Khai thác và phát triển nguồn gen cây Mây chỉ (Calamus dioicus Lour.) và Song bột (Calamus poilanei Conrard) tại một số tỉnh vùng Tây Nguyên.

Ký hiệu khoVI24_685
Chuyên ngànhphát triển nguồn gen, cây Mây chỉ
Địa phươngTây Nguyên
Lĩnh vựcphát triển nguồn gen
Đề tài nghiên cứu khoa họcKhai thác và phát triển nguồn gen cây Mây chỉ (Calamus dioicus Lour.) và Song bột (Calamus poilanei Conrard) tại một số tỉnh vùng Tây Nguyên.
CấpCấp Quốc gia
Mục tiêuKhai thác và phát triển được nguồn gen Mây chỉ và Song bột tại một số tỉnh vùng Tây Nguyên..
Ngày bắt đầu2020
Ngày kết thúc2024
Chi tiếtTóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Nghiên cứu hiện trạng phân bố, đặc điểm lâm học, đánh giá đa dạng di truyền và giá trị nguồn gen Mây chỉ và Song bột tại vùng Tây Nguyên Nội dung 2: Nghiên cứu kỹ thuật thu hái, bảo quản hạt, nhân giống Mây chỉ và Song bột Nội dung 3: Xây dựng 02 mô hình vườn tập hợp giống Nội dung 4: Xây dựng mô hình trồng Mây chỉ và Song bột Nội dung 5: Nghiên cứu kỹ thuật thu hoạch và sơ chế, bảo quản sản phẩm Mây chỉ và Song bột sau thu hoạch
Phương pháp7 Phương pháp nghiên cứu: - Đặc điểm hình thái và giám định Mây chỉ và Song bột Tại mỗi tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum, chọn 2 xuất xứ Mây chỉ và Song bột tiến hành lấy mẫu tiêu bản đại diện, mỗi cây/cụm lấy 03 mẫu tiêu bản (lá, thân ngầm, thân khí sinh) và mô tả hình thái ngoài thực địa, kết hợp với các tài liệu đã công bố loài để giám định. - Điều tra hiện trạng phân bố và sinh thái Nghiên cứu đặc điểm phân bố được thực hiện tại 10 điểm nơi có phân bố Mây chỉ và Song bột tại tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum. Điều tra phân bố theo phương pháp điều tra rừng bao gồm kế thừa tài liệu, phỏng vấn người dân địa phương, điều tra theo tuyến và điều tra trên ô tiêu chuẩn. - Điều tra đặc điểm lâm họcMây chỉ và Song bột Được thực hiện theo các phương pháp điều tra chuyên ngành, các yếu tố sinh thái cần được xác định bao gồm địa hình, đất đai, khí hậu, thực vật. Điều tra đánh giá hiện trạng về nhu cầu sử dụng khai thác, sơ chế, bảo quản Mây chỉ và Song bột. Phỏng vấn, thu thập thông tin từ 30 hộ gia đình/tỉnh và 5 công ty, doanh nghiệp chế biến lâm sản/tỉnh Đánh giá đa dạng di truyền và giá trị nguồn gen Mây chỉ và Song bột - Đánh giá đa dạng di truyền Để đánh giá đa dạng di truyền các xuất xứ Mây chỉ và Song bột thường sử dụng các chỉ thị phân tử là các marker có hiệu quả trong phân tích đa dạng di truyền. - Nghiên cứu về chất lượng hạt giống (độ thuần, khối lượng 1000 hạt, tỷ lệ nảy mầm và tốc độ nảy mầm. Lô hạt nghiên cứu được thu hái và bảo quản như sau: tiến hành thu hái hạt khi quả chín, đem ủ thêm 1 - 2 ngày, sau đó đãi sạch vỏ và phơi trong nắng nhẹ cho khô và xác định các chỉ tiêu chất lượng hạt giống theo tiêu chuẩn “hạt giống cây lâm nghiệp-phương pháp kiểm nghiệm 04-TCN-33-2001” - Phương pháp lựa chọn vật liệu giống để khảo nghiệm Từ kết quả điều tra hiện trạng, phân bố Mây chỉ và Song bột tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum (khoảng 20 xuất xứ/2 loài) tiến hành lựa chọn cụm vượt trội về số nhánh, đường kính và chiều dài thân, dự kiến 5-10 xuất xứ/loài (trung bình 20 cây hay cụm/xuất xứ/loài) để lấy vật liệu giống để khảo nghiệm xuất xứ tại Lâm Đồng, Đắk Nông. - Tuyển chọn xuất xứ ở giai đoạn vườn ươm Toàn bộ số hạt thu hái của các xuất xứ Mây chỉ và Song bột đã. tuyển chọn tiến hành xử lý, gieo ươm theo từng xuất xứ và theo dõi sinh trưởng cây con trong thời gian 12 tháng. Thí nghiệm gieo ươm được lập theo phương pháp ngẫu nhiên với 3 lần lặp, mỗi lặp 50 cây. Tổng số cây thí nghiệm 1500 cây (với 50 cây x 3 lần lặp x 10 xuất xứ ). Xây dựng vườn tập hợp giống theo tiêu chuẩn ngành công nhận giống cây lâm nghiệp 04 TCN-147-2016.
Chủ nhiệm đề tàiTS. Phạm Trọng Nhân - Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam trung Bộ và Tây Nguyên
Đơn vị
Kết quảSản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: Giống (xuất xứ) Mây chỉ và Song bột; Mô hình vườn tập hợp giống 2 loài Mây chỉ và Song bột tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông; Mô hình trồng Mây chỉ, Song bột tại ít nhất 2 tỉnh, có năng suất cao hơn 15% so với giống trung bình khảo nghiệm
Tiến bộ được công nhậnĐịa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Khả năng về thị trường Nhu cầu thị trường sử dụng nguyên liệu cây Mây chỉ và Song bột là rất lớn. Tuy nhiên hầu hết sản phẩm đều được khai thác từ rừng tự nhiên, công tác trồng rừng chưa được quan tâm đầu tư. Ngoài ra các loài Song mây nói chung sinh trưởng chậm, chưa đủ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của thị trường. Khả năng về ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh Từ kết quả nghiên cứu sẽ tuyển chọn được các xuất xứ Mây chỉ và Song bột tốt, xác định giá trị nguồn gen của chúng, đây là cơ sở định hướng cho việc bảo tồn và phát triển các loài này ở Việt Nam. Xây dựng được các hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng Mây chỉ và Song bột, khai thác, bảo quản và khai thác sản phẩm cho năng suất và chất lượng cao ở Lâm Đồng và Đắk Nông và có thể áp dụng cho các vùng sinh thái tương tự trong cả nước. Khả năng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu và triển khai ứng dụng sản phẩm Trong quá trình triển khai, đề tài sẽ liên kết với các đơn vị chuyên môn để thực hiện các nội dung đã đề ra nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra còn phối hợp với doanh nghiệp như Công ty TNHH Quốc tế Song Nga, Trung tâm khuyến nông và các hộ dân tham gia xây dựng mô hình nhằm chuyển giao nhanh những kết quả nghiên cứu và thực tiễn sản xuất.
Phạm vi
[logo-slider]