Ngày 21/12 tại TP.HCM, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) phối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT) tổ chức Hội thảo “Khoa học công nghệ lâm nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả SX lâm nghiệp tại các tỉnh phía Nam”.
Hội thảo có sự tham dự của 110 đại biểu là các nhà khoa học lâm nghiệp, DN trồng rừng, cơ sở chế biến gỗ, nhà quản lý lâm nghiệp.
VAFS định hình nghiên cứu lâm nghiệp phía Nam cần phát triển theo hướng bền vững |
Hội thảo lần này đi sâu đánh giá các kết quả nghiên cứu và chuyển giao KHCN lâm nghiệp đã đạt được trong những năm qua, những khoảng trống và định hướng nghiên cứu cho giai đoạn sắp tới tại các tỉnh Nam bộ.
PGS.TS Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc VAFS cho biết: Hiện nay, Viện đã nghiên cứu, chọn tạo được 54 giống các loài cây trồng rừng chủ lực cho khu vực phía Nam như keo lai, keo lá tràm, keo tai tượng, keo lá liềm, bạch đàn và tràm. Các giống này đều có năng suất cao (24 – 43 m3/ha/năm), có khả năng kháng bệnh và thích nghi tốt với các điều kiện lập địa phía Nam.
VAFS cũng đã nghiên cứu xác định được kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ lớn, đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác và sử dụng phân lân trong trồng rừng keo và bạch đàn ở các chu kỳ sau, làm tăng năng suất rừng trồng từ 2,53 – 6,46 m3/ha/năm và đã được Bộ NN-PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật; Kỹ thuật lên líp và biện pháp thâm canh rừng trồng keo cho năng suất rừng có thể đạt từ 30 – 44 m3/ha/năm và giảm chu kỳ kinh doanh rừng từ 3 – 4 năm so với trồng tràm.
Từ các kết quả nghiên cứu, VAFS đã đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao giống gốc, công nghệ mô – hom, công nghệ xây dựng các vườn giống và rừng giống cho các đơn vị sản xuất giống ở các tỉnh phía Nam, góp phần tăng tỷ lệ sử dụng cây vô tính trong trồng rừng lên 30%.
Viện đã liên kết, hợp tác nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, quản lý lập địa, kỹ thuật lâm sinh trong trồng rừng và chuyển hóa rừng trồng từ gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn cho một số DN sản xuất giống, trồng rừng và chế biến gỗ phía Nam. Ngoài ra, thông qua các dự án khuyến lâm triển khai trong khu vực, Viện đã tăng cường chuyển giao kết quả và nhân rộng mô hình trồng rừng thâm canh, cung cấp gỗ lớn các loài keo lai, keo lá tràm đạt hiệu quả cao vào thực tiễn sản xuất.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận thực tế, một số vấn đề trong nghiên cứu khoa học lâm nghiệp ở phía Nam còn khoảng trống cần giải quyết. Đó là loài, giống cây và công nghệ tạo rừng cho các vùng đất khô hạn, ngập nước; Cơ chế và chính sách phát triển rừng qui mô hộ gia đình trong điều kiện đã được giao đất để phát triển rừng; Xây dựng nhiều mô hình trình diễn các giống TBKT và biện pháp thâm canh rừng trồng gỗ lớn bền vững cho các loài cây chủ lực để người dân tham quan học tập và nhân rộng.
Do đó, theo GS.TS Võ Đại Hải, Giám đốc VAFS, thời gian tới cần phải đặc biệt quan tâm tới ba đối tượng rừng đặc thù nêu trên, trong đó chú trọng đến các nghiên cứu chọn tạo giống mới và các giải pháp kỹ thuật phục hồi, phát triển rừng theo hướng bền vững; ưu tiên các nghiên cứu mũi nhọn, liên hoàn theo chuỗi để thực hiện tốt Quyết định số 120 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 – 2020 và Quyết định 4817 năm 2016 về Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020.
Ngoài ra, cũng cần có các nghiên cứu chính sách phát triển rừng trồng nguyên liệu, cung cấp gỗ lớn, chính sách phát triển thị trường nội địa gỗ, sản phẩm gỗ và quan tâm thúc đẩy các hoạt động khuyến lâm, hội nghị khoa học để giới thiệu, chuyển giao giống, TBKT và các kết quả nghiên cứu lâm nghiệp vào sản xuất, góp phần thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
Các kết quả nghiên cứu của VAFS được Bộ công nhận gồm 6 TBKT có thể áp dụng cho phía Nam, trong đó có 3 TBKT cho 3 loại chế phẩm là AM, MF1, MF2 và 3 TBKT về công nghệ sản xuất ván ép nhiều lớp biến tính kích thước lớn từ gỗ Bạch đàn Urô làm nguyên liệu đóng tàu thuyền đi biển; nhà giâm hom cây lâm nghiệp cải tiến và sơn chống hà C.HA16 dùng cho tàu thuyền gỗ đi biển. |
NGUYÊN HUÂN
Nguồn: http://nongnghiep.vn/dinh-huong-nao-cho-nghien-cuu-lam-nghiep-phia-nam-post209569.html
Tin mới nhất
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
Các tin khác
- Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Có nên trồng rừng gỗ lớn chu kỳ dài bằng cây keo lai? - Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Lễ công bố Quyết định Bổ nhiệm lại chức vụ Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
- Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng trung tâm Bắc Bộ
- Hội thao truyền thống Công đoàn cơ sở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2017, Chào mừng kỷ niệm 56 năm thành lập Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (1961-2017)