Ngày 21/02/2022, nhân dịp đầu xuân năm Nhâm Dần 2022, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức đoàn công tác tới thăm và làm việc với Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phần đoàn công tác gồm có GS.TS. Võ Đại Hải – Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, TS. Đoàn Văn Thu – Phó giám đốc Viện, PGS.TS. Phí Hồng Hải – Phó giám đốc Viện, lãnh đạo các Ban chức năng trực thuộc Viện.
Đón tiếp đoàn tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ gồm có TS. Kiều Tuấn Đạt – Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ, Ban Lãnh đạo Viện, Giám đốc Trung tâm NCTNLN Đông Nam bộ, Giám đốc Trung tâm NCTNLN nghiệp Tây Nam bộ và các cán bộ, nhân viên làm việc tại Viện.
Nội dung làm việc của đoàn bao gồm:
– Định hướng triển khai các hoạt động trọng tâm của đơn vị trong năm 2022.
– Kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc VNB, quy hoạch đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy đạt tiêu chuẩn để đăng ký phong học hàm PGS, GS trong thời gian tới.
– Kiểm tra các mô hình rừng trồng thực nghiệm tại Trung tâm NCTNLN nghiệp Tây Nam bộ.
Tại buổi làm việc, thay mặt Ban Giám đốc Viện GS.TS. Võ Đạo Hải đã biểu dương các thành tích đã đạt được của tập thể cán bộ viên chức của Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ trong năm 2021. Mặc dù đơn vị gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh covid 19 ảnh hưởng đến hoạt động chung của Viện, tuy nhiên bằng sự đoàn kết và cố gắng, toàn đơn vị đã đạt nhiều kết quả tích cực tạo tiền đề phát triển cho các năm tiếp theo.
Cũng tại buổi làm việc, GS.TS. Võ Đạo Hải nhấn mạnh “Năm 2022 đơn vị triển khai nhiều nhiệm vụ lớn, trọng tâm nhất là các dự án đầu tư xây dựng trụ sở đơn vị, dự án phát triển giống cây lâm nghiệp, dự án trồng, bảo vệ và phát triển rừng, dự án sửa chữa văn phòng Trung tâm NCTNLN Tây Nam Bộ; thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp Bộ… do đó đòi hỏi sự tập trung nguồn lực của đơn vị trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện để đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả”. Ngoài ra đơn vị cần tăng cường hoạt động như: Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng rừng vùng đất ngập nước và vùng đất khô hạn; Tạo điều kiện và thúc đẩy các cán bộ đang làm NCS hoàn thành chương trình đào tạo; Quy hoạch đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có học đạt tiêu chuẩn phòng học hàm PGS, GS; Tạo điều kiện và động viên đội ngũ cán bộ của Viện đã được đào tạo ở nước ngoài tích cực đề xuất và tiếp cận các nhiệm vụ HTQT ở các lĩnh vực đơn vị có thế mạnh; Duy trì và đẩy mạnh hoạt động dịch vụ và chuyển giao công nghệ.
Kết thúc buổi làm việc TS. Kiều Tuấn Đạt – Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ thay mặt đơn vị cảm ơn sự quan tâm của Lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và hứa sẽ cùng tập thể cán bộ viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2022.
Tin mới nhất
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
Các tin khác
- Thăm và làm việc tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu kỹ thuật trồng Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch-Ham) góp phần phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng cửa sông, ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ”.
- Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2022
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo một số thiết bị và máy công tác chuyên dụng liên hợp với máy kéo có khả năng kéo bám và ổn định cao phục vụ trồng và chăm sóc rừng”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia: “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Ươi (Scaphium macropodum) tại một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”.