Nghiên cứu các đối tượng sâu, bệnh hại chính và đề xuất các biện pháp phòng trừ tổng hợp nhằm góp phần phát triển bền vững măng tre Bát độ tại tỉnh Yên Bái

Ký hiệu khoVI24_669
Chuyên ngànhbảo vệ rừng, sâu, bệnh hại tre bát độ
Địa phươngYên Bái
Lĩnh vựcBảo vệ rừng
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu các đối tượng sâu, bệnh hại chính và đề xuất các biện pháp phòng trừ tổng hợp nhằm góp phần phát triển bền vững măng tre Bát độ tại tỉnh Yên Bái
CấpCấp Tỉnh
Mục tiêuMục tiêu nghiên cứu: - Xác định được thành phần loài sâu, bệnh hại chính và đặc điểm sinh học, sinh thái sâu, bệnh hại chính măng tre Bát độ tại tỉnh Yên Bái. - Xác định được các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính nhằm góp phần phát triển bền vững măng tre Bát độ tại tỉnh Yên Bái. - Xây dựng được hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính măng tre Bát độ tại tỉnh Yên Bái. - Tập huấn nhận biết loài sâu, bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính trên măng tre Bát độ tại tỉnh Yên Bái cho 30 người dân trồng măng tre Bát độ.
Ngày bắt đầu2020
Ngày kết thúc2022
Chi tiếtTóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Điều tra xác định thành phần loài sâu, bệnh hại măng tre Bát độ trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Nội dung 2: Nhiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái sâu, bệnh hại chính trên măng tre Bát độ tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp phòng trừ Nội dung 3: Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính măng tre Bát độ tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Nội dung 4: Xây dựng hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính nhằm góp phần phát triển bền vững măng tre Bát độ tại tỉnh Yên Bái Nội dung 5: Tập huấn nhận biết loài sâu, bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính trên cây măng tre Bát độ tại tỉnh Yên Bái
Phương phápPhương pháp nghiên cứu:
  1. Phương pháp Điều tra xác định thành phần loài sâu, bệnh hại măng tre Bát độ trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Sử dụng phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn (OTC) để xác định thành phần loài sâu và bệnh hại. Căn cứ theo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 8927:2013, phụ lục kèm theo); Lê Bảo Thanh và đồng tác giả (2008) lập các OTC để điều tra các loài sâu và bệnh hại tre Bát độ. Các OTC được lập tại 3 xã, dự kiến xã Kiên Thành, Hồng Ca và Hưng Thịnh; mỗi xã lập 9 OTC có diện tích mỗi ô là 1000 m2ở rừng tre Bát độ cho các vị trí khác nhau (chân, sườn, đỉnh). Tổng số 27 OTC, ranh giới OTC được xác định bằng cọc mốc sơn đỏ hoặc sơn vàng. Trong các OTC điều tra thu mẫu sâu bênh hại ở tất cả các cây và các măng tre Bát độ ở trong cùng bụi (khóm) cứ cách một bụi điều tra một bụi, cách một hàng điều tra một hàng. Tiến hành thu các mẫu sâu bệnh hại tre Bát độ ở vị trí măng, lá, ngọn, thân, cành và rễ. Thời gian điều tra định kỳ 10 ngày một lần, trong thời gian 12 tháng liên tục. Phân cấp mức độ sâu hại măng, hại lá, hại thân, cành, ngọn và hại rễ cho từng bụi (khóm) trên ô tiêu chuẩn. Phân hạng mức độ hại: Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của chúng đối với rừng trồng tre Bát độ (dựa tên các tiêu chuẩn: mức độ hại trên khóm, quy mô và diện tích bị hại) Giám định tên khoa học các loài sâu hại tre Bát độ và măng tre Bát độ: Giám định tên khoa học các loài sâu hại bằng phương pháp mô tả về hình thái và đối chiếu với các khóa phân loại, cụ thể về Châu chấu (Xu và Wang, 2004; Côn trùng họ Châu chấu ở phía Bắc Việt Nam - Viện Bảo vệ thực vật, 1985), kiểm tra các loài sâu hại thuộc bộ cánh vảy (Wang và đồng tác giả, 1998, 2002; Xu và Wang, 2004; Yoshimatsu và đồng tác giả, 2005; Choudhury và Ahktar 2007); bộ cánh cứng (Xu và Wang 2004; Wang và đồng tác giả, 1998) và nhận dạng các loài rệp sáp (Rishi, 2014). Kết hợp với các chuyên gia về lĩnh vực côn trùng để giám định tên khoa học các loài sâu hại tre trúc với các tài liệu của các tác giả đã nghiên cứu Xây dựng danh lục các loài sâu và bệnh hại măng tre Bát độ và xác định loài sâu hại chính và bệnh hại chính: Dựa vào số liệu điều tra ngoài hiện trường, tổng hợp, xử lý và giám định tên khoa học, từ đó lên danh lục thành phần loài sâu và bệnh hại măng tre Bát độ tại huyện Trấn Yên
  1. Phương pháp Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái sâu, bệnh hại chính trên măng tre Bát độ tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp phòng trừ
Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của các loài sâu hại chính: Được thực hiện thông qua nuôi sâu trong phòng thí nghiệm: Thu mẫu sâu (sâu non, nhộng) ngoài hiện trường đưa về phòng thí nghiệm, nuôi ở 6 lồng kích thước  (0.6m x 0.6m x 1.2m), thời gian 2 lần, mỗi lần nuôi 3 tháng liên tục. Định kỳ mỗi ngày kiểm tra 1 lần và thay thức ăn trong quá trình nuôi (1ngày thay thức ăn/1lần), đồng thời thu mẫu sâu ở cả 4 pha phát triển: Trứng, sâu non ở tất cả các tuổi và nhộng được ngâm trong cồn 70% hoặc formol; riêng trưởng thành được làm mẫu theo phương pháp làm mẫu của côn trùng học Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài bệnh hại chính: Sau khi phân lập được các chủng nấm từ các mẫu bệnh hại thu thập được, tiến hành đánh giá tình hình gây bệnh của nấm bệnh bằng cách lây bệnh nhân tạo đối với loại bệnh hại chính ở măng Bát độ như sau: thu các mẫu khỏe, đẹp, không có dấu hiệu bị bệnh đưa về phòng thí nghiệm để tiến hành lây bệnh nhân tạo. Việc lây bệnh nhân tạo được tiến hành như sau: Đối với măng dao tạo vết thương nhẹ ở vỏ, cắt miếng thạch có chứa nấm bệnh úp vào vị trí vết thương vừa tạo, úp vỏ lại dùng bông đã được làm ẩm bằng nước cất vô trùng đặt lên rồi dùng băng parafin băng lại. Mẫu đối chứng cũng tạo vết thương nhưng sử dụng thạch không chứa nấm. Sau đó đặt mẫu vào túi nilon vuốt mép và đặt ở nhiệt độ 250C, sau 10 ngày tiến hành kiểm tra 1 lần và đo đếm tốc độ phát triển của nấm bệnh.
  1. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính măng tre Bát độ tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Phương pháp nghiên cứu các biện pháp phòng trừ loài sâu hại chính: Thông qua biện pháp vật lý (hố bẫy), biện pháp sinh học và biện pháp hóa học. Đối với biện pháp sinh học, tiến hành thử hiệu lực 4 loại chế phẩm sinh học: Bacillus thuringiensis, Beauveria bassiana,Metarhyzium anisopliae và Bitadin WP. Dựa vào kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm lựa chọn 2 loại chế phẩm sinh học có hiệu quả phòng trừ tốt nhất để tiến hành thử thuốc ngoài hiện trường tại địa điểm thường xuyên bị hại nặng. Đối với biện pháp hóa học: Tiến hành thử hiệu lực của 4 loại hoạt chất như: Abemectin 3,6%; Emamectin benzoate 10%, Imidaclorid, và Thiosultap-sodium (Nereistoxin). Dựa vào kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm lựa chọn 2 loại thuốc có hiệu quả phòng trừ tốt nhất để tiến hành thử thuốc ngoài hiện trường tại địa điểm thường xuyên bị sâu hại nặng Phương pháp nghiên cứu các biện pháp phòng trừ loài bệnh hại chính: Thông qua biện pháp thủ công, biện pháp sinh học và biện pháp hóa học. Đối với biện pháp sinh học, tiến hành thử hiệu lực 4 loại chế phẩm sinh họcDựa vào kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm lựa chọn 2 loại chế phẩm sinh học có hiệu quả phòng trừ tốt nhất để tiến hành thử thuốc ngoài hiện trường tại địa điểm thường xuyên bị hại nặng. Đối với biện pháp hóa học: Tiến hành thử hiệu lực của 4 loại thuốc. Dựa vào kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm lựa chọn 2 loại thuốc có hiệu quả phòng trừ tốt nhất để tiến hành thử thuốc ngoài hiện trường tại địa điểm thường xuyên bị sâu hại nặng.
  1. Xây dựng hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính nhằm góp phần phát triển bền vững măng tre Bát độ tại tỉnh Yên Bái
Dựa vào kết quả nghiên cứu về đặc điểm nhận biết, đặc điểm sinh học, đặc điểm sinh thái và thử nghiệm các biện pháp phòng trừ để lựa chọn xây dựng hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ bệnh hại chính phù hợp với điều kiện địa phương tại tỉnh Yên Bái
  1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp điều tra thu thập số liệu theo tiêu chuẩn quốc gia về sâu hại (TCVN 8927:2013) và Giáo trình điều tra dự tính dự báo sâu bệnh trong Lâm nghiệp của Nguyễn Thế Nhã và đồng tác giả (2001). Số liệu thu thập được xử lý tính toán theo phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp, phần mềm SPSS 16.0 và Excel trên máy tính.
Chủ nhiệm đề tàiTh.S. Trần Xuân Hưng - Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
Đơn vị
Kết quảSản phẩm khoa học và công nghệ: - Bộ mẫu sâu và bệnh hại măng tre Bát độ - Danh lục thành phần loài sâu, bệnh hại măng tre Bát độ. - Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính măng tre Bát độ tại tỉnh Yên Bái.
Tiến bộ được công nhậnĐịa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
  1. Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật,
Các tổ chức và cá nhân trồng măng tre Bát độ tại tỉnh Yên Bái
Phạm vi
[logo-slider]