Ngày 10 tháng 4 năm 2014 tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam NCS Mai Trung Kiên đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Nông nghiệp với đề tài: Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn Urô (E.urophylla ST.Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam.
Các đóng góp mới của luận án gồm:
1. Luận án lần đầu tiến đánh giá một cách tổng hợp và toàn diện biến dị và khả năng di truyền về các tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây, khối lượng riêng của gỗ và hàm lượng cellulose của các gia đình trong các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 và dòng vô tính Bạch đàn urô.
2. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một số cơ sở khoa học cho việc chọn giống Bạch đàn lai UP sinh trưởng nhanh, có tính chất gỗ tốt và xác định được một số dòng ưu việt Bạch đàn lai UP.
3. Trong các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 Bạch đàn urô, các khảo nghiệm dòng vô tính Bạch đàn urô và Bạch đàn UP có sự phân hóa rõ ràng giữa các gia đình và dòng vô tính về sinh trưởng, khối lượng riêng của gỗ và hàm lượng cellulose. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của các tính trạng sinh trưởng các gia đình Bạch đàn urô biến động từ 0,19 đến 0,23 ở tuổi 6 trong khi hệ số di truyền của trị số pilodyn khá cao, biến động từ 0,42 đến 0,48. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng của các tính trạng sinh trưởng các dòng Bạch đàn urô biến động từ 0,20 tới 0,46 và khối lượng riêng của gỗ là 0,68. Đối với các dòng vô tính Bạch đàn lai UP, hệ số di truyền của các tính trạng sinh trưởng biến động từ 0,34 tới 0,46 tại Đông Hà và 0,18 – 0,31 tại Ba Vì; Khối lượng riêng của gỗ có hệ số di truyền cao hơn, biến động từ 0,71 tới 0,78. Hàm lượng cellulose chỉ có hệ số di truyền từ 0,25 tới 0,31.
4. Ở các dòng Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP, tương quan giữa cellulose với các tính trạng sinh trưởng là tương quan dương và ở mức từ yếu đến vừa phải (r = 0,11 – 0,40). Nhưng tương quan giữa khối lượng riêng của gỗ với cellulose ở mức tương đối chặt đến chặt (r = 0,57 – 0,77). Đặc biệt, tương quan giữa khối lượng riêng của gỗ với trị số pilodyn của các dòng bạch đàn là tương quan âm và rất chặt (r từ – 0,80 tới – 0,92).
5. Kết quả nghiên cứu tương quan của một tính trạng ở các độ tuổi khác nhau đã khẳng định việc chọn các gia đình và các dòng Bạch đàn urô có thể tiến hành tại tuổi 3 và sẽ cho kết quả đảm bảo độ tin cậy cao.
6. Tương quan di truyền hoàn cảnh giữa các lập địa Ba Vì – Hà Nội, Nam Đàn – Nghệ An và Đông Hà – Quảng Trị tương đối yếu đối với các tính trạng sinh trưởng nên tương tác di truyền hoàn cảnh gần như không ảnh hưởng tới các tính trạng này. Trái ngược lại, ảnh hưởng tương tác di truyền hoàn cảnh khá rõ giữa Ba Vì và Đông Hà với tính trạng pilodyn.
7. Kết quả chọn lọc các dòng vô tính cho thấy tại Ba Vì, 5 dòng Bạch đàn urô (U18, U11, U265, U1 và U4) tốt nhất có độ vượt so với U6 từ 30,1% tới 95,1% về thể tích thân cây, trong khi 5 dòng U951, U295, U992, U14 và U833 lại có khối lượng riêng của gỗ cao, và 4 dòng khác (U3, UU78, U894 và UU6) lại có hàm lượng cellulose cao. Tại Nam Đàn, 5 dòng U1088, U821, U416, U262 và U348 là những dòng ưu việt và có độ vượt 23,0% so với dòng U6.
8. Đối với các dòng Bạch đàn lai UP tại Ba Vì, các dòng UP72, UP66, UP99, UP35 và UP23 có sinh trưởng vượt hơn PN14 tới 56,3%, vượt hớn 52,5% so với dòng U6. Năm dòng UP26, UP23, UP47, UP22 và UP12 có khối lượng riêng của gỗ cao, 5 dòng (UP72, UP47, UP26, UP35 và UP23) có hàm lượng cellulose cao. Tại Đông Hà, 3 dòng UP54, UU39 và UP35 có sinh trưởng tốt nhất và có độ vượt từ 54,9% tới 127,0% so với đối chứng hạt sản xuất đại trà, trong khi 3 dòng UP26, UU42 và UP47 lại có khối lượng riêng của gỗ cao, 4 dòng (UP23, UP47, UP48 và UP51) có hàm lượng cellulose cao.
9. Từ các kết quả nghiên cứu của luận án 11 dòng đã được công nhận là các giống tiến bộ kỹ thuật, gồm 5 dòng UP35; UP72, UP95, UP97 UP99 cho Ba Vì; 1 dòng UP54 ở Đông Hà; 3 dòng U821, U416, U262, U1088 cho Nam Đàn; dòng U892 và U1088 ở Đông Hà
Sau đây là một số hình ảnh của buổi bảo vệ:
Nghiên cứu sinh: Mai Trung Kiên trình bày luận án
Nghiên cứu sinh Mai Trung Kiên chụp ảnh cùng các thành viên Hội đồng và hai thầy hướng dẫn khoa học
Tin mới nhất
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
Các tin khác
- Hội thảo về Phát triển thuần hóa các loài cây trồng ở Việt Nam
- Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam
- Thông báo kêu gọi đề xuất Dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm Việt Nam – Cộng hòa Séc
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ Hội nghị Quốc tế “Duy trì và phát triển rừng trồng các loài Keo trong tương lai” Tổ chức tại thành phố Huế, Việt Nam, 18 – 21 tháng 3 năm 2014