Thực hiện Quyết định số: 451/QĐ-KHLN-KH ngày 06 tháng 12 năm 2022 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Sồi phảng (Castanopsis cerebrina (Hickel & A. Camus) Barnett) cung cấp gỗ lớn, có giá trị cao ở Lào Cai. Chủ nhiệm: ThS. Phạm Văn Viện; Đồng chủ trì: ThS. Cao Văn Lạng
Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu chung:
Phát triển rừng trồng Sồi phảng theo hướng cung cấp gỗ lớn, có giá trị cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng ở Lào Cai, đáp ứng chủ trương phát triển trồng rừng gỗ lớn của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và của tỉnh Lào Cai.
Mục tiêu cụ thể:
– Xây dựng được 4ha mô hình trình diễn rừng trồng thâm canh Sồi phảng cung cấp gỗ lớn ở Lào Cai thông qua ứng dụng các giống đã được chọn lọc và tiến bộ kỹ thuật mới (kết hợp làm rừng cung cấp giống sau này) cho sinh trưởng tăng từ 15% so với sản xuất đại trà.
– Hoàn thiện được Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng rừng thâm canh Sồi phảng cung cấp gỗ lớn tại Lào Cai.
– Tập huấn chuyển giao được các quy trình kỹ thuật cho người dân
Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1. Chọn lọc cây trội Sồi phảng và tạo cây giống Sồi phảng chất lượng cao
Nội dung 2. Nghiên cứu bổ sung kỹ thuật nhân giống cây Sồi phảng bằng hạt
Nội dung 3. Nghiên cứu bổ sung kỹ thuật trồng thâm canh Sồi phảng ở Lào Cai
Nội dung 4. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh đã có để xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Sồi phảng cung cấp gỗ lớn cho năng suất, chất lượng cao tại Lào Cai.
Nội dung 5. Tập huấn chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các thành phần liên quan (gồm kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật xây dựng mô hình rừng trồng Sồi phảng thâm canh).
Đánh giá về hiệu quả do nhiệm vụ mang lại:
– Kết quả của đề tài này sẽ xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng rừng thâm canh và mô hình trình diễn về trồng rừng thâm canh Sồi phảng, làm cơ sở để phát triển rừng trồng ở Lào Cai, đáp ứng được mục tiêu đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp nói chung theo hướng phát triển gỗ lớn, nâng cao giá trị gia tăng của rừng.
– Kết quả của đề tài là cơ sở để bổ sung loài cây Sồi phảng vào cơ cấu loài cây trồng rừng chủ lực cho năng suất, chất lượng gỗ cao, phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở Lào Cai.
– Bổ sung các cơ sở khoa học về trồng rừng thâm canh Sồi phảng ở Lào Cai và các địa phương có điều kiện tương tự.
– Kết quả thực hiện đề tài là cơ sở khoa học quan trọng để các cơ quan quản lý cấp tỉnh quản lý, hoạch định chính sách về trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh. Đối với Công ty cổ phần lâm nghiệp Bảo Thắng và Chi cục kiểm lâm tỉnh Lào Cai là các cơ quan tham gia phối hợp trực tiếp sẽ có thêm kinh nghiệm và các cơ sở khoa học để làm căn cứ quản lý có hiệu quả các diện tích rừng trồng Sồi phảng trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là Công ty cổ phần lâm nghiệp Bảo Thắng thông qua thực hiện đề tài này sẽ nhân rộng được kết quả để xây dựng và phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn bằng loài cây Sồi phảng trên diện tích đất của công ty đang quản lý, đồng thời có thể chuyển giao cho các chủ rừng khác có quan tâm, qua đó sẽ từng bước góp phần nâng cao giá trị gia tăng của rừng.
Đối với kinh tế – xã hội và môi trường:
– Việc áp dụng các chế phẩm vi sinh (chứa các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ và kháng bệnh) để bón cho cây trồng sẽ làm tăng 20-30% sinh trưởng của cây và có thể giảm tỷ lệ cây bị bệnh hại lên 80%. Qua đó sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng của rừng trồng sản xuất, thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và bảo vệ môi trường.
– Đề tài sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người tham gia trồng rừng, sản xuất kinh doanh gỗ rừng trồng Sồi phảng ở Lào Cai.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu công nghệ ép định hình ván bóc gỗ rừng trồng tạo cấu kiện kích thước lớn sử dụng trong xây dựng và đồ gỗ nội thất.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván dăm định hướng từ Luồng (Dendrocalamus barbatus) sử dụng trong sản xuất đồ mộc
Các tin khác
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) có năng suất cao, chống chịu sâu đục ngọn phục vụ trồng rừng gỗ lớn tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 60 năm thành lập
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây rừng năm 2022
- Hội thao Chào mừng 60 năm thành lập Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Giống keo tai tượng nội chất lượng vượt trội hạt nhập khẩu