Điều tra bổ sung thành phần loài, phân bố và một số đặc điểm sinh thái các loài tre chủ yếu ở Việt Nam

Ký hiệu khoVI24_09
Chuyên ngànhTre
Địa phươngToàn Quốc
Lĩnh vựcTài nguyên thực vật rừng
Đề tài nghiên cứu khoa họcĐiều tra bổ sung thành phần loài, phân bố và một số đặc điểm sinh thái các loài tre chủ yếu ở Việt Nam
CấpCấp Bộ
Mục tiêu- Bổ sung tư liệu về thành phần loài, phân bố và một số đặc điểm sinh thái, giá trị sử dụng các loài Tre chủ yếu ở Việt Nam (có mẫu vật và ảnh minh hoạ). - Soạn thảo một cuốn sách về các loài Tre chủ yếu ở Việt Nam. Nội dung cuốn sách tập hợp được các kết
Ngày bắt đầu1/6/2001
Ngày kết thúc12/31/2004
Chi tiết- Thu thập mẫu vật, ghi chép theo biểu mẫu về đặc điểm sinh thái, đặc điểm sinh học (thân khí sinh, thân ngầm), tình hình phân bố và khả năng sử dụng các loài tre chủ yếu ở khu vực miền Trung như Thanh Hoá, Nghệ An đến Lâm Đồng, Thuận Hải và một số nơi th
Phương phápThừa kế các công trình và kết quả nghiên cứu đã có. -Phương pháp điều tra theo tuyến và điểm. -Thu thập mẫu vật. -Giám định tên. -Nghiên cứu giải phẫu cấu tạo, tính chất vật lý, cơ học. Soạn thảo chương trình tra cứu . Xuất bản sách
Chủ nhiệm đề tàiKS.Nguyễn Tử Ương, Lê Viết Lâm
Đơn vịPhòng TNTVR
Kết quảĐề tài đã tiến hành khảo sát ở 26 tỉnh, thu thập được 93 mẫu loài, đưa tổng số mẫu loài lên 223. Tiêu bản tre gồm lá, mo, thân khí sinh và một số loài còn có cả hoa được hoàn thiện, bảo quản để làm nguồn tài liệu lưu trữ, trưng bày, tra cứu. - Có 1325 ảnh mầu về hình thái khóm tre, thân khí sinh, cành lá để bổ sung cho mẫu sưu tập và phục vụ cho công tác định loại, phân loại. - Bộ phiếu điều tra cho 93 mẫu loài là tài liệu ghi chép về tên loài, địa điểm thu mẫum đặc điểm nghiên cứu, đặc điểm nhận biết, đặc tính sinh thái học, phân bố, giá trị sử dụng, tình hình sản xuất, kinh doanh. - Kết quả về giám định tên khoa học: Nhóm nghiên cứu đã cùng với một số chuyên gia trong nước và Trung Quốc tiến hành mô tả, định tên cho 223 mẫu tiêu bản, trong đó: định tên cho 22 chi, 122 loài (62 loài đến tên loài và 60 loài đến tên chi). - Đề tài đã tiến hành chỉnh lý tên khoa học cho 11 loài: Là ngà (Bambusa sinospinosa McClure), Tre gai (B. blumeana J. A et J. H Schutt), Trúc vuông (Chimonobambusa yunnanensis Hsuch W. P. Zhang), Tre mỡ lạng sơn (Dendrocalamus minor (McClure) Chia et H. L.), Luồng thanh hoá (D. barbatus Houe et D. Z. Li), Mạy sang mú (D. barbatus var. internodii nadicatus), Mạy sang (D. membranaceus Munro), Giang (Maclurochloa vietnamensis sp. Nov.), Vầu đắng (Indosasa angustata McClure), Trúc cần câu (Phyllostachys sulphurea (Carr) A. et O. Riv) và Trúc sào (P. edulis (Carr) H. de Leh.) - Đề tài phát hiện được 6 chi và 22 loài được coi là lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam. Các chi: Trúc dây (Ampelocalamus), Bạc mày Bambusa subgen Dendrocalamopsis), Sặt gai (Chimonocalamus), Hào dúi (Fagessia), Mạy lênh lang (Ferrocalamus) và Giang (Macclurochloa). Các loài: Mạy bói (Bambusa burmanica), Hóp đá (), Hóp sào, Tre quảng tây, . -Báo cáo khoa học. -Mẫu vật -Bản thảo cuốn sách. -Chương trình tra cứu
Tiến bộ được công nhậnĐề tài đã tiến hành khảo sát ở 26 tỉnh, thu thập được 93 mẫu loài, đưa tổng số mẫu loài lên 223. Tiêu bản tre gồm lá, mo, thân khí sinh và một số loài còn có cả hoa được hoàn thiện, bảo quản để làm nguồn tài liệu lưu trữ, trưng bày, tra cứu. - Có 1325 ảnh mầu về hình thái khóm tre, thân khí sinh, cành lá để bổ sung cho mẫu sưu tập và phục vụ cho công tác định loại, phân loại. - Bộ phiếu điều tra cho 93 mẫu loài là tài liệu ghi chép về tên loài, địa điểm thu mẫum đặc điểm nghiên cứu, đặc điểm nhận biết, đặc tính sinh thái học, phân bố, giá trị sử dụng, tình hình sản xuất, kinh doanh. - Kết quả về giám định tên khoa học: Nhóm nghiên cứu đã cùng với một số chuyên gia trong nước và Trung Quốc tiến hành mô tả, định tên cho 223 mẫu tiêu bản, trong đó: định tên cho 22 chi, 122 loài (62 loài đến tên loài và 60 loài đến tên chi). - Đề tài đã tiến hành chỉnh lý tên khoa học cho 11 loài: Là ngà (Bambusa sinospinosa McClure), Tre gai (B. blumeana J. A et J. H Schutt), Trúc vuông (Chimonobambusa yunnanensis Hsuch W. P. Zhang), Tre mỡ lạng sơn (Dendrocalamus minor (McClure) Chia et H. L.), Luồng thanh hoá (D. barbatus Houe et D. Z. Li), Mạy sang mú (D. barbatus var. internodii nadicatus), Mạy sang (D. membranaceus Munro), Giang (Maclurochloa vietnamensis sp. Nov.), Vầu đắng (Indosasa angustata McClure), Trúc cần câu (Phyllostachys sulphurea (Carr) A. et O. Riv) và Trúc sào (P. edulis (Carr) H. de Leh.) - Đề tài phát hiện được 6 chi và 22 loài được coi là lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam. Các chi: Trúc dây (Ampelocalamus), Bạc mày Bambusa subgen Dendrocalamopsis), Sặt gai (Chimonocalamus), Hào dúi (Fagessia), Mạy lênh lang (Ferrocalamus) và Giang (Macclurochloa). Các loài: Mạy bói (Bambusa burmanica), Hóp đá (), Hóp sào, Tre quảng tây, . -Báo cáo khoa học. -Mẫu vật -Bản thảo cuốn sách. -Chương trình tra cứu
Phạm viToàn Quốc
[logo-slider]