Đoàn Đình Tam
1. Đặt vấn đề
Rừng ngập mặn có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường đặc biệt là chắn sóng bảo vệ đê biển nhất là sau khi xảy ra thảm hoạ sóng thần ở Tsynami.
Việc trồng rừng ngập mặn hiện nay nhìn chung là thuận lợi, tỷ lệ thành rừng tương đối cao do việc phân bố của rừng ngập mặn thường gắn với đặc điểm đất phù sa và đặc điểm thuỷ triều. Ở vùng ven biển phía Bắc, rừng ngập mặn gây trồng chiếm một tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, trong thực tiễn không phải chỗ nào cũng có rừng ngập mặn phân bố tự nhiên hoặc gây trồng rừng ngập mặn một cách thuận lợi cho dù ở đó rất cần thiết phải xây dựng một hệ thống rừng ngập mặn nhằm chắn sóng biển, bảo vệ đê điều, chống sụt lở bờ biển, hạn chế tác hại của gió bão,…
Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên các điều kiện lập địa khó khăn góp phần chắn sóng vùng ven biển miền Bắc Việt Nam được đặt ra là hết sức cần thiết, nhằm xây dựng những cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn, góp phần chắn sóng, bảo vệ đê biển phòng tránh xói lở bờ biển cũng như giảm thiểu tác hại của gió bão, sóng tới môi trường vùng ven biển và khôi phục những diện tích đất ngập mặn bị thoái hoá
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
– Tổng kết và đánh giá thực trạng trồng rừng ngập mặn trên các điều kiện lập địa khác nhau tại vùng ven biển miền Bắc
– Nghiên cứu phân loại các điều kiện lập địa khó khăn vùng ven biển miền Bắc
– Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên một số dạng lập địa khó khăn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
– Sử dụng công cụ PRA để thu thập các thông tin (diện tích, kỹ thuật trồng, suất đầu tư, khí hậu, thuỷ văn,…)
– Sủ dụng phương pháp tra sinh thái và điều tra lâm học để thu thập các số liệu tại hiện trường
– Sử dụng phương pháp phân loại lập địa và điều tra lập địa để phân chia các điều kiện lập địa khó khăn
– Sử dụng phương pháp lâm sinh thực nghiệm để thiết kế và xây dựng các mô hình thí nghiệm trên một số điều kiện lập địa khó khăn (ngập triều cao, ngập triều sâu, đất cát dính, đất pha sỏi đá, khôi phục đầm tôm) tại các địa điểm lựa chọn.
– Sử dụng các phần mềm SPSS và Excel để xử lý các số liệu
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thực trạng rừng ngập mặn tại vùng ven biển miền Bắc
-Diện tích đất ngập mặn ở Quảng Ninh lớn nhất với 45.358 ha, chiếm 35,5% tổng diện tích đất ngập mặn toàn vùng; sau đó đến Hải Phòng chiếm 19,3%, Thái Bình 19,1%, Nam Định 16,3%, Thanh Hoá 6,8% và ít nhất là Ninh Bình chiếm 3%.
-Diện tích đất có rừng ngập mặn tại Quảng Ninh là lớn nhất, chiếm 48% diện tích đất ngập mặn của toàn tỉnh. Hải Phòng là tỉnh có diện tích đất ngập mặn lớn thứ hai với 24.578 ha (chiếm 19,3% tổng diện tích đất ngập mặn toàn vùng), tuy nhiên diện tích có rừng chỉ chiếm 23,8% diện tích đất ngập mặn của tỉnh
Bảng 1: Diện tích đất và rừng ngập mặn của các tỉnh ven biển miền Bắc Việt Nam
Tỉnh |
Diện tích đất ngập mặn |
Tỷ lệ % |
D.tích có rừng |
D.tích không có rừng |
D.tích nuôi tôm |
||||
Ha |
% |
Ha |
% |
Ha |
% |
||||
Q.Ninh |
45.358 |
100 |
35,53 |
21.782 |
48,02 |
9.558 |
21,07 |
14.018 |
30,91 |
Hải Phòng |
24.578 |
100 |
19,25 |
5.857 |
23,83 |
6.106 |
24,84 |
12.615 |
51,33 |
Thái Bình |
24.351 |
100 |
19,08 |
8.973 |
36,85 |
12.526 |
51,44 |
2.852 |
11,71 |
Nam Định |
20.841 |
100 |
16,33 |
10.050 |
48,22 |
7.291 |
34,98 |
3.500 |
16,79 |
Ninh Bình |
3.837 |
100 |
3,01 |
1.233 |
32,13 |
1.282 |
33,41 |
1.322 |
34,45 |
Thanh Hoá |
8.682 |
100 |
6,80 |
708 |
8,15 |
4.654 |
5361 |
3.320 |
38,24 |
Tổng |
127.647 |
|
100 |
48.603 |
38.08 |
41.417 |
32,45 |
37.627 |
29,48 |
Với diện tích rừng 48.603 ha, trong đó có 25.912 ha là rừng tự nhiên, phân bố chủ yếu tại hai tỉnh Quảng Ninh và Nam Định và một diện tích nhỏ tại Hải Phòng. Các diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng trồng với 22.691 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ, chỉ có 2.259 ha rừng trồng là rừng đặc dụng được trồng tại Thái Bình.
Bảng 2. Diện tích rừng phân theo chức năng
Tỉnh |
Tổng diện tích (ha) |
Diện tích rừng(ha) |
|||
R.tự nhiên |
Rừng trồng |
||||
Phòng hộ |
Đặc dụng |
Phòng hộ |
Đặc dụng |
||
Quảng Ninh |
21.782 |
19.856 |
1.926 |
||
Hải Phòng |
5.857 |
411 |
5.446 |
||
Thái Bình |
8.973 |
6.714 |
2.259 |
||
Nam Định |
10.050 |
5.645 |
4.405 |
||
Ninh Bình |
1.233 |
1.233 |
|||
Thanh Hoá |
708 |
708 |
|||
Tổng |
48.603 |
20.267 |
5.645 |
20.432 |
2.259 |
Trong những năm qua, các tỉnh ven biển miền Bắc đã trồng được một diện tích rừng tương đối lớn thông qua các chương trình, dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Bảng 3. Diện tích rừng trồng của các địa phương
Tỉnh |
Các dự án trồng rừng (ha) |
DT còn lại |
Tỷ lệ % |
Suất đầu tư |
||||
CTĐ |
PAM |
661 |
Khác |
Tổng |
||||
Quảng Ninh |
1.933 |
463 |
840 |
1.350 |
4.586 |
1.926 |
42 |
1.283.000 |
Hải Phòng |
3046. |
550 |
1.400 |
450 |
5.446 |
2.077,44 |
38 |
1.42.5000 |
Thái Bình |
2.354 |
5.687 |
941 |
8.982 |
3.343,89 |
37 |
1.425.000 |
|
Nam Định |
1.300 |
550 |
1.450 |
1.105 |
4.405 |
1.622,5 |
37 |
1.566.000 |
Ninh Bình |
595 |
438 |
200 |
1.233 |
442 |
36 |
1.425.000 |
|
Thanh Hoá |
1.142,5 |
255 |
115 |
1.512,5 |
708.1 |
47 |
933.300 |
Các loài cây trồng chủ yếu tại các địa điểm nghiên cứu là Bần chua, Trang, Sú, Mắm, Đước, Vẹt với các phương thức trồng hỗn giao hoặc thuần loài. Tuy nhiên, theo thống kê đến thời điểm 2009, tỷ lệ sống của rừng chỉ đạt trung bình 42%, nhiều diện tích rừng đã chết 80 – 90% có nơi 100%.
Các mô hình trồng rừng chủ yếu là trồng rừng lấn biển trên các dải bãi bồi chưa có rừng hoặc trồng dặm bổ sung vào các diện tích đất trống tại các nơi đã có rừng trên đất có độ thành thục cao với các biện pháp kỹ thuật truyền thống như trồng bằng cây con dễ trần (bần chua) và trụ mầm thu hái ngoài tự nhiên (trang, vẹt, đước,…) với mật độ dao động từ 5000 đến 16000 cây/ha, với mức đầu tư trung bình < 1.500.000đ/ha. Lượng tăng trưởng đường kính bình quân (∆ D00) của các loài cây ngập mặn ở những năm đầu dưới 0,5 cm, lượng tăng trưởng Hvn trung bình (∆ Hvn) dưới 0,3m. Trong đó Vẹt dù (∆ D00 = 0,4 – 0,6cm/năm và ∆ Hvn = 0,2 – 0,3m/năm), Đước vòi (∆ D00 = 0,4 – 0,5cm/năm và ∆ Hvn = 0,25 – 0,4 m/năm), Trang (∆ D00 = 0,3 – 0,4 cm/năm và ∆ Hvn = 0,15 – 0,2m/năm), Bần chua (∆ D00 = 3 – 4 cm/năm; ∆ Hvn = 0,6 – 0,8 m/năm).
Hiện nay, đã có những mô hình nghiên cứu, thử nghiệm trồng RNM trên các điều kiện lập địa khó khăn với suất đầu tư lớn như; trồng Bần chua trên bãi cát đen tại Kiến Thuỵ – Hải Phòng và Hậu Lộc – Thanh Hoá, mật độ 1600 cây/ha với các biện pháp kỹ thuật công trình như cải tạo thành phần cơ giới đất cục bộ tại cac hố trồng cây. Bước đầu cho thấy, cây đã có thể tồn tại và sinh trưởng nhưng tỷ lệ sống cũng chỉ đạt <50%. Tuy nhiên nó cũng mỡ ra một hướng đi mới trong công tác trồng, khôi phục và phát triển RNM trên những điều kiện lập địa khó khăn.
3.2. Kết quả nghiên cứu phân chia lập địa
a) Đề xuất các tiêu chí phân chia lập địa
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của RNM như Địa hình, Chế độ mưa, Nhiệt độ, Độ mặn, Chế độ ngập triều, độ thành thục của đất,… Tuy nhiên sau khi xem xét vai trò của từng yếu tố, đề tài lựa chọn 4 yếu tố chính là Chế độ ngập triều, Loại đất, TPCG và độ thành thục của đất để làm cơ sở phân chia lập địa.
Bảng 4. Các tiêu chí phân chia lập địa khó khăn
TT |
Tiêu chí |
Mức độ khó khăn |
|||
Đặc biệt khó khăn |
Rất khó khăn |
Khó khăn |
Ít khó khăn |
||
1 | Chế độ ngập triều | Ngập khi triều cường < 25 ngày/năm, độ ngập triều < 20cm hoặc ngập triều thường xuyên, độ ngập > 50cm. | Ngập triều cao từ 100 đến > 30 ngày/năm, độ ngập triều < 100 cm | Ngập triều trung bình 100-300 ngày/năm, độ ngập > 100cm | Ngập triều thấp 300-365 ngày/năm, độ ngập > 100cm |
2 | Loại đất | Đất ngập mặn phèn tiềm tàng mạnh, tầng sinh phèn nằm ở tầng mặt | Đất ngập mặn phèn tiềm tàng mạnh, tầng sinh phèn ở tầng đất sâu > 40 cm | Đất ngập mặn phèn tiềm tàng trung bình và yếu | Đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng |
3 | Thành phần cơ giới của đất | – Cát rời, cát dính- Tỷ lệ đá sỏi lẫn > 70% | – Cát pha- Tỷ lệ đá sỏi lẫn 50 – < 70% | – Thịt nhẹ.- Tỷ lệ đá sỏi lẫn 25 – 50% | – Thịt trung bình và sét.- Tỷ lệ đá lẫn < 25% |
4 | Độ thành thục của đất | – Sét rắn chắc (n < 0,4)- Cát rời, cát dính | – Cát pha- Sét chặt (n = 0,4 – 0,6)
|
– Bùn (n = 1,5 – 2,5) hoặc Bùn loãng (n = 2,5 – 4,0).- Sét (n = 0,7 – 0,9) | Sét mềm (n = 1,0 – 1,4) |
Tiến hành tính toán, khảo sát ngoài thực địa và dùng phương pháp cho điểm có trọng số để đánh giá mức độ khó khăn của các tiêu chí như sau
Bảng 5. Điểm số cho các tiêu chí theo mức độ khó khăn
Tiêu chí |
Điểm số |
Trọng số |
Tối đa |
|
Chế độ ngập triều |
T1 |
1 |
2 |
2 |
T2 |
2 |
4 |
||
T3 |
3 |
6 |
||
T4 |
4 |
8 |
||
Loại đất |
M1 |
1 |
1 |
1 |
M2 |
2 |
2 |
||
M3 |
3 |
3 |
||
M4 |
4 |
4 |
||
Thành phần cơ giới |
G1 |
1 |
3 |
3 |
G2 |
2 |
6 |
||
G3 |
3 |
9 |
||
G4 |
4 |
12 |
||
Độ thành thục của đất |
N1 |
1 |
3 |
3 |
N2 |
2 |
6 |
||
N3 |
3 |
9 |
||
N4 |
4 |
12 |
Nếu số điểm của các tiêu chí đạt 7 điểm – ít khó khăn,
Nếu số điểm của các tiêu chí đạt >7 điểm đến < 18 điểm – khó khăn,
Nếu số điểm của các tiêu chí đạt 18 đến < 27 điểm – rất khó khăn,
Nếu số điểm của các tiêu chí đạt > 27 điểm – đặc biệt khó khăn khó khăn,
b) Kết quả phân chia lập địa theo chế độ ngập triều
Kết quả cho thấy; Vùng ngập triều thấp (từ 300 đến 365 ngày/năm) có diện tích lớn nhất với 47.532 ha chiếm 37,2% diện tích đất ngập mặn toàn vùng, tiếp đến là vùng ngập triều trung bình với 32.664 ha (chiếm 25,6%). Vùng ngập triều cao có với 25.452 ha (chiếm 20%). Vùng ngập khi triều cường hoặc thường xuyên bị ngập – T4 chiếm 17,2% với 21.945 ha là vùng có diện tích nhỏ nhất.
c) Kết quả phân chia về loại đất ngập mặn
Vùng ven biển các tỉnh miền Bắc có 02 loại đất chính là đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng và đất ngập mặn phèn tiềm tàng trung bình và yếu. Đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng, nhìn chung rất thuận lợi cho trồng, sinh trưởng và phát triển của các loài cây rừng, loại đất này chiếm phần lớn diện tích đất ngập mặn khu vực nghiên cứu với 114.983 ha (chiếm 90,1%). Đây là diện tích đã có rừng hoặc có khả năng trồng rừng tại các địa phương.
Đất ngập mặn phèn tiềm tàng trung bình và yếu chiếm 9,9% với 12.664 ha. Đây là diện tích đất chủ yếu được chuyển đổi mục đích sang nuôi trồng thuỷ sản. Trong quá trình diễn ra các hoạt động canh tác của con người đã làm thay đổi tính chất đất, gây độc cho vật nuôi, cây trồng và tương đối khó khăn trong việc khôi phục lại RNM.
d) Kết quả phân chia về thành phần cơ giới đất
Đất trong khu vực ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình đến sét với 100.913 ha, chiếm 79,1% tổng diện tích đất ngập mặn toàn vùng. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đứng thứ 2 với 13.006 ha, chiếm 10,2%. Thấp nhất là đất có thành phần cơ giới là cát, với 4.867 ha, chiếm 3,8%
e) Kết quả phân chia theo độ thành thục của đất
Diện tích đất có độ thành thục là sét mềm chiếm 50.374 ha (45,3%). Đây là diện tích đa số nằm trong các khu vực mới được trồng RNM có độ tuổi < 5 năm.
Diện tích đất có độ thành thục là bùn và sét chiếm 22,4 %. Là các khu vực đã được trồng rừng ngập mặn có độ tuổi 5 đến 10 năm
Diện tích đất có độ thành thục là bùn loãng và sét chặt chiếm 13,5%. Là vùng chuyển tiếp và xen kẽ giữa sét rắn chắc và sét hoặc bùn và bùn rất loãng.
Diện tích đất có độ thành thục là bùn rất loãng và sét rắn chắc chiếm 18,9% với 23.957 ha. Đây là loại đất được phân bố sát chân đê và phía ngoài tiếp giáp với mép nước thuộc các vùng nghiên cứu
f) Xây dựng bản đồ lập địa
Các yếu tố lập địa nêu trên được tổng hợp, thống nhất trên nền bản đồ địa hình hệ UTM, tỷ lệ 1/25.000 và sử dụng công nghệ GIS để số hoá, gán cấp hoặc ký hiệu và tích hợp theo từng lớp thông tin chuyên đề. Kết quả cho thấy vùng ven biển miền Bắc có hai loại gồm Đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng và Đất ngập mặn phèn tiềm tàng trung bình và yếu với 18 dạng lập địa. Trong đó đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng có 13 dạng lập địa, còn đất ngập mặn phèn tiềm tàng trung bình và yếu có 5 dạng lập địa.
Tiến hành ghép các dạng lập địa có các tiêu chí nằm gần nhau thành 4 dạng lập địa theo các mức độ khó khăn, đồng thời đề xuất hướng sử dụng cho từng dạng lập địa.
Bảng 6. Các nhóm dạng lập địa theo mức độ khó khăn
Nhóm lập địa |
Mức độ khó khăn |
Đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng |
Đất ngập mặn phèn tiềm tàng trung bình và yếu |
Ghi chú |
A |
Ít khó khăn | M1T1G1N1; M1T2G2N1; M1T1G1N2; M1T2G2N2; M1T1G1N3; | 7 điểm | |
B |
Khó khăn | M1T3G3N1; M1T4G4N1; M1T3G3N2; M1T2G2N3; M1T3G3N3 | M2T2G2N3; M2T3G3N3;M2T1G1N4;
|
> 7 đến < 18 điểm |
C |
Rất khó khăn | M1T4G4N2; M1T3G3N4 | >18 đến < 27 điểm | |
D |
Đặc biệt khó khăn | M1T3G4N4 | M2T4G4N3; M2T4G4N4 | ≥ 27 điểm |
Diện tích các nhóm dạng lập địa như sau
– Lập địa ít khó khăn: 70.854 ha (chiếm 55,5%)
– Lập địa khó khăn: 37.352 ha (chiếm 29,3%)
– Lập địa rất khó khăn: 13.224 ha (chiếm 10,4%)
– Lập địa đặc biệt khó khăn: 6.217 ha (chiếm 4,9%)
3.3. Kết quả bước đầu xây dựng các mô hình thí nghiệm
a) Mô hình trồng RNM trên lập địa cát dính (3 ha): tại Đông Long – Tiền Hải- Thái Bình Sử dụng giải pháp cải tạo thành phần cơ giới cục bộ và một số giải pháp kỹ thuật về cây giống, tác động cơ giới vào cây giống, mùa vụ, và thuỷ triều để trồng hỗn giao theo hàng các loài Trang và Bần chua, mật độ 3.300 cây/ha với các công thức thí nghiệm như sau
CT1:1650 cây Bần + 1650 câyTrang,
CT2: 2500 cây Bần (2 x 2m) + 800 cây Trang (2 x 6 m),
CT3: 2000 cây Bần (2 x 2,5m) + 1300 cây Trang(2,5 x 3 m),
Sau 2 năm cho thấy, công thức CT2 là thích hợp nhất với tỷ lệ sống trung bình trên 93%, (∆Hvn = 51 cm; ∆Do = 0,8 cm; Drễ lan = 4m), tốc độ bồi lắng phù sa 1,03 cm/năm, tỷ lệ cát trong đất giảm từ > 85% xuống còn 83%, độ mặn, độ đục chưa có biến động.
b) Mô hình trồng RNM khôi phục đầm nuôi tôm thoái hoá (4 ha): tai Đồng Rui – Tiên Yên – Quảng Ninh. Sử dụng một số giải pháp kỹ thuật về cây giống, tác động cơ giới vào cây giống, mùa vụ, và thuỷ triều để trồng hỗn giao theo hàng các loài Vẹt dù + Đước vòi + Mắm, mật độ 2.500 – 3.300 cây/havới các công thức thí nghiệm như sau
CT1: Vẹt dù + Đước vòi (1 ha), mật độ 2500 cây/ha. Trong đó 1250 cây vẹt + 1250 cây đước vòi (2 m x 2m)
CT2: Vẹt dù + Đước vòi (1 ha), mật độ 3300 cây/ha. Trong đó 1650 cây vẹt + 1650 cây đước vòi (1,5 m x 2m)
CT3: Mắm + Đước vòi (1 ha), mật độ 2500 cây/ha. Trong đó 1250 cây mắm + 1250 cây Đước (2 m x 2m).
CT4: Mắm + Đước vòi (1 ha), mật độ 3300 cây/ha. Trong đó 1650 cây mắm + 1650 cây Đước (1,5 m x 2m).
Sau 6 tháng trồng cho thấy các công thức đều có tỷ lệ sống > 90%, cao nhất là CT1 với tỷ lệ 95%. Các chỉ tiêu môi trường chưa có biến động trong thời gian ngắn.
c) Mô hình trồng RNM trên lập địa ngập triều sâu (3 ha): tại Đông Long – Tiền Hải – Thái Bình. Sử dụng giải pháp Rọ cây và một số giải pháp kỹ thuật về cây giống, tác động cơ giới vào cây giống, mùa vụ, và thuỷ triều để trồng hỗn giao theo hàng các loài Trang và Bần chua, mật độ 3.300 cây/ha với các công thức thí nghiệm như sau
CT1: Bần + Trang ( 1 ha – mật độ 3300 cây/ha). trong đó 1650 cây Bần + 1650 cây trang (1,5 x 2 m).
CT2: Bần + Trang (1 ha – mật độ 3300 cây/ha). trong đó bần 1000 cây (2 x 5 m) và Trang 2300 cây (2 x 2 m).
CT3: Bần + Trang (1 ha – mật độ 3300 cây/ha). Trong đó: Bần 2500 cây (2 x 2m) và Trang 800 cây (2 x 6 m).
Kết quả cho thấy,sau 6 tháng trồng, tỷ lệ sống đạt > 96%. Diến biến các yếuâ tố môi trường đất,nước, phù sa chưa có biến động do thời gian theo dõi ngắn.
d) Mô hình trồng RNM trên lập địa đất lẫn sỏi đá (2 ha) tại Đồng Rui – Tiên Yên – Quảng Ninh. Sử dụng giải pháp cải tạo thành phần cơ giới cục bộ và một số giải pháp kỹ thuật về cây giống, tác động cơ giới vào cây giống, mùa vụ, và thuỷ triều để trồng hỗn giao theo hàng các loài Đước vòi và Vẹt dù, mật độ 2.500 – 3.300 cây/ha với các công thức thí nghiệm như sau
CT1: Trồng hỗn giao Vẹt dù + Đước vòi (1 ha), mật độ 3.300 cây/ha. Trong đó, Vẹt 1.650 cây và Đước 1650 cây (1,5 x 2 m).
CT2: Trồng hỗn giao Vẹt dù + Đước vòi (1 ha), mật độ 2.500 cây/ha. Trong đó, Vẹt 1.250 cây và Đước 1250 cây (2 x 2 m).
Kết quả, sau 6 tháng tỷ lê sống đạt > 94%, các yếu tố môi trường chưa có sự biến động
e)Mô hình trồng RNM trên lập địa ngập triều cao (2 ha) tại Đông Hoàng – Tiền Hải – Thái Bình với một số giải pháp kỹ thuật về cây giống, tác động cơ giới vào cây giống với các công thức thí nghiệm như sau
CT1: Trồng Tra thuần loài (1 ha), mật độ 3.300 cây/ha (1,5 x 2 m).
CT2: Trồng Na nước thuần loài, mật độ 3300 cây/ha (1,5 x 2 m).
Kết quả bước đầu cho thấy cây đã có thể tồn tại được trên đát cát rời. Tuy nhiên cần phải theo dõi, đánh giá trong thời gian tiếp theo.
4. Kết luận
– Vùng ven biển miền Bắc Việt Nam hiện có 127.647 ha đất rừng ngập mặn. Trong đó, diện tích đất có rừng là 48.603 ha (chiếm 38,08%), diện tích đất không có rừng là 41.417 ha (chiếm 32,45%). Toàn bộ diện tích rừng này là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
– Các mô hình trồng rừng trong những năm qua tập trung vào việc trồng thuần loài hoặc hỗn giao các loài cây Bần chua, Trang, Sú ở những vùng cửa sông, độ mặn < 18%o hoặc các loài Đước, Vẹt, Mắm ở các khu vực có độ mặn cao, từ 18 đến 25%o, với các biện pháp kỹ thuật truyền thống trên các dải bãi bồi hoặc trồng bổ sung vào các lỗ trống trong rừng. Trên những lập địa ít khó khăn. Tuy nhiên tỷ lệ thành rừng của rừng trồng trong những năm qua thấp (dưới 42%), cây sinh trưởng tốt.
– Vùng ven biển miền Bắc có 18 dạng lập địa chính của 02 loại đất (ngập mặn không có phèn tiềm tàng và ngập mặn phèn tiềm tàng trung bình và yếu) được ghép thành 4 nhóm dạng lập địa tương ứng với các mức độ là ít khó khăn: 70.854 ha (chiếm 55,5%); khó khăn: 37.352 ha (chiếm 29,3%); rất khó khăn: 13.224 ha (chiếm 10,4%); đặc biệt khó khăn: 6.217 ha (chiếm 4,9%).
– Các mô hình trồng rừng nhìn chung có tỷ lệ sống cao (trên 93%), cây trồng sinh trưởng tương đối tốt. Theo đánh giá bước đầu cho thấy trên lập địa cát dính có điều kiện lập địa tương tự thì cây Bần chua là cây trồng thích hợp với ∆Hvn = 62,5 cm; ∆Do = 0,2 cm. Các yếu tố môi trường đất, nước, phù sa chưa có sự biến động do thời gian theo dõi còn ngắn.
Tin mới nhất
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
Các tin khác
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu hiệu quả rừng trồng một số loài cây làm cơ sở đề xuất định hướng phát triển cây trồng chủ yếu phục vụ sản xuất hàng hóa lâm sản ở Việt Nam
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa Trai Lý (Garcinia fagraeoides A.Chev), Vù Hương (Cinnamomum balansae Lec) và Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số loài cây ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo vùng biển phía nam
- Đón tiếp và làm việc với Đoàn chuyên gia Úc