Để góp phần thực hiện tốt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp đã được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt theo QĐ số 1565 ngày 08/7/2013, QĐ số 5171/QĐ-BNN-KHCN về Ban hành kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2025 vừa được Bộ NNPTNT ban hành ngày ngày 11/12/2017 và QĐ số 886/QĐ-TTg của TTCP ngày 16/6/2017 về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, được sự đồng ý và hỗ trợ của Vụ KHCN&MT – Bộ NN&PTNT, ngày 21/12/2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Khoa học công nghệ Lâm nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp tại các tỉnh phía Nam” nhằm đánh giá được thực trạng của khoa học công nghệ Lâm nghiệp ở phía Nam, từ đó xác định được các định hướng và giải pháp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất LN ở các tỉnh phía Nam.
Chủ trì hội thảo có GS.TS Võ Đại Hải – Giám đốc Viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và TS. Nguyễn Phú Hùng – Vụ Trưởng Vụ KHCN&HTQT- Tồng cục Lâm nghiệp.
Hội thảo đã vinh dự được đón tiếp các đại biểu đến từ Bộ NNPTNT, Bộ KHCN, Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp Phía Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp TP. HCM, Đại diện các Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Đồng Nai, Kiên Giang, Bình Thuận, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp. Cơ quan Cites Việt Nam tại TP. HCM, Trung tâm nghiên cứu rừng & đất ngập nước và Đại diện các Hiệp hội và Công ty Lâm nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Sau lễ khai mạc Hội thảo, các đại biểu đã được nghe và thảo luận về các báo cáo tham luận theo các chủ đề:
1) Thực trạng và định hướng NCKH lâm nghiệp tại các tỉnh phía Nam
2) Kết quả nghiên cứu chọn, tạo giống cây lâm nghiệp ở các tỉnh phía Nam
3) NC và Phát triển lâm nghiệp trên vùng đất ngập phèn ở Nam Bộ
4) NC và Phát triển lâm nghiệp trên vùng đất ngập mặn ở Nam Bộ
5) NC và phát triển lâm nghiệp trên vùng đất khô hạn ở Nam Trung Bộ
6) Cơ chế, chính sách trong phát triển rừng trồng sản xuất ở Nam Bộ
7) Xuất nhập khẩu gỗ và SP gỗ của VN đến nửa đầu năm 2017 – thực trạng và kiến nghị
8) Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy QLRBV và CCR ở Việt Nam
Tại Hội thảo các đại biểu đều cho nằng, đây là vùng vùng SX Lâm nghiệp rất sôi động, từ phát triển trồng rừng đến chế biến, thương mại lâm sản, là vùng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp rất lớn của nước ta. Hội thảo đã ghi nhận được nhiều ý kiến ủng hộ và góp ý của đại biểu tại các tỉnh về việc ứng dụng giống cây lâm nghiệp có năng suất chất lượng cao và áp dụng các TBKT trong kinh doanh rừng, tác động của biến đổi khí hậu bởi nước biển dâng, xâm nhập mặn ở vùng đất ven biển và nguy cơ sa mạc hóa …. Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận sâu về những khó khăn và thách thức của sản xuất lâm nghiệp phía Nam với các đặt thù như có diện tích rừng lớn và có 3 tiểu vùng sinh thái là: vùng đất cát khô hạn; vùng đất ngập nước và vùng rừng nhiệt đới trên các địa hình đồi núi thấp chuyển tiếp giữa cao nguyên và đồng bằng của miền Đông Nam Bộ, để từ đó đề xuất các định hướng ưu tiên nghiên cứu cho vùng này nhằm thúc đẩy lâm nghiệp ở các tỉnh phía Nam ngày càng phát triển.
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2017 VÀ LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM 2018 "Dự án Thúc đẩy quản lý lâm sản bền vững của các công ty Lâm nghiệp" Ở Việt Nam
- Định hướng nào cho nghiên cứu lâm nghiệp phía Nam?
- Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Có nên trồng rừng gỗ lớn chu kỳ dài bằng cây keo lai? - Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Lễ công bố Quyết định Bổ nhiệm lại chức vụ Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng