ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạch đàn là một trong các loài được chọn làm cây trồng rừng chính ở Việt Nam. Loài cây này được trồng ở hầu khắp các tỉnh trung du, miền núi và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là đối với đời sống của bà con các tỉnh miền núi. Cây bạch đàn được chọn trồng rừng phổ biến như vậy là bởi bạch đàn có thể sống, sinh trưởng và phát triển trên đất trống đồi núi trọc, đất thoái hoá, cằn cỗi và nghèo dinh dưỡng. Hơn nữa, đây cũng là loài cây cho gỗ tốt, có giá trị kinh tế cao, có thị trường về nguyên liệu giấy và dăm xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây hiện tượng bạch đàn bị u bướu ở cành non và gân lá gây hại bởi một loài ong lạ ngày càng trở nên phổ biến. Theo Phạm Quang Thu (2004), các vườn ươm và rừng trồng cây bạch đàn dưới 2 tuổi ở các tỉnh Đông Nam Bộ đã xuất hiện loài ong này, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng đến kế hoạch trồng rừng của nhiều địa phương. Đến nay, ong ký sinh gây u bướu cành ngọn và gân lá bạch đàn không chỉ thấy ở các tỉnh phía Nam mà đã xuất hiện ở hầu khắp các địa phương trên cả nước, gây hại trên diện rộng làm nhiều người dân và các đơn vị trồng rừng lo ngại và phân vân về đưa loài cây này vào lựa chọn trồng rừng của họ.
Cần có nghiên cứu kịp thời xác định chính xác tên loài ong, các đặc điểm sinh học về vòng đời, điều kiện phát sinh phát triển và cây chủ đối với loài ong này để có giải pháp ngăn chặn kịp thời. Hơn nữa, vấn đề chọn giống bạch đàn có khả năng kháng đối với loài ong này cần được tiến hành sớm nhằm phục vụ công tác trồng rừng, thay thế cho dòng bạch đàn U6, đây là dòng bạch đàn được trồng với diện tích lớn trên toàn quốc tuy nhiên đang bị chết hàng loạt do sự gây hại của loài ong lạ này.
Cho đến nay tại Việt Nam chưa có bất kỳ tài liệu hay nghiên cứu nào về loài ong này để có những biện pháp phòng trừ chủ động. Chính vì vậy không thể có cơ sở khoa học vạch ra một chiến lược quản lý đối với loài ong nguy hiểm này trên rừng trồng bạch đàn của tỉnh.
Do vậy việc xây dựng và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ loài ong gây dịch u bướu bạch đàn ở vườn ươm và rừng trồng tại vùng Đông Nam Bộ” là một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần tích cực có hiệu quả vào công cuộc phát triển và bảo vệ rừng của nước ta.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- 1. Nội dung nghiên cứu
Điều tra tình hình gây hại của loài ong gây u bướu bạch đàn và đánh giá mức độ bị hại đối với các loài bạch đàn, các dòng và xuất xứ có khả năng kháng đối với loài ong này tại một số tỉnh đã và đang xảy ra dịch hại: Bình Định, Phú Thọ.
- 2. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra tình hình gây hại của loài ong gây u bướu bạch đàn và xác định một số dòng, xuất xứ có khả năng kháng đối với loài ong này tại một số tỉnh đã và đang xảy ra dịch hại: Bình Định, Phú Thọ.
– Thu thập thông tin của các cơ quan hữu trách, cán bộ kỹ thuật tại địa phương về tình hình gây hại của ong gây u bướu bạch đàn trong những năm gần đây.
– Đánh dấu, xác định các vùng thường xảy ra dịch hại.
– Tại mỗi tỉnh chọn 1 địa điểm thường xảy ra dịch hại để tiến hành điều tra.
Điều tra trên vườn ươm
– Thiết lập các ô định vị để điều tra, mỗi vườn ươm thiết lập 3 ô định vị, mỗi tỉnh điều tra 3 điểm, diện tích mỗi ô là 4m2 (2m x 2m), tổng số 18 ôtc, tổng diện tích là 36m2/tỉnh x 2 tỉnh = 72m2. Điều tra tỷ lệ và mức độ bị hại hiện tại, số cây, loài cây, điều tra tất cả các cây trong ô định vị.
Điều tra trên rừng trồng
– Điều tra theo tuyến điều tra là tuyến điển hình đi qua các dạng rừng và những khu vực đã và đang xẩy ra dịch, từ đó phát hiện những vùng rừng đàn bị ong gây hại và những vùng không bị. Toàn bộ tuyến điều tra được xác định là 5km/điểm/tỉnh, điều tra 1 điểm. tổng số là 15km/ tỉnh x 2 tỉnh = 30km.
– Thiết lập các ô tiêu chuẩn để điều tra, mỗi địa tỉnh thiết lập 3 ô tiêu chuẩn, mỗi tỉnh điểu tra 3 điểm/tỉnh x 2 tỉnh, tổng số là 18.000m2. Điều tra tỷ lệ và mức độ bị hại hiện tại do ong gây ra, số cây trong ô tiêu chuẩn, loài cây, mật độ, tàn che, thực bì và đặc điểm về độ cao, độ dốc, hướng phơi, diện tích của ô tiêu chuẩn là 1.000m2 (25 x 40m), ranh giới của ô được xác định bằng cọc mốc, cây điều tra trong ô được đánh dấu bằng sơn đỏ, cứ cách một cây điều tra một cây.
Phân cấp chỉ số bị hại
Chỉ số bị hại |
Biểu hiện bên ngoài |
0 |
Cành non, gân lá không bị u bướu, cây sinh trưởng phát triển khoẻ mạnh |
1 |
cành non và gân lá bị u bướu |
2 |
26-50% cành non và gân lá bị u bướu |
3 |
51-75% cành non và gân lá bị u bướu |
4 |
>75% cành non và gân lá bị u bướu |
Trên cơ sở kết quả phân cấp bị hại tính toán các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ cây bị sâu hại: tỷ lệ bị sâu hại là tỷ lệ % số cây bị bệnh trên tổng số cây điều tra được xác định theo công thức:
Trong đó: n: là số cây bị sâu hại
N: là tổng số cây điều tra
Kết quả điều tra thu được xử lý trên phần mềm SPSS.
Chỉ số bị hại bình quân: được tính theo phương pháp bình quân gia quyền với công thức sau:
Trong đó: R% : chỉ số bị sâu hại trung bình
ni: số cây bị hại với chỉ số bị sâu hại i.
N: tổng số cây điều tra
V: cấp bị hại cao nhất (trong trường hợp này V = 4)
Mức độ bị hại: dựa trên chỉ số bị hại bình quân
R≤10% |
Cây khỏe |
10%<R≤15% |
Cây bị hại nhẹ |
15%<R≤25% |
Cây bị hại trung bình |
25%<R≤50% |
Cây bị hại nặng |
R>50% |
Cây bị hại rất nặng |
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- 1. Kết quả thống kê diện tích ong u bướu gây hại bạch đàn tại vườn ươm và rừng trồng
Diện tích rừng trồng bạch đàn tại công ty Lâm nghiệp Quy Nhơn tỉnh Bình Định khoảng 310ha, chủ yếu trồng Bạch đàn U6, PN14 và PN12, diện diện tích rừng bị ong u bướu gây hại chủ yếu Bạch đàn U6 ở tuổi 1 tại Nhơn Phú, Canh Vinh, Bùi Thị Xuân. Diện tích rừng trồng bạch đàn tại công ty Lâm nghiệp Tam Thanh khoảng 600ha, chủ yếu trồng Bạch đàn U6, PN14, diện tích bị ong u bướu gây hại chủ yếu Bạch đàn U6 ở tuổi 1 và bạch đàn chồi tại Tam Thanh, Phù Ninh và Tiêu Diêu. Kết quả được trình bày ở bảng 1.
(Nguồn 2010: do công ty Lâm nghiệp Quy Nhơn tỉnh Bình Định và công ty Lâm nghiệp Tam Thanh tỉnh Phú Thọ)
Từ kết quả ở bảng trên cho thấy tại tỉnh Bình Định diện tích rừng trồng và số lượng cây ươm bị hại giảm đi, nhưng tỷ lệ bị hại tăng lên, đối với tỉnh Phú Thọ Diện tích bị hại giảm, tỷ lệ bị hại giảm.
1.1. Kết quả điều tra tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại tại vườn ươm
Tiến hành lập ô điều tra và phân cấp bị hại bạch đàn U6 từ tháng 2 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 12 tại vườn ươm của công ty Lâm nghiệp Quy Nhơn và Công ty Lâm nghiệp Tam Thanh. Kết quả được tính toán trình bày ở bảng 2
Bảng 2: Tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại tại vườn ươm công ty Lâm nghiệp Quy Nhơn tỉnh Bình Định và Công ty Lâm nghiệp Tam Thanh tỉnh Phú Thọ
Stt tỉnh |
Tháng 2/2010 |
Tháng 3/2010 |
Tháng 4/2010 |
Tháng 9/2010 |
Tháng 10/2010 |
Tháng 11/2010 |
||||||
P (%) |
Rtb (%) |
P (%) |
Rtb (%) |
P (%) |
Rtb (%) |
P (%) |
Rtb (%) |
P (%) |
Rtb (%) |
P (%) |
Rtb (%) |
|
Bình Định |
53 |
21 |
44 |
16 |
25 |
8.0 |
11 |
0.3 |
13 |
0.5 |
18 |
12 |
Phú Thọ |
42 |
18 |
36 |
12 |
18 |
6.0 |
10 |
0.2 |
12 |
0.4 |
17 |
10 |
Từ kết quả ở bảng 2 cho thấy tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại của tháng giảm dần từ cây bị hại nặng xuống cây khỏe, tỷ lệ 53%, mức độ 21% vào tháng 2, đến tháng 4 giảm xuống tỷ lệ bị hại 25% , mức độ bị hại 8.0% và tăng dần từ cây khỏe đến cây bị hại nhẹ tháng 9 tỷ lệ bị hại 11%, mức độ bị hại 0.3% đến tháng 11 tỷ lệ bị hại 18%, mức độ bị hại 12% tại Bình Định và tại Phú Thọ tương tự tỷ lệ bị hại 42%, mức độ bị hại18% vào tháng 2, đến tháng 4 giảm xuống tỷ lệ bị hại 18% , mức độ bị hại 8.0% và tăng dần từ tháng 9 tỷ lệ 10%, mức độ bị hại 0.2% đến tháng 11 tỷ lệ bị hại 17%, mức độ bị hại 10%.
1.2. Kết quả điều tra tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại tại rừng trồng
– Phân cấp ong u bướu hại Bạch đàn U6 được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 11 trên 3 địa điểm: Nhơn Phú, Canh Vinh, Bùi Thị Xuân của tỉnh Bình Định, mỗi địa điểm điều tra 3 ô tiêu chuẩn, tổng 9 ô tiêu chuẩn cho thấy tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại ở các ô tiêu chuẩn tại địa điểm Nhơn Phú ở ô tiêu chuẩn 1 tỷ lệ bị hại 46%, mức độ bị hại 21% vào tháng 2, tháng 4 tỷ lệ bị hại 9.3% và mức độ bị haị 5.0% đến tháng 9 tỷ lệ bị hại 21%, mức độ bị hại 10%, đến tháng 11 tỷ lệ bị hại 31%, mức độ bị hại 17%, ô tiêu chuẩn 2, 3 cũng tương tự tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại của tháng 2 cao hơn tháng 3, 4 và đến tháng 9 tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại thấp hơn tháng 10, 11. Tại Canh Vinh và Bùi Thi Xuân trên các ô tiêu chuẩn tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại của tháng 2 cao hơn tháng 3, 4 và đến tháng 9 tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại thấp hơn tháng 10, 11.
– Phân cấp ong u bướu hại Bạch đàn U6 được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 11 trên 3 địa điểm: Tam Nông, Phù Ninh và Tiêu Du tỉnh Phú Thọ, mỗi địa điểm điều tra 3 ô tiêu chuẩn, tổng 9 ô tiêu chuẩn. Kết quả cho thấy tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại ở các ô tiêu chuẩn tại địa điểm Tam Nông ở ô tiêu chuẩn 1 tỷ lệ bị hại 34%, mức độ bị hại 19% vào tháng 2, tháng 4 tỷ lệ bị hại 15% và mức độ bị haị 5.5% đến tháng 9 tỷ lệ bị hại 18%, mức độ bị hại 9.0% đến tháng 11 tỷ lệ bị hại 32%, mức độ bị hại 16%, ô tiêu chuẩn 2, 3 cũng tương tự tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại của tháng 2 cao hơn tháng 3, 4 và đến tháng 9 tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại thấp hơn tháng 10, 11. Tại Phù Ninh và Tiêu Du trên các ô tiêu chuẩn có tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại của tháng 2 cao hơn tháng 3, 4 và đến tháng 9 tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại thấp hơn tháng 10, 11.
KẾT LUẬN
- Đã tiến hành lập 36 ô tiêu chuẩn ở tiêu chuẩn trong đó có 18 ô ở Bình Định (9 ô vườn ươm; 9 ô rừng trồng); 18ô ở Phú Thọ (9 ô vườn ươm; 9 ô rừng trồng).
- Qua kết quả điều tra ở vườn ươm và rừng trồng bạch đàn tại Bình Định và Phú Thọ cho thấy ong u bướu chủ yếu gây hại Bạch đàn U6 tại vườn ươm và rừng trồng 1 tuổi.
- Ong u bướu gây hại Bạch đàn U6 từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 11. Tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại của tháng 2 cao hơn tháng 3, 4 và Tỷ lệ tháng 9 thấp hơn tháng 10, 11.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phạm Quang Thu (2004). Một loài ong lạ mới xuất hiện và gây hại bạch đàn trồng ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn số1, trang 1598-1599.
- Phạm Quang Thu và Nguyễn Quang Dũng (2008). Tuyển chọn loài, xuất xứ chống chịu ong ký sinh gây u bướu ngọn và lá bạch đàn. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn số 2, trang 79-84.
- Ankita Gupta & J. Poorani (2009). Taxonomic studies on a collection of Chalcidoidea (Hymenoptera) from India with new distribution records. Journal of Threatened Taxa. Volume 1(5). 300-304.
- B. Moore và G Maynard (2007). Some of the same insects that affect naturally regenerating forests also damage planted forest in Morocco. Overview of forest pests – Morocco, 2007.
- FAO Forestry paper 156 (2003). Global review of forest pests and diseases. A thematic study prepared in the framework of the Global Forest Resources Assessment 2005.
- Hong Mei Li, Hui Xiao, Hu Peng, Hong Xiang Han, Da Yong Xue (2006). Potential global range expansion of a new invasive species, the erythrina gall wasp, Quadrastichus erythrinae Kim (Insecta: Hymenoptera: Eulophidae). The Raffles Bulletin of Zoology. Volume 54(2). 229-234.
- John La Salle, Gevork Arakelian, Rosser, W. Garrison, & Michael W. Gates (2009). A new species of invasive gall wasp (Hymenoptera: Eulophidae: Tetrastichinae) on blue gum (Eucalyptus globulus) in California. Zootaxa 2121: 35–43.
Tin mới nhất
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"