Thực hiện Quyết định số: 182/QĐ /KHLN-KH ngày 24/4/2020, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng Hội đồng sơ kết đề tài: “Nghiên cứu chọn giống Quế có năng suất vỏ, hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cho vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ”.
– Chủ nhiệm: TS. Phan Văn Thắng.
– Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ.
Mục tiêu của đề tài
– Chọn được giống Quế có năng suất vỏ cao hơn 15%, hàm lượng tinh dầu cao hơn 10% so với trung bình trong sản xuất tại 3 vùng gồm Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
– Xây dựng được vườn cung cấp giống được cải thiện.
– Hoàn thiện được biện pháp kỹ thuật trồng, khai thác, sơ chế, bảo quản vỏ quế.
Kết quả đạt được của đề tài:
Đề tài đã bám sát mục tiêu, nội dung công việc đã được phê duyệt, thực hiện và hoàn thành khối lượng công việc:
– Điều tra hiện trạng gây trồng và nguồn giống quế ở 3 vùng cho thấy hiện nay việc gây trồng quế phát triển rất mạnh, nhưng sinh trưởng, năng suất của rừng quế còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là nguồn giống xô bồ, không có chất lượng tốt, áp dụng biện pháp kỹ thuật còn hạn chế.
– Nghiên cứu ban đầu cho thấy giống quế ở cả 3 vùng khác biệt tương đối lớn về cả hình thái, trình tự gen lẫn sinh trưởng, năng suất, chất lượng vỏ quế. Trong đó, chất lượng vỏ quế ở vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ trung bình có cao hơn vỏ quế vùng Bắc Bộ về thành phần chính trong tinh dầu quế nhất.
– Đã điều tra đã chọn lọc được 150 cây trội quế (mỗi vùng 50 cây trội) sinh trưởng đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn vượt ít nhất 15%, năng suất vỏ vượt ít nhất 25%, hàm lượng tinh dầu trong vỏ vượt ít nhất 10% so với trung bình của quần thể chọn giống, tỷ lệ thành phần chính đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu như tỷ lệ thành phần trans-aldehy cinamic trên 80%, couramin nhỏ hơn 0,4%.
– Đã xây dựng 9 ha mô hình khảo nghiệm hậu thế 50 gia đình cây trội/vùng tại Bảo Yên – Lào Cai, Quế Phong – Nghệ An, Nam Trà My – Quảng Nam (mỗi địa điểm 3 ha), bước đầu cho tỷ lệ sống trung bình trên 85%, sinh trưởng khá tốt cả về đường kính và chiều cao.
– Đã xây dựng 6 ha mô hình thí nghiệm các biện pháp kỹ thuật lâm sinh (tiêu chuẩn cây con đem trồng, bón thúc) tại Bảo Yên – Lào Cai, Quế Phong – Nghệ An, Nam Trà My – Quảng Nam (mỗi thí nghiệm 1 ha/địa điểm), bước đầu cho tỷ lệ sống trung bình trên 85%, sinh trưởng khá tốt cả về đường kính và chiều cao.
– Đã xuất bản được 1 bài báo, 1 nghiên cứu sinh đang thực hiện đề tài luận án liên quan đến nội dung và vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Thông báo xét tuyển Nghiên cứu sinh năm 2020
- Hội đồng sơ kết đề tài: “Nghiên cứu phát triển rừng trồng Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) và Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A.Camus) cung cấp gỗ lớn ở một số vùng sinh thái trọng điểm”.
- Hội thảo Mở rộng hệ thống truy xuất nguồn gốc thông minh (iTwood) cho gỗ rừng trồng hộ gia đình để hỗ trợ triển khai hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS)
- Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc các đơn vị trực thuộc Viện
- Lễ công bố quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam