Ngày 07 tháng 4 năm 2014, tại Hà Nội, Hội thảo tham vấn quốc gia về Phát triển thuần hóa các loài cây trồng ở Việt Nam đã được tổ chức bởi Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) và Trung tâm Nông Lâm Thế giới (ICRAF). Có khoảng 40 đại biểu tham dự hội thảo, gồm các nhà quản lý và các nhà khoa học đến từ Tổng cục Lâm nghiệp, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT), VAFS, ICRAF, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Trường Đại học Tây Bắc, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi các tỉnh Sơn La và Yên Bái… PGS. TS. Võ Đại Hải – Giám đốc VAFS và TS. Delia Catacuntan – Giám đốc ICRAF Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.
Mục đích của Hội thảo là nhằm: i) Tăng cường nhận thức về hoạt động thuần hóa các loài cây trồng ở Việt Nam thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và ở Việt Nam; ii) Xác định cơ hội và thách thức trong hoạt động thuần hóa các loài cây bản địa; iii) Xây dựng khung chương trình hoạt động về thuần hóa các loài cây ở Việt Nam.
Hội thảo diễn ra trong thời gian 01 ngày đã đưa ra cái nhìn tổng quan về thuần hóa cây trồng ở Việt Nam, bao gồm: chiến lược thuần hóa các loài cây trồng, các vấn đề về kỹ thuật thuần hóa cây trồng và nghiên cứu trường hợp về thuần hóa cây trồng ở Việt Nam. TS. Alice Muchugi – Trưởng phòng Tài nguyên di truyền, ICRAF Kenya – cũng đã trình bày về Chương trình thuần hóa cây trồng và ngân hàng gen: Một số ví dụ ở Châu Phi.
Các thành viên Hội thảo đã chia nhóm để thảo luận về: i) Các loài cây ưu tiên cho thuần hóa, và ii) Các lĩnh vực hợp tác về thuần hóa cây trồng ở Việt Nam.
Hội thảo đã đưa ra ba lĩnh vực về thuần hóa cây trồng ở Việt Nam cần được hợp tác thực hiện ngay, đó là: i) Thiết lập các tiêu chuẩn thuần hóa; ii) Xây dựng danh sách các loài cây ưu tiên cho thuần hóa; và iii) Tóm tắt về chính sách.
Đây là hội thảo đầu tiên về lĩnh vực thuần hóa cây trồng được tổ chức ở Việt Nam. Hội thảo được kỳ vọng sẽ khởi động cho các chương trình nghiên cứu về thuần hóa cây trồng ở Việt Nam trong tương lai.
ĐTHT
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam
- Thông báo kêu gọi đề xuất Dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm Việt Nam – Cộng hòa Séc
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ Hội nghị Quốc tế “Duy trì và phát triển rừng trồng các loài Keo trong tương lai” Tổ chức tại thành phố Huế, Việt Nam, 18 – 21 tháng 3 năm 2014
- Thông báo đăng ký phiên họp dành cho giới trẻ tại Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á về Rừng