Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng Sở
Camellia sp.
Lời nói đầu
Sở là cây nguyên sản của vùng á nhiệt đới châu á. Nhiều tỉnh ở nước ta như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ Nghệ An, Quảng Trị, v.vv đã có kinh nghiệm trồng Sở từ lâu đời để lấy hạt ép dầu. Với yêu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu, cây Sở là một trong những cây có dầu cần được phát triển mạnh ở nước ta.
Trước đây đã có một số nghiên cứu liên quan đến kỹ thuật gây trồng, bước đầu chọn giống cây Sở và nhân giống Sở bằng hom cành, song các kết quả thu được còn chưa đồng bộ. Trước những yêu cầu của thực tiễn trồng Sở ở nước tatrong giai đoạn tới phục vụ cho chương trình trồng 5 triệu ha rừng và trồng rừng phòng hộ, bản hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng Sở (Camellia sp.) tập hợp các kết quả đã có rải rác ở một số địa phương nhằm giúp các cơ sở sản xuất nắm được các kỹ thuật cơ bản của công tác trồng rừng Sở.
Chương I
Điều khoản chung
- Bản hướng dẫn kỹ thuật này quy định những yêu cầu và nội dung kỹ thuật trồng rừng Sở từ khâu thu hái giống, gieo ươm, tạo cây con bằng hạt và cây hom, trồng và chăm sóc, nhằm từng bước nâng cao năng suất quả và sản lượng dầu của rừng trồng.
- Bản hướng dẫn kỹ thuật này được áp dụng cho các cơ sở trồng rừng Sở kể cả các doạnh nghiệp Nhà nước, tập thể và tư nhân, cho mục tiêu trồng rừng phòng hộ trong chương trình 327 (nay là chương trình 5 triệu ha) kết hợp sản xuất.
- Khi áp dụng các kỹ thuật chọn giống có năng suất cao và nhân giống hom, cần chú ý các yêu cầu sau đây:
- Cán bộ kỹ thuật, công nhân làm công tác giâm hom cây Sở theo hướng dẫn kỹ thuật này phải là người đã có kinh nghiệm hoặc đã được theo học lớp tập huấn kỹ thuật giâm hom cây Sở.
- Cần phải có nhà giâm hom thoáng khí, đủ ánh sáng, có hệ thống phun mù hoặc bình phun thuốc trừ sâu thay cho hệ thồng phun mù.
- Cần phải có một số chất kích thích ra rễ như axxit naphtil axetic (ANA), axit indol axetic (AIA) và axit indol butyric (AIB) và một số dụng cụ cần thiết khác như thùng, chậu đựng nước, cốc thuỷ tinh, ống đong.
Chương II
Hoàn cảnh gây trồng
- Điều kiện đất trồng
- Độ dốc: dưới 200.
- Độ cao: dưới 800m là thích hợp nhất.
- Vĩ độ: từ 170 Bắc trở ra.
- Loại đất: Sở được trồng trên các loại đất feralit, trên các vùng đồi núi thấp trung du và duyên hải, đất đỏ bazan, vùng đất cát cố địng không đọng nước, song tốt nhất là trên đất rừng mới khai phá có tầng đất sâu, tương đối giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước hoặc trên sườn núi thoải hoặc trên đất cát pha.
- Ưa đất hơi chua (pH: 4,5-5,0).
Cây Sở phù hợp với hầu hết các vùng khí hậu của miền Bắc Việt Nam, có thể chịu đựng được sương giá ở các tỉnh biên giới phía Bắc hoặc khí hậu nắng nóng ở các tỉnh miền Trung.
- Nhiệt độ bình quân năm: 20-230C.
- Nhiệt độ tối đa: 37-380C.
- Nhiệt độ tối đa thấp: 10C.
- Độ ẩm bìn quân: 74-85%.
- Lượng mưa bình quân năm: 1500-2000mm.
Chương III
Chọn cây mẹ, thu hạt, gieo ươm tạo cây con
- Chọn cây mẹ lấy giống
Cây mẹ lấy giống (hạt và hom cành) phải ở độ tuổi từ 15 tuổi trở lên khi cây đã cho sản lượng quả ổn định. Cây khoẻ mạnh, tán lá phát triển cân đối, không bị sâu bệnh, sai quả, sản lượng dầu ép từ hạt cao và ổn định trong nhiều năm. Khi có điều kiện tính tổng trọng lượng quả và hạt và phân tích hàm lượng dầu, cây mẹ được chọn lấyn giống phải đạt sản lượng tối thiểu là 0,5kg dầu.
Khi chọn cây trội để lấy giống và rừng giống, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đã được ban hành trong Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống (QPN 15-93) và Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống chuyển hoá (QPN 16-93).
Giống vùng nào nên ưu tiên thu hái và gây trồng tại vùng đó. Cần khảo nghiệm giống mới trước khi đưa vào trồng đại trà.
- Thu hái hạt giống
Quả gần chín vào tháng 10-11 nên cần thu hái vào dịp sương giá khi hạt chín rộ, bóc vỏ quả thấy vỏ hạt có màu đen. Đem ủ quả vào chỗ râm mát cho hạt tách khỏi quả. Tránh phơi quả và hạt trức tiếp dưới ánh nắng mặt tròi vì hạt chứa dầu làm mất sức nảy mầm.
Hạt có thể được gieo ngaysau khia thu hái. Trước khi gieo cần chọn các hạt chắc, mẩy và ngâm vào nước lạnh, vớt những hạt chìm dưới nước để đen gieo. Mỗi kg hạt trung bình có 500 hạt và thông thường số hạt biến động từ 330 hạt đến 1000 hạt/kg.
Trong trường hợp chưa có điều kiện gieo ngay sau khi thu hái, hạt Sở cũng có thể được trộn với tỷ lệ cát ẩm (tỷ lệ 1:1) để bảo quản tạm thời sang tháng 1 năm sau (mùa xuân), khi hạt bắt đầu nứt nanh trằng thì đem gieo.
8. Gieo ươm, tạo cây con:
Để tạo cây con trong túi bầu tại vườn ươm cần thực hiện các công việc sau:
– Chọn nơi đất bằng phẳng, gần nguồn nước tưới làm vườn ươm.
– Luống gieo hạt thường rộng 1m, dài 5-10m; được che bóng nhẹ (độ tàn che khoảng 0,3-0,4) vào mùa hè.
– Bầu có kích thước 6 x 12 hoặc 8 x 18cm. Thành phần ruột bầu gồm:
* 90% đất đã được làm tơi nhỏ.
* 8-9% phân chuồng hoai.
* 1-2% super lân.
– Hạt được giải đều trên luống, được phủ một lớp đất mặt dày 0,5-1cm và một lớp rơm rạ mỏng. Hạt được tưới ẩm thường xuyên, 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối. Sau 1-2 tháng, hạt nảy mầm được cấy vào bầu. Cứ 2 hàng bầu cần dùng 1 hàng ràng ràng để che bóng.
– Cây con 1 năm tuổi là có thể đem trồng. Cây tiêu chuẩn đạt chiều cao 30-40cm. Loại bỏ những cây cụt ngọn, cây cong queo sâu bệnh.
Chương IV
Nhân giống Sở bằng hom cành
9. Thời vụ giâm hom, tiêu chuẩn cành hom
Sở có thể trồng được bằng cây hom và hom cành Sở cho tỷ lệ ra rễ cao. Chỉ thực hiện giâm hom trong những tháng từ cuối xuân tới đầu thu, tức là từ tháng 4 đến tháng 9 và tốt nhất là vào các tháng 4,5,6,7 đối với các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Hom cành phải được lấy từ cây mẹ đủ tiêu chuẩn, lấy vào cuối giai đoạn sinh trưởng khi lá đã có màu xanh thẫm, song không quá già. Sử dụng cả hom đầu cành và hom chồi vượt.
Dùng dao sắc hay kéo cắt phần cành có sức sống tốt, vươn ra phía ánh sáng, cắt vào sáng sớm và sử dụng ngay trong ngày. Hom được cắt với chiều di 7-12cm, mỗi hom giữ lại 2-3 lá. Nếu lá to thì cắt từ 1/3 đến 1/2 mặt lá để giảm thoát hơi nước. Loại bỏ các hom quá non, quá to ruột rỗng xốp. Cành được tưới nước khi vạn chuyển, hom được tưới nước và để vào nơi râm mát trưoiức khi xử lý và giâm.
10. Xử lý thuốc
* Pha thuốc
Các chất kích thích ra rễ phải được hoà tan vào trong cồn (10mg thuốc cần 5-10 giọt cồn 960) hoặc bằng rượu trắng 400 (10mg thuốc cần 20-25 giọt rượu). Sau khi thuốc tan, đo một lượng nước cần thiết đổ vào cốc thuỷ tinh có chứa thuốc hoà tan, khuấy đều để có đúng nồng độ cần thiết.
Đối với ANA, 150mg thuốc được pha trong 1 lít nước cất, thời gian xử lý hom 4 giờ vào các tháng 5-6, hoặc 150mg pha trong 1 lít nước, xử lý 4-8 giờ vào các tháng 7-8.
Đối với AIA, 50mg thuốc pha trong 1 lít nước, thời gian xử lý 4 giờ.
Không nên sử dụng 2,4-D để xử lý ra rễ cho hom cành.
* Xử lý hom
Dung dịch thuốc đã pha đúng nồng độ được đựng vào các cốc thuỷ tinh hoặc chậu sành. Phần gốc của hom được cắm sâu 1-1,5cm vào dung dịch thuốc đã pha sẵn. Hom cành đwocj ngâm trong thuốc ở nơi râm mát theo đúng thời gian quy định.
11. Giâm hom
Sau thời gian ngâm xử lý, hom được cắm vào giá thể cát hoặc túi bầu đất. Hom cắm ngập vào giá thể từ 1/4 đến 1/3 chiều dài. Giá thể có thể là cát mịn trải thành luống giâm hom hoặc đất đỏ tầng B, đất rừng tơi xốp thoát nước tốt, đất phù sa v.v. được đóng vào túi bầu PE. Các túi bầu được xếp thành hàng trong nhà giâm hom, hàng cách hàng 5-6cm.
Cần phun mù nhiều lần trong ngày với thời gian ngắn. Ngày nắng thường 30-60 phút phun một lần. Không để cho hom và giá thể bị khô hoặc bị úng nước, hom bị thối. Nước tưới phải là nước giếng trong và sạch. Bảo đảm đủ ánh sáng và thoáng khí cho nhà giâm hom.
Nếu giâm vào mùa hè, sau 2 tháng hom đã ra rễ và có thể cấy vào bầu mới hoặc để nguyên bầu cho luyện hom. Nếu vào mùa thu, phải sau 3 tháng hom mới ra rễ.
* Luyện hom
Nếu cây hom được cấy vào bầu mới, cần tưới giảm dần trong thời gian 20 ngày, sau đó đưa cây ra vườn ươm có giàn che. Nếu cây hom được giữ nguyên trong bầu giâm hom, chỉ cần giảm tưới trong 2 tuần rồi đưa ra vườn ươm có giàn che.
Giảm dần lượt tưới và giảm dàn che cho cây hom trong vòng 10-20 ngày cho tới khi chỉ cần tưới 1 lần 1 ngày, Gặp thời vụ, cây hom có thể đem trồng.
Chương V
Trồng rừng
12. Phương thức trồng rừng
Cây Sở có thể được trồng theo các phương thức sau đây:
– Trồng thuần loại.
– Trồng theo băng kết hợp với cây lâm nghiệp khác theo đường đồng mức: băng Sở gồm 15-20 hàng Sở, băng cây lâm nghiệp gồm 2-3 hàng cây.
– Trên các dạng đất và địa hình cho phép, có thể trồng xen cây nông nghiệp trong 2-3 năm đầu. Trên đất xấu có thể gieo cốt khí (10kg hạt/ha) để che phủ đất.
– Đỉnh đồi cao có thể trồng xen cây lâm nghiệp; phần sườn đồi và chân đồi trồng Sở.
13. Xử lý thực bì, làm đất cuốc hố
Sở có thể được trồng bằng phương thức gieo hạt thẳng, trồng bằng cây con và cây hom. Các nguyên tắc cơ bản về xử lý thực bì, làm đất vuốc hố là:
– Tuỳ theo dạng thực bì mà áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp: với dạng thực bì thưa, cây bụi thấp không có khả năng chèn ép cây con thì để nguyên không cần xử lý; Thực bì cao, dày thì nên phát dọn rồi đốt.
– Cuốc hố dọc đường đồng mức, theo hình nanh sấu.
– Kích thước hốc: 30 x 30 x 30cm.
– Lấp hố trước khi trồng 20-30 ngày bằng lớp đất mặt.
– Nếu làm đất bằng cơ giới thì có thể áp dụng cày toàn diện, cày theo băng, san bậc thang hoặc cày ngầm tuỳ theo điều kiện.
– Nên thực hiện bón lót 2-3kg phân chuồng hoặc 100g NPK hoặc 500g phân vi sinh cho mỗi hố.
– Mật độ trồng: 1100 cây (hoặc hố gieo)/ha (cự ly 3x3m).
14. Trồng bằng phương pháp gieo hạt thẳng
– Mỗi hố gieo từ 2 đến 3 hạt, đặt hạt vào giữa hố, hạt nọ cách hạt kia từ 3-5cm, sau đó lấp một đất mịn phủ lên hạt với chiều dày 2-3cm.
– Sau một tháng phải kiểm tra hạt nảy mầm và dặm thêm nếu cần thiết.
– Sau 2-3 năm, cần tiến hành tỉa bỏ các cây xấu, cây sinh trưởng kém.
15. Trồng bằng cây con và cây hom
– Tiêu chuẩn cây con: cao 30-40cm, không cong queo sâu bệnh, không cụt ngọn.
– Tiêu chuẩn cây hom: đã ra rễ và qua giai đoạn luyện hom ở vườn ươm.
– Cây được trồng vào những ngày trời mưa phùn (mùa xuân) hoặc đủ mưa (mùa hè) ở các tỉnh phía Bắc hoặc mùa thu ở các tỉnh phía Bắc Trung bộ.
16. Chăm sóc bảo vệ
Thực hiện chăm sóc trong 4 năm đầu như sau:
– Năm thứ nhất: Cần tra dặm hạt (nếu là gieo hạt thẳng) hoặc cây con cho các hố đã trồng. Tiền hành làm cỏ, vun gốc rộng 0,5m.
– Năm thứ 2,3 và 4: dọn thực bì, vun gốc cho cây, đường kính vun 0,5-0,6m cho năm thứ và 3, và 1m cho năm thứ 4.
– Bón thúc 3-5kg phân chuồng hoặc 100-200g NPK vào trước mùa mưa năm thứ 3 cho mỗi hố trồng.
Bón thúc định kỳ, tỉa cành, tạo tán tròn đều cho cây trong những năm tiếp theo.
Bảo vệ chống trâu bò phá hoại, đặc biệt là trong những năm đầu khi cây còn nhỏ và sinh trưởng chậm. Chú ý phòng chống cháy rừng và sâu bệnh hại.
Chương VI
Điều khoản thi hành
17. Hướng dẫn kỹ thuật này áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tập thể và tư nhân trồng rừng Sở thuộc các tỉnh phía Bắc từ Quảng Trị trở ra, cho các vùng có điều kiện tự nhiên tương tự như yêu cầu đẫ nêu trong bản hướng dẫn kỹ thuật.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.