Quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén MF2 áp dụng cho cây bạch đàn vùng đất nghèo dinh dưỡng

THÔNG TIN CHUNG

  • Công nhận tại QĐ số 3399/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/8/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Tác giả: Phạm Quang Thu, Đào Ngọc Quang, Trần Thanh Trăng, Đặng Như Quỳnh, Nguyễn Thị Thúy Nga, Nguyễn Quang Dũng, Lê Thị Xuân, Lê Văn Bình, Đặng Thanh Tân và Nguyễn Mạnh Hà.
NỘI DUNG CHÍNH
  • Thành phần chế phẩm gồm: bào tử nấm cộng sinh với bạch đàn: Scleroderma bovista;  Pisolithus tinctorius; vi sinh vật phân giải lân gồm: Burkholderia tropicalis (chủng PRH3), Burkholderia cenocepacia (chủng P1.4); vi sinh vật đối kháng khánh bệnh: Bacillus subtilis (chủng BD7) đối kháng nấm Cryptosporiopsis eucalypti gây bệnh khô cành ngọn bạch đàn. Bacillus amyloliquefaciens chủng BD6 đối kháng nấm Cylindrocladium quinqueseptatum gây bệnh cháy lá bạch đàn; và chất mang: Apatit, chất mùn, chất giữ ẩm và các thành phần khác.
  • Chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén góp phần tích cực trong việc nâng cao năng xuất rừng trồng trên các lập địa thoái hóa, nghèo chất dinh dưỡng.
  • Khi có chế phẩm các cơ sở sản xuất chủ động hơn trong việc gieo ươm cây con. Điều này sẽ giảm chi phí cho sản xuất, không gây hại cho các khu rừng khác bị đào lấy tầng đất mặt.
  • Giá cả chế phẩm vi sinh vật cạnh tranh so với thị trường. Đầu tư cho 1 ha rừng nếu bón chế phẩm vi sinh là 1.600.000 đồng, nếu bón phân NPK giống như trồng rừng truyền thống phải đầu tư là 2.240.000 đồng. Như vậy dùng chế phẩm vi sinh vật đã tiết kiệm gần 30% chi phí bón phân trồng rừng.
ĐỊA ĐIỂM ỨNG DỤNG

Các vùng trồng bạch đàn trên đất nghèo chất dinh dưỡng.

ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG

Vườn ươm và rừng trồng

[logo-slider]