Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và keo lá tràm ở Việt Nam

Ký hiệu khoVI24_681
Chuyên ngànhbảo vệ rừng, sâu ăn lá và mọt đục thân. keo
Địa phươngToàn Quốc
Lĩnh vựcBảo vệ rừng
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và keo lá tràm ở Việt Nam
CấpCấp Bộ
Mục tiêuMục tiêu tổng quát: Xây dựng được quy trình phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng được 02 quy trình phòng trừ tổng hợp, hiệu quả, bền vững một số loài sâu ăn lá chính và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm (01 quy trình/nhóm loài sâu) giảm tỷ lệ và mức độ bị hại ≥ 75% so với đối chứng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật. - Xây dựng được 12 mô hình phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm, quy mô tối thiểu 01ha/mô hình giảm tỷ lệ và mức độ bị hại ≥ 75% so với đối chứng. Trong đó: + 02 mô hình đối với nhóm loài sâu ăn lá và 02 mô hình đối với nhóm loài mọt đục thân cho keo lai, Keo tai tượng tại miền Bắc; + 02 mô hình đối với nhóm loài sâu ăn lá và 02 mô hình đối với nhóm loài mọt đục thân cho keo lai, Keo lá tràm tại miền Trung; + 02 mô hình đối với nhóm loài sâu ăn lá và 02 mô hình đối với nhóm loài mọt đục thân cho keo lai, Keo lá tràm tại miền Nam.
Ngày bắt đầu2020
Ngày kết thúc2022
Chi tiếtTóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng gây hại và bổ sung thành phần loài sâu ăn lá và mọt đục thân trên rừng trồng Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm ở Việt Nam Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài sâu ăn lá và mọt đục thân gây hại chính Nội dung 3: Nghiên cứu phòng trừ sâu ăn lá và mọt đục thân Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm Nội dung 4: Xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp sâu ăn lá và mọt đục thân hại Keo tai tượng, Keo lá tràm và keo lai Nội dung 5: Xây dựng quy trình kỹ thuật phòng trừ tổng hợp hiệu quả, bền vững một số loài sâu ăn lá và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm; tập huấn và chuyển giao kỹ thuật
Phương phápPhương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp nghiên cứu đánh giá hiện trạng gây hại và bổ sung thành phần  loài sâu ăn lá và mọt đục thân trên rừng trồng Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm ở Việt Nam - Phương pháp nghiên cứu đánh giá hiện trạng gây hại của các loài sâu ăn lá và mọt đục thân trên rừng trồng keo: Tiến hành điều tra sơ bộ sự gây hại của các loài sâu ăn lá và mọt đục thân trên rừng trồng keo ở các tuổi khác nhau. Xác định các địa điểm có sâu gây hại chủ yếu trên rừng trồng từ tuổi 3 - 5 để lập các ÔTC để điều tra. Trong các OTC điều tra thu mẫu sâu hại ở tất cả các cây trong OTC, cách một hàng điều tra một hàng. Tiến hành thu các mẫu sâu ăn lá và mọt đục thân, phân cấp mức độ gây hại của chúng. Thời gian điều tra định kỳ 30 ngày một lần trong thời gian 6 tháng vào khoảng thời gian sâu hại phát triển mạnh. Định danh các loài sâu ăn lá và mọt đục thân: Mô tả đặc điểm hình thái mẫu thu được đối chiếu với khóa phân loại của Guenee (1957), Danthanarayana và Kathieavetpillai (1969), Nan Jing et al., (2011), bộ cánh vẩy (Lepidotera) dựa theo Scoble (1995) và Carter David (2000) chụp ảnh các giai đoạn phát triển của sâu hại bằng phương pháp hình thái học. Mô tả đặc điểm hình thái của các mẫu mọt được đối chiếu với khóa phân loại và kết hợp kiểm tra, so sánh mẫu với bộ mẫu côn trùng của Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Kết hợp với việc tham vấn ý kiến chuyên gia của Khoa Côn trùng học, Trường Đại học Florida và một số nơi khác. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến mật độ sâu hại và tỷ lệ nhiễm của sâu ăn lá và mọt đục thân + Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố sinh vật (tuổi cây, mật độ trồng, thiên địch) đến mật độ sâu hại và tỷ lệ nhiễm. Trong quá trình đánh giá hiện trạng gây hại trên các OTC ở cả 3 miền, đề tài sẽ kết hợp đánh giá mật độ và tỷ lệ nhiễm của 5 loài sâu hại chính như đã dự kiến trên ở rừng trồng theo các cấp tuổi khác nhau. Trong đó chủ yếu ở 3 cấp tuổi, cụ thể cấp tuổi 1: dưới 3 tuổi, cấp tuổi 2: từ 3 đến 5 năm tuổi và cấp tuổi 3 là trên 5 năm tuổi. Tiến hành điều tra 5 loài sâu hại chính dự kiến ở một số mật độ khác nhau, cụ thể như: mật độ 1: 1.100 cây/ha (kinh doanh rừng gỗ lớn), mật độ 2: 1.660 cây/ha (kinh doanh gỗ nhỏ và gỗ lớn, theo các quy trình trồng rừng hiện tại) và mật độ 3: > 3000 cây/ha  (kinh doanh gỗ nhỏ và dăm từ các hộ trồng rừng cá thể) Điều tra thu thập thiên địch (bắt mồi và ký sinh) của sâu ăn lá và mọt đục thân, trong đó đối với loài thiên địch bắt mồi theo dõi thu thập, quan sát trực tiếp ngoài hiện trường; đối với thiên địch ký sinh đưa về phòng thí nghiệm để nuôi và phân lập thu mẫu thiên địch ký sinh, từ các số liệu theo dõi ở trên, tiến hành xây dựng thành phần loài thiên địch bắt mồi và thiên địch ký sinh của loài sâu hại chính. + Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố phi sinh vật (lượng mưa, địa hình, độ cao) đến mật độ sâu hại và tỷ lệ nhiễm. Trong quá trình điều tra theo dõi các yếu tố về mật độ, tuổi cây, thiên địch đồng thời tiến hành theo dõi lượng mưa, độ cao và địa hình ảnh hưởng đến sâu hại chính; tiến hành thu thập đánh giá mật độ sâu và tỷ lệ nhiễm. 2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài sâu ăn lá và mọt đục thân gây hại chính - Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái ở trong phòng thí nghiệm Thu nhộng ngoài hiện trường về  để riêng từng cá thể trong hộp lồng cho vũ hóa, bổ sung nguồn thức ăn cho trưởng thành bằng dung dịch nước đường hoặc mật ong 5%. Bố trí lồng lưới nuôi sâu có kích thước 0,6 x 0,6 x 1,2m (mỗi loài sâu nuôi trong ít nhất 3 lồng). Bên trong lồng lưới đặt cành lá keo tươi cắm trong bình nước hoặc cây con có bầu với nuôi sâu hại lá. Đối với các loài mọt đục thân được nuôi bằng thức ăn nhân tạo theo công thức sau: 75 gr mùn cưa, 40gr agar, 500ml nước và 0,35gr kháng sinh streptomycin (Biedermann et al., 2009). Thức ăn được đựng trong các ống Facol 100ml, sau đó thả các con mọt trưởng thành vào trong ống. Hàng ngày, quan sát ghi chép, thời gian hoàn thành của từng pha của sâu, thời gian của các tuổi sâu, thay thức ăn trong quá trình nuôi. Thu mẫu, xử lý mẫu sâu ở cả 3 pha đối với loài sâu biến thái không hoàn toàn và 4 pha phát triển đối với loài sâu biến thái hoàn toàn: Trứng, sâu non ở tất cả các gia đoạn phát triển (tuổi) và nhộng được ngâm trong cồn 70%; riêng trưởng thành được làm mẫu theo phương pháp làm mẫu của côn trùng học. + Nghiên cứu đặc điểm gây hại, vong đời, tập tính Tiến hành theo dõi, quan sát đặc điểm gây hại và vị trí trưởng thành cái đẻ trứng ở ngoài hiện trường và trong quá trình gây nuôi từng cá thể của sâu hại chính, đồng thời tiến hành theo dõi từng pha trong một vòng đời của sâu hại chính cụ thể như: thời gian phát triển để hoàn thành 1 pha. - Phương pháp nghiên cứu vai trò của mọt đục thân trong việc truyền bệnh cho cây keo Phân lập các loài nấm mang bởi mọt đục thân: Tiến hành phân lập nấm được mang theo bởi các loài mọt từ các mẫu mọt, trứng, sâu non thu được ngoài hiện trường. Ngoài ra, nấm được phân lập từ các đường hang làm tổ của các loài mọt từ các gỗ bị nhiễm nấm Tiến hành đánh giá tính gây bệnh theo phương pháp gây bệnh nhân tạo. Mỗi chủng nấm thí nghiệm với 30 cây, để các cây keo đã nhiễm nấm vào nhà kính, đặt ở nhiệt độ 25oC, sau 30 ngày và 60 ngày tiến hành kiểm tra và đo đếm tốc độ phát triển của nấm bệnh. Phân cấp bệnh dựa vào chiều dài của vết bệnh và tình trạng sức khỏe của cây với 5 cấp. 3. Phương pháp nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu ăn lá và mọt đục thân Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm - Phương pháp nghiên cứu phòng trừ bằng biện pháp lâm sinh. Bố trí các thí nghiệm được tiến hành ở rừng trồng keo 3 tuổi được trồng sản xuất đại trà với mật độ 1660 cây/ha. Sau 30 ngày, tiến hành phân cấp mức độ bị sâu ăn lá và mọt đục thân ở các công thức thí nghiệm để đánh giá hiệu quả các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. - Phương pháp nghiên cứu phòng trừ bằng biện pháp vật lý (bẫy) Đối với sâu ăn lá tiến hành đặt bẫy đèn với ánh sáng (loại đèn) khác nhau tại rừng trồng keo đang bị gây hại với các công thức thí nghiệm gồm ánh sáng xanh, ánh sáng tím, ánh sáng vang và ánh sáng trắng. Theo dõi và thu số liệu 1 lần/ngày. Thời gian tiến hành trong vòng 3 tháng, mỗi tháng 10 ngày tập trung vào thời điểm sâu trưởng thành vũ hóa Đối với mọt đục thân tiến hành đặt bẫy cùng với 2 loại mồi đó là para-menthenol và cubeb oil (Synergy Semiochemical Cooperation, Canada) tại rừng trồng keo đang bị gây hại. Theo dõi định kỳ, vệ sinh bẫy, thay bẫy dính, thay mồi và thu số liệu 10 ngày/lần, định kỳ đếm số lượng mọt thu được trong mỗi bẫy. Thời gian tiến hành trong vòng 3 tháng tập trung vào thời điểm mọt trưởng thành hoạt động - Phương pháp nghiên cứu phòng trừ bằng biện pháp sinh học Xác định hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc sinh học đối với sâu ăn lá và mọt đục thân được thử nghiệm ở trong phòng thí nghiệm, một số chế phẩm sinh học có hiệu lực cao được thử hiệu lực phòng trừ trên rừng trồng. Sử dụng chế phẩm có thành phần Metarhizium anisopliae, Bacillus thuringiensis, Beauveria bassianan, Bacillus subtilis. Theo dõi sau 8 giờ và định kỳ 1 lần/ngày trong 10 ngày để đếm số sâu chết và thu thập mẫu sâu non đã chết. Dựa vào kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm lựa chọn 2 loại thuốc có hiệu lực phòng trừ tốt nhất để tiến hành thử nghiệm ngoài hiện trường. Các công thức thí nghiệm được bố trí trên các ô tiêu chuẩn diện tích 500m2, thực hiện trên rừng trồng. - Phương pháp nghiên cứu phòng trừ bằng biện pháp hóa học Xác định hiệu lực các loại thuốc bảo vệ thực vật hoá học đối với giai đoạn sâu non và con trưởng thành được thực hiện qua 2 giai đoạn trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường. Dựa vào kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm lựa chọn 2 loại thuốc có hiệu lực phòng trừ tốt nhất để tiến hành thử nghiệm ngoài hiện trường. Các công thức thí nghiệm được bố trí trên các ô tiêu chuẩn diện tích 500m2, thực hiện trên rừng trồng. Đối với sâu ăn lá sử dụng thuốc hoat chất Cypermethrin, Emamectin benzoate, Imidaclorid, Thiosultap-sodium. Đối với mọt đục thân sử dụng thuốc hoạt chất Spirotetramat, Emamectin benzoate, Carbosulfan, Chlorantraniliprole + Thiamethoxam. - Phương pháp nghiên cứu xây dựng mô hình IPM phòng trừ sâu ăn lá và mọt đục thân Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm Trên các ô tiêu chuẩn diện tích 1.000m2 tại những nơi đã được xác định có sâu ăn lá và mọt đục thân. Đề tài dự kiến sẽ lập các công thức thí nghiệm đối với Keo tai tượng tại Phú Thọ/Yên Bái, đối với Keo lá tràm tại Quảng Trị/Huế, đối với keo lai tại Đồng Nai/Bình Dương. Áp dụng các công thức tốt nhất từ các biện pháp phòng trừ riêng lẻ. Sau đó đánh giá hiệu quả, so sánh với đối chứng sản xuất. 4. Phương pháp xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp Phương pháp phòng trừ tổng hợp là tập hợp các biện pháp khác nhau trong một thể liên hoàn nhằm làm cho cây rừng khỏi bị sâu, bệnh hại và đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Dựa vào hiệu quả các biện pháp phòng trừ đã thử nghiệm, đề tài sẽ xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp tại 3 miền là miền Bắc, miền Trung và miền Nam, dự kiến tại các tỉnh gồm Phú Thọ/Yên Bái, Quảng Trị/Huế và Đồng Nai/Bình Phước (Qua khảo sát đề tài đã xác định các địa phương này những địa phương hiện đang có dịch hại nặng). Cụ thể gồm: Xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp sâu ăn lá và mọt đục thân với quy mô 01 ha/mô hình x 12 mô hình = 12 ha và 12 mô hình đối chứng (1ha/mô hình) trên rừng Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm ở tuổi 3. Đánh giá hiệu quả của các mô hình phòng trừ tổng hợp sâu ăn lá và mọt đục thân rừng trồng keo thông qua việc điều tra, đo đếm sinh trưởng của cây, phân cấp mức độ bị sâu ăn lá và mọt đục thân ở các mô hình phòng trừ tổng hợp ở ba miền 1 ha/mô hình (12 ha) và ở rừng đối chứng sản xuất 1 ha/mô hình (12 ha). Đo đếm về đường kính và chiều cao được thực hiện 6 tháng 1 lần, thực hiện trong 12 tháng. Đánh giá tình hình sâu hại thông qua xác định tỷ lệ sâu hại và mức độ bị hại của sâu ăn lá và mọt đục thân hại chính 5. Phương pháp xây dựng quy trình kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu ăn lá và mọt đục thân trên Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm; tập huấn và chuyển giao kỹ thuật Xây dựng dự thảo quy trình kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu ăn lá và mọt đục thân: Các quy trình kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sẽ được xây dựng trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài, kết hợp với việc điều tra đánh giá, tổng kết sự gây hại trên các mô hình thực hiện phòng trừ, đồng thời kế thừa một số kết quả nghiên cứu đã được thực hiện. Thử nghiệm quy trình kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu ăn lá và mọt đục thân. Sau khi dự thảo quy trình kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu ăn lá và mọt đục thân được góp ý từ các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và được thông qua Hội đồng cấp Viện, đề tài phối hợp với các đơn vị đăng ký sử dụng ứng dụng kết quả để thử nghiệm mở rộng, áp dụng phòng trừ tổng hợp sâu ăn lá và mọt đục thân trên mô hình (quy mô 1ha/mô hình) để làm cơ sở đánh giá, công nhận tiến bộ kỹ thuật Hoàn thiện quy trình kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu ăn lá và mọt đục thân Dựa trên thực tiễn triển khai trên các mô hình phòng trừ tổng hợp, đề tài tổng kết đánh giá quy trình kỹ thuật để hoàn thiện quy trình kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu ăn lá và mọt đục thân trên Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm. Hội đồng nghiệm thu: Đề tài sẽ đề nghị Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận tiến bộ kỹ thuật cho quy trình kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu ăn lá và mọt đục thân trên Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm. 6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Phương pháp điều tra thu thập số liệu theo tiêu chuẩn quốc gia về sâu hại (TCVN 8927:2013) và Giáo trình điều tra dự tính dự báo sâu bệnh trong Lâm nghiệp của Nguyễn Thế Nhã và đồng tác giả (2001). Số liệu thu thập được xử lý tính toán theo phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp, phần mềm SPSS 16.0 và Excel trên máy tính.
Chủ nhiệm đề tàiThS. Trần Xuân Hưng - Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
Đơn vị
Kết quảSản phẩm khoa học và công nghệ: - Mô hình phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá và mọt đục thân trên Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm. Quy mô 1,0ha/mô hình. + 02 mô hình cho nhóm loài sâu ăn lá trên Keo tai tượng và keo lai; 02 mô hình cho nhóm loài mọt đục thân trên Keo tai tượng và keo lai tại miền Bắc. + 02 mô hình cho nhóm loài sâu ăn lá trên keo lai và Keo lá tràm; 02 mô hình cho nhóm loài mọt đục thân trên keo lai và Keo lá tràm tại miền Trung. + 02 mô hình cho nhóm loài sâu ăn lá trên keo lai và Keo lá tràm; 02 mô hình cho nhóm loài mọt đục thân trên keo lai và Keo lá tràm tại miền Nam. - Quy trình phòng trừ tổng hợp nhóm loài sâu ăn lá và Quy trình phòng trừ tổng hợp nhóm loài mọt đục thân được công nhận TBKT.
Tiến bộ được công nhậnĐịa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
  1. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
  2. Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Trung tâm Bắc Bộ
  3. Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  4. Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  5. Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Nam Bộ
  6. Lâm trường Quỳ Hợp, Nghệ An
  7. Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Ba Tơ, Quảng Ngãi
  8. Công ty Lâm nghiệp Tam Thanh, Phú Thọ
  9. Hợp tác xã Vạn Lợi, Cà Mau
Công ty lâm nghiệp Tuyên Bình, Tuyên Quang
Phạm vi
[logo-slider]