Đánh giá hiệu quả các mô hình trang trại Lâm nghiệp ở Yên Bái và Phú Thọ

Ký hiệu khoVI24_124
Chuyên ngànhHiệu quả, Trang trại
Địa phươngTrung Tâm
Lĩnh vựcKinh tế
Đề tài nghiên cứu khoa họcĐánh giá hiệu quả các mô hình trang trại Lâm nghiệp ở Yên Bái và Phú Thọ
CấpCấp Bộ
Mục tiêuMục tiêu chung: Nghiên cứu hiệu quả các mô hình phát triển trang trại lâm nghiệp tại 2 tỉnh Yên Bái và Phú Thọ, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả và khuyến nghị chính sách phát triển kinh tế trang trại lâm nghiệp tại 2
Ngày bắt đầu1/1/2000
Ngày kết thúc12/31/2001
Chi tiết- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả trang trại lâm nghiệp. - Khái quát thực trạng phát triển trang trại lâm nghiệp ở 2 tỉnh Yên Bái và Phú Thọ. - Phân tích, đánh giá hiệu quả một số mô hình trang trại lâm nghiệp tại điểm nghiên cứu trê
Phương phápNghiên cứu một số mô hình trang trại lâm nghiệp hộ gia đình có qui mô lớn, có khả năng phát triển và có hiệu quả kinh tế - xã hội. Đề tài đi sâu điều tra, nghiên cứu các mô hình trang trại lâm nghiệp ở 8 xã thuộc huyện Yên Bình (Yên Bái) và huyện Hạ Hoà (
Chủ nhiệm đề tàiThs.Trần Thị Thu Thuỷ
Đơn vịPhòng Kinh tế lâm nghiệp
Kết quảKinh tế trang trại tỉnh Yên Bái, Phú Thọ được hình thành và phát triển khá cả về quy mô và số lượng; đang chuyển dần tự tự phát sang phát triển theo cơ chế thị trường có định hướng của Nhà nước. Năm 2003, Phú Thọ có 450 trang trại đạt tiêu chí theo quy định tại thông tư 69 của Liên Bộ Nông nghiệp & PTNT- Tổng cục thống kê. Diện tích bình quân 12,9 ha/trang trại, sử dụng lao động bình quân 5,6 lao động/trang trại và đầu tư 48,7 triệu đồng/trang trại; Năm 2003, Yên Bái có 877 trang trại (đạt tiêu chí theo quy định). Diện tích bình quân 12,3 ha/trang trại, sử dụng lao động bình quân 4,9 lao động/trang trại và đầu tư bình quân 40,8 triệu đồng/trang trại. 2. Đã xuất hiện nhiều mô hình điển hình trong phát triển kinh tế trang trại là những mô hình trực quan, có tính thuyết phục để mọi người tham quan học tập và nhân rộng. 3. Kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, bước đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, góp phần bảo vệ đất, bảo vệ rừng, cải tạo môi trường sinh thái. 4. Hiệu quả kinh tế của các trang trại lâm nghiệp ở Yên Bái nhìn chung lớn hơn các trang trại lâm nghiệp ở Phú Thọ: Bình quân giá trị sản xuất mỗi trang trại lâm nghiệp Yên Bái đạt 237,3 triệu đồng/năm và Phú Thọ đạt 99,5 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân mỗi trang trại lâm nghiệp ở Yên Bái là 206,7 triệu đồng/năm và Phú Thọ là 72,8 triệu đồng/năm. 5. Giá trị sản xuất và thu nhập bình quân trên 1 ha đất trong 1 năm của các trang trại lâm nghiệp tại 2 tỉnh Yên Bái và Phú Thọ thì lại rất thấp: Về giá trị sản xuất: Yên Bái đạt 3,7 triệu đồng/ha/năm và Phú Thọ đạt 4,2 triệu đồng/ha/năm; Về thu nhập Yên Bái đạt 3,2 triệu đồng/ha/năm và Phú Thọ đạt 3,1 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân/lao động của gia đình chủ trang trại Yên Bái lớn hơn Phú Thọ: Yên Bái đạt 55,6 triệu đồng/LĐ/năm và Phú Thọ đạt 36,4 triệu đồng/LĐ/năm. 6. Số lao động, qui mô diện tích, nguồn vốn và thời gian hình thành trang trại lâm nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất các mô hình trang trại lâm nghiệp: với số lao động tương đối lớn (15 - 20 lao động), qui mô diện tích đủ lớn (30 - 40 ha/trang trại) và nguồn vốn tương đối đủ (100 - 200 triệu đồng/trang trại) thì hiệu quả của trang trại lâm nghiệp đạt cao nhất. Tuy nhiên, những trang trại hình thành càng về sau lại càng có điều kiện phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Khuyến nghị chính sách phát triển kinh tế trang trại lâm nghiệp tại 2 tỉnh Yên Bái và Phú Thọ
Tiến bộ được công nhậnKinh tế trang trại tỉnh Yên Bái, Phú Thọ được hình thành và phát triển khá cả về quy mô và số lượng; đang chuyển dần tự tự phát sang phát triển theo cơ chế thị trường có định hướng của Nhà nước. Năm 2003, Phú Thọ có 450 trang trại đạt tiêu chí theo quy định tại thông tư 69 của Liên Bộ Nông nghiệp & PTNT- Tổng cục thống kê. Diện tích bình quân 12,9 ha/trang trại, sử dụng lao động bình quân 5,6 lao động/trang trại và đầu tư 48,7 triệu đồng/trang trại; Năm 2003, Yên Bái có 877 trang trại (đạt tiêu chí theo quy định). Diện tích bình quân 12,3 ha/trang trại, sử dụng lao động bình quân 4,9 lao động/trang trại và đầu tư bình quân 40,8 triệu đồng/trang trại. 2. Đã xuất hiện nhiều mô hình điển hình trong phát triển kinh tế trang trại là những mô hình trực quan, có tính thuyết phục để mọi người tham quan học tập và nhân rộng. 3. Kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, bước đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, góp phần bảo vệ đất, bảo vệ rừng, cải tạo môi trường sinh thái. 4. Hiệu quả kinh tế của các trang trại lâm nghiệp ở Yên Bái nhìn chung lớn hơn các trang trại lâm nghiệp ở Phú Thọ: Bình quân giá trị sản xuất mỗi trang trại lâm nghiệp Yên Bái đạt 237,3 triệu đồng/năm và Phú Thọ đạt 99,5 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân mỗi trang trại lâm nghiệp ở Yên Bái là 206,7 triệu đồng/năm và Phú Thọ là 72,8 triệu đồng/năm. 5. Giá trị sản xuất và thu nhập bình quân trên 1 ha đất trong 1 năm của các trang trại lâm nghiệp tại 2 tỉnh Yên Bái và Phú Thọ thì lại rất thấp: Về giá trị sản xuất: Yên Bái đạt 3,7 triệu đồng/ha/năm và Phú Thọ đạt 4,2 triệu đồng/ha/năm; Về thu nhập Yên Bái đạt 3,2 triệu đồng/ha/năm và Phú Thọ đạt 3,1 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân/lao động của gia đình chủ trang trại Yên Bái lớn hơn Phú Thọ: Yên Bái đạt 55,6 triệu đồng/LĐ/năm và Phú Thọ đạt 36,4 triệu đồng/LĐ/năm. 6. Số lao động, qui mô diện tích, nguồn vốn và thời gian hình thành trang trại lâm nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất các mô hình trang trại lâm nghiệp: với số lao động tương đối lớn (15 - 20 lao động), qui mô diện tích đủ lớn (30 - 40 ha/trang trại) và nguồn vốn tương đối đủ (100 - 200 triệu đồng/trang trại) thì hiệu quả của trang trại lâm nghiệp đạt cao nhất. Tuy nhiên, những trang trại hình thành càng về sau lại càng có điều kiện phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Khuyến nghị chính sách phát triển kinh tế trang trại lâm nghiệp tại 2 tỉnh Yên Bái và Phú Thọ
Phạm vi
[logo-slider]