Quy trình kỹ thuất trồng rừng dầu rái
Dipterocarpus alatus
Phục vụ chương trình trồng rừng 327
Chương I
Điều khoản chung
Điều 1:Quy trình quy định các biện pháp kỹ thuật lâm sinh liên hoàn từ khâu chọn giống, tạo cây con đến khi rừng khép tán
và phát huy chức năng phòng hộ lâu dài.
Điều 2:Quy trình này chỉ áp dụng cho những địa phương nằm trong vùng phân bố tự nhiên của cây Dầu rái và ở những địa phương có diều kiện lập địa tương tự, chủ yếu ở các tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng trở vào.
Chương II
Điều kiện gây trồng
Điều 3: Điều kiện khí hậu
– Nhiệt độ trung bình hàng năm ≥230C
– Lượng mưa trung bình hàng năm >1700mm
– Độ ẩm tương đối của không khí vào mùa khô >70%
Điều 4: Điều kiện địa hình và đất đai
– Độ cao tuyệt đối <600m.
– Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc <200.
– Đất trồng rừng Dầu rái gồm các loại đất phát triển trên Bazan, Granit, phù sa cổ còn tương đối màu mỡ, độ sâu tầng đất >50cm, độ pH≥4,5. Đất tơi xốp thoát nước không bị ngập úng, phèn, mặn.
Chương III
Tạo cây con
Điều 5: Chọn cây lấy giống
– Cây lấy giống phải là cây ≥20 tuổi, D1,3≥30cm, cây sinh trưởng tốt, thân hình thẳng đẹp và tròn đều, chiều cao dưới cành lớn hơn 1/2 chiều cao cây, tán lá cân đối, không bị thương tật sâu bệnh hại, chưa bị trích nhựa.
– Thu hái quả: Quả chín vài tháng 4-5, khi quả và cánh của từ màu xanh phớt hồng chuyển sang màu nâu là thời điểm quả chín.. Chọn những quả đã chín có màu nâu, to và tròn đều, đường kính quả ≥1,5cm, chiều dài quả ≥2,0cm, không bị sâu bệnh.
Điều 6: Xử lý và bảo quản hạt giống
Hạt Dầu rái nhanh mất sức nảy mầm, do đó sau khi thu hái quả phải xử lý và gieo ươm ngay.
– Xử lý: Cắt bỏ cánh, ngâm vào nước lã trong khoảng 2-3 giờ, sau đó vớt ra và gieo vào bầu đã tạo sẵn ở vườn ươm.
– Bảo quản: Nếu vì lý do nào đó chưa gieo ươm được ngay phải dải thành một lớp dày từ 10-20cm ở nơi râm mát, hàng ngày tưới nước đủ ẩm. Bảo quản theo cách này có thể được từ 1-2 tuần. Nếu bảo quản trong tủ lạnh 100C thì có thể lâu hơn nhưng không quá 20 ngày.
Điều 7: Chọn vườn ươm
– Chọn nơi cao ráo, bằng phẳng, thoát nước.
– Gần nguồn nước tưới, gần nguồn đất làm ruột bầu, gần địa diểm trồng rừng.
– Gần trục đường giao thông, thuận tiện cho việc đi lại vận chuyển.
– Xa các ổ dịch sâu bệnh.
– Có hàng rào bảo vệ.
Điều 8: Gieo ươm:
– Vỏ bầu: Nếu tạo cây con 3 tháng tuổi ở vườn ươm phải sử dụng túi bầu Polyetylen cỡ 12x15cm. Nếu tạo cây con 1 năm tuổi (12-14 tháng) phải sử dụng túi bầu Polyetylen cỡ 14x25cm. Bầu có đáy phải đục lỗ để thoát nước.
– Thành phần ruột bầu bao gồm: 90-95% đất tầng A ở nơi có hàm lượng mùn cao, 4-8% phân chuồng hoai và 1-2% super lân (theo trọng lượng bầu).
– Trước khi gieo phải tưới đủ ẩm tới phần đáy của bầu.
– Sử dụng dụng cụ chuyên dùng như dao, que nhọn chọc lỗ để tra quả vào bầu sao cho quả được lấp kín từ 0,5-1,0cm.
– Gieo xong phải tưới nước đủ ẩm bằng thùng ô doa có hoa sen lỗ nhỏ.
– Khi gieo, phải đặt quả nằm ngang vào bầu.
Điều 9: Chăm sóc và bảo vệ cây con ở vườn ươm:
– Làm cỏ phá váng thường xuyên theo định kỳ từ 10-15 ngày một lần, nếu có mưa nhiều thì sau một đợt mưa khoảng 3-4 ngày phải phá váng, xới xáo cho đất tơi xốp, sửa lại những cây mầm nghiêng ngả.
– Tưới nước: vào mừa khô phải tưới 2 lần thật đẫm vào buổi sáng và buổi chiều tối. Trong mùa mưa có những đợt nắng hạn kéo dài cũng cần phải tưới 1 ngày 1 lần vào buổi chiều tối.
– Làm dàn che: Tháng đầu phải che từ 70-75%, tháng thứ hai che 40%, tháng thứ 3 che 20% và tháng thứ tư trở đi không che.
– Phòng trừ sâu bệnh: Phải phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại theo định kỳ 2 lần/tháng. Các loại thuốc thường dùng như Benlát 0,05%, Boocdo tnồng độ từ 0,5-1,0%,
Điều 10: Tiêu chuẩn cây con xuất vườn:
Có 2 tiêu chuẩn cây con xuất vườn: xuất vườn 3 tháng tuổi và xuất vườn 1 năm tuổi.
- Cây con 3 tháng tuổi (2,5-3 tháng).
– D00≥ 0,3cm.
– H≥20cm.
– Cây khoẻ mạnh cân đối, không bị cụt ngọn sâu bệnh.
- Cây con 1 năm tuổi (12-14 tháng)
– D00≥0,5cm.
– H≥ 50cm.
Chương IV
Trồng rừng
Điều 11: Phương thức trồng rừng
Có thể áp dụng 1 trong hai phương thức trồng rừng sau đây;
– Trồng hỗn giao theo hàng với các loài cây lâm nghiệp khác và thực hiện nông-lâm kết hợp trong 2-3 năm đầu.
– Trồng theo rạch trên hiện trạng rừng phục hồi nghèo kiệt, thực bì chủ yếu là cây bụi.
Điều 12: Xử lý thực bì:
Căn cứ vào phương thức trồng rừng đã xác định, xử lý thực bì phải sử dụng một trong hai phương thức sau đây:
- Xử lý thực bì toàn diện:
Tiến hành đốt và phát thực bì toàn diện trước mùa mưa từ1-2 tháng. phương thức này chỉ áp dụng ở những nơi có độ dốc <100, có điều kiện thực hiện nông lâm kết hợp và trồng cây họ đậu phù trợ.
- Xử lý thực bì cục bộ theo rạch:
áp dụng ở những nơi có độ dốc 10-200 hoặc ở những nơi không có điều kiện thực hiện nông-lâm kết hợp. Rạch chặt rộng 2m, rạch chừa rộng 5m (hàng cách hàng 6m). Các rạch phải mở song song với đường đồng mức.
Điều 13. Mật độ trồng rừng:
– Mật độ trồng Dầu rái: 550 cây/ha (cự ly: 6,0mx3,0m).
– Mật động trồng cây kết hợp khác:
· 1100 cây/ha đối với loài cây bụi như: Đậu tràm (cụ ly: 6×1,5m)
· 830 cây/ha đối với các loại cây gỗ nhỡ hoặc cây gỗ lớn như Keo lá tràm, Keo lai, Muồng đen (cự ly 6×2,0m)
· 550 cây đối với Đào lộn hột (cự ly: 6x3m).
Điều 14: Làm đất:
Phương thức làm đất:
Căn cứ vào phương thức trồng rừng và phương thức xử lý thực bì, làm đất phải thực hiện 1 trong 2 phương thức sau:
– Làm đất toàn diện: làm đất tàon diện, sau đó cuốc hố với kích thước hố 30x30x30cm để trồng cây con 3 tháng tuổi, hố 40x40x40cm để trồng cây con 1 năm tuổi.
– Lấp hố: Sau khi cuốc hố phải để ải ít nhất 1/2 tháng, sau đó mới tiến hành lấp đất xuống hố, lấp lớp đất mặt xuống 1/2 hố.
Điều 15: Trồng rừng:
- Thời vụ trồng:
Có hai thời vụ trồng chính:
– Trồng vào tháng 7,8 khi cây con 3 tháng tuổi đủ tiêu chuẩn xuất vườn.
– Trồng vào đầu mùa mưa (Tây Nguyên và Nam Bộ vào khoảng tháng 5,6) với cây con 1 năm tuổi.
- Kỹ thuật bứng cây con và vận chuyển cây con đem trồng:
– Bứng cây: Trước khi bứng cây đi trồng phải tưới nước vừa đủ ẩm cho bầu đất. Dùng dụng cụ chuyên dùng để bứng cây.
– Vận chuyển: Khi vận chuyển cây con phải có khay đựng cây. Nếu vận chuyển đi xa, xe phải có mui bạt để che nắng và chắn gió. Khi chưa trồng ngya phải đặt cây con vào nơi râm mát và tưới nước đủ ẩm cho bầu đất.
- Kỹ thuật trồng:
Dùng cuốc trộn lại đất trong hố, sau đó lấp thêm đất cho đầy hố và đào một lỗ sâu khoảng 25cm. Một tay đỡ bầu, một tay dùng dao rạch dọc vỏ bầu, nhẹ nhàng đặt bầu cây vào hố, điều chỉnh cây cho ngay ngắn rồi lột vỏ bầu ra ngoài. Lấp dần đất bột xung quanh bầu, lấp đến đâu ấn nhẹ đến đó từ phía ngoài vào, không ấn vào bầu đất của cây. Lấp đất đầy lên trên mặt đất cũ của bầu từ 1-2cm, tạo thành hình mâm xôi xung quanh gốc cây đường kính khoảng 0,6-0,8m.
Điều 16: Trồng dặm:
Sau khi trồng rừng từ 1-2 tháng, những cây chết hoặc có nguy cơ chết phải trồng dặm lại ngay. Năm thứ 2, nếu tỷ lệ sống chỉ đạt ≤80% cũng phải trồng dặm lại.
Trồng dặm phải trồng bằng cây con có bầu với chất lượng cây con phải cao hơn cây con khi trồng rừng chính.
Chương V
Chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng
Điều 17: Chăm sóc rừng trồng
Rừng sau khi trông phải được chăm sóc 4 năm:
· Năm thứ nhất chăm sóc 2 lần:
– Lần 1: tiền hành ngay sau trồng từ 1,0-1,5 tháng. Nội dung chăm sóc bao gồm các công việc: làm cỏ, xới đất, vun gốc trong phạm vi 0,6-0,8m.
– Lần 2: tiến hành vào tháng 11,12. Nội dung gồm các công việc: làm cỏ, xới đất xung quanh gốc trong phạm vi 1,0m, phát dọn các đường lô, các vật liệu dễ cháy phải tập trung ra giữa đường lô, xa các cây trồng để đốt.
· Năm thứ hai và thứ 3 mỗi năm 3 lần:
– Lần 1: tiến hành vào tháng 3-4. Nội dung gồm các công việc: Làm cỏ xới đất xung quanh gốc và vun gốc trong phạm vi 1,0m, cắt gỡ dây leo quấn lên cây trồng, chặt tỉa những cây lấn át và trùm tán lên cây Dầu rái, phát dọn thực bì trên rạch.
– Lần 2: Tiến hành vào khoảng tháng 6-8. Nội dung chăm sóc gồm các công việc như lần 2 của năm thứ nhất.
· Năm thứ 4 cũng được chăm sóc 3 lần:
– Lần 1 và lần 2 gồm các công việc như lần 1, lần của năm thứ 2 và thứ 3. Nhưng lần 2 của năm thứ 4 phải mở tán sang mỗi bên của băng chừa 1,0m (đối với rừng trồng theo rạch). Chặt bớt hoặc tỉa cành các cây phù trợ trùm tán lên cây Dầu rái.
– Lần 3: Tiến hành vào tháng 11, 12. Nội dung gồm các công việc: Phát dọn dây leo cây bụi xung quanh gốc cây, tỉa cành hoặc chặt bỏ các cây phù trợ lấn át phát dọn trên các đường lô.
Điều 18: Nuôi dưỡng rừng:
Sau 4 năm chăm sóc, tiến hành các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nuôi dưỡng rừng, dẫn dắt rừng sinh trưởng tốt hơn để nhanh chóng đáp ứng mục tiêu phòng hộ, công việc bao gồm: tỉa thưa các cây phù trợ trùm tán, phát luỗng dây leo cây bụi lấn át, phát dọn đường lô. Tiến hành mỗi năm 1 lần vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa cho tới khi rừng khép tán hoàn toàn và phát huy chức năng phòng hộ bền vững.
Điều 19:Bảo vệ rừng:
Đơn vị thực hiện chương trình trồng rừng phải xây dựng kế hoạch và tổ chức các biện pháp bảo vệ rừng.
– Phòng chống cháy rừng.
– Phòng chống sâu bệnh hại.
– Tổ chức lực lượng tuần tra canh gác, ngăn chặn mọi hành động phá hoại rừng.
Chương VI
Điều khoản thi hành
Điều 20: Tất cả các đơn vị quốc doanh cũng như tư nhân tham gia chương trình 327 có trồng rừng Dầu rái đều phải chấp hành quy trình này.
Điều 21:Những đơn vị cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc không ngiêm chỉnh chấp hành quy trình này, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước sẽ bị xử lý theo chế độ hiện hành.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.