Khai thác phát triển nguồn gen cây Tre ngọt tại một số tỉnh miền núi phía Bắc để lấy măng

Ký hiệu khoVI24_554
Chuyên ngànhNguồn gen, tre ngọt
Địa phươngToàn Quốc
Lĩnh vựcphát triển nguồn gen
Đề tài nghiên cứu khoa họcKhai thác phát triển nguồn gen cây Tre ngọt tại một số tỉnh miền núi phía Bắc để lấy măng
CấpCấp NN
Mục tiêuTuyển chọn được các xuất xứ Tre ngọt có năng suất cao; - Xây dưng được kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh Tre ngọt và thu hoach, bảo quản măng; - Xây dựng được các mô hình trồng Tre ngọt lấy măng có hiệu quả kinh tế cao tại Phú Thọ, Lai Châu, Bắc Giang.
Ngày bắt đầu2016
Ngày kết thúc2020
Chi tiếtNội dung nghiên cứu Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm lâm học và giá trị nguồn gen Tre ngọt - Điều tra đặc điểm lâm học của cây Tre ngọt (Điều tra, thu thập số liệu phân bố, sinh thái, sinh trưởng, lập địa, tái sinh và theo dõi quy luật sinh măng) - Đánh giá giá trị dinh dưỡng măng của các xuất xứ Tre ngọt - Đánh giá đa dạng di truyền của các xuất xứ Tre ngọt. - Viết báo cáo đặc điểm lâm học, đa dạng di truyền, giá trị dinh dưỡng của nguồn gen cây Tre ngọt - Kiến thức bản địa về nhân giống và trồng tre lấy măng ở các tỉnh miền núi phía bắc. Nội dung 2: Nghiên cứu lựa chọn xuất xứ và xây dựng vườn tập hợp giống - Lựa chọn các bụi Tre ngọt có chất lượng tốt của các xuất xứ để lấy vật liệu giống. - Xây dựng 3ha vườn tập hợp giống kết hợp khảo nghiệm xuất xứ tại Phú Thọ, Lai Châu và Bắc Giang (Thu thập vật liệu giống, lựa chọn địa điểm, thiết kế, chỉ đạo xây dựng mô hình) - Viết báo cáo khảo nghiệm xuất xứ Tre ngọt ( thu thập, xử lý số liệu và viết báo cáo) Nội dung 3: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính - Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng giống gốc: thí nghiệm về loại giống gốc, tuổi giống và chiều dài thân khí sinh để lại. - Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng cành chiết: ảnh hưởng loại thuốc, nồng độ thuốc kích thích, thời vụ đến tỷ lệ ra rễ. - Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng hom cành và hom thân: Ảnh hưởng nồng độ, loại thuốc, thời vụ đến tỷ lệ sống và ra rễ. -Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống vô tính Tre ngọt 18 Nội dung 4: Nghiên cứu kỹ thuật trồng thâm canh và xây dựng mô hình trồng Tre ngọt lấy măng: 15 ha, mỗi tỉnh 5 ha. - Nghiên cứu kỹ thuật trồng thâm canh và xây dựng mô hình trồng rừng Tre ngọt lấy măng tại Phú Thọ, Lai Châu và Bắc Giang (khảo sát chọn địa điểm, lấy mẫu đất, thiết kế thí nghiệm bón phân, tưới nước, thu thập số liệu) - Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh Tre ngọt để lấy măng (xây dựng hướng, lấy ý kiến chuyên gia) Nội dung 5: Nghiên cứu kỹ thuật khai thác, bảo quản và sơ chế măng - Đánh giá thực trạng kỹ thuật khai thác, bảo quản và sơ chế măng tre tại các tỉnh miền núi phía Bắc - Nghiên cứu kỹ thuật khai thác măng (số cây mẹ để lại, thời điểm để lại măng làm cây mẹ, chiều cao khai thác). - Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản măng (bảo quản cát ẩm, tưới nước, lạnh, quét cồn và hút chân không). - Nghiên cứu kỹ thuật sơ chế măng (sơ chế măng chua, măng khô, hàm lượng dinh dưỡng măng sau sơ chế). - Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản và sơ chế măng (xây dựng hướng dẫn, lấy ý kiến chuyên gia)
Phương phápQuan điểm và cách tiếp cận Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng quan điểm và cách tiếp cận như sau: -Tiếp cận lịch sử và logic:Kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, học hỏi kinh nghiệm gây trồng của người dân địa phương, điều tra đặc điểm sinh thái để lựa chọn địa điểm và kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh Tre ngọt lấy măng; - Tiếp cận định tính và định lượng: Thông qua điều tra lựa chọn các bụi tre ngọt có chất lượng tốt của các xuất xứ, hệ số sinh măng cao và đánh giá đa dạng di truyền của chúng để lựa chọn được những bụi Tre ngọt của các xuất xứ không những vượt trội về năng suất, kích thước mà còn đa dạng về nguồn gen, sẽ có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cao hơn để khảo nghiệm và chọn ra xuất xứ có năng suất cao; - Tiếp cận hệ thống và tiếp cận phân tích và tổng hợp: Thông qua tham khảo các công trình nghiên cứu, kinh nghiệm của người dân địa phương và kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, biện pháp thâm canh, khai thác, bảo quản và sơ chế măng để xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh khai thác, bảo quản và sơ chế măng.
Chủ nhiệm đề tàiTS. Nguyễn Văn Thọ
Đơn vị
Kết quảSản phẩm khoa học và công nghệ: - Ít nhất 01 xuất xứ tre ngọt/vùng sinh thái cho năng suất măng cao (3 xuất xứ cho 3 vùng sinh thái) - 03 ha vườn tập hợp giống và 15 ha mô hình thâm canh Tre ngọt. - 22 báo cáo chuyên đề về nghiên cứu thực nghiệm - 03 Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng thâm canh và hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản và sơ chế măng tre ngọt - 02-03 bài báo khoa học - Bộ số liệu, cơ sở dự liệu nguồn gen - Báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề - Tham gia đào tạo 01 thạc sỹ
Tiến bộ được công nhận03 Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng thâm canh và hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản và sơ chế măng tre ngọt
Phạm vi
[logo-slider]