Hồ Đức Soa
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng tự nhiên hiện nay đã bị suy thoái nghiêm trọng, vì vậy việc cung cấp gỗ và bảo vệ môi sinh rất bị hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu về gỗ, nhiều nước trên thế giới đang nhanh chóng phát triển trồng rừng cả về diện tích cũng như số lượng chủng loại cây trồng.
Cùng với việc xác định lập địa, việc chọn loài cây trồng thích hợp với lập địa đó là yếu tố cực kì quan trọng, có tính chất quyết định đến năng suất, chất lượng và độ bền vững của rừng trồng trong tương lai. Do đó nghiên cứu lập địa, lựa chọn và lai tạo giống cây trồng phù hợp với một vùng lâm nghiệp, lập địa cụ thể, đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Một số nước trên thế giới nghiên cứu lai tạo, chọn được giống tốt, biện pháp kĩ thuật thích hợp nâng cao sản lượng, chât lượng gỗ và hiệu quả kinh tế rừng trồng, điển hình như Công Gô đã chọn được giống Bạch đàn đạt năng suất 40-50m3/ha/năm, Brasil tạo được tổ hợp lai đạt 50-60m3/ha/năm …
Ngành lâm nghiệp Việt nam, những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật thành công đưa năng suất rừng trồng tăng 8-10 m3/ha năm lên 15-20m3/ha năm, đặc biệt có nơi (vùng Đông Nam Bộ) đạt 30-35m3/ ha/năm.
Tây Nguyên là vùng có tiềm năng phát triển Lâm – Nông nghiệp rất lớn, đất đai và nhân lực dồi dào, công nghiệp chế biến gỗ đang trên đà phát triển, do đó trồng rừng ở đây vừa phát huy được thế mạnh địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập và từng bước cải thiện đời sống của nhan dân, hạn chế nạn phá rừng làm nương rẫy trên địa bàn.
Tuy nhiên, vấn đề tồn tại hiện nay là hầu hết đất lâm nghiệp dùng trồng rừng đã thoái hóa, biến chất, nghèo dinh dưỡng, chọn cây trồng chưa phù hợp nên năng suất thấp, hiệu quả kinh tế kém. Để khắc phục tình trạng trên đề tài đã tập trung giải quyết vấn đề chính là: loài cây trồng với lập địa; đầu tư và biện pháp kĩ thuật, để cải thiện được đặc tính hóa-lý và bổ sung dinh dưỡng cho đất, để nâng cao năng suất rừng trồng. Vì vậy việc khảo nghiệm và xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh tạo lớn tại Tây nguyên là cấp thiết
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Mục tiêu :
– Khảo nghiệm mở rộng một số giống tiến bộ kĩ thuật
– Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh lấy gỗ lớn một số loài keo lai, bạch đàn, thông caribea, xoan ta phù hợp với lập địa Tây nguyên.
2.2. Nội dung:
+ Điều tra đánh giá kết quả trồng rừng tại Tây Nguyên, tổng kết, phân tích và áp dụng kĩ thuật thâm canh cho rừng trồng.
+ Xây dựng vườn giống vô tính đầu dòng Keo lai (6 dòng) phục vụ khảo nghiệm: BV33, BV32, BV10, TB11, TB6, TB3;
+ Xây dựng mô hình và khảo nghiệm hoàn thiện kĩ thuật trồng rừng gỗ lớn tại Tây nguyên.
– Về giống: Giống tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận: Keo lai sáu dòng BV33, BV32, BV10, TB11, TB6, TB3; Bạch đàn: U6, PN14; Thông Caribea; Xoan ta.
– Địa điểm thuộc 2 vùng khí hậu: Tây trường sơn tại Pleiku – Gia lai, Đông trường sơn tại M’Drak- Daklak.
– Diện tích, mô hình khảo nghiệm: Pleiku – Gia lai 10 ha; M’Drak – Daklak 3ha
– Về giải pháp kĩ thuật áp dụng: Trồng rừng thâm canh lấy gỗ lớn.
+ Xây dựng bản hướng dẫn kĩ thuật và tổng kế đề tài.
2.3. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phạm vi nghiên cứu:
Xuất phát từ mục tiêu, đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội, điều kiện lập địa và loài cây trồng tại Tây nguyên như đã nêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
Khảo nghiệm và xây dựng mô hình trồng rừng lấy gỗ một số dòng Keo lai, Bạch đàn, Thông caribea, Xoan tại Tây nguyên.
+ Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp tổng quát:
Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật về giống trồng rừng, kĩ thuật thâm canh, kế thừa có chọn lọc từ các nghiên cứu thí, nghiệm đã có trong vùng nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp kế thừa: Kế thừa và sử dụng các tài liệu, thông tin, mô hình trồng rừng khảo nghiệm và trồng rừng sản xuất đã có để phân tích lựa chọn. Khảo sát, tổng hợp, phân tích các yếu tố tự nhiên, tình hình sinh trưởng và kết cấu bền vững của rừng trồng, đặc điểm sinh thái loài cây trồng nhằm xây dựng và hoàn thiện biện pháp kĩ thuật.
Ứng dụng tiến bộ kĩ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh rừng trồng tiên tiến để tiến hành các nghiên cứu, thí nghiệm, dựng mô hình khảo nghiệm trên thực địa.
Thu thập số liệu tăng trưởng theo ô tiêu chuẩn, dung lượng 35 cây/ô.
Tổng hợp phân tích, đánh giá kết quả theo các tiêu chuẩn thống kê trên máy vi tính..
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả khảo sát thực địa.
Tây Nguyên có tiềm năng đất đai rộng lớn, nhân lực dồi dào đã và đang trở thành vùng kinh tế trọng điểm phát triển rừng trồng cung cấp gỗ hiện nay ở nước ta. Tập đoàn cây trồng rừng chính là các loài cây mọc nhanh lấy gỗ nguyên liệu như: Thông 3 lá, Thông caribea, Keo lá tràm, Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn và một số loài cây bản địa cung cấp gỗ lớn. Tính đến nay 5 tỉnh Tây nguyên đã trồng được 150 ngàn ha, trữ lượng ước tính khoảng 3 triệu m3, với mục tiêu chủ yếu là cung cấp gỗ nguyên liệu công nghiệp. Do đặc điểm khí hậu khô nóng, mùa khô kéo dài trên 6 tháng và rất khắc nghiệt, đất đai canh tác lâu ngày trở nên xói mòn, thoái hóa, biến chất nghèo dinh dưỡng nên năng suất cây trồng rất thấp, việc trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao.
Rừng trồng từ năm 2000 trở về trước, hầu hết là Keo lá tràm, Thông ba lá, Bạch đàn trắng nhưng đã già cỗi, thưa thớt, cây trồng sinh trưởng rất kém, năng suất thấp chỉ đạt 6-8m3/ha/năm.
Rừng trồng từ năm 2001 lại đây, chủ yếu là Keo lai, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Bạch đàn và một ít Thông 3 lá năng suất đạt 10-12m3/ha.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề trồng rừng hiện nay còn có nhiều bất cập, diện tích và loài cây trồng đang phát triển theo hướng tự phát, chưa có quy hoạch tổng thể và quản lí chặt chẽ, cũng như thiếu sự hướng dẫn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới cho nhân dân trong vùng, nhất là vùng đồng bào các dân tộc ít người. Tuy nhiên việc trồng rừng tại Tây nguyên cũng đạt được những kết quả nhất định, bước đầu đáp ứng được một phần về nhu cầu gỗ nguyên liệu tại chổ, hạn chế nhập khẩu, tiết kiệm được ngoại tệ, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và cải thiện được đời sống nhân dân trong vùng. Bên cạnh đó cũng phát sinh nhiều mặt tiêu cực khác như: chặt phá rừng tự nhiên để lấy đất trồng rừng, trồng cây công nghiệp khác Cao su, Cà phê, xây dựng thủy điện, đường sá … làm cho diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp, môi trường sống bị tàn phá… thiên tai lũ lụt gia tăng.
3.2. Kết quả khảo nghiệm:
+ Địa điểm: tại Pleiku – Gia lai và tại M’Drak- Daklak.
+ Đặc điểm lập địa:
– Pleiku – Gia lai, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới khô nóng Tây trường sơn, có mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau rất khắc nghiệt, lượng mưa 2000-2500mm/năm, tập trung chủ yếu vào tháng 7-8- 9. Đất Feralis đỏ nâu, từng dầy trên 1m phát triển trên đá ba zan, đã bị thoái hóa sau canh tác kéo dài, thực bì cỏ tranh cây bụi.
– M’drak – Đăk lăk, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới tương đối ôn hòa Đông trường sơn, mùa khô ít khắc nghiệt hơn, lượng mưa 2000-3000mm/năm. Đất Feralis xám vàng tầng mỏng 50cm, phát triển trên đá Granis, thực bì cỏ tranh, cây bụi thấp.
+ Nguồn giống:
– Keo lai giâm hom (6 dòng) BV33, BV32, BV10, TB11, TB6, TB3;
– Bạch đàn mô (2 dòng): U6, PN14;
– Thông Caribaea và Xoan gieo ươm từ hạt.
+ Kĩ thuật áp dụng:
– Làm đất bằng cơ giới cày ngầm theo rạch + thủ công cuốc hố trên rạch đã cày.
– Phân bón: Bón thúc bằng hỗn hợp vi sinh sông gianh 0.3kg/gốc + NPK (16-16-8) 150g/gốc, bón thúc bằng NPK(16-16-8) 100g/gốc/năm.
– Chăm sóc phát quang thực bì toàn diện, dẫy cỏ vun gốc, tỉa cành, tỉa thưa các cây xấu, nơi mật độ quá dày vào năm thứ 2.
+ Quy mô, số lượng mô hình: Pleiku – Gia lai 10 ha; M’Drak – Daklak 3 ha
– Bố trí thí nghiệm: Loài cây x 3 mật độ x 2 khu vực khí hậu x 3 lần lặp.
Biểu 1: Kết cấu khối thí nghiệm và diện tích mô hình trên thực địa
TT |
Địa điểm/Loài cây |
Tại Pleiku |
Tại M’drak |
||||
Kết cấu khối |
Diện tích |
Kết cấu khối |
Diện tích |
||||
Mật độ |
Lần lặp |
Mật độ |
Lần lặp |
||||
1 |
Keo Lai | ||||||
– |
Keo lai TB1 |
3 |
3 |
1ha |
3 |
3 |
0.33ha |
– |
Keo lai TB 3 |
3 |
3 |
1ha |
3 |
3 |
0.33ha |
– |
Keo lai TB11 |
3 |
3 |
1ha |
3 |
3 |
0.33ha |
– |
Keo lai BV32 |
3 |
3 |
1ha |
3 |
3 |
0.33ha |
– |
Keo lai VB33 |
3 |
3 |
1ha |
3 |
3 |
0.33ha |
– |
Keo lai BV10 |
3 |
3 |
1ha |
3 |
3 |
0.33ha |
2 |
Bạch đàn | ||||||
– |
Bạch đàn U6 |
3 |
3 |
1ha |
3 |
3 |
0.25ha |
– |
Bạch đàn PN14 |
3 |
3 |
1ha |
3 |
3 |
0.25ha |
3 |
Xoan ta |
3 |
3 |
1ha |
3 |
3 |
0.25ha |
4 |
Thông caribea |
3 |
3 |
1ha |
3 |
3 |
0.25ha |
|
Cộng |
|
|
10ha |
|
|
3ha. |
+ Kết quả thí nghiệm
– Lượng tăng trưởng đường kính và chiều cao rừng trồng hàng năm cụ thể như như sau:
Loài cây/ Mật độ |
Vùng Pleiku- Gia lai/ 24 tháng tuổi |
M’drak-Đaklak/ 12 tháng tuổi |
||||||
D (cm) |
H (m) |
Tăng trưởng /năm |
D (cm) |
H (m) |
Tăng trưởng /năm |
|||
rD |
rH |
rD |
rH |
|||||
TB11 |
6.49 |
6.41 |
3.24 |
3.20 |
2.20 |
2.18 |
2.20 |
2.18 |
TB3 |
6.37 |
6.60 |
3.18 |
3.30 |
2.37 |
2.27 |
2.37 |
2.27 |
TB1 |
5.53 |
5.67 |
2.77 |
2.83 |
2.37 |
2.25 |
2.37 |
2.25 |
BV 33 |
4.37 |
4.46 |
2.18 |
2.23 |
2.43 |
2.33 |
2.43 |
2.33 |
BV 32 |
3.93 |
4.27 |
1.97 |
2.13 |
2.23 |
2.12 |
2.23 |
2.12 |
BV 10 |
3.77 |
3.93 |
1.88 |
1.97 |
2.20 |
2.17 |
2.20 |
2.17 |
BĐ U6 |
3.68 |
3.49 |
1.42 |
1.55 |
2.60 |
2.24 |
2.60 |
2.24 |
BĐ PN14 |
3.37 |
3.39 |
1.18 |
1.36 |
3.03 |
2.60 |
3.03 |
2.60 |
T. caribeae |
4.08 |
2.12 |
1.40 |
1.06 |
2.10 |
1.10 |
2.10 |
1.10 |
Xoan (12 tháng) |
1.40 |
1.33 |
1.40 |
1.33 |
2.03 |
1.75 |
2.03 |
1.75 |
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
a/ Căn cứ vào đường kính, chiều dài và phẩm chất gỗ, các loại gỗ rừng trồng Keo, Thông caribeae, Xoan và Bạch đàn đều đạt tiêu chuẩn, quy cách gỗ lớn theo quy định hiện hành.
b/ Keo lai, Bạch đàn, Thông caribaea, Xoan là những loài cây có biên độ sinh thái rộng, trồng được trên hầu hết các loại đất và vùng khí hậu khác nhau ở Tây Nguyên. Với kĩ thuật thâm canh hợp lí, cây trồng sinh trưởng nhanh cho năng suất tương đối cao và ổn định, sản lượng bình quân ước tính đạt 15-25m3/ha/năm tùy theo loài, gỗ tương đối tốt, thích hợp với công nghệ chế tạo đồ mộc gia dụng và được thị trường chấp nhận. Giữa các loài cây có sự khác nhau về lượng tăng trưởng và chu kì kinh doanh, thời điểm khai thành thục công nghệ cũng như chế biến sử dụng gỗ.
+ Thông caribaea tăng trưởng nhanh, đường kính đạt 2-3cm/năm; chiều cao 1,5-1,7cm/năm, chu kì kinh doanh dài trên 20 năm, gỗ có vân đẹp, nhiều công dụng. Đây là loài cây trồng lấy gỗ lớn rất có triển vọng nhất ở Tây Nguyên hiện nay.
+ Các dòng Keo lai đều sinh trưởng nhanh, năng suất cao, tăng trưởng đường kính đạt 2,0-3,3cm/năm, chiều cao 2-3,3m/năm, chu kì kinh doanh ngắn thường 8-12 năm, gỗ màu sáng đẹp, làm đồ mộc và nguyên liệu giấy. Trong 6 dòng Keo lai được khảo nghiệm tại Pleiku các dòng Keo TB sinh trưởng nhanh và ít bị bệnh hại hơn các dòng Keo BV, đặc biệt dòng TB3, TB11 sinh trưởng rất tốt tưng trưởng đường kính đạt 3.24cm/năm và chiều cao đạt 3.3m/năm; tại M’drak kết quả cho thấy giữa các dòng BV và TB chưa có sự khác biệt. Có thể nói đây là loài cây dễ trồng thích hợp với đai đa số các dạng lập địa tại Tây Nguyên, cho năng suất tương đối cao.
+ Các dòng Bạch đàn U6 và PN14 sinh trưởng rất khác nhau trên các vùng lập địa, tăng trưởng đường kính đạt 1,5-2,5cm/năm, chiều cao đạt 1,5-2,5m/năm.Qua khảo nghiệm cho thấy Bạch đàn sinh trưởng nhanh trên vùng đồi núi thấp dưới 600m, khí hậu tương đối ôn hòa Đông trường sơn, vùng độ cao trên 800m, khí hậu Tây trường sơn quá khắc nghiệt Bạch đàn sinh trưởng kém.
+ Xoan trồng rừng chỉ sinh trưởng tốt trên các lập địa khí hậu Đông trường sơn, nơi đất sâu tốt, tại Tây trường sơn cây trồng sinh trưởng kém, tăng trưởng về đường kính đạt 1-1,5cm/năm, chiều cao đạt 1-2m/năm, tại M’drak tăng trưởng nhanh hơn, đường đạt 2-2,5cm/năm, chiều cao đạt 1,8 – 2m/năm. Xoan là cây sống lâu năm, đường kính tán lớn nên không phù hợp với việc trồng rừng tập trung có mật độ dày; Xoan trồng phân tán quanh nương rẫy, khu dân cư sinh trưởng nhanh gấp 2 lần trồng rừng tập trung, đường kính đạt 3-4cm/năm, chiều cao đạt 2-2,5m/năm. Gỗ bền đẹp rất được có nhiều công dụng và giá trị thương phẩm cao.
Tóm lại: Keo lai, Bạch đàn, Thông caribaea, Xoan là những loài cây trồng sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất và vùng khí hậu khác nhau ở Tây Nguyên, đáp ứng mục tiêu trồng rừng sản xuất gỗ lớn và gỗ nguyên liệu công nghiệp.
2. Kiến nghị:
Tây Nguyên có địa bàn rộng lớn, địa hình chia cắt rất phức tạp, từ đó hình thành nhiều vùng khí hậu và đất đai khác nhau; với nguồn kinh phí và thời gian hạn chế, đề tài đã lựa chọn triển khai xây dựng mô hình khảo nghiệm trên 2 vùng sinh thái, khí hậu khác biệt có diện tích trồng rừng chủ yếu tại Gia Lai và Đăk Lăk. Từ kết quả khảo sát thực địa, mô hình khảo nghiệm và thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu khác, bước đầu đề tài khẳng định các loài Keo lai, Thông caribeae, Xoan và Bạch đàn, đều đáp ứng mục tiêu trồng rừng cung cấp gỗ lớn.
Tuy nhiên mỗi loài cây có đặc tính sinh thái khác nhau, đòi hỏi lập địa và giải pháp kĩ thuật riêng, nhưng nhìn chung đều trồng rừng được trên hầu hết các dạng lập địa. Với thời gian có hạn, các kết quả nghiên cứu không khỏi có những thiếu sót nhất định. Đề nghị cho tiếp tục chăm sóc theo dõi và mở rộng khảo nghiệm thêm các lập địa khác.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Hoàng Liên Sơn: Đánh giá một số dự án Lâm nghiệp vùng Tây Nguyên giai đoạn 1995-2005 (Nhà XBNN-2008)
– Hồ Đức Soa: Biện pháp kĩ thuật nâng cao ngăng suất rừng trồng trên đất Ba zan thoái hóa (Tổng kết đề tài – 2008)
– Lê Đình Khả: Nghiên cứu tạo giống, nhân giống cho 1 số loài cây trồng chủ yếu (2001)
– Hoàng Xuân Tý: Nâng cao công nghệ thâm canh rừng trồng (Bồ đề, Bạch đàn, Keo) để cải tạo đất và nâng cao sản lượng (Đề tài KN-03 13; 1995)
– Trần Văn Con: Nghiên cứu bổ sung nhằm xác định một số loài cây trồng chính phục vụ trồng rừng vùng Bắc Tây Nguyên (2001).
– Mai Đình Hồng: Thí nghiệm loài và xuất xứ Bạch đàn Keo ở MangYang-Gia Lai (1996)
– Nguyễn Văn Chiển: Tây Nguyên – Các vùng tự nhiên (NXB KHKT, Hà nội 1986)
– Nguyễn Huy Sơn: Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu (Đề tài cấp NN- KC.06.05.NN)
– Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thu Hương: Nghiên cứu xác định dinh dưỡng khoáng (NPK) và chế độ nước cho một số dòng Keo lai, Bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm và rừng non (Báo cáo TK ĐT)
– Phạm Quang Thu, Nguyễn Hoàng Nghĩa: Chọn giống bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao. (Báo cáo tổng kết đề tài)
– Phạm Đình Tam, Lại Thanh Hải: Điều tra xác định tập đoàn cây trồng rừng sản xuất có hiệu quả trên các dạng lập địa chủ yếu trong các vùng kinh tế toàn quốc (Báo TKĐT)
– Số liệu kiểm kê rừng của Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh Gia lai, Kon tum và Daklak, Đăk nông, Lâm đồng.
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Báo cáo tóm tắt kết quả đề tài: Nghiên cứu chọn giống và biện pháp kỹ thuật trồng rừng Sở thâm canh cho vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc trung bộ
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu lựa chọn thiết bị và hoàn thiện công nghệ sử dụng cơ giới hoá để phục vụ trồng rừng thâm canh trên một số vùng kinh tế lâm nghiệp trọng điểm
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ để sản xuất sản phẩm mặt ghế cong hai chiều từ cót đan và ván bóc gỗ trám hồng bằng phương pháp ép đinh hình gia nhiệt điện cao tần
- Báo cáo kết quả đề tài: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng các loài cây bản địa vùng Trung tâm Bắc bộ
- Thông báo về việc tổ chức bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Ngọc Dũng