I. Đặt vấn đề
Rừng trồng sản xuất hàng hóa lâm sản, đặc biệt là sản xuất gỗ lớn có vị trí chiến lược rất quan trọng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là đối tượng liên quan nhiều đến phát triển kinh tế, xã hội nông thôn và xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân miền núi,đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số . Trong thời gian qua ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ trong nghiên cứu và thực tiễn trên lĩnh vực kỹ thuật và chính sách góp phần đẩy mạnh trồng rừng thâm canh và thâm canh trồng rừng để nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả rừng trồng. Tuy nhiên, kết quả thu được chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và sự đầu tư của Nhà nước. Hơn nữa,Rừng trồng sản xuất chưa được quan tâm chú ý nhiều và thực tiễn sản xuất hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải có giải đáp, cả về kỹ thuật, kinh tế, môi trường và cả về thị trường, chính sách.
Để phát triển trồng rừng sản xuất chúng ta không những chỉ chú ý giải quyết thuần tuý yếu tố kỹ thuật từ khâu chọn, tạo giống và điều tra lập địa cho đến các biện pháp kỹ thuật thâm canh gây trồng,nuôi dưỡng và quản lý rừng mà còn phải chú ý giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan tác động qua lại lẫn nhau; nghĩa là cần phải có cách tiếp cận tổng hợp theo chuỗi hành trình của sản phẩm từ khâu tạo nguyên liệu cho tới khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó thị trường lâm sản ( nội địa và xuât khẩu ) và chính sách giữ vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cơ cấu cây trồng chủ lực chính trồng rừng thương mại phục vụ sản xuất hàng hóa lâm sản,nhất là sản xuất đồ mộc theo cơ chế thị trường và phát triển bền vững.
Việc chọn loài cây trồng rừng thích hợp cho từng vùng sinh tháilà một lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu nhiều.Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu của nhiều công trình khoa học, năm 1986 Bộ Lâm nghiệp cũ (nay là Bộ NN & PTNT) đã ban hành bản qui định danh mục các loài cây trồng rừng cho các vùng Lâm nghiệp trong toàn quốc. Tuy nhiên, bản qui định này còn nhiều điểm chung chung và rất khó áp dụng trong thực tiễn, vì vậy các chủ dự án trồng rừng vẫn rất lúng túng với câu hỏi trồng cây gì trên đất của họ. Những nghiên cứu tiếp theo đã có những bổ sung đáng kể và được thể hiện trong quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp với tổng số 46 loài cây khác nhau,trong đó mỗi vùng sinh thái khoảng từ 10 loài cây đến 16 loài cây. Tuy nhiên, kết quả cũng mới chỉ dừng lại ở mức đáp ứng được một phần cho việc xây dựng các quy hoạch và kế hoạch trồng rừng có tính vĩ mô, còn khả năng ứng dụng vào việc chọn loài cây trồng, bố trí cơ cấu cây trồng cho từng cơ sở và từng điều kiện cụ thể còn nhiều hạn chế số lượng loài cây đưa ra quá nhiều và mang tính liệt kê giới thiệu tập đoàn cây trồng có triển vọng cho một vùng hay nhiều vùng mà chưa gắn việc đánh giá các loài cây đó với các hiệu quả tổng hợp: kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường,cũng như về thể chế và chính sách.
Vấn đề lựa chọn một số loài cây trồng chủ lực phục vụ trồng rừng kinh tế,trong đó tập trung vào một số loài cây chính cung cấp gỗ lớn phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng và theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ, cũng như trên cơ sở đánh giá tổng hợp về năng suất,chất lượng và hiệu quả (kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường) từng loài cây đề xuất liên quan cho đến nay vẫn là một trong những đòi hỏi cấp bách của quản lý,kinh doanh rừng bền vững hướng tới một nền lâm nghiệp bền vững và đa chức năng. Do đó, việc tiếp tục “Nghiên cứu hiệu quả một số loài cây gỗ lớn làm cơ sở đề xuất định hướng phát triển cây trồng chủ yếu phục vụ sản xuất hàng hóa lâm sản ở Việt Nam” là rất cần thiết.
II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu hiệu quả một số loài cây trồng chủ yếu phục vụ sản xuất hàng hóa lâm sản ở Việt Nam
2.1.2. Đánh giá, tổng kết thực trạng trồng rừng của một số loài cây chủ yếu phục vụ sản đồ mộc ở các vùng sinh thái của nước ta
2.1.3. Đánh giá tổng quan thị trường xuất khẩu đồ gỗ và nhập khẩu nguyên liệu gỗ lớn phục vụ cho sản xuất đồ mộc
2.1.4. Đánh giá hiệu quả rừng trồng một số loài cây gỗ lớn chủ yếu phục vụ sản xuất đồ mộc của nước ta
2.1.4.1. Hiệu quả kinh tế
2.1.4.2. Hiệu quả xã hội
2.1.4.3. Hiệu quả môi trường
2.1.5. Đề xuất định hướng và bổ sung danh mục một số loài cây trồng gỗ lớn chủ yếu phục vụ sản xuất đồ mộc ở Việt Nam
2.1.6. Đánh giá tác động của các chính sách hiện hành đến trồng rừng sản xuất ở Việt Nam
2.1.7. Đề xuất định hướng chính sách khuyến khích phát triển cây trồng chủ yếu phục vụ sản xuất hàng hóa lâm sản ở Việt Nam
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp kế thừa các số liệu và các kết quả nghiên cứu đã có
– Kế thừa và tham khảo các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.2.2. Khảo sát hiện trường
- Thu thập thông tin về thực trạng trồng và sinh trưởng một số loài cây trồng gỗ lớn phục vụ sản xuất đồ mộc.
- Thu thập số liệu về hiệu quả kinh tế
- Phương pháp nghiên cứu về đánh giá hiệu quả xã hội
– Đánh giá về mức độ giải quyết việc làm
– Đánh giá mức độ chấp nhận của người dân
– Đánh giá khả năng ứng dụng kỹ thuật của người dân vào trồng rừng.
– Đánh giá về mức độ cải thiện sinh kế cho người dân.
Thu thập số liệu về hiệu quả xã hội theo bảng biểu câu hỏi sẵn để phỏng vấn cán bộ, người dân tham gia trồng rừng và bằng phương pháp PRA.
- Thu thập số liệu về môi trường:
III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đề tài đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu sau:
3.1. Đề tài đã nêu được một số cơ sở lý luận như:
Rừng và giá trị rừng, phân loại giá trị của rừng, kinh tế lâm nghiệp, vai trò của các nhà kinh tế lâm nghiệp, Vốn và lãi suất – vai trò của thời gian đối với kinh tế lâm nghiệp, Đầu tư cơ bản về rừng – xác định tính khả thi và ưu tiên, Lợi nhuận và thời gian – chi phí cơ hội..
3.2. Đề tài đã đánh giá, tổng kết thực trạng trồng rừng, tình hình sinh trưởng của
12 loài cây (Keo lá tràm, Keo tai tượng, Thông caribe, Trám trắng, Lát hoa, Huỷnh, Sao đen, Thông ba lá, Dầu rái, Tếch, Xà cừ và Giổi xanh) chủ yếu phục vụ sản đồ mộc ở 6 vùng sinh thái của nước ta
3.3. Đề tài đã tổng quan được một số thị trường tiêu thụ gỗ, sản phẩm gỗ trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Đề tài nêu được thực trạng sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ của công nghiệp chế biến gỗ ở nước ta.
3.4. Đề tài đã đánh giá được hiệu quả tài chính, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của 12 loài cây ở 6 vùng sinh thái của nước ta.
3.5. Đề tài đã đưa ra danh mục một số loài cây trồng gỗ lớn chủ yếu phục vụ sản xuất đồ mộc ở Việt Nam
3.6. Đề tài đã đánh giá được tác động của các chính sách hiện hành đến trồng rừng sản xuất ở Việt Nam nói chung và rừng trồng gỗ lớn nói riêng
3.7. Đề tài đã đề xuất định hướng chính sách khuyến khích phát triển cây trồng chủ yếu phục vụ sản xuất hàng hóa lâm sản ở Việt Nam
IV. Kết luận và khuyến nghị
Đề tài đã thực hiện được tất các các nội dung đã nêu ra trong đề cương, tiến độ thực hiện đúng theo tiến độ của đề tài đã ghi trong đề cương.
Tuy nhiên, vẫn còn khó khăn trong khi thực hiện như:
Khối lượng công việc của đề tài lớn, các lĩnh vực nghiên cứu rộng, địa hình khảo sát thì khó khăn, một số loài cây không có ở địa điểm lựa chọn khảo sát trong đề cương. Do vậy,đề tài đã chọn ở địa điểm nghiên cứu khác ví dụ như cây Huỷnh không có ở Thanh Hóa, đề tài đã thực hiện khảo sát ở Quảng Bình, cây Tếch không có ở Gia Lai, đề tài đã tiến hành khảo sát ở Đắc Lắc.
Khi tiến hành khảo sát, giá mua cây để giải phẫu đắt gấp nhiều lần so với giá được duyệt trong đề cương.
Tin mới nhất
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
Các tin khác
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa Trai Lý (Garcinia fagraeoides A.Chev), Vù Hương (Cinnamomum balansae Lec) và Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số loài cây ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo vùng biển phía nam
- Đón tiếp và làm việc với Đoàn chuyên gia Úc
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để xúc tiến tái sinh rừng Keo tai tượng (Acacia mamgium Willd) nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng rừng công nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc