Bảo tồn nguồn gen cây cây rừng III (Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng làm cơ sở cho công tác cải thiện giống cây rừng)

Ký hiệu khoVI24_153
Chuyên ngànhGiổi xanh, Song mật, Vù hương, Thông đỏ, Chiêu liêu nghệ, Chiêu liêu xanh,
Địa phươngToàn Quốc
Lĩnh vựcGiống cây rừng
Đề tài nghiên cứu khoa họcBảo tồn nguồn gen cây cây rừng III (Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng làm cơ sở cho công tác cải thiện giống cây rừng)
CấpCấp Bộ
Mục tiêu1. Tập hợp và lưu giữ nguồn gen các loài cây rừng có giá trị kinh tế và/hoặc bị đe dọa ở Việt Nam 2. Khai thác và phát triển nguồn gen các loài cây rừng bản địa có giá trị kinh tế đưa thêm nguồn gen có giá trị vào trồng rừng 3. Tăng cường tính đa dạng di
Ngày bắt đầu1/1/2006
Ngày kết thúc12/31/2010
Chi tiết1. Tiếp tục điều tra khảo sát xác định đa dạng di truyền và giá trị kinh tế một số chi thực vật làm cơ sở cho bảo tồn và khai thác nguồn gen. 2. Thu hái và bảo quản hạt giống và mẫu giống, xác định khả năng bảo quản hạt recalcitrant các loài cây bản địa;
Phương pháp- Điều tra khảo sát thực địa theo các phương pháp điều tra thích hợp với từng đối tượng, quy mô điều tra. - Nghiên cứu đa dạng di truỳen bằng các phương pháp hình thái, giải phẫu và sinh hoá thông thường hạoc dùng chỉ thị phân tử. - Thu thập và nghiên cứu
Chủ nhiệm đề tàiThS. Phí Hồng Hải
Đơn vịTT Giống
Kết quả. Đã tiến hành điều tra, khảo sát xác định khu phân bố, giá trị kinh tế và khả năng sử dụng của 15 loài cây bản địa quý hiếm và/hoặc có giá trị kinh tế cao, gồm: Giổi ăn quả, Giổi xanh, Song mật, Vù hương, Thông đỏ, Chiêu liêu nghệ, Chiêu liêu xanh, Chiêu liêu ổi, Pơ mu, Kiền kiền, Bách xanh, Dầu con rái, Dầu song nàng, Dầu lá bóng, Thông năm lá 2. Đã tiến hành điều tra và khảo sát 20 loài cây có dầu béo 3. Đã chọn lọc cây đại diện cho quần thụ để thu hái giống và lấy mẫu tiêu bản thực vật cho các loài Giôỉ ăn quả, Màng tang và Song mật tại Phú Thọ, Thông đỏ, Màng tang, Vù Hương và Giổi ăn quả tại Lào Cai và Ninh Bình, Giổi ăn quả và Vù hương tại Hà Tĩnh và Huế, Thông đỏ tại Lâm Đồng, Song mật tại Đồng Nai, Dầu con rái tại Yodon, Cát tiên và Tân Phú, Dầu song nàng tại Tân Phú, Dầu lá bang tại Tân Phú 4. Đã thu hái được 90 lô hạt giống của Giôỉ ăn quả và Song mật tại Phú Thọ, Thông đỏ, Vù Hương và Giổi ăn quả tại Lào Cai và Ninh Bình, Giổi ăn quả và Vù hương tại Hà Tĩnh và Huế, Thông đỏ tại Lâm Đồng, Song mật tại Đồng Nai. 5. Đã tiến hành chọn lọc cây trội và xử lý tạo chồi và nhân giống được 1000 cây con Thông đỏ từ 20 cây trong rừng tự nhiên tại Lâm Đồng. 6. Đã chuẩn bị đủ cây con cho trồng vườn vật liệu phục vụ thí nghiệm nhân giống bằng mô và hom cho Vù hương, Sưa, Xạ đen, Giổi xanh và Giổi ăn quả; và 7 ha thí nghiệm năm 2008 cho Giổi xanh, Giổi ăn quả, Dầu lá bóng, Sao lá hình tim, Sao mạng, Du sam, Bạch ting. 7. Đã tiến hành xác định các cây đại diện, thu hái mẫu tiêu bản thực vật và phân tích đa dạng di truyền cho các quần thể Giổi ăn quả ở các tỉnh Phú Thọ, Gia Lai, Ninh Bình và Hà Tĩnh. 8. Đã tiến hành thu thập các thông tin của đề tài giai đoạn trước cũng như các thông tin ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các đơn vị có liên quan để bước đầu tư liệu hoá thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu cho một số loài cây có dầu béo, họ thông, và họ dầu 9. Tiến hành bảo tồn insitu cho 11 ha của các loài Giổi xanh, Giổi ăn quả, Chò nâu, Bách xanh, Dầu con rái, Dầu song nàng, Dầu lá bóng, Chiêu liêu nghệ, Chiêu liêu xanh, Chiêu liêu ổi, Kiền kiền, Song mật tại một số vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. 10. Bước đầu tiến hành các thí nghiệm nhân giống mô cho Vù hương và đã xác định được hóa chất khử trùng mẫu, thời gian khử trùng mẫu, môi trường nhân chồi; nhân giống hom cho Xạ đen, Giổi xanh và Sưa (Xác định được giá thể, loại thuốc và nồng độ thuốc) 11. Đã tiến hành điều tra khảo sát, thu thập thông tin và lên kế hoạch và chăm sóc, bảo vệ, theo dõi đánh giá và bổ sung một số loài cây mới cho cho 62.2ha vườn sưu tập đã xây dựng của đề tài giai đoạn 2001 – 2005.
Tiến bộ được công nhận1. Đã tiến hành điều tra, khảo sát xác định khu phân bố, giá trị kinh tế và khả năng sử dụng của 15 loài cây bản địa quý hiếm và/hoặc có giá trị kinh tế cao, gồm: Giổi ăn quả, Giổi xanh, Song mật, Vù hương, Thông đỏ, Chiêu liêu nghệ, Chiêu liêu xanh, Chiêu liêu ổi, Pơ mu, Kiền kiền, Bách xanh, Dầu con rái, Dầu song nàng, Dầu lá bóng, Thông năm lá 2. Đã tiến hành điều tra và khảo sát 20 loài cây có dầu béo 3. Đã chọn lọc cây đại diện cho quần thụ để thu hái giống và lấy mẫu tiêu bản thực vật cho các loài Giôỉ ăn quả, Màng tang và Song mật tại Phú Thọ, Thông đỏ, Màng tang, Vù Hương và Giổi ăn quả tại Lào Cai và Ninh Bình, Giổi ăn quả và Vù hương tại Hà Tĩnh và Huế, Thông đỏ tại Lâm Đồng, Song mật tại Đồng Nai, Dầu con rái tại Yodon, Cát tiên và Tân Phú, Dầu song nàng tại Tân Phú, Dầu lá bang tại Tân Phú 4. Đã thu hái được 90 lô hạt giống của Giôỉ ăn quả và Song mật tại Phú Thọ, Thông đỏ, Vù Hương và Giổi ăn quả tại Lào Cai và Ninh Bình, Giổi ăn quả và Vù hương tại Hà Tĩnh và Huế, Thông đỏ tại Lâm Đồng, Song mật tại Đồng Nai. 5. Đã tiến hành chọn lọc cây trội và xử lý tạo chồi và nhân giống được 1000 cây con Thông đỏ từ 20 cây trong rừng tự nhiên tại Lâm Đồng. 6. Đã chuẩn bị đủ cây con cho trồng vườn vật liệu phục vụ thí nghiệm nhân giống bằng mô và hom cho Vù hương, Sưa, Xạ đen, Giổi xanh và Giổi ăn quả; và 7 ha thí nghiệm năm 2008 cho Giổi xanh, Giổi ăn quả, Dầu lá bóng, Sao lá hình tim, Sao mạng, Du sam, Bạch ting. 7. Đã tiến hành xác định các cây đại diện, thu hái mẫu tiêu bản thực vật và phân tích đa dạng di truyền cho các quần thể Giổi ăn quả ở các tỉnh Phú Thọ, Gia Lai, Ninh Bình và Hà Tĩnh. 8. Đã tiến hành thu thập các thông tin của đề tài giai đoạn trước cũng như các thông tin ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các đơn vị có liên quan để bước đầu tư liệu hoá thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu cho một số loài cây có dầu béo, họ thông, và họ dầu 9. Tiến hành bảo tồn insitu cho 11 ha của các loài Giổi xanh, Giổi ăn quả, Chò nâu, Bách xanh, Dầu con rái, Dầu song nàng, Dầu lá bóng, Chiêu liêu nghệ, Chiêu liêu xanh, Chiêu liêu ổi, Kiền kiền, Song mật tại một số vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. 10. Bước đầu tiến hành các thí nghiệm nhân giống mô cho Vù hương và đã xác định được hóa chất khử trùng mẫu, thời gian khử trùng mẫu, môi trường nhân chồi; nhân giống hom cho Xạ đen, Giổi xanh và Sưa (Xác định được giá thể, loại thuốc và nồng độ thuốc) 11. Đã tiến hành điều tra khảo sát, thu thập thông tin và lên kế hoạch và chăm sóc, bảo vệ, theo dõi đánh giá và bổ sung một số loài cây mới cho cho 62.2ha vườn sưu tập đã xây dựng của đề tài giai đoạn 2001 – 2005.
Phạm vi
[logo-slider]