THÔNG BÁO KÊU GỌI ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
Dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm Việt Nam – Cộng hòa Séc
Hạn nộp đề xuất: ngày 10 tháng 6 năm 2014
Thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Bộ KHCN) và Cục công nghệ Cộng hòa Séc (TACR), hai bên thống nhất tiến hành kêu gọi đề xuất các dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm giữa hai nước.
1. Phạm vi
Các hỗ trợ này dành cho các dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên sau:
1.1. Nền kinh tế tri thức cạnh tranh
– Ứng dụng phát minh mới trong các quy trình công nghệ, sản phẩm và dịch vụ thông thường
– Tăng cường sản xuất và các hoạt động kinh tế bền vững (tăng hiệu quả kinh tế, giá trị sử dụng của các sản phẩm dịch vụ)
– Tăng cường độ an toàn và độ tin cậy của các quy trình, sản phẩm, dịch vụ
1.2. Tính bền vững của nguồn năng lượng và nguyên liệu
– Năng lượng bền vững (năng lượng tái tạo; năng lượng hạt nhân; năng lượng hóa thạch; hệ thống dự trữ năng lượng; năng lượng trong giao thông…)
– Giảm nhu cầu sử dụng điện năng trong xã hội (các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng điện năng trong xã hội; các công nghệ và quy trình mới có tiềm năng sử dụng; các nguyên liệu mới tiên tiến)
1.3. Môi trường
– Tài nguyên thiên nhiên (hệ sinh thái; đất; nước; không khí; khoáng sản và ảnh hưởng của khai thác mỏ đối với môi trường)
– Thay đổi toàn cầu (Các phương pháp giảm thiểu và thích ứng với thay đổi toàn cầu và trong nước; Quy trình sinh hóa của Nito và photpho; Các chất độc hại trong môi trường tự nhiên)
– Phát triển bền vững cảnh quan và các khu định cư (Hạ tầng xanh; nông nghiệp, lâm nghiệp; các khu đô thị/ khu định cư thông minh)
– Công nghệ môi trường (Các công nghệ, kĩ thuật và nguyên liệu thân thiện với môi trường; công nghệ sinh học, nguyên liệu, công nghệ/sản phẩm/dịch vụ năng lượng và phát xạ hiệu quả; loại bỏ chất độc hại và tồn dư trong môi trường, Giảm thiểu nguy cơ của các hóa chất)
– Xã hội thân thiện với môi trường (Hành vi tiêu dùng của người dân; Công cụ cho phát triển thân thiện với môi trường)
1.4. An ninh trật tự
– An toàn cho người dân (bảo vệ người dân; Bảo vệ chống lại tội phạm, chủ nghĩa cực đoan và khủng bố)
– An ninh của các nguồn tài nguyên và cơ sở hạ tầng (Bảo tồn, duy trì và phục hồi cơ sở hạ tầng chủ chốt; Truyền thông và liên kết giữa các khu vực)
– Quản lý khủng hoảng và chính sách an ninh (Phát triển chính sách an ninh quốc gia; Đánh giá rủi ro và nguy cơ; Các hệ thống phân tích, ngăn ngừa, ứng phó và phục hồi)
2. Hạn nộp đề xuất
Thời hạn cuối cùng nhận đề xuất cho các dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm là ngày 10/6/2014.
3. Cấp kinh phí
Các bên đủ tiêu chuẩn tham gia dự án từ phía Séc sẽ nhận hỗ trợ theo quy định tài trợ trong Chương trình DELTA của Séc với số tiền tài trợ tối đa là 25 triệu curon Séc (khoảng 25 tỉ Việt Nam đồng).
Phía Việt Nam sẽ xem xét hỗ trợ chi phí từ các chương trình quốc gia và huy động từ các nguồn khác.
4. Điều kiện tham gia
Các dự án phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- · Có sự tham gia của ít nhất một doanh nghiệp Séc và một doanh nghiệp Việt Nam. Các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp khác cũng được hoan nghênh tham gia với tư cách là các đối tác bổ sung hoặc đối tác phụ theo quy định về tài trợ của mỗi nước
- · Đề xuất do đơn vị Việt Nam nộp phải có bản giới thiệu tóm tắt về đối tác tại Séc và sự tham gia của đơn vị đó trong dự án.
- · Dự án phải đạt được tối thiểu Các dự án cần đạt được tối thiểu một trong số các kết quả sau:
– Bằng sáng chế (patent),
– Hoạt động thử nghiệm; công nghệ được thẩm định
– Các kết quả liên quan đến bảo hộ pháp lý (mô hình sử dụng, thiết kế công nghiệp)
– Kết quả liên quan đến kĩ thuật được thừa nhận nhận (sản xuất thử nghiệm, vật mẫu)
– Các phương pháp, cách thức được kiểm định; phương pháp điều trị, bảo tồn; các bản đồ chuyên môn
– Phần mềm
- · Đề xuất dự án phải thuộc lĩnh vực được nêu trong mục 1
Bất kỳ đối tác nào có dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm đáp ứng được các tiêu chí trên có thể nộp đề xuất như thông báo này theo luật, quy tắc, quy định và thủ tục hiện hành.
Nộp đề xuất
Các đối tác dự án muốn xin tài trợ theo thông báo này phải nộp hồ sơ đề xuất theo các quy định của quốc gia tương ứng (xem ở dưới đây).
Phía Séc
Tất cả các đối tác phía Sécphải nộp một hồ sơ đề xuất Chương trình DELTA trực tuyến và theo các quy định tại trang web của Tổng cục công nghệ cộng hòa Séc: http://www.tacr.cz/index.php/en/programmes/delta-programme.html
Phía Việt Nam
Một doanh nghiệp/ trường đại học/ viện nghiên cứu là đối tác chính của dự án muốn xin tài trợ theo thông báo này cần nộp hồ sơ đề xuất cấp quốc gia đến Bộ KHCN bao gồm 04 bản cứng và bản mềm các tài liệu sau:
– Một thuyết minh dự án bằng tiếng Việt (theo mẫu đính kèm)
– Một công văn đề nghị của cơ quan chủ quản gửi cho Bộ KHCN (thông qua Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ)
– Thỏa thuận hợp tác giữa cơ quan chủ trì phía Việt Nam với (các) đối tác Séc
– Thỏa thuận hợp tác giữa tổ chức KH&CN Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam gồm chữký hợp pháp của tất cả các bên tham gia và các cơ quan chủ trì (nếu có)
Địa chỉ liên hệ:
Vũ Thị Hảo
Phòng Xúc tiến và Đầu tư công nghệ, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ
Phòng 1011, tầng 10, 113 Trần Duy Hưng, Hà Nội
ĐT: 0439369018
Email: haovt@most.gov.vn
Tin mới nhất
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
Các tin khác
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ Hội nghị Quốc tế “Duy trì và phát triển rừng trồng các loài Keo trong tương lai” Tổ chức tại thành phố Huế, Việt Nam, 18 – 21 tháng 3 năm 2014
- Thông báo đăng ký phiên họp dành cho giới trẻ tại Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á về Rừng
- Thông báo tuyển nghiên cứu sinh năm 2014
- APFNet kêu gọi đề xuất dự án năm 2015