Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Nghĩa
ĐẶT VẦN ĐỀ
Bảo vệ và phát triển rừng bền vững là một nhiệm vụ quan trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên luôn đi kèm với việc bảo vệ và phát triển chúng. Ở Việt Nam việc khai thác và sử dụng rừng chưa hợp lý đã làm cho diện tích rừng suy giảm khá nhanh, những cánh rừng còn tồn tại được đến nay thì chất lượng cũng bị giảm mạnh. Các loài cây gỗ quý bản địa hiện đang bị khai thác ngày một tăng trong rừng tự nhiên. Gỗ của các loài này đang được sử dụng rộng rãi trong các loại ván nhân tạo chất lượng cao và làm đồ mộc.
Trong những năm trước đây ở Việt Nam và Trung Quốc, rừng tự nhiên bị khai thác kiệt quệ vì lợi ích từ thị trường gỗ, đã dẫn đến nguồn gen của những loài cây gỗ này giảm đi nhanh chóng. Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư nghiên cứu về bảo tồn nguồn gen, trồng rừng các loài cây bản địa và kỹ thuật canh tác những loài cây gỗ bản địa này và cũng đã đạt được một số thành tựu. Chính phủ Việt nam đang thực hiện chương trình phục hồi rừng rộng lớn thông qua dự án 5 triệu ha rừng đến năm 2010. Chương trình phục hồi rừng tự nhiên đang được chú trọng và nghiên cứu phát triển các loài cây bản địa trong việc làm giàu rừng là những vấn đề cấp bách hiện nay. Từ năm 1989 đến nay, Viện Khoa học Lâm nghiệp đã và đang tiến hành dự án nghiên cứu về bảo tồn nguồn gen cây rừng. Trong chuyến làm việc mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc và Việt Nam đã thảo luận sử dụng các loài cây bản địa để trồng rừng và hợp tác trong lĩnh vực xây dựng các mô hình khảo nghiệm với các loài cây bản địa của hai nước.
Dự án này có quan hệ chặt chẽ với nhu cầu về gỗ trên thị trường quốc tế, đặc biệt phù hợp với mục tiêu, nội dung với chiến lược phát triển lâm nghiệp và xây dựng chính sách của cả hai nước. Nó sẽ thúc đẩy việc gây trồng rộng rãi các loài cây bản địa và phát triển bền vững rừng trồng nhiệt đới.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Tìm hiểu về vật hậu học và đặc điểm sinh thái các loài cây gỗ Cáng lò, Mỡ và Mỡ Hải Nam
– Tìm hiểu về vật hậu học: Trên cơ sở các tài liệu hiện có, xác định được thời điểm ra hoa kết quả của 3 loài cây thu hái hạt giống: Mỡ, Mỡ Hải Nam và Cáng lò.
– Đặc điểm sinh thái các loài nghiên cứu: Đặc điểm phân bố, đặc điểm về tổ thành, cấu trúc của rừng tự nhiên ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển làm cơ sở cho việc gieo ươm và trồng khảo nghiệm.
2.3.2. Thu thập và trao đổi hạt giống theo xuất xứ của mỗi loài
– Số lượng loài/xuất xứ cần thu thập
Số lượng loài/ xuất xứ thu thập dự kiến như sau:
Trung Quốc: Càng lò: 5 xuất xứ, Giổi xương: 5 xuất xứ, Lát hoa: 5 xuất xứ, mỡ: 0, Mỡ Hải Nam: 5
Viêt Nam: Càng lò: 3 xuất xứ, Giổi xương: 0 xuất xứ, Lát hoa: 5 xuất xứ, mỡ: 5, Mỡ Hải Nam: 1
– Địa điểm dự kiến thu thập hạt giống các loài cây nghiên cứu như sau:
+ 3 xuất xứ cây Cáng lò được thu thập tại: Sơn La (2 điểm) và Hà Giang
+ 5 xuất xứ Lát hoa thu thập tại: Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An (do Trung tâm NC giống cây rừng thực hiện).
+ 5 xuất xứ Mỡ được thu thập tại: Phú Thọ, Tuyên Quang (2 điểm), Hà Giang và Lào Cai.
+ 1 xuất xứ Mỡ Hải Nam được thu thập tại VQG Ba Vì, Hà Nội.
2.3.3. Gieo ươm và tạo cây con
– Xác định tỷ lệ nảy mầm:
Hạt giống các loài nghiên cứu (Cáng lò, Giổi xương và Mỡ Hải Nam)
– Ươm tạo cây con phục vụ trồng khảo nghiệm:
Ươm tạo cây con đủ để trồng 8,0 ha.
2.3.4. Trồng khảo nghiệm xuất xứ, hậu thế và khu bảo tồn gen
Hai loài cây Mỡ Hải Nam và Giổi xương trồng tại Trạm thực nghiệm lâm sản ngoài gỗ Hoành Bồ, Quảng Ninh thuộc Trung tâm NC Lâm đặc sản, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
Loài Cáng lò trồng tại Trạm lâm sinh Chiềng Bôm, Thuận Châu, Sơn La thuộc Trung tâm khoa học sản xuất Lâm nghiệp vùng Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
2.3.5. Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen của các loài cây nghiên cứu
Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen của các loài cây nghiên cứu bằng phân tích chỉ thị phân tử RAPD và cpADN (ADN lục lạp) do Viện Công nghệ sinh học thực hiện.
– Phân tích ADN của genome (bộ gen) bằng chỉ thị phân tử RAPD và cpADN
+ Cây Cáng lò: 150 mẫu (130 cho RAPD và 20 cho cpADN)
+ Cây Giổi xương: 150 mẫu (130 cho RAPD và 20 cho cpADN)
+ Cây Mỡ Hải Nam: 60 mẫu (50 cho RAPD và 10 cho cpADN)
2.3.6. Học tập và Hội thảo tại Việt Nam và Trung Quốc.
– Đoàn ra lần thứ nhất thống nhất về kế hoạch thực hiện dự án
Đoàn ra gồm 3 người trong 5 ngày làm việc tại Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, Quảng Châu, Trung Quốc thống nhất về kế hoạch nghiên cứu.
– Đoàn ra lần thứ 2 học tập kiến thức và kinh nghiệm của Trung Quốc
Đoàn ra gồm 4 người thăm các mô hình khảo nghiệm và học tập kinh nghiệm về bảo tồn nguồn gen cây rừng tại Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, Quảng Châu, Trung Quốc.
– Tổ chức Hội thảo tại Việt Nam:
Tổ chức Hội thảo, thông báo những kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài (thời gian 1 ngày số lượng 20 người).
2.4. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Vật liệu nghiên cứu
– Vật liệu nghiên cứu đặc điểm vật hậu học và sinh thái học
Cáng lò (Betula alnoides Buch-Ham), Mỡ Hải Nam (Manglietia hainanensis Dandy), Mỡ (Manglietia conifera Dandy).
– Vật liệu nghiên cứu về gieo ươm và tạo cây con :Cáng lò (Betula alnoides Buch-Ham), Mỡ Hải Nam (Manglietia hainanensis Dandy), Giổi xương (Michelia baillonii (Pierre) Hu)
– Vật liệu nghiên cứu chỉ thị phân tử :Mẫu lá cây Cáng lò (xuất xứ Trung Quốc và Việt Nam trồng ở Sơn La), Mỡ Hải Nam (xuất xứ Trung Quốc và Việt Nam trồng ở Quảng Ninh), Giổi xương (xuất xứ Trung Quốc trồng ở Quảng Ninh)
2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát : Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp nghiên cứu đa dạng di truyền và quan hệ di truyền
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Tìm hiểu về vật hậu học và đặc điểm sinh thái các loài cây gỗ Cáng lò, Mỡ, Mỡ Hải Nam
1.1. Nghiên cứu vật hậu học và đặc điểm sinh thái học cây Cáng lò (Betula alnoides Buch – Ham)
1.1.1. Đặc điểm sinh học của cây Cáng lò
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ nhỡ, có thể cao 25m, đường kính 60cm.
Đặc điểm vật hậu học: Là cây mọc nhanh, tiên phong ưa sáng, rụng lá. Tái sinh tự nhiên tốt nơi đất trống. Giá trị sử dụng
Gỗ có thành phần cơ lý tốt, dùng làm ván lạng và đóng đồ dùng trong nhà.
1.1.2. Đặc điểm sinh thái
Loài phân bố rộng từ Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Ấn Độ, Thái Lan đến Việt Nam (Zeng Jie et al., 1999).
1.1.3. Kỹ thuật thu hái và chế biến hạt giống
Kỹ thuật thu hái hạt giống:Cây bắt đầu ra hoa ở tuổi 5 và 6, giống có chất lượng được thu từ các lâm phần 8 tuổi trở lên.
Kỹ thuật chế biến hạt giống:Sau khi thu hái quả tại rừng, quả được phân loại, những quả chưa chín được ủ lại thành đống trong 2 đến 3 ngày cho quả chín đều
Bảo quản hạt giống:Theo kinh nghiệm của các nhà khoa học Trung Quốc, bảo quản hạt giống cây Cáng lò được thực hiện bằng 3 phương pháp: bảo quản khô, đóng gói hàn kín và bảo quản dưới nhiệt độ thấp khác nhau
Kiểm nghiệm hạt giống
1.2. Tìm hiểu vật hậu học và đặc điểm sinh thái học cây Mỡ (Manglietia conifera Dandy)
1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây Mỡ
Đặc điểm hình thái:Cây gỗ cao 20 – 25m. Thân thẳng, tròn, tán hình chóp.
Đặc điểm vật hậu học:Mỡ sinh trưởng tương đối nhanh trên các lập địa còn tốt.
Giá trị sử dụng: Gỗ có dác lõi phân biệt rõ ràng, dác màu xám nhạt,
1.2.2. Đặc điểm sinh thái
Cây mọc rải rác trong các rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh ở một số tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh…
1.2.3. Kỹ thuật thu hái và chế biến hạt giống
Kỹ thuật thu hái hạt giống:Cây bắt đầu ra hoa ở tuổi 5 và 6, giống có chất lượng được thu từ các lâm phần 8 tuổi trở lên, chu kỳ sai quả 2-3 năm
Kỹ thuật chế biến hạt giống:Sau khi thu hái quả tại rừng, quả được phân loại, những quả chưa chín được ủ lại thành đống trong 2 đến 3 ngày cho quả chín đều.
1.2.4. Bảo quản hạt giống
Bảo quản trong cát ẩm ở nhiệt độ bình thường:Độ ẩm của hạt khi đưa vào bảo quản từ 24-25
Bảo quản trong túi PE, ở nhiệt độ thấp:Độ ẩm của hạt khi đưa vào bảo quản từ 15-20
Kiểm nghiệm hạt giống
1.3. Tìm hiểu vật hậu học và đặc điểm sinh thái học cây Mỡ Hải Nam (Manglietia hainanensis Dandy)
1.3.1. Đặc điểm sinh học của cây Mỡ Hải Nam
Đặc điểm hình thái của cây Mỡ Hải Nam:Cây thường xanh, cao 20 – 25 m, đường kính 50 – 60 cm, có cây đến trên 80.
Đặc điểm về vật hậu học của cây Mỡ Hải Nam:Mỡ Hải Nam thường mọc ở rừng nhiệt đới ẩm thường xanh.
Mỡ Hải Nam là cây thường xanh, sinh trưởng nhịp điệu, thay lá nhiều từ tháng 11, 12 đến tháng 2, 3 năm sau.
Giá trị sử dụng:Gỗ có giác lõi phân biệt, lõi to, màu vàng nâu, giác vàng pha nâu.
1.3.2. Đặc điểm sinh thái của cây Mỡ Hải Nam
Cây mọc trong rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới, trạng thái nguyên sinh và thứ sinh, địa hình đồi, núi với độ cao 700-1300 m so với mực nước biển
1.3.3. Kỹ thuật thu hái và chế biến hạt giống
Kỹ thuật thu hái hạt giống:Cây bắt đầu ra hoa ở tuổi 8-10, giống có chất lượng được thu từ các lâm phần 10 tuổi trở lên, chu kỳ sai quả 2-3 năm.
Kỹ thuật chế biến hạt giống:Sau khi thu hái quả tại rừng, quả được phân loại, những quả chưa chín được ủ lại thành đống trong 2 đến 3 ngày cho quả chín đều.
1.3.4. Kỹ thuật bảo quản hạt giống
Bảo quản trong cát ẩm ở nhiệt độ bình thường:Độ ẩm của hạt khi đưa vào bảo quản từ 24-25%. Hạt được trộn đều với cát có độ ẩm từ 15-16% theo tỷ lệ 1 hạt + 2 cát (theo thể tích), hạt bảo quản được đánh thành từng luống, cao không quá 20 cm, bề rộng luống từ 80-100 cm.
Bảo quản trong túi PE, ở nhiệt độ thấp:Độ ẩm của hạt khi đưa vào bảo quản từ 15-20%.
Kiểm nghiệm hạt giống
2. Thu thập và trao đổi hạt giống với đối tác Trung Quốc
2.1. Việt Nam thu hạt giống và cung cấp cho đối tác Trung Quốc
2.1.1. Hạt giống cây Cáng lò (Betula alnoides):Việt Nam đã thu hạt giống cây Cáng lò từ 3 xuất xứ là Chiềng Bôm (Sơn La), Cò Mạ (Sơn La) và Yên Minh (Hà Giang).
2.1.2. Hạt giống cây Mỡ (Manglietia conifera):Việt Nam đã thu hạt giống cây Mỡ từ 5 xuất xứ là Cầu Hai ( Phú Thọ), Hàm Yên (Tuyên Quang), Na Hang (Tuyên Quang), Vị Xuyên (Hà Giang) và Bát Xát (Lào Cai).
2.1.3. Hạt giống cây Lát hoa (Chukrasia tabularis):Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã thu hạt giống cây Lát hoa từ 5 xuất xứ là Bình Thanh (Hòa Bình), Thuận Châu (Sơn La), Ngọc Lặc (Thanh Hóa), Chiêm Hóa (Tuyên Quang) và Yên Thành (Nghệ An).
2.1.4. Hạt giống cây Mỡ Hải Nam (Manglietia hainanensis):Việt Nam đã thu hạt giống cây Mỡ Hải Nam từ 1 xuất xứ là Ba Vì (VQG Ba Vì, Hà Nội).
2.2. Trung Quốc thu hạt giống và cung cấp cho Việt Nam
2.2.1. Hạt giống cây Cáng lò (Betula alnoides):Trung Quốc đã thu hạt giống cây Cáng lò từ 5 xuất xứ gồm Lingyun (Guangxi), Ceheng (Guizhou), Menghai (Yunnan), Tengchong (Yunnan) và Mengla (Yunnan
2.1.2. Hạt giống cây Lát hoa (Chukrasia tabularis):Trung Quốc đã thu và bàn giao cho Việt Nam 5 xuất xứ Lát hoa đều từ đảo Hainan là Changjiang (20 gia đình), Jianfeng (20 gia đình), Sanya (20 gia đình), Luio (20 gia đình) và Limu (20 gia đình).
2.1.3. Hạt giống cây Mỡ Hải Nam (Manglietia hainanensis):Trung Quốc đã thu và bàn giao cho Việt Nam 5 xuất xứ Mỡ Hải Nam là Tian Lake Jianfeng, Southern Jianfeng, Diao Luio, Limu và Changjiang đều từ đảo Hải Nam.
2.1.4. Hạt giống cây Giổi xương (Michelia bailloniii):Trung Quốc đã thu và bàn giao cho Việt Nam 5 xuất xứ Giổi xương thuộc tỉnh Vân Nam là Puwen, Jinghong, Jiangcheng, Menghai và Mengla.
3. Kết quả gieo ươm 3 loài cây (Cáng lò, Giổi xương và Mỡ Hải Nam)
3.1. Gieo ươm cây Cáng lò
3.1.1. Kết quả gieo ươm và tạo cây con Cáng lò: Số hạt giống thu được từ 3 xuất xứ của Việt Nam và 5 xuất xứ nhận từ Trung Quốc Xuất xứ Tengchong tỷ lệ nảy mầm 7%,; xuất xứ Mengla tỷ lệ nảy mầm 6%; xuất xứ Lingyun tỷ lệ nảy mầm 60%; xuất xứ Ceheng tỷ lệ nảy mầm 65%; xuất xứ Menghai tỷ lệ nảy mầm 75%; xuất xứ Cò Mạ tỷ lệ nảy mầm 52%; xuất xứ Chiềng Bôm tỷ lệ nảy mầm 55%; xuất xứ Yên Minh tỷ lệ nảy mầm 9%,
3.1.2. Kỹ thuật gieo ươm cây Cáng lò: Xử lý hạt giống, kỹ thuật gieo ươm, chăm sóc cây con
3.2. Gieo ươm cây Giổi xương
3.2.1. Kết quả gieo ươm và tạo cây con cây Giổi xương: Số hạt giống nhận được từ Trung Quốc: Xuất xứ Jiangcheng tỷ lệ nảy mầm 95%; xuất xứ Jinghong tỷ lệ nảy mầm 91%; xuất xứ Puwen tỷ lệ nảy mầm 89%; xuất xứ Menghai tỷ lệ nẩy mầm đạt 70%; xuất xứ Mengla tỷ lệ nảy mầm 10%.
3.2.2. Kỹ thuật gieo ươm cây Giổi xương: Xử lý hạt giống, kỹ thuật gieo ươm, chăm sóc cây con
3.3. Gieo ươm cây Mỡ Hải Nam
3.3.1. Kết quả gieo ươm và tạo cây con cây Mỡ Hải Nam: Số hạt giống Mỡ Hải Nam thu từ VQG Ba Vì, Hà Nội : Xuất xứ Southern Jianfeng tỷ lệ nảy mầm 82%; xuất xứ Tianlake Jianfeng tỷ lệ nảy mầm 75%; xuất xứ Diao Luio tỷ lệ nảy mầm 46%; xuất xứ Limu tỷ lệ nảy mầm 35%; xuất xứ Changjiang tỷ lệ nảy mầm 20%; xuất xứ Ba Vì tỷ lệ nảy mầm 83%.
3.3.2. Kỹ thuật gieo ươm cây Mỡ Hải Nam
– Xử lý hạt giống, kỹ thuật gieo ươm, chăm sóc cây con
4. Trồng khảo nghiệm xuất xứ, hậu thế và khu bảo tồn gen 3 loài cây (Mỡ Hải Nam, Cáng lò và Giổi xương)
4.1. Các khu khảo nghiệm, bảo tồn nguồn gen cây Cáng lò
4.1.1. Khảo nghiệm xuất xứ
Diện tích 0,7 ha mô hình được trồng tại Trạm Lâm sinh Chiềng Bôm (Sơn La)
4.1.2. Khảo nghiệm hậu thế loài Cáng lò
Diện tích 0,8 ha mô hình được trồng tại Trạm Lâm sinh Chiềng Bôm (Sơn La)
4.1.3. Xây dựng khu bảo tồn gen loài Cáng lò
Diện tích 1,5 ha tại Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp vùng Tây
4.2. Các khu khảo nghiệm, bảo tồn nguồn gen cây Giổi xương
4.2.1. Khảo nghiệm xuất xứ
Diện tích 1 ha mô hình được trồng tại Trạm Thực nghiệm Lâm sản ngoài gỗ Hoành Bồ
4.2.2. Xây dựng khu bảo tồn gen loài Giổi xương
Diện tích 2,5ha tại Hoành Bồ, Quảng Ninh.
4.3. Các khu khảo nghiệm, bảo tồn nguồn gen cây Mỡ Hải Nam
4.1.1. Khảo nghiệm xuất xứ
Tổng số có 3 xuất xứ có đủ cây con đưa vào khảo nghiệm là 2 xuất xứ của Trung Quốc và 1 xuất xứ của Việt Nam.
4.1.2. Khảo nghiệm hậu thế loài Mỡ Hải Nam
Diện tích 0,7ha mô hình được trồng tại Trạm Thực nghiệm Lâm sản ngoài gỗ Hoành Bồ
5. Phân tích đa dạng di truyền của 3 loài cây (Mỡ Hải Nam, Cáng lò và Giổi xương)
5.1. Phân tích đa dạng di truyền cây Mỡ Hải Nam
Phân tích tính đa hình ADN bằng kỹ thuật RAPD. Trong tất cả 5 mồi ngẫu nhiên được sử dụng để phân tích tính đa hình ADN của 50 mẫu Mỡ Hải Nam chỉ có 3 mồi nhân được các băng đa hình.
5.2. Phân tích đa dạng di truyền cây Cáng lò
5.2.1. Phân tích đa hình ADN bằng kỹ thuật RAPD
Sản phẩm RAPD với các mồi khác nhau được điện di trên gel agaroza 1,8% để phân tích tính đa hình ADN của 130 mẫu cây Cáng lò.
5.3. Phân tích đa dạng di truyền cây Giổi xương
5.3.1. Kết quả phân tích với các mồi RAPD
Sản phẩm PCR với các mồi RAPD được điện di trên gel agarose 1%. Ký hiệu của các mẫu là I: xuất xứ Puwen, II: xuất xứ Jiangcheng, III: xuất xứ Menghai, IV: xuất xứ Jinghong, DL: Đà Lạt và PT: Phú Thọ.
5.3.2. Quan hệ di truyền giữa các dòng Giổi
Quan hệ di truyền giữa các mẫu Giổi được thể hiện qua cây phân loại.
5.3.3. Kết quả phân tích các mồi lục lạp với enzym giới hạn
Kết quả điện di sản phẩm PCR với cặp mồi lục lạp trnS-trnM của các mẫu Giổi cho thấy về kích thước của sản phẩm nhận được phân đoạn đặc trưng và không có đa hình.
6. Tham quan học tập tại Trung Quốc
– Năm 2006: Phía Việt Nam có 3 người đi, 5 ngày/ người; Tiếp đón đoàn chuyên gia phía Trung Quốc sang Việt Nam, có 7 người đi.
– Năm 2007: Phía Việt Nam có 4 người đi, trong đó có 3 người đi 11 ngày và 1 người 19 ngày; Tiếp đón đoàn chuyên gia phía Trung Quốc sang Việt Nam, có 9 người đi, 9 ngày/ người
– Năm 2008: Tổ chức thành công hội thảo kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ nghị định thư tại Viện KHLN Việt Nam.
KẾT LUẬN
1. Đặc điểm sinh học và sinh thái của cây Cáng lò, Giổi xương và Mỡ.
Cây Cáng lò (Butula alnoides Buch-Ham), Cây Mỡ (Manglietia conifera Dandy), Mỡ Hải Nam (Manglietia hainanensis Dandy).
2. Kết quả về thu hái và trao đổi hạt giống
Việt Nam đã thu hạt giống cây Cáng lò từ 3 xuất.Trung Quốc đã thu hạt giống cây Cáng lò từ 5 xuất xứ.
Việt Nam đã thu hạt giống 5 xuất xứ cây Lát hoa. Trung quốc đã thu và bàn giao cho Việt Nam 5 xuất xứ Lát hoa.
Việt Nam đã thu và bàn giao hạt giống 5 xuất xứ Mỡ .
Việt Nam đã thu hạt giống 1 xuất xứ Mỡ Hải Nam. Trung Quốc đã thu và bàn giao cho Việt Nam 5 xuất xứ
Trung Quốc đã thu và bàn giao cho Việt Nam 5 xuất xứ Giổi xương.
3. Gieo ươm và sinh trưởng của cây con từ hạt giống thu hái từ Việt Nam và nhận được từ Trung Quốc
Với cùng công thức xử lý, tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Cáng lò thu hái ở Việt Nam và nhận được của Trung Quốc rất khác nhau giữa các xuất xứ và gia đình.
Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Giổi xương nhận được của Trung Quốc rất khác nhau giữa các xuất xứ. Tỷ lệ nẩy mầm cao nhất đạt 95% và thấp nhất chỉ đạt 10%. Sinh trưởng chiều cao của cây con Giổi xương tốt nhất là Puwen với chiều cao trung bình là 47cm, đường kính cổ rễ 5,4 mm sau 12 tháng tuổi.
Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Mỡ Hải Nam thu hái ở Việt Nam và nhận được của Trung Quốc rất khác nhau giữa các xuất xứ và gia đình.
4. Khảo nghiệm xuất xứ, hậu thế và xây dựng khu bảo tồn nguồn gen các loài Cáng lò, Giổi xương và Mỡ Hải Nam.
Sinh trưởng của các xuất xứ Cáng lò trồng tại Chiềng Bôm (Sơn La) là khác nhau. Xuất xứ Menghai đạt chiều cao cao nhất, trung bình đạt 39,1 cm, đường kính gốc trung bình 4,2 mm
Sinh trưởng của các xuất xứ Giổi xương trồng tại Hoành Bồ (Quảng Ninh) là khác nhau.
Sinh trưởng của các xuất xứ Mỡ Hải Nam trồng tại Hoành Bồ (Quảng Ninh) cũng khác nhau.
5. Phân tích đa dạng di truyền loài Cáng lò, Mỡ Hải Nam và Giổi xương.
5.1. Đối với Cáng lò: Qua phân tích chỉ thị RAPD của 130 mẫu và sâu hơn cho 45 mẫu cho thấy, các gia đình Cáng lò có xuất xứ khác nhau có mối quan hệ di truyền khác biệt.
5.2. Đối với Mỡ Hải Nam: Kết quả phân tích cho thấy mức độ đa hình không cao của hệ gen nhân nhận được nhờ chỉ thị RAPD và mối tương đồng di truyền giữa 50 mẫu Mỡ Hải Nam được nghiên cứu (thu từ Trung Quốc và Việt Nam) là khoảng từ 82% đến 95%.
5.3. Đối với Giổi xương: Các mẫu Giổi nghiên cứu có mức độ đa dạng di truyền gen nhân cao có thể là do tác động của điều kiện sinh thái lên các tính trạng thích nghi của từng vùng cụ thể trong một loài (Giổi xương)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hoàng Thanh Lộc, 1993. Góp phần nghiên cứu đặc điểm biến dị, khả năng di truyền một số chỉ tiêu chủ yếu làm cơ sở cho chọn giống cây Mỡ. Luận án Phó tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, Hà Nội, 1993.
- Lê Đình Khả, Hoàng Thanh Lộc, Phạm Văn Tuấn, 1995. Chọn lọc các cây Mỡ mọc nhanh có hình dạng tốt cho vùng trung tâm. TTNC Giống cây rừng: Kết quả NCKH về Chọn giống cây rừng (tập 1), Nhà XB Nông nghiệp, Hà Nội, 79-139.
- Nguyễn Bá Chất, 1995. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật gây trồng, nuôi dưỡng cây Lát hoa (Chukrasia tabularis), Luận án PTS, Hà Nội, 1995.
Tin mới nhất
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
Các tin khác
- Thông báo về việc tổ chức lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Cơ sở cho NCS Phạm Ngọc Dũng
- Thông báo về việc tổ chức lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Trần Minh Tuấn
- Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu phòng trừ mối gây hại bạch đàn, keo tại một số vùng trọng điểm
- Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu sử dụng tổng hợp, có hiệu quả gỗ tràm
- Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu khảo nghiệm và kỹ thuật trồng thâm canh một số giống tiến bộ kỹ thuật được công nhận những năm gần đây cho keo và bạch đàn tại một số vùng trọng điểm