Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

Quyết định thành lập:

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng (Forest Protection Research Centre – FPRC) trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, được thành lập trên cơ sở nâng cấp Phòng Nghiên cứu Bảo vệ thực vật rừng theo Quyết định số 3129/QĐ-BNN-TCCB ngày 13/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cơ cấu tổ chức và nhân sự:

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm: Ban lãnh đạo và 05 đơn vị trực thuộc.

Tổng số viên chức là 29 người: 01 GS. TS, 09 TS, 05 NCS; 05 Thạc sĩ và 09 kỹ sư.

Giám đốc Trung tâm: TS. Đào Ngọc Quang

Phó Giám đốc Trung tâm: TS. Trần Thanh Trăng, TS. Lê Văn Bình

TT Các đơn vị trực thuộc Trưởng/phụ trách đơn vị
1 Văn Phòng Trung tâm TS. Nguyễn Thị Thúy Nga
2 Bộ môn Bệnh cây rừng ThS. Trần Xuân Hưng
3 Bộ môn Côn trùng rừng ThS. Nguyễn Văn Thành
4 Bộ môn Chọn giống kháng sâu, bệnh TS. Nguyễn Minh Chí
5 Bộ môn Vi sinh vật Bảo vệ rừng TS. Vũ Văn Định

Lĩnh vực hoạt động chính:

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng có chức năng nghiên cứu khoa học (bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng), chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn và tham gia đào tạo về lĩnh vực bảo vệ rừng trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật, cụ thể:

– Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm, các quy trình, dự án về khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ rừng theo quy định; tổ chức thực hiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nghiên cứu cơ bản có định hướng và nghiên cứu ứng dụng tổng hợp về bảo vệ rừng.

– Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế, kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ rừng; Hợp tác quốc tế về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hợp tác chuyên gia và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Bảo vệ rừng với các tổ chức theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các dịch vụ KH&CN; Hợp đồng dịch vụ tư vấn; Hợp đồng liên doanh, liên kết về nghiên cứu KH&CN; Triển khai thực nghiệm, sản xuất thử trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật với các tổ chức trong nước theo quy định của pháp luật.

– Sản xuất kinh doanh phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Trung tâm theo đúng quy định của pháp luật.

Cơ sở Vật chất:

– Văn phòng làm việc tại tầng 3 nhà 7 tầng. – Phòng thí nghiệm giám định sâu, bệnh hại.
– Phòng thí nghiệm Bệnh cây. – Phòng thí nghiệm Vi sinh.
– Phòng thí nghiệm Côn trùng. – Vườn ươm phục vụ nhiên cứu.

Những thành tích đã đạt được:

– Nghiên cứu, xác định thành phần các loài sâu, bệnh hại cho 25 loài cây chính (Keo tai tượng, keo lai, Keo lá tràm, Thông nhựa, Thông mã vĩ, Thông ba lá, Thông caribe, bạch đàn lai, Bạch đàn uro, Bạch đàn camal, Cao su, Dầu rái, Sao đen, Luồng, Bồ đề, Quế, Phi lao, Sơn tra, Lát hoa, Hồi, Mỡ, Sa mộc, Tràm lá dài, Tràm ta, Trôm) thuộc 9 vùng sinh thái. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học, đặc điểm gây hại và xây dựng, chuyển giao các quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật phòng chống các loại sâu, bệnh hại chủ yếu.

– Thu thập và lưu trữ nguồn giống các loại nấm ăn và nấm dược liệu quí (nấm Đông trùng hạ thảo, nấm Linh chi) phục vụ cho nghiên cứu và sản xuất giống cung cấp cho các cơ sở sản xuất. Giám định được 26 loài nấm Đông trùng hạ thảo ở Việt Nam trong đó có 24 loài nấm lần đầu tiên được phát hiện có ở Việt Nam. Nuôi trồng thành công nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trên môi trường nhân tạo.

– Nghiên cứu và xây dựng quy trình sản xuất và ứng dụng các chế phẩm Mycorrhiza cho Sao đen, chế phẩm Frankia cho Phi lao; chế phẩm vi sinh hỗn hợp dạng viên nén MF1 cho thông và MF2 cho bạch đàn phục vụ trồng rừng làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng; giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học; cây trồng khỏe mạnh, khả năng chống sâu bệnh cao; góp phần cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái và giảm chi phí cho trồng rừng.

– Nghiên cứu và sản xuất chế phẩm vi sinh phân giải nhanh vật liệu cháy dưới tán rừng nhằm hạn chế nguy cơ cháy rừng.

– Xác định nguyên nhân và biện pháp phòng chống cháy rừng, dự tính dự báo cháy rừng.

– Xây dựng bộ mẫu côn trùng và bệnh cây với trên 2.000 mẫu.

– Phát hiện và công bố 31 loài nấm mới cho khoa học.

– Công bố 70 bài báo trên các tạp chí quốc tế, 120 bài báo trên các tạp chí trong nước, 03 quyển sách.

– Được NN và PTNT công nhận 05 TBKT; xây dựng 02 TCVN về phòng trừ sâu bệnh hại cây rừng; 05 quy trình kỹ thuật cấp cơ sở. Đăng ký 05 giải pháp hữu ích với Cục Sở hữu trí tuệ. Đồng tác giả của 19 giống cây trồng lâm nghiệp kháng bệnh (02 Giống Quốc gia, 17 Giống TBKT).

– 01 giải Vifotech, 01 giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần thứ nhất cho giống keo lai AH7 sinh trưởng nhanh chống chịu bệnh. 01 giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần thứ hai cho giống Keo lá tràm AA9 sinh trưởng nhanh chống chịu bệnh.

Các thành tích đã được khen thưởng

Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
2013 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 2103/QĐ/TTG ngày 10/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ
2019 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ N và PTNT Quyết định số 4979/QĐ-BNN-TCCB ngày 8/12/2020 của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2021 Cờ thi đua của Chính phủ Quyết định số 1119/QĐ-TTg ngày 09/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ

Định hướng phát triển:

– Nghiên cứu cơ sở khoa học, dự tính dự báo và cảnh báo nguy cơ dịch sâu, bệnh hại rừng, cháy rừng.

– Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ cho phòng chống dịch sâu, bệnh hại, phòng chống cháy rừng đối với rừng trồng tập trung thuần loài.

– Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và thích ứng với biến đổi khí hậu (chịu rét, chịu mặn, chịu gió, chịu hạn).

– Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học để kích kháng, phòng chống sâu, bệnh hại, tăng năng suất rừng trồng, phân hủy nhanh vật liệu cháy dưới tán rừng và thân thiện với môi trường.

– Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao dưới tán rừng.

Địa chỉ: Số 46 Đường Đức Thắng, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0243.8362376                  Website: http://www.fprc.org.vn

[logo-slider]