Nhân giống một số loài cây trồng rừng có năng suất,chất lượng cao bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Nuôi cấy mô là phương pháp khá phổ biến để nhân nhanh các loài cây trồng chất lượng cao. Trong lâm nghiệp phương pháp này đã được áp dụng tương đối sớm ở một số nước tiên tiến như Pháp, Đức, Braxin, Trung Quốc… để nhân nhanh một số giống có năng suất cao.

ở Việt Nam công nghệ này đã được du nhập vào cùng với một số dòng Bạch đàn từ Trung Quốc vào năm 1992 cho một số đơn vị lâm nghiệp nhằm nhân nhanh các giống ưu trội phục vụ sản xuất.

Gần đây, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã chọn tạo được một số giống có năng suất và chất lượng cao hơn hẳn các giống đang sử dụng trong sản xuất, trong đó có một số tổ hợp lai giữa các loài Keo và Bạch đàn. Những giống này đáp ứng được yêu cầu cấp bách về trồng rừng và sản xuất nguyên liệu…

Nuôi cấy mô là phương pháp có khả năng nhân nhanh một số lượng lớn, đảm bảo giữ được các đặc điểm di truyền tốt và giữ được tính trẻ hoá. Đây là phương pháp tốt nhất để giải quyết nhu cầu cây con phục vụ trồng rừng sản xuất trên quy mô lớn với độ đồng đều cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng.

1. Đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu.

Đối tượng.

– Keo lai (A. mangium X A. auriculiformis). : dòng BV10

– Keo lá tràm (Acaia auriculiformis): dòng 83.

– Bạch đàn lai (E.urophyllaX E.camaldulesis): tổ hợp lai U29C3

Vật liệu.

– Là các đoạn chồi gốc dài 10-15cm của cây con 6 tháng đến 1 năm tuổi được dẫn giống từ các cây trội đã qua chọn lọc.

Khử trùng bề mặt.

Mẫu vật được khử trùng qua các bước sau:

– Rửa qua vòi nước chảy liên tục.

– Xử lý bằng các chất tẩy nhẹ.

– Lau bằng cồn 700.

– Tráng bằng nước cất vô trùng.- Khử trùng bằng HgCl2 0.1%trong các thời gian khác nhau.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]