Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học phân hủy nhanh vật liệu cháy dưới tán rừng thông

 

THÔNG TIN CHUNG
  • Công nhận tại QĐ số 783/QĐ-BNN-KHCN ngày 25 tháng 2 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Tác giả: Vũ Văn Định, Phạm Quang Thu, Đào Ngọc Quang, Lê Văn Bình, Đặng Như Quỳnh, Lê Thị Xuân, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Nhật Tân, Phạm Văn Nhật, Nguyễn Thị Loan, Lê Thành Công, Nguyễn Quốc Hiệu.
NỘI DUNG CHÍNH
  • Thành phần chế phẩm gồm: vi sinh vật phân giải xenlulo: Chủng Penicillium sclerotiorum SSN5.3, Chủng Talaromyces pinophilus HBN4.5, Chủng Trichoderma citrinoviride LBN8.1; VSV sinh màng nhầy: Chủng Bacillus aryabhattai P16.1; Chủng Paenibacillus jamilae P73 và các chất mang; mật độ tế bào hữu hiệu của của các chủng VSV phân hủy xenlulo đạt 108 CFU/gam; mật độ tế bào hữu hiệu của của các chủng VSV sinh màng nhầy đạt 108 CFU/gam; độ ẩm chế phẩm: 5-10%.
  • Chế phẩm có khả năng phân hủy vật liệu cháy dưới tán rừng thông đạt 70-73,7 sau 6 tháng sử dụng. Độ ẩm vật liệu cháy tăng từ 10,5-11,7%.
  • Chế phẩm sử dụng đối với vật liệu cháy theo hình thức gom và xử lý tại chỗ vào đầu mùa mưa
  • Sử dụng cho vật liệu cháy dưới tán rừng thông, giúp phân hủy vật liệu cháy thành chất hữu cơ, tăng độ ẩm cho vật liệu cháy nhằm hạn chế khả năng cháy rừng tăng hàm lượng dinh dưỡng và hàm lượng mùn cho đất, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn rửa trôi và cải thiện tính chất lý, hóa học đất.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học theo đường băng, mỗi ha vật liệu cháy với liều lượng 0,5% chế phẩm sinh học (40-60 kg) chi phí 2-3 tr đồng giảm chi phí so với phương pháp phòng cháy rừng truyền thống khoảng 3 triệu đồng.
ĐỊA ĐIỂM ỨNG DỤNG

Rừng trồng thông cả nước.

ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG

Rừng trồng thông

[logo-slider]