điện NLMT
Phương phápPhương pháp nghiên cứu Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm đối tượng tác động của đề tài Nội dung 2: Nghiên cứu cải tiến bẫy đèn diệt trừ côn trùng gây hại cây trồng nông lâm nghiệp có hiệu quả bẫy diệt cao và cơ động ở nơi không có điện Nội dung 3: Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị nạp điện cho bẫy đèn cải tiến từ năng lượng mặt trời Nội dung 4. Thử nghiệm, đánh giá khả năng làm việc của bẫy đèn cải tiến và thiết bị nạp điện cho bẫy đèn từ điện năng lượng mặt trời trong điều kiện sản xuất nông lâm nghiệp Tính mới, tính độc đáo và sáng tạo: *Tính mới: -Tạo mới mẫu bẫy đèn cải tiến đa tính năng và hiệu quả cao diệt trừ côn trùng gây hại cây trồng ở nơi không có điện: (i) được tích hợp đồng thời nhiều giải pháp dẫn dụ và nhiều giải pháp bẫy diệt nên hiệu quả bẫy diệt rất cao, (ii) được điều khiển hoạt động tự động theo yêu cầu và điều chỉnh được cường độ điện áp phóng điện tuỳ thuộc độ to khoẻ của loài côn trùng cần diệt và thời tiết (khô ráo hay mưa ẩm) để đảm bảo an toàn điện, tiết kiệm điện, giảm dung lượng ác quy và khối lượng thiết bị, (iii) tính cơ động cao do tháo rời được các cụm bộ phận và xếp gọn để dễ dàng vận chuyển, thay đổi địa điểm bẫy diệt và lắp lại nhanh bằng tay chóng, (iv) lắp đặt được trên các điều kiện khó khăn phức tạp (treo trên cây, đặt trực tiếp trên nền đất mềm có vũng nước hoặc mấp mô cao) mà không phải thêm công cụ phụ trợ hay thay đổi kết cấu bộ phận, (v) sử dụng được nhiều nguồn điện khác nhau nạp cho bẫy đèn: -Tạo mới bộ thiết bị nạp điện cho bẫy đèn từ điện NLMT hoặc điện khác có hiệu suất cao với bộ khung lắp đặt pin mặt trời điều chỉnh được góc hướng sáng để tăng năng suất sản xuất điện, có thể cấp đủ điện trong mùa đông, mùa xuân hay ngày nhiều mây mưa, phù hợp lắp đặt cho các trạm quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ thực vật nơi không thể kéo điện lưới đến. + Tính độc đáo: Tạo được 2 sản phẩm độc đáo: (1) bẫy đèn cải tiến có tính đa năng nêu trên, phạm vi áp dụng rất rộng, diệt được nhiều loài côn trùng gây hại cây trồng nông nghiệp, cây rừng, hoa, dược liệu, (2) bộ khung lắp đặt hệ thống điện NLMT điều chỉnh được góc hướng sáng của tấm pin để nâng cao hiệu suất hấp thu NLMT và năng suất sản xuất điện, có thể đảm bảo đủ điện trong các ngày nhiều mây nắng yếu hoặc số giờ nắng thấp của mùa đông,.. + Tính sáng tạo: sử dụng các giải pháp kỹ thuật, thiết bị thông thường đang áp dụng phổ biến trong SX và đời sống để tạo sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiến và phù hợp với điều kiện SX nông lâm nghiệp trong nước.
Chủ nhiệm đề tàiTS. Lê Xuân Phúc - Viện nghiên cứu Công nghiệp rừng
Đơn vị
Kết quảBộ thiết bị bẫy đèn cải tiến: + Hoạt động được ở nơi không có điện, lắp đặt được trên nền đất mềm mấp mô tới 20÷25 cm hoặc treo trên cây; + Tháo rời, xếp gọn và lắp ráp nhanh chóng bằng tay, vận chuyển dễ dàng; + Hiệu quả bẫy diệt cao hơn 1,5÷2 lần bẫy đèn hiện có trong sản xuất về số lượng loài, số lượng con, bán kính hoạt động; + Điều khiển tự động hoạt động từ xa; + Sử dụng điện nạp cho thiết bị từ năng lượng mặt trời và nguồn điện phụ trợ khác, đảm bảo an toàn điện trong điều kiện mưa ẩm, giông tố bất thường; - Bộ thiết bị nạp điện cho bẫy đèn từ năng lượng mặt trời: + Lắp đặt cố định tại các trạm điều tra bảo vệ rừng, bảo vệ thực vật nông nghiệp,.. + Công suất nạp điện (180÷200) Ah, (12÷15) kWh/ ngày; - Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sử dụng, bảo trì thiết bị bẫy đèn cải tiến và bộ nạp điện cho bẫy đèn từ năng lượng mặt trời.
Tiến bộ được công nhận
Phạm vi
[logo-slider]