Nghiên cứu các biện pháp phòng chống sâu róm hại Thông Nhựa và Thông mã vĩ cho miền Bắc và Bắc Trung Bộ

Ký hiệu khoVI24_546
Chuyên ngànhbảo vệ rừng, sâu róm thông
Địa phươngmiền Bắc và Bắc Trung Bộ
Lĩnh vựcBảo vệ rừng
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu các biện pháp phòng chống sâu róm hại Thông Nhựa và Thông mã vĩ cho miền Bắc và Bắc Trung Bộ
CấpCấp Bộ
Mục tiêuMục tiêu chung Quản lý tổng hợp sâu róm hại Thông nhựa và Thông mã vỹ góp phần nâng cao năng suất và quản lý rừng trồng thông bền vững. Mục tiêu cụ thể – Xác định được đặc điểm sinh học và sinh thái loài Sâu róm 4 túm lông và Sâu róm thông hại Thông mã vĩ và Thông nhựa. – Xác định được thời kỳ xuất hiện, diễn biến quần thể loài Sâu róm 4 túm lông và Sâu róm thông hại Thông mã vĩ và Thông nhựa. – Xây dựng được 04 quy trình/phương trình dự tính, dự báo dịch loài Sâu róm 4 túm lông và Sâu róm thông hại Thông mã vĩ và Thông nhựa (01 quy trình/loài sâu/loài thông). – Xây dựng được 04 mô hình phòng trừ tổng hợp loài Sâu róm 4 túm lông và Sâu róm thông hại Thông mã vĩ và Thông nhựa (01 mô hình/loài sâu/vùng), quy mô tối thiểu 02 ha/mô hình. Hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 20%. – Xây dựng được 04 quy trình kỹ thuật quản lý tổng hợp, hiệu quả, bền vữngloài Sâu róm 4 túm lông và Sâu róm thônghại Thông mã vĩ và Thông nhựa (01 quy trình/ loài sâu/loài thông) đảm bảo hạn chế bùng phát dịch hại ≥75% so với đối chứng (được công nhận TBKT).
Ngày bắt đầu2015
Ngày kết thúc2019
Chi tiếtNội dung nghiên cứu – Nội dung 1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái loài Sâu róm 4 túm lông và Sâu róm thông. – Nội dung 2. Nghiên cứu biện pháp dự tính, dự báo dịch loài Sâu róm 4 túm lông và Sâu róm thông. – Nội dung 3. Nghiên cứu lựa chọn biện pháp phòng trừ loài Sâu róm 4 túm lông tại Lạng Sơn và Thanh Hóa và Sâu róm thông tại Bắc Giang và Nghệ An. – Nội dung 4. Xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp và quy trình kỹ thuật quản lý tổng hợp loài Sâu róm 4 túm lông và Sâu róm thông. – Nội dung 5. Chuyển giao mô hình phòng trừ tổng hợp và quy trình kỹ thuật quản lý tổng hợp loài Sâu róm 4 túm lông và Sâu róm thông.
Phương phápPhương pháp nghiên cứu Kế thừa kết quả điều tra, đánh giá của các nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học về tình hình sâu hại Thông nhựa và Thông mã vĩ tại Việt Nam. Thu thập các tài liệu, các báo cáo khoa học, các kết quả nghiên cứu về SRT đã được nghiên cứu những năm trước đây của các tác giả: Nguyễn Thế Nhã, Lê Nam Hùng, Nguyễn Văn Độ, Phạm Quang Thu, Đào Ngọc Quang, Đỗ Thanh Hải, Phùng Thị Hoa ... 3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái loài SR4TL và SRT 3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái loài SR4TL 3.1.1.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài SR4TL Nghiên cứu đặc điểm sinh học thông qua Nuôi trưởng thành phục vụ thu trứng và Nuôi sâu trong điều kiện phòng thí nghiệm. 3.1.1.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài SR4TL Trong quá trình nuôi sâu trong phòng thí nghiệm, thu mẫu sâu ở cả 4 pha phát triển: Trứng, sâu non ở tất cả các giai đoạn phát triển (tuổi) và Nhộng được ngâm trong cồn 70%, riêng trưởng thành được làm mẫu theo phương pháp làm mẫu của côn trùng học. Quan sát dưới kính lúp, mô tả đặc điểm hình thái, màu sắc của các pha, đo chiều dài sải cánh của trưởng thành. 3.1.1.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái loài SR4TL Điều tra,thu thập tất cả các mẫu của các loài thiên địch, giám định bằng phương pháp so mẫu với các bảo tàng trong và ngoài nước, và thuê các chuyên gia về côn trùng rừng. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái thông qua nuôi sâu ngoài hiện trường và điều tra trên ô tiêu chuẩn. 3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái loài SRT Kế thừa các kết quả nghiên cứu, các tài liệu, các báo cáo khoa học về SRT đã được nghiên cứu những năm trước đây của các tác giả: Nguyễn Thế Nhã, Lê Nam Hùng, Nguyễn Văn Độ, Phạm Quang Thu, Đào Ngọc Quang, Đỗ Thanh Hải, Phùng Thị Hoa ... Phương pháp nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học, sinh thái (thành phần các loài thiên địch, thời kỳ xuất hiện, biến động quần thể) loài SRT tương tự như đối với loài SR4TL. 3.2. Phương pháp nghiên cứu biện pháp dự tính, dự báo loài SR4TL và SRT 3.2.1. Nghiên cứu biện pháp dự tính, dự báo loài SR4TL Tổng hợp và xử lý số liệu: Từ kết quả nuôi sâu trong phòng thí nghiệm và kết quả nuôi sâu ngoài hiện trường, điều tra trên các ô tiêu chuẩn ta có được số liệu phục vụ tính toán, áp dụng trong các công thức toán học đã được các nhà khoa học thiết lập để dự tính, dự báo. 3.2.1.1. Dự tính, dự báo số thế hệ (lứa sâu) trong năm Xác định được nhiệt độ khởi điểm phát dục C theo công thức: 𝐶=(𝑁1×𝑇1)−(𝑁2×𝑇2)𝑁1−𝑁2 Tổng nhiệt hữu hiệu (K) được tính theo công thức Blunk: 𝐾=𝑁×(𝑇−𝐶) Dự tính số thế hệ (lứa sâu) trong năm theo công thức: 𝐿=(𝑡−𝐶)×(365−𝑁𝑜)𝐾 3.2.1.2. Dự tính, dự báo số lượng (mật độ) sâu Dự báo số lượng của một pha hay một thế hệ theo công thức: 𝐹=𝑃×𝑎×𝑏×(1−𝑀) 3.2.1.3. Dự tính, dự báo mức độ thiệt hại Đề tài sử dụng công thức tính sinh khối lá tươi của các tác giả Trần Minh Đức (2006), Nguyễn Thế Nhã và đồng tác giả (2001) khi nghiên cứu trên Thông nhựa và Thông mã vĩ: - Thông nhựa: 𝑀𝑇𝑁=2110×𝐷1,3−20740(gram) với tương quan r = 0,95 - Thông nhựa: 𝑀𝑇𝑀𝑉=1245,83×𝐷1,33368,67(gram) với tương quan r = 0,825 3 Dựa vào kết quả tính toán lượng thức ăn bình quân của 1 cá thể sâu non khi được nuôi trong phòng thí nghiệm tính được mức độ thiệt hại (H) bằng công thức: 𝐻=𝐹×𝐿𝑀×100. 3.2.1.4. Xây dựng quy trình dự tính, dự báo Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, lịch xuất hiện và biến động quần thể loài SR4TL và SRT tại các địa điểm nghiên cứu sẽ đề xuất thời điểm điều tra mật độ sâu ngoài hiện trường, xây dựng quy trình dự tính, dự báo. 3.2.2. Nghiên cứu biện pháp dự tính, dự báo loài SRT Kế thừa các kết quả nghiên cứu, các tài liệu, các báo cáo khoa học về SRT đã được nghiên cứu những năm trước đây của các tác giả: Nguyễn Thế Nhã, Lê Nam Hùng, Nguyễn Văn Độ ... về biện pháp dự tính, dự báo loài SRT. Phương pháp nghiên cứu bổ sung dự tính, dự báo loài SRT tương tự như đối với loài SR4TL. 3.3. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng chống loài SR4TL và SRT 3.3.1. Biện pháp vật lý, cơ giới (sử dụng bẫy đèn để bắt sâu trưởng thành) Để đánh giá khả năng ứng dụng 2 loại bẫy đèn cải tiến trong việc dẫn dụ và thu bắt trưởng thành SR4TL và SRT đề tài tiến hành 2 thí nghiệm tại khu vực nghiên cứu (Lạng Sơn và Nghệ An): Xác định màu sắc ánh sáng hấp dẫn mạnh nhất đối với trưởng thành SRT và SR4TL; Thí nghiệm so sánh khả năng dẫn dụ và thu bắt trưởng thành SR4TL và SRT giữa 2 mẫu BĐCT1 và BĐCT2 với 2 loại bẫy khác đang phổ biến trong sản xuất: Bẫy truyền thống (ĐC1), bẫy đèn của Đức (ĐC2). 3.3.2. Biện pháp sinh học (Sử dụng các chế phẩm sinh học trong phòng chống sâu hại) Xác định hiệu lực các loại chế phẩm sinh học trong phòng thí nghiệm; Thử nghiệm hiệu lực các loại chế phẩm sinh học ngoài hiện trường. 3.3.3. Biện pháp hóa học (Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá chất để phòng chống sâu hại trong trường hợp sâu hại bùng phát) Xác định hiệu lực các loại thuốc bảo vệ thực vật hoá chất đối với giai đoạn sâu non và được thực hiện qua 2 bước: Xác định hiệu lực các loại thuốc bảo vệ thực vật hoá chất trong phòng thí nghiệm; Thử nghiệm hiệu lực các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa chất ngoài hiện trường. 3.4. Phương pháp xây dựng mô hình quản lý tổng hợp và quy trình kỹ thuật quản lý tổng hợp loài SR4TL và SRT Dựa vào hiệu quả các biện pháp phòng chống đã thử nghiệm, kết quả thử nghiệm biện pháp tổng hợp xây dựng dựng 04 mô hình phòng chống tổng hợp loài SR4TL và SRT (01 mô hình/loài sâu/vùng) với quy mô tối thiểu 02 ha/mô hình tại địa điểm thường xuyên xuất hiện SR4TL và SRT hại Thông mã vĩ và Thông nhựa tại Lạng Sơn, Bắc Giang, Thanh Hóa và Nghệ An. Dựa vào hiệu quả các biện pháp phòng chống đã thử nghiệm, kết quả thử nghiệm biện pháp tổng hợp xây dựng 04 quy trình kỹ thuật quản lý tổng hợp loài SR4TL và SRT (01 quy trình/loài/vùng). 3.5. Phương pháp chuyển giao mô hình quản lý tổng hợp và quy trình kỹ thuật quản lý tổng hợp loài SR4TL và SRT Tổ chức 02 lớp tập huấn chuyển giao mô hình quản lý tổng hợp và quy trình quản lý tổng hợp loài SR4TL và SRT cho các cán bộ quản lý (Các Chi cục Kiểm lâm, Các Chi cục lâm nghiệp, Các công ty lâm nghiệp ...), các tổ chức và cá nhân trồng rừng (mỗi lớp 30 người) cho miền Bắc (Lạng Sơn) và Bắc Trung bộ (Nghệ An) (01 lớp/vùng).
Chủ nhiệm đề tàiTS. Đào Ngọc Quang
Đơn vị
Kết quảSản phẩm khoa học và công nghệ:
  1. Bộ mẫu loài Sâu róm 4 túm lông và sâu róm thông (02 bộ)
  2. Mô hình phòng trống tổng hợp loài sâu róm 4 túm lông và sâu róm thông (04ha mô hình)
  3. Báo cáo kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học loài Sâu róm 4 túm lông và Sâu róm thông.
  4. Báo cáo kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh thái loài Sâu róm 4 túm lông và Sâu róm thông.
  5. Báo cáo kết quả xác định thời kỳ xuất hiện, biến động quần thể loài Sâu róm 4 túm lông và Sâu róm thông.
  6. Báo cáo kết quả nghiên cứu biện pháp dự tính, dự báo loài Sâu róm 4 túm lông và tổng hợp cứu biện pháp dự tính, dự báo loài Sâu róm thông.
  7. 04 phương trình dự tính, dự báo dịch.
  8. Báo cáo kết quả nghiên cứu lựa chọn biện pháp phòng trừ loài Sâu róm 4 túm lông và Sâu róm thông
  9. 04 mô hình phòng trừ tổng hợp loài Sâu róm 4 túm lông (tại Lạng Sơn và Thanh Hóa) và Sâu róm thông (tại Bắc Giang và Nghệ An).
  10. 04 quy trình kỹ thuật quản lý tổng hợp loài Sâu róm 4 túm lông (tại Lạng Sơn và Thanh Hóa) và Sâu róm thông (tại Bắc Giang và Nghệ An).
  11. Báo cáo đánh giá hiệu quả mô hình phòng trừ tổng hợp loài Sâu róm 4 túm lông và Sâu róm thông.
  12. Lớp tập huấn chuyển giao mô hình phòng chống tổng hợp và quy trình quản lý dịch hại tổng hợp loài Sâu róm 4 túm lông tại Lạng Sơn và Sâu róm thông tại Nghệ An.
  13. Báo cáo sơ kết đề tài.
  14. Báo cáo tổng kết đề tài.
  15. Bài báo khoa học (02-03 bài báo)
Tiến bộ được công nhận
Phạm vi
[logo-slider]