Hoàn thiện kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh và khai thác bền vững mủ Trôm (Sterculia foetida L.)

Ký hiệu khoVI24_700
Chuyên ngànhGiống cây Lâm nghiệp
Địa phươngNam Trung Bộ
Lĩnh vựcChọn giống, Kỹ thuật lâm sinh
Đề tài nghiên cứu khoa họcHoàn thiện kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh và khai thác bền vững mủ Trôm (Sterculia foetida L.)
CấpCấp Bộ
Mục tiêuCông nhận được giống mới Trôm có năng suất mủ cao từ các mô hình khảo nghiệm của đề tài cấp Bộ giai đoạn 2013-2018. - Hoàn thiện được kỹ thuật nhân giống, trồng rừng thâm canh và khai thác bền vững mủ Trôm đảm bảo năng suất và chất lượng cho một số tỉnh vùng Nam Trung Bộ. - Sản xuất thử nghiệm và chuyển giao được kỹ thuật trồng rừng thâm canh, khai thác và chế biến mủ Trôm đã được hoàn thiện vào sản xuất ở một số tỉnh vùng Nam Trung Bộ.
Ngày bắt đầu2021
Ngày kết thúc2025
Chi tiếtTóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Dự án thực hiện 4 nội dung nghiên cứu chính như sau: (1)Theo dõi, đánh giá mô hình khảo nghiệm các giống Trôm của đề tài cấp Bộ giai đoạn 2013 – 2018 (2) Hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng thâm canh Trôm lấy mủ: - Thí nghiệm về cây con - Thí nghiệm tỉa cành, tạo tán – nuôi dưỡng rừng - Thí nghiệm xác định nồng độ kích thích ra mủ - Thí nghiệm tưới nước trong thời gian xây dựng kiến thiết - Thí nghiệm về cây con trồng rừng (3) Sản xuất thử nghiệm (4) Tập huấn chuyển giao kỹ thuật
Phương phápPhương pháp nghiên cứu:
  1. Theo dõi, đánh giá mô hình khảo nghiệm các giống Trôm của đề tài cấp Bộ giai đoạn 2013 – 2018
  2. a) Phương pháp xây dựng Vườn giống khảo nghiệm hậu thế (giai đoạn 2013-2018)
* Vật liệu giống: Vật liệu nghiên cứu là hạt giống của 50 gia đình cây trội/cây mẹ tốt nhất trên 4 vùng sinh thái (Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ) với 11 xuất xứ thuộc 11 tỉnh (Ninh Thuận: 9 gia đình, Bình Thuận: 9 gia đình, Khánh Hòa: 6 gia đình, Gia lai: 3 gia đình, Đồng Nai: 3 gia đình, Tây Ninh: 3 gia đình, Bà Rịa – Vũng Tàu: 4 gia đình, TPHCM: 2 gia đình, Long An: 3 gia đình, Kiên Giang: 5 gia đình, Tiền Giang: 3 gia đình) * Địa điểm và diện tích trồng: Diện tích 1,5 ha tại Tuy Phong, Bình Thuận. * Phương pháp bố trí khảo nghiệm: Khảo nghiệm được thiết kế theo khối ngẫu nhiên (Áp dụng theo tiêu chuẩn ngành 04-TCN-147, Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006), với 50 gia đình khảo nghiệm, 8 lần lặp lại, 4 cây/ô/lặp; cây trong mỗi ô được trồng thành cụm, khoảng cách trồng 3 x 3 m (tương đương với mật độ 1.111 cây/ha), tổng số 32 cây cho một giống khảo nghiệm. * Kỹ thuật trồng và các biện pháp chăm sóc đã áp dụng: - Kỹ thuât trồng: Phát dọn thực bì và cày toàn diện; cuốc hố thủ công kích thước hố 40x40x40cm. Bón lót 2kg phân chuồng (phân bò), phân vô cơ NPK 200g/cây. - Cây con 6 tháng tuổi, Hvn từ 50-70 cm, D00 từ 0,7-1,0 cm. - Thời gian trồng tháng 10 năm 2014. - Bón thúc 300g NPK /cây vào năm thứ 2; 3; 4. - Chăm sóc 2 lần/năm trong 3 năm đầu; Phương pháp chăm sóc: sạc cỏ xung quanh gốc, bón phân.
  1. b) Phương pháp chăm sóc, thu thập, xử lý số liệu phục vụ công nhận giống trong giai đoạn này.
+ Rà soát lại toàn bộ nhãn tên cây và gia đình theo sơ đồ đã trồng, ghim biển tên gia đình, mã số trên từng cây ngoài thực địa. Tổng số bảng tên cây (nhãn) là 1.600 bảng nhãn tên cây + Chăm sóc:
  • Phát dọn toàn bộ thực bì, dây leo cây bụi trên toàn bộ diện tích;
  • Xạc cỏ xung quanh gốc, cách gốc với đường kính từ 1-1,5m, 2 lần/ năm
  • Bón phân chăm sóc với liều lượng: (Bón thúc 300g NPK /cây vào năm thứ 2; 3; 4.
  • Thời vụ bón: Tất cả các nghiệm thức đều được bón 1 lần vào đầu mùa mưa khu đủ ẩm (tháng 7-9)
  • Kỹ thuật bón phân: trộn kỹ, đào rãnh nhỏ xung quanh gốc, rải phân sau đó lấp đất đất.
+ Thu thập số liệu: Số liệu được thu thập và xử lý theo TCVN 8761-5:2019 – Nhóm loài cây thân gỗ lấy tinh dầu (Thu toàn bộ số cây, 50 gia đình x 8 lần lặp = 1.600 cây)
  • Số liệu sinh trưởng: tỷ lệ sống, đường kính, chiều cao, phẩm chất, sâu bệnh. Thu một lần/năm
  • Số liệu mủ: Thu thập lượng mủ liên tục trong vòng 30 ngày/năm và đồng nhất về phương thức khai thác, tỷ lệ lỗ đục trên thân và kỹ thuật khai thác.
  1. c) Phương pháp công nhận giống mới:
Áp dụng tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8761-5:2019 Giống cây lâm nghiệp, Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng – Nhóm loài cây thân gỗ lấy tinh dầu
  1. Hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng thâm canh Trôm lấy mủ
Quy mô 5,0 ha tại hai địa điểm Tuy Phong - Bình Thuận và Ninh Sơn - Ninh Thuận. Nội dung hoàn thiện kỹ thuật được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:    
  1. Sản xuất thử nghiệm
+ Quy mô: 20,0 ha rừng trồng thâm canh Trôm lấy mủ. + Địa điểm: tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận + Mật độ trồng: 833 cây/ha (cự ly 3 m x 4m), thiết kế theo hình nanh sấu để tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng của cây. + Kích thước hố: 40 x 40 x 40cm. + Bón lót: (2 kg phân hữu cơ + 0,2 kg NPK)/hố; + Kỹ thuật chăm sóc: Phát dọn thực bì toàn diện, xạc cỏ quanh gốc với đường kính từ 1-1,5m. Chăm sóc 2 lần/năm + Bón phân chăm sóc: (0,3kg NPK (16-16-8)/gốc/năm + 0,5 kg Lân/gốc/năm) + Giống: Các gia đình cho năng suất và chất lượng mủ cao (BT01, BT05 và NT18). Trong đó 18,0 ha trồng bằng giống cây con từ hạt; 2,0 ha được trồng bằng giống cây con ghép cành. + Cây giống sản xuất từ hạt trong túi bầu có kích thước 13 x 18cm. Tiêu chuẩn cây giống từ 4 - 6 tháng tuổi, chiều cao 50 – 70cm, không cong queo, sâu bệnh và có hệ rễ phát triển tốt.
  1. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật
+ Số lớp tập huấn: 02 lớp với 100 lượt người tham dự Lớp 1: Tập huấn về kỹ thuật nhân giống, Kỹ thuật khai thác mủ trôm Lớp 2: Tập huấn về kỹ thuật trồng rừng thâm canh Trôm lấy mủ. + Thời gian thực hiện: năm 2023 và 2025 + Đối tượng: Tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến lâm cơ sở đơn vị chủ rừng và các hộ trồng rừng ở vùng dự án Các đơn vị được tập huấn trực tiếp trong quá trình triển khai dự án và nhận chuyển giao gồm: + Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn + Các hội viên của Hợp tác xã Nông nghiệp Vĩnh Hảo
Chủ nhiệm đề tàiTS. Phùng Văn Khen - Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
Đơn vị
Kết quảÍt nhất 03 giống Trôm có năng suất mủ đạt từ 1.000kg/ha/năm và vượt ít nhất 15% so với sản xuất hiện nay được công nhận cho vùng Nam Trung Bộ. - 01 Quy trình kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép cành được Bộ công nhận TBKT. - 01 Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh Trôm theo hướng lấy mủ được Bộ công nhận Tiến bộ kỹ thuật. - 01 Quy trình kỹ thuật khai thác bền vững mủ Trôm được hoàn thiện. - 2,0 ha mô hình thí nghiệm hoàn thiện công nghệ trồng thâm canh theo hướng lấy mủ Trôm. - 1,0 ha mô hình thí nghiệm hoàn thiện công nghệ khai thác mủ Trôm bền vững (trên diện tích trồng giai đoạn 2013-2018). - 2,0 ha mô hình thí nghiệm hoàn thiện công nghệ nuôi dưỡng, chăm sóc rừng trong khi khai thác mủ (trên diện tích trồng giai đoạn 2013-2018). - 21.000 cây giống các loại (từ hạt, ghép cành, ghép mắt) phục vụ trồng mô hình thí nghiệm, mô hình SXTN và chuyển giao kỹ thuật nhân giống. - 20,0 ha mô hình sản xuất thử nghiệm trồng thâm canh Trôm mới bằng cây con từ hạt và cây ghép (18ha cây con từ hạt, 2 ha cây con từ cây ghép). - 200 kg mủ Trôm thu từ các mô hình thử nghiệm. - 01 đơn vị sản xuất và 15 hộ gia đình được chuyển giao công nghệ nhân giống và trồng thâm canh và khai thác mủ Trôm bền vững.
Tiến bộ được công nhận
Phạm vi
[logo-slider]