Nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Hoàng đàn Hữu Liên (Cupressus tonkinensis Silba. J.) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Ký hiệu khoVI24_684
Chuyên ngànhBảo tồn Hoàng đàn Hữu Liên
Địa phươngmiền núi phía Bắc
Lĩnh vựcBảo tồn
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Hoàng đàn Hữu Liên (Cupressus tonkinensis Silba. J.) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
CấpCấp Quốc gia
Mục tiêuMục tiêu nghiên cứu:          * Mục tiêu tổng quát Bảo tồn và bước đầu phát triển được nguồn gen cây Hoàng đàn Hữu Liên ở một số tỉnh miền núi phía Bắc * Mục tiêu cụ thể - Xác định được đặc điểm lâm học, sinh học, giá trị nguồn gen và đa dạng di truyền nguồn gen cây Hoàng đàn Hữu Liên. - Tuyển chọn được 20 cây mẹ có hàm lượng tinh dầu cao hơn 15% so với trung bình quần thể. - Xây dựng được 0,5ha vườn sưu tập giống và 2 mô hình trồng rừng cây Hoàng đàn Hữu Liên ở 2 tỉnh (quy đổi là 3,0ha, mật độ 1.100 cây/ha) có tỷ lệ sống ≥ 85%. - Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng cây Hoàng đàn Hữu Liên.
Ngày bắt đầu2020
Ngày kết thúc2023
Chi tiếtTóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
  1. Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm lâm học, sinh học, giá trị nguồn gen và đa dạng di truyền nguồn gen cây Hoàng đàn Hữu Liên tại một số tỉnh miền núi phía Bắc
1.1. Công việc 1.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm học, sinh học loài cây Hoàng đàn Hữu Liên. 1.2. Công việc 1.2. Nghiên cứu giá trị nguồn gen và đa dạng di truyền nguồn gen. 1.3. Công việc 1.3. Nghiên cứu đánh giá thực trạng gây trồng, kỹ thuật nhân giống cây Hoàng đàn Hữu Liên
  1. Nội dung 2: Chọn giống, nhân giống và xây dựng vườn sưu tập giống
2.1. Công việc 2.1. Tuyển chọn cây mẹ dự tuyển 2.2. Công việc 2.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính cây Hoàng đàn Hữu Liên 2.3. Công việc 2.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây Hoàng đàn Hữu Liên 2.4. Công việc 2.4. Xây dựng 0,5ha vườn sưu tập giống Hoàng đàn Hữu Liên III. Nội dung 3: Xây dựng mô hình trồng rừng cây Hoàng đàn Hữu Liên (3,0ha) 3.1. Công việc 3.1. Xây dựng mô hình trồng rừng cây Hoàng đàn Hữu Liên trên đất trống (2,5ha) 3.2. Công việc 3.2. Xây dựng mô hình trồng làm giàu rừng Hoàng đàn Hữu Liên ở rừng tự nhiên nghèo kiệt (0,5 ha) IV. Nội dung 4: Tập huấn chuyển giao kỹ thuật chọn giống, nhân giống.
Phương phápPhương pháp nghiên cứu 1. Nội dung 1: Nghiên cứu bổ sung đặc điểm lâm học, sinh học, giá trị nguồn gen và đa dạng di truyền nguồn gen cây Hoàng đàn Hữu Liên tại một số tỉnh miền núi phía Bắc * Công việc 1.1: Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm lâm học, sinh học cây Hoàng đàn Hữu Liên Phương pháp nghiên cứu đặc điểm lâm học, sinh học cây Hoàng đàn Hữu Liên  tiếp cận theo phương pháp sinh thái cá thể: Nghiên cứu các nhân tố bên ngoài tới cá thể (cây trưởng thành và tái sinh) như: đất đai, ánh sáng (tàn che, che phủ), độ ẩm, lượng mưa… vị trí trong cấu trúc tầng thứ của Hoàng đàn Hữu Liên (điều tra theo ô 6 cây). Phương pháp điều tra lượng mưa, số ngày mưa, nhiệt độ ở những nơi có Hoàng đàn phân bố sẽ lấy số liệu thống kê của các trạm khí tượng ở các tỉnh có Hoàng đàn phân bố. - Đặc điểm hình thái và vật hậu cây Hoàng đàn Hữu Liên + Đặc điểm hình thái: Tại  mỗi tỉnh, tiến hành quan sát, mô tả thân, lá, hoa, quả của cây trưởng thành (> 3 cây) trong rừng tự nhiên là những cây thân thẳng tròn đều không xoắn vặn, đoạn thân dưới cành ≥ 1/2 chiều cao vút ngọn, cành nhỏ góc phân cành lớn, tán lá cân đối khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, ra hoa kết quả ổn định hàng năm tại miền núi phía Bắc (Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc và Hà Nội) theo phương pháp hình thái so sánh thường dùng trong nghiên cứu về phân loại thực vật. + Theo dõi vật hậu: Tại mỗi tỉnh nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái, mỗi xuất xứ chọn 3- 5 cây trưởng thành, sinh trưởng bình thường, không bị sâu bệnh, đã đến tuổi cho hoa quả để theo dõi vật hậu trong 3 năm liên tục (dự kiến theo dõi 3 xuất xứ). Các chỉ tiêu theo dõi là thời kỳ rụng lá, nảy lộc, ra hoa kết quả, quả chín, chu kỳ sai quả. Mỗi cây quan sát 4 cành tiêu chuẩn trung bình, ở giữa cây, theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Định kỳ theo dõi 30 ngày/lần (thời điểm quả chín theo dõi 7-10 ngày/lần). Đến thời kỳ quả chín, thu hái và đếm tất cả các quả trên các cành được đánh dấu để xác định chu kỳ sai quả. - Đặc điểm sinh thái và phân bố. Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái của loài Hoàng đàn Hữu Liên dự kiến thực hiện tại các điểm của 3 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Tuyên Quang nơi có loài Hoàng đàn Hữu Liên phân bố trong các trạng thái rừng tự nhiên. Phỏng vấn cán bộ, người dân các thông tin về đặc điểm phân bố của cây Hoàng đàn Hữu Liên, kết hợp với bản đồ hiện trạng và các tài liệu thu thập được lập các điểm điều tra ở các khu vực rừng tự nhiên dự kiến có Hoàng đàn Hữu Liên phân bố. Sử dụng phương pháp điều tra toàn bộ số cây Hoàng đàn Hữu Liên trưởng thành hiện có, tiến hành điều tra, thu thập: Độ cao so với mực nước biển, độ dốc, đặc điểm địa hình, đất đai, thực bì… và các đặc điểm về điều kiện sinh thái. Đào và mô tả 7 phẫu diện đất, lấy mẫu đất (1kg/mẫu) ở các độ sâu 0÷20cm, 21÷40cm để phân tích tính chất lý, hóa tính đất. Tổng số mẫu đất phân tích là 14 mẫu. Mỗi mẫu đất phân tích 8 chỉ tiêu sau: Dung trọng đất theo TCVN 6860:2001; pHKCl theo TCVN 5979:2007; thành phần cơ giới đất theo TCVN 8567:2010; Độ ẩm khô kiệt theo TCVN 4048: 2011; đạm tổng số theo TCVN 6498:1999; lân dễ tiêu theo TCVN 8942: 2011; kali dễ tiêu theo TCVN 8662:2011; CEC theo TCVN 8568:2010. + Cấu trúc tầng cây cao. Trên các điểm điều tra đã được lập tại các tỉnh, tiến hành điều tra chi tiết về đặc điểm cấu trúc tầng cây cao của lâm phần nói chung và loài Hoàng đàn Hữu Liên nói riêng để tìm hiểu mối quan hệ giữa các loài, so sánh tổ thành cây gỗ và cây tái sinh để đánh giá mức độ kế cận các thế hệ của mỗi loài. Sử dụng phương pháp điều tra toàn bộ số cây Hoàng đàn Hữu Liên hiện có tại các điểm điều tra. Tiến hành xác định khoảng cách, tên loài cây và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của toàn bộ cây gỗ có D1.3≥ 6 cm, gồm đường kính ngang ngực (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tán (Dt) và đánh giá chất lượng cây. Việc đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng được thực hiện thông qua sử dụng các loại thước đo thông dụng trong điều tra rừng như thước đo vanh, thước đo cao Blumeleiss. Xác định độ tàn che bằng phương pháp mục trắc cho điểm bằng cách ngắm lên theo phương thẳng đứng, nếu gặp giữa tán cây cho 1 điểm, gặp mép tán cây cho 0,5 điểm, không gặp tán cây cho 0 điểm. Độ tàn che chung là trị số trung bình của các điểm ngắm tại các điểm điều tra. +  Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên Tại các điểm điều tra, tiến hành lập 5 ô dạng bản (ÔDB) (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa khu vực có Hoàng đàn Hữu Liên phân bố tập trung ), mỗi ÔDB có diện tích 25 m2 (5m x5m) để điều tra cây tái sinh, tổng số ô dạng bản là 35 ô. Trong mỗi ÔDB tiến hành điều tra các chỉ tiêu cây tái sinh (cây có chiều cao từ 20cm trở lên và có đường kính ngang ngực nhỏ hơn 6cm) gồm: Xác định tên loài cây tái sinh; đo chiều cao cây tái sinh; nguồn gốc cây tái sinh (hạt, chồi) và phân loại phẩm chất cây tái sinh. * Công việc 1.2. Nghiên cứu giá trị nguồn gen và đa dạng di truyền nguồn gen - Phương pháp nghiên cứu giá trị nguồn gen (xác định hàm lượng và thành phần tinh dầu các xuất xứ). + Mẫu vật: 90 mẫu lá thu từ 6 tỉnh điều tra (dự kiến lấy mẫu từ các tỉnh: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa và Hà Nội) cung cấp cho nghiên cứu về hàm lượng tinh dầu của cây Hoàng đàn Hữu Liên. + Xác định hàm lượng tinh dầu trong lá theo phương pháp lôi cuốn bằng hơi nước có hồi lưu trên thiết bị chưng cất tinh dầu có hồi lưu của Hiệp hội Dược phẩm Châu Âu được giới thiệu trong Dược điển Việt Nam (2002), theo kỹ thuật sau: 100-200g mẫu lá tươi được cho vào bình cầu đổ 100-200ml nước, đun sôi trên bếp, tinh dầu được kéo theo hơi nước sau đó được ngưng tụ trên buret, tiếp tục đun sôi cho đến lúc tinh dầu không tăng thêm nữa, đọc tinh dầu theo số ml được thể hiện trên buret có chia độ, tách tinh dầu bằng ống hút. - Phương pháp đánh giá đa dạng di truyền + Mẫu vật: 90 mẫu lá thu từ 6 tỉnh điều tra (dự kiến lấy mẫu từ các tỉnh: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa và Hà Nội) cung cấp cho nghiên cứu tính đa dạng di truyền giữa các quần thể, trong quần thể; trôi dạt gen (gene flow), từ đó định hướng bảo tồn và phát triển nguồn gen. Phương pháp nghiên cứu đa dạng di truyền và quan hệ di truyền giữa các cá thể dựa vào AND tổng số tách chiết từ nhân tế bào. + Sử dụng 15 cặp mồi ISSR để nhân bản một một số đoạn gen có tính bảo thủ cao trong AND, giải trình tự và so sánh các trình tự để đánh giá đa dạng di truyền và xác định những trình tự đặc trưng cho từng mẫu giống; + Dựa trên mức độ sai khác về trình tự các đoạn gen để phân tích xác định các trình tự đặc trưng cho các giống/loài làm dấu hiệu phân tử để đăng kí bản quyền và nhận dạng các nguồn gen quý hiếm. Các kỹ thuật sử dụng: + Tách DNA tổng số theo phương pháp CTAB của Doyle và Doyle (1987) có cải tiến một số bước. + Kiểm tra độ sạch trên gel agarose 0,9% và đo nồng độ DNA tổng số trên máy quang phổ hấp phụ. + Kỹ thuật PCR-ISSR thực hiện trên máy PCR model 9700 (GeneAmp PCR System 9700, Mỹ) theo chu trình phương pháp của Wu et al. (2014) + Phân tích số liệu bằng chương trình NTSYS pc version 2.0 theo quy ước: 1 = phân đoạn DNA xuất hiện và 0 = phân đoạn DNA không xuất hiện khi điện di sản phẩm PCR. + Phân loại mẫu nghiên cứu dựa trên hệ số tương đồng: sau khi các mẫu nghiên cứu dược phân tích kiểu gen sẽ được tính hệ số tương đồng di truyền và xác định biểu đồ quan hệ di truyền giữa các mẫu nghiên cứu bằng phần mềm NTSYS. Việc phân loại mẫu nghiên cứu bằng phân tích PCA (Principal Coordiante Analysis) qua việc xây dựng biểu đồ phân nhóm 2 chiều qua đó lập bản đồ phân nhóm dựa trên khoảng cách di truyền giữa các giống, xuất xứ nghiên cứu bằng phần mềm GelAlex. + Các trình tự được tập hợp lại và phân tích bằng chương trình MEGA v5.1 để tạo cây quan hệ di truyền giữa các mẫu nghiên cứu. * Công việc 1.3: Nghiên cứu đánh giá thực trạng nhân giống và gây trồng cây Hoàng đàn Hữu Liên - Thu thập các thông tin từ cán bộ kỹ thuật của Chi cục Kiểm lâm, Vườn quốc gia, Ban quản lý rừng và người dân nơi có trồng cây Hoàng đàn Hữu Liên ở 3 tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang và Cao Bằng đại diện cho vùng Đông Bắc (phỏng vấn 30 người/tỉnh) bao gồm: + Kỹ thuật nhân giống: Nhân giống bằng phương pháp giâm hom và gieo giống bằng hạt. Kỹ thuật xử lý hạt giống; chống nấm, xử lý ra rễ, chế độ che sáng, tưới phun, huấn luyện cây hom, phòng trừ sâu bệnh hại, tiêu chuẩn cây giống xuất vườn. + Kỹ thuật trồng: Thời vụ trồng, khí hậu địa hình, đất trồng thích hợp, phương thức trồng, xử lý thực bì, làm đất, mật độ trồng, bón phân, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại. + Kỹ thuật thu hái, sơ chế và bảo quản quả Hoàng đàn Hữu Liên: Nguồn giống từ rừng tự nhiên hay rừng trồng, thời vụ thu hái, khối lượng quả thu được mỗi vụ?. Cách sơ chế quả Hoàng đàn? - Điều tra đánh giá sinh trưởng, chất lượng cây trồng Hoàng đàn Hữu Liên: + Chọn và lập ít nhất 3 ô tiêu chuẩn (OTC) cho mỗi mô hình trồng Hoàng đàn Hữu Liên đại diện cho mỗi địa điểm có rừng trồng tập trung (diện tích OTC là 500m2  đối với những nơi có diện tích rừng trồng lớn như Pù Luông đã trồng được 5ha); Ở các địa điểm không có rừng trồng tập trung, tiến hành điều tra cây trồng phân tán (nơi có trồng từ 10 cây Hoàng đàn Hữu Liên trở lên), số điểm dự kiến điều tra từ 3-10 điểm/tỉnh. Trong các OTC, điểm trồng phân tán, thu thập các chỉ tiêu bao gồm: D00 (đối với cây có Hvn<1,5m), D1.3 (đối với những cây có chiều cao vút ngọn HVN ≥ 1,5m), Dt, Hvn, Hdc và các chỉ tiêu chất lượng thân cây (độ thẳng thân cây, độ nhỏ cành, khuyết tật, sâu bệnh hại,…), hoa, quả (nếu có). Các thông tin về năm trồng, trồng thuần loài hay hỗn loài, tiêu chuẩn cây con đem trồng, mật độ trồng, biện pháp xử lý thực bì, làm đất, bón phân, chăm sóc. Mô tả độ cao so với mực nước biển, vị trí ở chân, sườn hay đỉnh, độ dốc, loại đất, độ dày tầng đất, độ tàn che, loài cây bụi thảm tươi chính, chiều cao, độ che phủ của thảm thực bì,… + Tính toán tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng bình quân (D1.3, Hvn, Hdc, Dt, V cây, M, ∆M) và phân tích quá trình sinh trưởng của các mô hình. + Trên ô tiêu chuẩn điều tra rừng trồng đại diện cho đai độ cao, cấp độ dốc, hướng phơi, nhóm, loại đất, thành phần cơ giới, độ dày tầng đất, độ đá lẫn, độ pHKCl, phương thức trồng, mật độ trồng,…, đào và mô tả 9 phẫu diện đất, lấy mẫu đất 1kg/mẫu ở các độ sâu 0÷20cm, 21÷40cm để phân tích tính chất lý, hóa tính đất. Tổng số mẫu đất phân tích là 18 mẫu. Mỗi mẫu đất phân tích 8 chỉ tiêu sau: Dung trọng đất theo TCVN 6860:2001; pHKCl theo TCVN 5979:2007; thành phần cơ giới đất theo TCVN 8567:2010; Độ ẩm khô kiệt theo TCVN 4048: 2011; đạm tổng số theo TCVN 6498:1999; lân dễ tiêu theo TCVN 8942: 2011; kali dễ tiêu theo TCVN 8662:2011; CEC theo TCVN 8568:2010. 2. Nội dung 2: Phương pháp chọn giống, nhân giống và xây dựng vườn sưu tập giống * Công việc 2.1: Tuyển chọn cây mẹ dự tuyển Áp dụng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8755:2017: Giống cây lâm nghiệp – Cây trội; ban hành kèm theo quyết định số 2980/QĐ/BKHCN ngày 31/10/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ, để chọn cây mẹ Hoàng đàn Hữu Liên ở rừng tự nhiên, gồm các bước: + Khảo sát xác định các lâm phần có Hoàng đàn Hữu Liên phân bố. + Xác định cây mẹ đại diện ở rừng tự nhiên theo tiêu chuẩn nhóm loài cây lấy gỗ: là những cây thân thẳng tròn đều không xoắn vặn, cành nhánh nhỏ; cây rất phát triển. Cây đã ra hoa, ra nón được ≥ 3 năm và không có dấu hiệu bị sâu bệnh. Căn cứ vào tình hình sinh trưởng so với cây trung bình quần thể theo các tiêu chuẩn đã nêu trên để lựa chọn các cây mẹ dự tuyển cho từng khu vực. Trên cơ sở số liệu điều tra chọn ra 60 cây mẹ dự tuyển sau đó tổng hợp các chỉ tiêu để lựa chọn được ít nhất 30 cây mẹ cho các xuất xứ Hoàng đàn Hữu Liên cho 3 tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc. Treo biển, chụp ảnh, lập hồ sơ và xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển bền vững nguồn cây mẹ Hoàng đàn Hữu Liên. * Công việc 2.2: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính cây Hoàng đàn Hữu Liên Hạt giống Hoàng đàn Hữu Liên sau khi thu hái tiến hành xác định tuổi cây, năm ra nón, số nón/cây, số hạt/cây và số lượng nón có trong 1kg, độ ẩm trung bình của quả tươi sau khi thu hái. Phơi, tách hạt và loại bỏ tạp vật, xác định khối lượng 1000 hạt, độ thuần lô hạt và tỷ lệ nẩy mầm, thế nẩy mầm ban đầu của hạt. Hoàng đàn Hữu Liên có số lượng cây trưởng thành nhỏ, khu vực phân bố hầu hết ở các địa hình núi đá vôi dốc thẳng đứng, hiểm trở, điều kiện thu hái quả gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy việc bố trí các thí nghiệm nhân giống hữu tính nhằm góp phần sử dụng hiệu quả nhất nguồn hạt giống và bố trí các yếu tố phù hợp nhất cho sự phát triển của cây con Hoàng đàn Hữu Liên giai đoạn vườn ươm. Các thí nghiệm được bố trí cụ thể như sau: - Thí nghiệm bảo quản hạt giống Hạt Hoàng đàn Hữu Liên ở 3 địa điểm nghiên cứu (Lạng Sơn, Tuyên Quang và Cao Bằng) sau khi thu hái được làm sạch, trộn lại thành 1 lô hạt để bố trí các công thức thí nghiệm bảo quản hạt như sau: CT1: Bảo quản hạt trong túi vải. CT2: Bảo quản hạt trong hũ bịt kín. CT3: Bảo quản hạt trong kho lạnh (5 -80C). Tiến hành kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của hạt ở 3 công thức trên vào các thời điểm: Sau 1 tháng, sau 3 tháng và sau 6 tháng. Tỷ lệ nảy mầm của hạt trong các công thức được theo dõi bằng cách ngâm hạt của từng công thức trong nước có nhiệt độ ban đầu là 65oC trong thời gian 8 giờ sau đó vớt hạt ra ủ trong cát ẩm và theo dõi định kỳ 3-5 ngày/lần. Mỗi công thức thí nghiệm được bố trí lặp lại 3 lần, mỗi lặp 50 hạt. Tổng số hạt cần thiết cho thí nghiệm là: 2400 hạt. - Ảnh hưởng của các phương pháp xử lý hạt đến tỷ lệ nảy mầm Hạt được ngâm trong trong dung dịch MnSO4 0,1% trong 30 phút, sau đó rửa sạch và bố trí theo 3 công thức: CT 1: Ngâm hạt trong nước 24 giờ ở nhiệt độ thường 250C CT 2: Ngâm hạt trong nước 8 giờ ở nhiệt độ ban đầu 450C CT 3: Ngâm hạt trong nước 8 giờ ở nhiệt độ ban đầu 650C Hạt sau xử lý được gieo trên khay đựng cát ẩm đặt trong nhà kính và theo dõi quá trình hạt nảy mầm. Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên với 3 lần lặp, 50 hạt/lần lặp. Tổng số hạt phục vụ cho thí nghiệm là: 3 CT x 3 lặp x 50 hạt giống/lặp= 450 hạt. Theo dõi hạt nảy mầm 1 ngày một lần vào buổi sáng của từng công thức thí nghiệm, thời gian theo dõi thí nghiệm từ khi bắt đầu ủ hạt cho đến khi xác định toàn bộ số hạt đã nảy mầm và số hạt thối. - Ảnh hưởng của thành phần dinh dưỡng của ruột bầu đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con: Hỗn hợp ruột bầu gồm đất lấy ở lớp đất tầng B ở vùng chân núi đá vôi để ải, phân chuồng hoai và phân tổng hợp có hàm lượng NPK (16-16-8). Bố trí 3 công thức thí nghiệm: - CT1: 90 % đất tầng A + 10 % phân chuồng hoai. - CT2: 95 % đất tầng A + 5 % phân chuồng hoai. - CT3: 93 % đất tầng A + 5 % phân chuồng hoai + 2 % NPK. Các công thức bố trí thí nghiệm ruột bầu đều áp dụng che sáng 50%. Thí nghiệm được bố trí lặp lại 3 lần, mỗi lần 36 bầu. Tổng số bầu cho thí nghiệm là: 3 CT x 3 lặp x 36 bầu/lặp= 324 bầu. Túi bầu polyetylen có kích thước 13 x18 cm (đường kính 13 cm và chiều cao 18cm). Thu thập số liệu ở các thời điểm 3, 6, 9, 12 tháng tuổi sau khi cấy vào bầu, các chỉ tiêu bao gồm: tỷ lệ sống (%), Hvn (cm), D00 (cm), đánh giá chất lượng cây con. - Ảnh hưởng của độ che sáng tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm. Bố trí 4 công thức thí nghiệm: - CT1: Che sáng 25% ánh sáng trực xạ. - CT2: Che sáng 50% ánh sáng trực xạ. - CT3: Che sáng 75% ánh sáng trực xạ. - CT4: Không che sáng (đối chứng) Các công thức che sáng đều áp dụng chung công thưc hỗn hợp ruột bầu là 94% đất tầng A + 5% phân chuồng hoai + 1% supe lân. Dùng lưới đen để che sáng. Độ che sáng thực tế thông qua đo cường độ ánh sáng (Lux) giao động ± 5 Lux. Giàn che được định kỳ nâng lên để đảm bảo cao hơn ngọn cây 30cm và rộng hơn mép luống 40cm. Luống cây và giàn che được làm theo hướng Đông - Tây để tránh ánh nắng chéo vào buổi sáng và buổi chiều. Thí nghiệm được bố trí lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp 36 bầu. Sử dụng túi bầu polyetylen có kích thước 13 x18 cm (đường kính 13 cm và chiều cao 18cm). Hạt Hoàng đàn Hữu Liên sau khi nẩy mầm được cấy vào bầu để phục vụ thí nghiệm. Tổng số bầu là: 4 công thức x 3 lặp x 36 bầu/lặp = 432 bầu. Thời gian bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của chế độ che sáng vào tháng 3. Thu thập số liệu sinh trưởng cho cây ở các thời điểm 3, 6, 9, 12 tháng tuổi sau khi cấy vào bầu, các chỉ tiêu bao gồm: tỷ lệ sống (%), Hvn (cm), D00 (cm), chất lượng cây giống. * Công việc 2.3: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây Hoàng đàn Hữu Liên Nhân giống sinh dưỡng cây rừng bằng hom đang được phát triển rất nhanh và được áp dụng khá rộng rãi trong trồng rừng cũng như phục vụ công tác bảo tồn tài nguyên di truyền cây rừng. Hoàng đàn Hữu Liên là cây bản địa quý hiếm, phân bố rải rác, có số lượng cá thể ít, lại khó thu hái hạt nên công tác nhân giống sinh dưỡng luôn được trú trọng. Các thí nghiệm nhân giống vô tính ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom được bố trí lần lượt là: (1) Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ thuốc; (2) Ảnh  hưởng của loại hom; (3) Ảnh  hưởng của mùa vụ; Hom được lấy từ các cây mẹ ở rừng tự nhiên, chiều dài hom 12 - 15cm và có ít nhất 2 chồi ngủ trở lên, hom được xử lý bằng Benlat C nồng độ 0,3%. Giá thể giâm hom là cát vàng được khử trùng bằng dung dịch thuốc tím KMnO4 với nồng độ 0,5 %. - Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ thuốc đến tỷ lệ ra rễ của hom. Sử dụng 2 loại chất điều hòa sinh trưởng là AIB (Acid - Indole – Butiric) với các công thức cụ thể như sau: CT1: AIB dạng dung dịch 200 ppm CT5: AIB dạng dung dịch 600 ppm CT2: AIB dạng dung dịch 300 ppm CT6: AIB dạng dung dịch 700 ppm CT3: AIB dạng dung dịch 400 ppm CT7: AIB dạng dung dịch 800 ppm CT4: AIB dạng dung dịch 500 ppm       CT8: AIB dạng dung dịch 900 ppm CT9: Đối chứng (không sử dụng chất điều hòa sinh trưởng) Mỗi công thức thí nghiệm được bố trí lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp 36 hom, tổng số hom sử dụng cho thí nghiệm là: 9 CT x 3 lặp x 36 hom/lặp= 972 hom. Hom được tưới đủ ẩm (độ ẩm 80 – 90%), làm giàn che nilon kín để tránh hiện tượng thoát hơi nước của luống hom. Số liệu thu thập bao gồm: Tỷ lệ ra rễ (%), thời gian ra rễ, số rễ/hom và chiều dài rễ (cm). - Ảnh hưởng của tuổi cây mẹ lấy hom đến tỷ lệ ra rễ của hom Loại hom Tuổi cây mẹ < 5 tuổi 5 - 10 Hom non Hom bánh tẻ + Hom giâm được lấy từ cây mẹ < 5 tuổi CT1: Hom non CT2: Hom bánh tẻ + Hom giâm được lấy từ cây mẹ từ 5 – 10 tuổi. CT3: Hom non CT4: Hom bánh tẻ Hom giâm được lấy trước thời điểm cây mẹ nẩy chồi, ra nón. Tổng số hom được sử dụng cho thí nghiệm là: 4 CT x 3 lặp x 36 hom/lặp= 432 hom. Hom được tưới đủ ẩm (độ ẩm 80 – 90%), làm giàn che nilon kín để tránh hiện tượng thoát hơi nước của luống hom. Số liệu thu thập bao gồm: Tỷ lệ ra rễ (%), thời gian ra rễ, số rễ/hom và chiều dài rễ (cm). - Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ ra rễ của hom. Bố trí 4 công thức thí nghiệm (CTTN) ở các thời điểm khác nhau như sau: CT1: Vụ Xuân                   CT3: Vụ Thu CT2: Vụ Hè                       CT4: Vụ Đông Yếu tố khống chế, dùng 1 loại chất điều hòa sinh trưởng, 1 nồng độ. Thí nghiệm được bố trí lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp 36 hom, tổng số hom sử dụng cho thí nghiệm là: 4 CT x 3 lặp x 36 hom/lặp = 432hom. Chất điều hòa sinh trưởng, nồng độ, giàn che, tưới nước và thu thập số liệu tương tự như thí nghiệm ảnh hưởng của loại hom đến tỷ lệ ra rễ của hom. * Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Đề tài sử dụng các phương pháp chuyên gia, hội thảo,… kết hợp các kết quả nghiên cứu, kế thừa các tài liệu liên quan để xây dựng và hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cây Hoàng đàn Hữu Liên bằng hạt và hom, làm cơ sở cho việc tạo giống Hoàng đàn Hữu Liên có năng suất và chất lượng cao. Hướng dẫn kỹ thuật sẽ được thông qua lấy ý kiến góp ý của chuyên gia và hội đồng khoa học. * Công việc 2.5: Xây dựng 0,5 ha vườn sưu tập giống - Xây dựng vườn sưu tập giống vô tính được thực hiện theo tiêu chuẩn Quốc gia TCN TCVN 8761 -11:2017 Giống cây lâm nghiệp – Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng Phần 1: Nhóm loài cây lấy gỗ; ban hành kèm theo quyết định số 2980/QĐ/BKHCN ngày 31/10/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Sử dụng phần mềm Cycdesign 2.0 được sử dụng để thiết kế các thí nghiệm tại hiện trường. - Vật liệu thí nghiệm: là cây giâm hom của 20 - 25 cây mẹ Hoàng đàn Hữu Liên được sản xuất từ vật liệu của cây mẹ tại các vùng nghiên cứu. - Vườn sưu tập giống được trồng từ vật liệu giống của 20 cây mẹ Hoàng đàn Hữu Liên được chọn. Khoảng cách trồng hàng cách hàng 4 m cây các cây là 4m x 4m. Tổng diện tích vườn sưu tập giống là 0,5 ha. - Địa điểm bố trí thí nghiệm: dự kiến xây dựng tại Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn. - Xử lý thực bì toàn diện bằng phát, chiều cao gốc phát <20cm, cành nhánh gom xếp thành hàng giữa 2 hàng cây trồng. - Mật độ trồng áp dụng là 625cây/ha, cự ly (4 x 4)m. Cuốc hố trồng với kích thước (50 x 50 x 40) cm. - Bón lót 2,0kg phân hữu cơ vi sinh + 0,7kg Supe lân + 0,5 kg NPK(16:16:8 )/hố. Trộn đều phân với đất trước khi lấp hố và được thực hiện trước khi trồng cây 15-20 ngày. Bón thúc 0,7kg  Supe lân + 0,5 kg  NPK(16:16:8 )/cây vào lần chăm sóc đầu của năm thứ 2, thứ 3. - Chăm sóc: Mỗi năm 2 lần trong 3 năm. Năm thứ nhất sau khi trồng 10 -15 ngày, kiểm tra và trồng dặm ngay những cây chết. Sau 2 tháng tiến hành phát thực bì toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1m, vun gốc cho cây và phát thực bì lần 2, gỡ bỏ dây leo cuốn cây. Năm thứ 2, nội dung chăm sóc bao gồm: Lần 1 phát thực bì toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1m, vun gốc, bón phân, gỡ bỏ dây leo cuốn cây; Lần 2, nội dung chăm sóc như lần 1 nhưng không bón phân. Chăm sóc năm 4 tương tự như năm thứ 2 và 3. - Định kỳ mỗi năm thu thập số liệu 1 lần vào tháng 11, đo toàn bộ số cây khảo nghiệm, ghi chú các cây bị chết, cụt ngọn, sâu bệnh hại, tỷ lệ sống..., đo các chỉ tiêu số lượng: Đường kính gốc (Doo), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính tán cây (Dt), độ thẳng thân cây và cho điểm từ 1 – 5 điểm, mức độ sâu bệnh theo các chỉ tiêu cụ thể như sau: + Độ thẳng thân cây: Thân rất thẳng 5 điểm; thân hơi cong 4 điểm; thân có 1 đoạn cong 3 điểm; thân cây có 2 đoạn cong 2 điểm;thân cây có 3 đoạn cong trở lên, phần thân thấp dưới 1m 1 điểm. + Mức độ bị sâu bệnh: Không bị sâu bệnh hại, cây khỏe có mức độ bị sâu bệnh < 10%; Bị sâu, bệnh hại nhẹ có mức độ bị sâu bệnh từ 10 đến < 25%; Bị sâu, bệnh hại có mức độ bị sâu bệnh từ 25 đến < 50%. 3. Nội dung 3: Xây dựng 3,0 ha mô hình trồng rừng cây Hoàng đàn Hữu Liên Vật liệu thí nghiệm: Cây hom từ được tuyển chọn từ cây mẹ của các xuất xứ đã được tuyển chọn tại các tỉnh. Mô hình xây dựng theo 3 dạng: (i) Mô hình trồng theo phương thức trồng trên đất trống có xen cây nông nghiệp, lâm nghiệp phù trợ; (ii) Mô hình trồng làm giàu rừng theo đám; (iii) Mô hình trồng cây phân tán. * Công việc 3.1: Xây dựng mô hình trồng cây Hoàng đàn Hữu Liên trên đất trống Mô hình xây dựng với theo 3 dạng: (i) Mô hình trồng rừng theo phương thức trồng trên đất trống có xen cây nông nghiệp; (ii) Mô hình trồng rừng theo phương thức trồng trên đất trống có cây lâm nghiệp phù trợ; (iii) Mô hình trồng cây phân tán - Xây dựng mô hình trồng rừng cây Hoàng đàn Hữu Liên trên đất trống có xen cây nông nghiệp (1,0 ha). + Địa điểm xây dựng mô hình là Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên tỉnh Lạng Sơn và Vườn Quốc gia Tam Đảo – Vĩnh Phúc. Mỗi địa điểm xây dựng 0,5ha. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng chung như sau: + Xử lý phát thực bì toàn diện, chiều cao gốc phát < 20cm, thực bì băm nhỏ rải đều giữa 2 hàng cây. + Mật độ trồng là 1.100cây/ha, cự ly (3 x 3) m. + Kích thước hố trồng (50 x 50 x 40) cm; + Loài cây nông nghiệp trồng xen là: Ngô, Đậu, cây cốt khí… được trồng xen giữa hàng cây trồng Hoàng đàn Hữu Liên + Bón lót 2,0kg phân hữu cơ vi sinh + 0,5kg Supe lân + 0,5kg NPK(16:16:8 )/hố. Trộn đều phân với đất trước khi lấp hố và được thực hiện trước khi trồng cây 15-20 ngày. Bón thúc 0,5kg Supe lân + 0,5 kg  NPK(16:16:8 )/cây vào 2 lần chăm sóc đầu của năm thứ 2, thứ 3 và thứ 4. Đối với cây nông nghiệp: Bón lót 500 kg phân hữu cơ vi sinh + 100kg NPK (16:16:8)/ha; bón thúc 100 kg NPK (16:16:8) + 100 kg Kali/ha + 100kg ure. + Chăm sóc: Mỗi năm 2 lần trong 3 năm. Năm thứ nhất sau khi trồng 10 -15 ngày, kiểm tra và trồng dặm ngay ở những vị trí có cây con chết. Sau 2 tháng tiến hành phát thực bì toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1m, vun gốc cho cây và phát thực bì lần 2, gỡ bỏ dây leo cuốn cây. Chăm sóc cây nông nghiệp. Năm thứ 2, nội dung chăm sóc bao gồm: Lần 1 phát thực bì toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1m, vun gốc, bón phân, gỡ bỏ dây leo cuốn cây, trồng dặm những cây đã chết; Lần 2, nội dung chăm sóc như lần 1 nhưng không bón phân, trồng dặm. Chăm sóc năm 4 tương tự như năm thứ 2 và 3 nhưng không tiến hành trồng dặm. + Định kỳ mỗi năm thu thập số liệu 1 lần vào tháng 11, ghi chú các cây bị chết, cụt ngọn, sâu bệnh hại, tỷ lệ sống..., đo các chỉ tiêu số lượng: Đường kính gốc (D00), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính tán cây (Dt), chất lượng cây. - Mô hình trồng rừng theo phương thức trồng trên đất trống có cây lâm nghiệp phù trợ: 1,0ha. + Xây dựng mô hình kết hợp bố trí thí nghiệm về loại phân và liều lượng phân đến tỷ lệ sống và sinh trưởng. + Thí nghiệm được bố trí tại 2 địa điểm là Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên và Vườn Quốc gia Tam Đảo – Vĩnh Phúc. + Diện tích thí nghiệm được chia đều cho 2 địa điểm, mỗi địa điểm 0,5ha. Biện pháp kỹ thuật áp dụng chung như sau: + Xử lý phát thực bì toàn diện, chiều cao gốc phát <20cm, thực bì băm nhỏ rải đều giữa 2 hàng cây. + Mật độ trồng cây Hoàng đàn Hữu Liên là 1.100cây/ha, cự ly (3 x 3) m, mật độ cây Thích, cây Bứa trồng phù trợ là 400 cây/ha, cự ly (5 x 5) m. + Kích thước hố trồng cây Hoàng đàn Hữu Liên là (50 x 50 x 40) cm; kích thước hố trồng cây trồng phù trợ là (40 x 40 x 40) cm; + Bố trí 3 CTTN phân bón cho cây Hoàng đàn Hữu Liên như sau: CT1: Bón 2kg phân hữu cơ vi sinh + 0,5 kg supe lân + 0,5 kg NPK (16:16:8)/hố; CT2: Bón 2kg phân chuồng hoai + 0,5 kg supe lân + 0,5 kg NPK (16:16:8)/hố;  CT3: Bón 0,5kg Supe lân + 0,5 kg NPK (16:16:8)/hố; Các CTTN được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ và lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp trồng 25 cây. + Bón phân cho cây phù trợ: Bón lót 1,0kg phân hữu cơ vi sinh + 0,2kg Supe lân + 0,3 kg NPK(16:16:8 )/hố. Trộn đều phân với đất trước khi lấp hố và được thực hiện trước khi trồng cây 15-20 ngày. Bón thúc  0,2kg  Supe lân + 0,3 kg  NPK(16:16:8 )/cây vào 2 lần chăm sóc của năm thứ 2, thứ 3 và thứ 4. + Chăm sóc mỗi năm 2 lần trong 3 năm. Năm thứ nhất sau khi trồng 10 -15 ngày, kiểm tra và trồng dặm ngay ở những vị trí có cây con chết. Sau 2 tháng tiến hành phát thực bì toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1m, vun gốc cho cây và phát thực bì lần 2, gỡ bỏ dây leo cuốn cây. Năm thứ 2, nội dung chăm sóc bao gồm: Lần 1 phát thực bì toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1m, vun gốc, bón phân, gỡ bỏ dây leo cuốn cây, trồng dặm những cây đã chết; Lần 2, nội dung chăm sóc như lần 1 nhưng không bón phân. Chăm sóc năm 4 tương tự như năm thứ 2 và 3 nhưng không tiến hành trồng dặm. Cây phù trợ áp dụng kỹ thuật chăm sóc tương tự như cây Hoàng đàn Hữu Liên; năm thứ 4 tiến hành tỉa bớt cành phù trợ (nếu có sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây Hoàng đàn Hữu Liên). Các CTTN được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ và lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp trồng 25 cây. + Bón phân cho cây Hoàng đàn Hữu Liên: Bón lót 2,0kg phân hữu cơ vi sinh; 0,5kg Supe lân + 0,5 kg NPK(16:16:8 )/hố. Trộn đều phân với đất trước khi lấp hố và được thực hiện trước khi trồng cây 15-20 ngày. Bón thúc 0,5kg  Supe lân + 0,5 kg  NPK(16:16:8 )/cây vào lần chăm sóc đầu của năm thứ 2 và thứ 3. + Bón phân cho cây lâm nghiệp phù trợ: Bón lót 1,0kg phân hữu cơ vi sinh + 0,2kg Supe lân + 0,3 kg NPK(16:16:8 )/hố. Trộn đều phân với đất trước khi lấp hố và được thực hiện trước khi trồng cây 15-20 ngày. Bón thúc 0,2kg  Supe lân + 0,3 kg NPK(16:16:8 )/cây vào 2 lần chăm sóc của năm thứ 2 và thứ 3. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc như thí nghiệm bón phân. + Các thí nghiệm được định kỳ mỗi năm thu thập số liệu 1 lần vào tháng 11, ghi chú các cây bị chết, cụt ngọn, sâu bệnh hại, tỷ lệ sống..., đo các chỉ tiêu số lượng: Đường kính gốc (D00), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính tán cây (Dt), chất lượng cây. - Xây dựng mô hình trồng rừng cây Hoàng đàn Hữu Liên phân tán (0,5 ha). + Địa điểm xây dựng mô hình là Ban Quản lý rừng đặc dung Hữu Liên tỉnh Lạng Sơn và Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Tổng số cây trồng phân tán là 550 cây (quy đổi là 0,5ha, mật độ trồng 1.100 cây/ha), mỗi địa điểm xây dựng 225 cây (quy đổi là 0,25 ha). Các biện pháp kỹ thuật áp dụng chung như sau: + Xử lý phát thực bì quanh hố trồng cây, chiều cao gốc phát < 20cm, thực bì được vun đều xung quanh hố trồng cây. + Tổng số cây trồng là 550 cây (quy đổi là 0,5 ha với mật độ trồng là 1.100cây/ha), cự ly tối thiểu giữa 2 cây gần nhau là 3 m, có thể trồng 1 cây đứng riêng lẻ. + Kích thước hố trồng (50 x 50 x 40) cm; + Bón lót 2,0kg phân hữu cơ vi sinh + 0,5kg Supe lân + 0,5kg NPK(16:16:8 )/hố. Trộn đều phân với đất trước khi lấp hố và được thực hiện trước khi trồng cây 15-20 ngày. Bón thúc 0,5kg Supe lân + 0,5 kg  NPK(16:16:8 )/cây vào 2 lần chăm sóc đầu của năm thứ 2, thứ 3 và thứ 4. Đối với cây nông nghiệp: Bón lót 500 kg phân hữu cơ vi sinh + 100kg NPK (16:16:8)/ha; bón thúc 100 kg NPK (16:16:8) + 100 kg Kali/ha + 100kg ure. + Chăm sóc: Mỗi năm 2 lần trong 3 năm. Năm thứ nhất sau khi trồng 10 -15 ngày, kiểm tra và trồng dặm ngay ở những vị trí có cây con chết. Sau 2 tháng tiến hành phát thực bì toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1m, vun gốc cho cây và phát thực bì lần 2, gỡ bỏ dây leo cuốn cây. Chăm sóc cây nông nghiệp. Năm thứ 2, nội dung chăm sóc bao gồm: Lần 1 phát thực bì toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1m, vun gốc, bón phân, gỡ bỏ dây leo cuốn cây, trồng dặm những cây đã chết; Lần 2, nội dung chăm sóc như lần 1 nhưng không bón phân, trồng dặm. Chăm sóc năm 4 tương tự như năm thứ 2 và 3 nhưng không tiến hành trồng dặm. + Định kỳ mỗi năm thu thập số liệu 1 lần vào tháng 11, ghi chú các cây bị chết, cụt ngọn, sâu bệnh hại, tỷ lệ sống..., đo các chỉ tiêu số lượng: Đường kính gốc (D00), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính tán cây (Dt), chất lượng cây. Công việc 3.2. Xây dựng mô hình trồng làm giàu rừng Hoàng đàn Hữu Liên ở rừng tự nhiên nghèo kiệt: 0,5 ha. + Mô hình trồng làm giàu rừng ở rừng tự nhiên nghèo kiệt được bố trí trồng làm giàu theo đám + Địa điểm bố trí thí nghiệm cũng được triển khai tại Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên và Vườn quốc gia Tam Đảo, diện tích thí nghiệm được chia đều cho 2 địa điểm mỗi địa điểm 0,25 ha + Áp dụng với những đám trống có diện tích từ 100 m2 trở lên. Tiến hành phát dọn thực bì toàn diện, chiều cao gốc phát < 20cm, thực bì băm nhỏ, dải đều theo đám + Mật độ trồng là 1.100 cây/ha, cự ly (3 x 3) m + Kích thước hố trồng: theo hốc đá. + Bón lót 2,0kg phân hữu cơ vi sinh + 0,5kg Supe lân + 0,5 kg NPK (16:16:8 )/hố. Trộn đều phân với đất trước khi lấp hố và được thực hiện trước khi trồng cây 15-20 ngày. Bón thúc 0,5kg Supe lân + 0,5 kg  NPK (16:16:8)/cây vào 2 lần chăm sóc của năm thứ 2, thứ 3 và thứ 4. + Chăm sóc: Tiến hành chăm sóc mỗi năm 2 lần trong 3 năm. Năm thứ nhất sau khi trồng 10 -15 ngày, kiểm tra và trồng dặm ngay ở những vị trí có cây con chết. Sau 2 tháng tiến hành phát thực bì toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1m, vun gốc cho cây và phát thực bì lần 2, gỡ bỏ dây leo cuốn cây. Năm thứ 2, nội dung chăm sóc bao gồm: Lần 1 phát thực bì toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1m, vun gốc, bón phân, gỡ bỏ dây leo cuốn cây, trồng dặm những cây đã chết; Lần 2, nội dung chăm sóc như lần 1 nhưng không bón phân. Chăm sóc năm thứ 4 tương tự như năm thứ 2 và năm thứ 3 nhưng không tiến hành trồng dặm. + Định kỳ mỗi năm thu thập số liệu 1 lần vào tháng 11, ghi chú các cây bị chết, cụt ngọn, sâu bệnh hại, tỷ lệ sống..., đo các chỉ tiêu số lượng: Đường kính gốc (D00), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính tán cây (Dt), chất lượng cây. 4. Nội dung 4: Tập huấn chuyển giao kỹ thuật Từ kết quả nghiên cứu thực tế của đề tài, tài liệu hóa các kỹ thuật: Kỹ thuật chọn cây mẹ và nhân giống Hoàng đàn Hữu Liên; Chuyển giao kỹ thuật đến các chủ rừng và các hộ gia đình bằng cách tổ chức thăm quan mô hình và tập huấn chuyển giao kỹ thuật. * Nội dung các lớp tập huấn: - Tập huấn kỹ thuật chọn cây mẹ và nhân giống Hoàng đàn Hữu Liên. - Tập huấn kỹ thuật trồng rừng cây Hoàng đàn Hữu Liên * Quy mô các lớp tập huấn: dự kiến 3 lớp tại các tỉnh: Lạng Sơn, Tuyên Quang và Cao Bằng. * Số lượng tham gia tập huấn dự kiến: 30 lượt người/lớp; * Đối tượng: được tập huấn chủ yếu là cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật làm trong công tác nông, lâm nghiệp và người dân tham gia trực tiếp vào quá trình: Chọn cây mẹ, nhân giống, chăm sóc rừng; * Giảng viên: Chuyên gia/Nhóm thực hiện đề tài; * Phương pháp: gắn lý thuyết với thực hành.
Chủ nhiệm đề tàiTS. Lê Minh Cường - Trung tâm Khoa học lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
Đơn vị
Kết quả
  1. Báo cáo đặc điểm lâm học, sinh học, giá trị nguồn gen và đa dạng di truyền nguồn gen loài Hoàng đàn Hữu Liên.
  2. Hướng dẫn kỹ thuật cây Hoàng đàn Hữu Liên:
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống vô tính bằng hom cây Hoàng đàn Hữu Liên. - Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống hữu tính cây Hoàng đàn Hữu Liên.
  1. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Hoàng đàn Hữu Liên
4. Báo cáo tổng kết đề tài
Tiến bộ được công nhậnĐịa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Phạm vi và địa chỉ dự kiến ứng dụng kết quả của đề tài là các tổ chức cộng đồng hộ gia đình ở các địa phương có loài Hoàng đàn Hữu Liên phân bố. Các khu bảo tồn thiên nhiên, Ban quản lý rừng trên địa bàn các Tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
Phạm vi
[logo-slider]