Đoàn Đình Tam
Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng
TÓM TẮT
Chò chỉ là loài phân bố hẹp, thường mọc ở nơi có độ cao dưới 700m, nơi có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét nặng, đất có phản ứng hơi chua (<5). Các lâm phần điều tra có 864 - 943 cá thể của 49 - 59 loài, trong đó Chò chỉ chiếm 2,6% – 4,5%, đạt 3,2% tổng G; 3,2 - 5,5% tổng V. Là loài có số cá thể tái sinh thấp (chiếm 2,5% – 2,7%). Bón N theo công thức 10 (0,29g NH4NO3 + 0,43g NaH2PO4.2H2O + 0,08g KCl /bầu); bón P theo công thức 5 (0,29g NH4NO3 + 0,87g NaH2PO4.2H2O + 0,08g KCl/bầu)); bón K theo công thức 9 (0,29g NH4NO3 + 0,43g NaH2PO4.2H2O + 0,23g KCl/bầu) cho sinh trưởng và tốc độ sinh trưởng tương đối cao nhất. Ở giai đoạn vườn ươm cây thích hợp nhất với cường độ chiếu sáng là 50%, các chỉ tiêu này giảm dần khi độ chiếu sáng ở các mức 75%, 25% và 100%. Sau 4 tháng, cây Chò chỉ đã có biểu hiện trạng thái héo không phục hồi được ở độ ẩm 5,11%. Cây con có biểu hiện rõ rệt về sinh trưởng và hình thái khi thiếu 1 trong 3 nguyên tố N, P, K, sử dụng NPK theo công thức N1P2K1 (1,5g N + 3,0g P + 1,5g K) là tốt nhất cho sinh trưởng và biểu hiện về hình thái. Tỷ lệ nảy mầm của hạt = 45%. Tỷ lệ sống của cây sau khi ra bầu 1 tháng đạt >80%, có thể tạo giống Chò chỉ bằng giâm hom với các chất kích thích sinh trưởng là IBA và IAA nồng độ 0,5 – 1%, cây con xuất vườn tốt nhất khi đạt 12 – 15 tháng tuổi; đường kính cổ rễ: 0,5 – 0,6cm; chiều cao bình quân: 60 – 80cm; cây đã hoá gỗ hoàn toàn. Trồng Chò chỉ thuần loài hoặc hỗn giao với Sấu/Re (N=540) đồng thời bón lót 30g N + 120g P + 90g K và bón thúc 200g NPK tổng hợp sẽ mang lại hiệu quả cao nhất khi trồng ở nơi có độ ẩm cao.
Từ khoá: Chò chỉ, chế độ dinh dưỡng, chế độ ánh sáng, nhu cầu nước.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loài Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) còn có tên gọi là Mạy kho, thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) ngành Mộc lan (Magnoliophyta), hạt kín (Angiospermae) là loài cây có giá trị kinh tế cao thuộc phân nhóm chính nhóm III, là loài cây gỗ lớn, sinh trưởng nhanh, thân thẳng, phân cành cao. Chò chỉ thuộc loài cây có bạnh vè lớn, gỗ màu vàng nhạt, không hay bị nứt, chống được mối mọt, chịu được nước nên thường được dùng trong xây dựng và đồ mộc.
Hiện nay việc gây trồng cây Chò chỉ gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu thông tin và những cơ sở khoa học cần thiết. Chính vì xuất phát từ thực tế đó, Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ trồng rừng Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) tại vùng phòng hộ đầu nguồn sông Đà” nhằm góp phần cung cấp những thông tin khoa học về loài Chò chỉ làm tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn các đặc tính sinh vật học của loài cây này trong những thời gian tiếp theo.
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2010, trang 153-161)
Tin mới nhất
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống Mắc ca thuộc đề tài: “Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia”;
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống Bạch đàn để trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc”.
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây rừng (Năm 2023).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính”.
Các tin khác
- Kết quả bước đầu trong nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống Bạch đàn trắng kháng bệnh đốm lá
- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chuyển gen GUS vào phôi trưởng thành 6 gia đình Thông nhựa bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens
- Tách dòng và phân tích trình tự gen sinh tổng hợp xenluloso (EuCesA4) ở Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla)
- Tuyển chọn cây trội và nhân giống cây Sơn ta (Toxicodendron succedanea) bằng phương pháp ghép
- Nhân giống một số giống cây lâm nghiệp mới được chọn lọc bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào