Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu một số các biện pháp kỹ thuật trồng xà cừ lá nhỏ (Swietenia microphylla) cho năng suất cao nhằm cung cấp gỗ lớn trong vùng Đông Nam Bộ

Th.s Trần Văn Sâm

                                                                              Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định kỹ thuật trồng rừng Xà cừ lá nhỏ để cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Nam Bộ. Nghiên cứu được tiến hành tại hai địa điểm: Bầu Bàng – Bình Dương và Hàm Minh – Bình Thuận. Kết quả cho thấy cây Xa cừ là nhỏ 40 tháng tuổi ở Bàu Bàng sinh trưởng tốt và có sự khác nhau giữa các nghiệm thức bón phân. Riêng thí nghiệm về mật độ cây trồng thì sinh trưởng về đường kính lẫn chiều cao ở các nghiệm thức mật độ trồng tương đối đồng đều nhau. Trồng xen cây Đậu tràm cách hàng cây Xà cừ từ 1.0 – 1.5m thì cây Xà cừ cừ sinh trưởng rất khả quan. Thí nghiệm xác định tuổi Xà cừ lá nhỏ đem đi trồng rừng cho thấy: cây 1 năm tuổi cho tỉ lệ sống cao và sinh trưởng tốt .

15-03-25-Xacu

I . MỞ ĐẦU

Ở nước ta, theo số liệu điều tra cây Xà cừ nói chung (Xà cừ lá lớn và Xà cừ lá nhỏ) được nhập và trồng vào những năm đầu của thế kỹ XX. Chủ yếu trồng trên các đường phố và vườn bách thảo để làm bóng mát. Trong đó còn lại cho tới ngày nay có một số cây Xà cừ lá nhỏ (Swietenia microphylla) thuộc họ Xoan (Meliaceae) ở Thảo cầm viên Sài Gòn, vườn thực vật Trảng Bom với số lượng còn khiêm tốn (6 cây). Các cây này có đường kính ngang ngực từ 60 – 100cm, chiều cao từ  30 – 35m, thân thẳng, tròn và phân cành cao trên 15m nên có giá trị về mặt sử dụng. Đặc biệt tái sinh hạt dưới tán rừng khá nhiều do đó giúp cho việc trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc được nhanh chóng.

Từ sau khi nguồn tài nguyên rừng tự nhiên bị cạn kiệt cho nên việc nhập khẩu gỗ được tăng cường, đồng thời gỗ rừng trồng được thay thế và có gía trị cao, trong đó có gỗ cây Xà cừ. Theo thông tin từ các nhà máy chế biến gỗ tại khu Hố Nai thuộc tỉnh Đồng Nai thì giá gỗ súc của cây Xà cừ có đường kính từ 50 cm trở lên có gía mua từ  5 – 8 triệu đồng cho một mét khối. Ngoài  ra, cây Xà cừ đã trồng thành công trên nhiều địa phương trong vùng Đông Nam Bộ. Cây xà cừ là cây trồng tỷ lệ sống cao (thường tỷ lệ sống 90%), mọc nhanh, trồng được trên nhiều lập địa khác nhau và ít kém chọn dạng đất.  Vì vậy, vào năm 1997 cho tới nay phong trào trồng Xà cừ được khơi dậy mạnh mẽ ở Vùng Đông Nam Bộ, theo số liệu điều tra có khoảng 3.061 ha rừng trồng cây Xà cừ được trồng ở các Lâm trường Quốc dân, các nông trang hoặc những khu đất mà nông dân nhận khoán của Nhà nước. Thêm vào đó có hàng triệu cây trồng phân tán trong vườn, bờ ao, đường phố… . Rừng Xà cừ được trồng nhiều nhất ở tỉnh Bình Phước (1.852ha), Bình Dương (846 ha), Tây Ninh (184 ha), Đồng Nai (103ha). Trong số diện tích trồng này chủ yếu là trồng Xà cừ lá lớn và có ít diện tích trồng Xà cừ lá nhỏ được trồng xen lẫn hoặc trồng thuần loại. Tuy trồng rừng Xà cừ lá lớn rất nhiều về diện tích ở vùng Đông Nam bộ nhưng bước đầu đã thể hiện những nhược điểm của chúng là phân cành thấp, cây cao khoảng 5 –7 m là đã phân cành nên giá trị khúc thân dưới cành không lớn.

Trong khi đó một số mô hình trồng Xà cừ lá nhỏ ở Lâm trường Minh Đức – tỉnh Bình Phước, Ban quản lý rừng Kinh tế Tân lập – Bình Phước và các hộ gia đình ở khu vực Trảng Bom – tỉnh Đồng Nai cho nhiều triển vọng như sinh trưởng tốt, đặc biệt phân cành cao từ 12 – 15m thậm chí có những cây phân cao tới 20m mới bắt đầu phân cành, thân thẳng tròn đều, tán cây cân đối hứa hẹn một tiềm năng rừng trồng năng suất cao, sản phẩm gỗ có giá trị lớn.

. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu một số các biện pháp kỹ thuật trồng Xà cừ lá nhỏ (Swietenia microphylla) cho năng suất cao nhằm cung cấp gỗ lớn trong vùng Đông nam Bộ” là rất được quan tâm và thiết thực cho lòai cây đầy triển vọng này.

 II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm nghiên cứu

2.1.1  Điểm khảo nghiệm Bầu Bàng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Nằm ở vị trí địa lý 110 15 vĩ độ Bắc và 1060 38 kinh độ Đông, trên độ cao 50 m so với mực nước biển. Bầu Bàng nằm trong vùng Đông Nam Bộ nên chịu ảnh hưởng khí hậu trong vùng. Đất ở đây là đất cát pha được hình thành trên tàn tích phù sa cổ, có tầng đất  khá dày (1,5 – 2,0 cm). Đất ở đây thoát nước hơi kém với thuộc tính lý hoá như sau:

Bảng 2.1 : Kết qủa phân tích đất (địa điểm lấy mẫu: Bầu Bàng)

Độ sâu

(cm)

pH

­H20

pH

KCl

Hữu cơ

%

N

%

205

%

K20

%

N

mg/

100g

205

mg/

100g

K20

mg/

100g

00-20

20-40

40-60

4,50

4,40

4,28

3,97

3,87

3,87

1,254

0,627

0,399

0,098

0,056

0,042

0,031

0,030

0,027

0,020

0,011

0,010

8,10

7,00

5,60

4,25

3,15

1,50

4,80

3,00

1,70

2.1.2 Điểm khảo nghiệm Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

Nằm ở vị trí địa lý 100 30 vĩ độ Bắc và 1080 22 kinh độ Đông, trên độ cao 40 m so với mực nước biển. Hàm Minh nằm trong vùng cực nam Trung bộ nên khí hậu mang nhiều tính chất của vùng Đông Nam Bộ. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau và mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10. Lượng mưa bình quân hàng năm phổ biến là 1.200mm. Đây là vùng gần biển nên thường có gió mạnh và chịu ảnh hưởng của những cơn bảo đổ bộ vào vùng này,  nhiệt độ bình quân hàng năm là 26 – 280C,

Đất cát pha được hình thành trên tàn tích phù sa cổ, có hàm lượng cát khá cao nên đất ở đây thoát nước nhanh với thuộc tính lý hoá như sau:

Bảng 2.2 : Kết qủa phân tích đất (địa điểm lấy mẫu: Hàm minh)

Độ sâu

(cm)

pH

­H20

pH

KCl

Hữu cơ

%

N

%

205

%

K20

%

N

mg/

100g

205

mg/

100g

K20

mg/

100g

00-20

20-40

40-60

5,60

5,40

5,70

4,9

5,3

5,2

1,41

0,24

0,30

0,052

0,022

0,021

0,013

0,004

0,004

0,009

0,008

0,008

0,43

1,10

0,50

3,20

0,65

0,52

1,10

0,72

0,72

(Số liệu phân tích tại phòng phân tích lý hoá đất -Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam).

2.2. Nội dung

2.2.1. Thí nghiệm về mật độ trồng: có 4 công thức thí nghiệm

+ 3 x 3 m (1.100 cây/ha)                             + 4 x 3m (833 cây/ha)

+ 5 x 3m (666 cây/ ha)                                + 6 x 3m (555 cây/ha)

Diện tích thí nghiệm là 2 ha

2.2.2. Thí nghiệm về bón phân: Bón chuẩn loại phân NPK : 16:16:8 của Nhà máy phân bón Bình Điền và phân vi sinh – Sông Gianh sản xuất. Có 8 công thức sau:

+ 100g NPK + 100 vi sinh                     + 100g NPK + 200 vi sinh

+ 150g NPK + 100 vi sinh                     + 100g NPK + 300 vi sinh

+ 200g NPK + 100 vi sinh                     + 100g NPK + 400 vi sinh

+ 250g NPK + 100 vi sinh                     + Đối chứng (không bón phân)

Thí nghiêm được bố trí với diện tích là 1 ha

  2.2.3. Thí nghiệm về trồng xen: có 5 công thức sau

+ Trồng cây Xà cừ lá nhỏ có mật độ 3 x 3m, trồng xen hàng cây Đậu tràm vào và cách hàng cây Xà cừ  0.5

+ Trồng cây Xà cừ lá nhỏ có mật độ 3 x 3m, trồng xen hàng cây Đậu tràm vào và cách hàng cây Xà cừ  1m

+ Trồng cây Xà cừ lá nhỏ có mật độ 3 x 3m, trồng xen hàng cây Đậu tràm vào và cách hàng cây Xà cừ  1,5m

+ Trồng cây Xà cừ lá nhỏ có mật độ 3 x 3m, trồng xen hàng cây Keo lai hom vào

và cách hàng cây Xà cừ  1.5m

+ Đối chứng (không trồng xen)

Thí nghiệm có điện tích là 2 ha

2.2.4. Nghiên cứu tiêu chuẩn cây con đem đi trồng rừng

Hạt giống được thu hái từ cây giống có ở vườn thực vật Trảng Bom. Sau đó gieo ươm và đựơc bố trí trồng rừng thí nghiệm theo 4 công thức sau:

+ Cây con gieo ươm trong túi bầu 15 x 30 cm được 6 tháng tuổi đem đi trồng

+ Cây con gieo ươm trong túi bầu 15 x 30 cm được 12 tháng tuổi đem đi trồng

+ Cây con gieo ươm trong túi bầu 15 x 30 cm được 24 tháng tuổi đem đi trồng

Có diện tích thí nghiệm là 1 ha

2.3 Phương pháp nghiên cứu

–  Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), có 4 lần lặp lại. Mỗi ô thí nghiệm có 40 – 60 cây. Trồng thí nghiệm ở Bầu Bàng vào tháng 7 năm 2005, ở Hàm Minh vào tháng 7 năm 2006

–  Phương pháp thu thập số liệu

– Đo đường kính gốc bằng thước do kẹp kính, đơn vị đo là centimét (cm) và độ chính xác là 1cm, lúc nhỏ đo sát gốc cây (Dg), lúc lớn đo ở vị trí ngang ngực (D1,3).

– Đo chiều cao bằng sào đo cao, đơn vị đo là mét (m) và có độ chính xác là 0,2 m.

– Xử lý số liệu: Số liệu được lưu trữ trên máy vi tính và xử lý theo chương trình thống kê Stagraphis 7.0.

 

III. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU

3.1 Thí nghiệm bón phân cây Xà cừ lá nhỏ tại Bàu Bàng – Bình Dương

Sinh trưởng về đường kính thân cây (D1.3)

Sau khi thu hái hạt giống tại Trảng Bom, chúng tôi tiến hành gieo ươm tại vườm ươm vào tháng 6 năm 2004 và trồng trong vườn thí nghiệm Bầu Bàng vào tháng 7 năm 2005. Bón phân bằng cách đào rãnh sâu 15cm xung quanh gốc và rãi phân đều, sau đó lấp đất lại. Thời vụ bón vào đầu mùa mưa (tháng 6-7) cho liên tục 3 năm đầu theo liều lượng đã định sẵn của các nghiệm thức. Kết quả thí nghiệm như sau :

Bảng 3.1  Sinh trưởng D1.3 của Xà cừ lá nhỏ – TN bón phân tại Bầu Bàng (40 tháng tuổi)

STT

Nghiệm thức

D1.3

(cm)

Xếp hạng Duncan

Các số liệu tính toán thống kê

1

2

3

4

5

6

7

8

8

1

2

5

6

7

3

4

4.12

5.10

5.40

5.58

5.59

5.87

5.94

6.07

abbc

cd

cd

de

de

e

– CV = 37.29 %-  Ftính= 16.7 > F0.05 = 2.02(hay P < 0,05)

– SD  = 2.04 cm

 

Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy đường kính ngang ngực trung bình của các cây trồng ở được 40 tháng tuổi ở đây là 5.47 cm và có sự khác biệt giữa các nghiệm thức bón phân với nhau trong điều kiện lập địa tại Bầu Bàng (F tính > F0.05 hoặc P < 0,05). Sự chênh lệch giữa nghiệm thức có đường kính cao nhất (NT4: D1.3 = 6.07cm) so với đối chứng có đường kính gốc thấp nhất (NT8: D1.3 = 4.12cm) là 1.95cm hoặc 47.3% so với đường kính của đối chứng hay 32.1% so với nghiệm thức sinh trưởng tốt nhất. Hệ số biến động bằng 37.29% và độ lệch chuẩn bằng 2.04cm,  cho ta thấy các cây trồng có sự phân ly lớn. Điều đó nói lên bón phân có tác dụng rõ rệt đến cây trồng trên lâp địa tại Bầu Bàng. Trên phân tích Duncan cho thấy rằng ở tuổi 4 các nghiệm phân bón chia làm các cấp kính khác nhau: cấp kính nhỏ là đối chứng; cấp nhỏ thứ 2 là những nghiệm thức bón phân có hàm lượng ít 100 – 150g NPK(16:16:8) + 100g phân vi sinh (Sông Gianh); cấp thứ ba có 3 nghiệm thức: NT2 (150g NPK + 100g phân vi sinh), NT5 (100g NPK + 200g phân vi sinh), NT6 (100g NPK + 300g phân vi sinh); cấp lớn hơn cả có 3 nghiệm thức: NT7 (100g NPK + 400g phân vi sinh), NT3 (200g NPK + 100g phân vi sinh), đặc biệt có nghiệm thức NT4 (250g NPK + 100g phân vi sinh) khác biệt rõ rệt. Vì vậy khi trồng rừng nên bón giúp cho cây tăng trưởng nhanh về đường kính cho những năm đầu.

Sinh trưởng về chiều cao thân cây (H)

Bảng 3.2: Sinh trưởng H của Xà cừ lá nhỏ – TN bón phân tại Bầu Bàng (40 tháng tuổi)

STT

Nghiệm thức

H vút ngọn

(m)

Xếp hạng Duncan

Các số liệu tính toán thống kê

1

2

3

4

5

6

7

8

8

1

2

5

6

7

3

4

3.20

3.86

3.99

4.18

4.27

4.29

4.42

4.51

abbc

cd

de

de

de

e

 

–  Ftính= 17.5 > F0.05 = 2.02(hay P < 0,05)-  SD  = 1.34 m

– CV = 32.76 %

Theo số liệu bảng 3.2 về sinh trưởng chiều cao vút ngọn trung bình của các cây trồng ở tuổi 4 là 4.09 m và các nghiệm thức bón phân có sự khác biệt với nhau trong (Ftính  > F0.05 hoặc P < 0,05). Sự chênh lệch giữa nghiệm thức có chiều cao lớn nhất (NT4: Hvn = 4.51m) với đối chứng có chiều cao thấp nhất (NT8: Hvn = 3.20m) là 1.31m hoặc 40.9% so với chiều cao của đối chứng hay 29% so với nghiệm thức (NT4) sinh trưởng tốt nhất. Hệ số biến động bằng 32.76% và độ lệch chuẩn bằng 1.34m. Bảng phân tích Duncan cho thấy rằng các nghiệm phân bón chia làm các cấp chiều cao cũng như cấp kính nêu trên. Nghiệm thức đối chứng (3.2m) có chiều cao thấp nhất; kế tiếp là NT1 (3,86m), NT2 (3.99m), NT5 (4.19m); cấp lớn hơn cả có các nghiệm thức: NT6 (4.27m), NT7 (4.29m), NT3 (4.41m) và nghiệm thức NT4 (4,5m) là nghiệm thức có chiều cao trội hơn cả.

Qua phân tích về sinh trưởng về chiều cao và đường kinh nêu trên cho thấy: bón phân với liều lượng 150g – 250g phân NKP (16:16:8) + 100g – 400g phân vi sinh cho cây để cho cây phát triển tốt vào những năm đầu nhằm vượt lên trên cỏ dại và cho năng suất cây trồng khả quan.

 

3.2. Thí nghiệm mật độ trồng Xà cừ lá nhỏ tại Bàu Bàng – Bình Dương

Vườn thí nghiệm được thiết lập tại Bầu Bàng vào tháng 7 năm 2005. Hố đào có kích thước 50 x 50 x 50cm sau đó có bón lót bằng phân vi sinh Sông Gianh với liều lượng 1kg/hố, lấp đất lại và trồng cây được gieo ươm 1 năm tuổi theo mật độ đã thiết kế theo các nghiệm thức.

Số liệu bảng 3.3 và 3.4 cho thấy sinh trưởng về đường kính ngang ngực trung bình của các cây trồng ở được 40 tháng là 3.37cm và chưa có sự khác biệt giữa các nghiệm thức trồng mật độ khác nhau với nhau (F tính < F0.05 hoặc P = 0.2143). Sự chênh lệch giữa nghiệm thức có đường kính cao nhất (NT3: D1.3 = 3.49cm) với đối mghiệm thức có đường kính gốc thấp nhất (NT4: D1.3 = 3.22cm) là 0.27cm hoặc 8.38% so với đường kính của nghiệm thức nhỏ nhất hay 7.73% so với nghiệm thức sinh trưởng tốt nhất.

Bảng 3.3 : Sinh trưởng D1.3 của Xà cừ lá nhỏ – TN mật độ tại Bầu Bàng (40 tháng tuổi)

STT

Nghiệm thức

D1,3

(cm)

Xếp hạng Duncan

Các số liệu tính toán thống kê

1

2

3

4

4

1

2

3

3.22

3.28

3.45

3.49

aaa

a

 

–  Ftính= 1.50 < F0.05 = 2.62(hay P = 0,2143)- SD  = 1.51 cm

– CV = 44.80 %

Bảng 3.4 : Sinh trưởng H của Xà cừ lá nhỏ –  TN mật độ tại Bầu Bàng (40 tháng tuổi)

STT

Nghiệm thức

H vút ngọn

(m)

Xếp hạng Duncan

Các số liệu tính toán thống kê

1

2

3

4

4

1

3

2

2.34

2.42

2.43

2.54

aaa

a

 

–  Ftính= 1.18 < F0.05 = 2.62(hay P = 0,3157)- SD  = 1.14 m

– CV = 46.91 %

Về sinh trưởng về chiều cao: sự chênh lệch giữa nghiệm thức có chiều cao lớn nhất (NT2: Hvn = 2.5m) với đối mghiệm thức có chiều cao thấp nhất (NT4: Hvn = 2.3m) là 0.2m hoặc 8.6% so với chiều cao của nghiệm thức nhỏ nhất hay 8.0% so với nghiệm thức sinh trưởng tốt nhất. Như vậy có sự phát triển đồng đều giữa các nghiệm thức về sinh trưởng về đường kính lẫn chiều cao. Nguyên nhân có thể giái thích rằng cây Xà cừ lá nhỏ có độ phân cành cao (trên 15m) và cây còn nhỏ (40 tháng tuổi) nên giữa chúng chưa có cạnh tranh mạnh về chất dinh dưởng trong đất và không gian lẫn nhau cho nên trồng các mật độ khác nhau (3 x 3m, 4 x 3m, 5 x 3m, 6 x 3m) chưa có ảnh hưởng nhiều tới sinh trưởng trong giai đọan cây còn nhỏ lúc này. Cần theo dõi trong thời gian tiếp theo để đánh giá chúng một cách chính xác hơn.

3.3. Thí nghiệm trồng xen cây Đậu tràm và cây Keo lai với Xà cừ lá nhỏ tại Hàm Minh – Bình Thuận

Thí nghiệm được trồng xen với 3 lòai cây như sau: cây giống Xà cừ lá nhỏ gieo trong bầu đất có kích thước 15 x 30cm và tạo cây trong vườn ươm 12 tháng. Còn cây đậu tràm được gieo trong túi bầu đất có kích thước 7 x 12cm, sau khi gieo 4 tháng thì đem đi trồng cùng lúc với cây Xà cừ. Cây Keo lai được giâm hom bằng những dòng đã được công nhận tại vùng Đông Nam Bộ. Tất cả các lòai cây được trồng vào tháng 7 năm 2006 theo các nghiệm thức trồng xen có mật độ khác nhau tại trạm giống cây trồng Hàm Minh thuộc huyện Hàm thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Theo số liệu bảng 3.5 cho thấy đường kính gốc trung bình của các cây trồng ở được 24 tháng tuổi là 2.86 cm và có sự khác biệt giữa các nghiệm thức với nhau trong điều kiện lập địa tại Hàm Minh (F tính > F0.05 hoặc P < 0,05). Sự chênh lệch giữa nghiệm thức NT5 – không trồng xen (D1.3 = 3.25cm) có đường kính cao nhất với nghiệm thức  NT4 – trồng xen cây Keo lai có đường kính gốc thấp nhất (D1.3 = 2.46cm) là 0.79cm hoặc 32.11% so với đường kính của nghiệm thức có đường kính nhỏ nhất hay 24.3% so với nghiệm thức sinh trưởng tốt nhất. Hệ số biến động bằng 27.62% và độ lệch chuẩn bằng 0.79cm

Bảng 3.5: Sinh trưởng D1.3­­­ Xà cừ lá nhỏ – TN trồng xen tại Hàm Minh (28 tháng tuổi)

STT

Nghiệm thức

D1.3­­­

 (cm)

Xếp hạng Duncan Các số liệu tính toán thống kê

1

2

3

4

5

4

1

2

3

5

2.46

2.57

2.94

3.04

3.25

aab

b

c

–  Ftính= 22.04 > F0.05 = 2,39(hay P < 0,05)- SD  = 0.79 cm

– CV = 27.62%

Qua đây cho  thấy các cây trồng có sự phân ly lớn, trồng xen có tác dụng đến sinh trưởng đường kính rõ rệt cây trồng trên lâp địa đất không được tốt và có ảnh hưởng của khí hậu hơi khô hạn vùng biển Bình Thuận. Trên phân tích Duncan cho thấy rằng ở tuổi 3 các nghiệm trồng xen chia làm các cấp kính khác nhau: cấp kính nhỏ nhất là NT4 (2.46cm) và NT1 (2.57cm) đó là lô có trồng xen cây Keo lai (1.5m) và trồng xen cây đậu tràm quá dày (0.5m). Cấp trung bình là NT2 – trồng xen cây đậu tràm có khỏang cách 1m và NT3 – trồng xen cây đậu tràm (1.5 m).  Cấp có đường kính lớn nhất là  nghiệm thức đối chứng (NT5:   Do  = 3.25 cm).

Về chiều cao vút ngọn cũng có sự khác biệt giữa các nghiệm thức với nhau (F tính > F0.05 hoặc P < 0,05). Chiều cao trung bình của các cây trồng là 1.42m. Qua phân tích Duncan cũng cho thấy các nghiệm trồng xen chia làm các cấp chiều cao khác nhau: cấp có chiều cao nhỏ nhất là nghiệm thức NT4, NT1 và NT5. Cấp lớn là nghiệm thức NT2 và NT3. Qua phân tích sinh trưởng về đường kính lẫn chiều cao nêu trên cho thấy:

Bảng 3.6: Sinh trưởng H cây Xà cừ  lá nhỏ tại Hàm Minh – Bình Thuận (28 tháng tuổi)

STT

Nghiệm thức

H vút ngọn

(m)

Xếp hạng Duncan

Các số liệu tính toán thống kê

1

2

3

4

5

4

1

5

3

2

1.37

1.37

1.38

1.48

1.51

aaab

bc

c

–  Ftính= 3.51 > F0.05 = 2,39(hay P < 0,05)- SD  = 0.38 m

– CV = 26.76 %

Trồng thuần lọai cây xà cừ lá nhỏ thì cây có đường kính lớn hơn cả nhưng thấp về chiều cao. Cây có dạng thấp và phát triển của ngọn không được tốt. Có thể gỉai thích nguyên nhân vì đây vùng đất phù sa cổ bạc màu do rửa trôi nhiều năm (bảng phân tích đất nêu trên) và vùng gần biển (cách 30m) nên có sức gió lớn nhất là mùa khô (từ tháng 11- 5 năm sau). Ngòai ra lượng mưa trung bình 1.200mm/năm nhưng tâp trung vào 5 tháng mùa mưa (tháng 6-10 năm sau), các tháng còn lại hầu như không có mưa. Do đó trồng thuần lọai Xà cừ không có cây che bóng thì cây sinh trưởng có dạng thấp lùn

Nếu trồng xen trong cây Keo lai hoặc trồng xen cây đậu tràm khá dày (0,5m) thì cây Xà cừ nhỏ sinh trưởng kém hơn về chiều cao và đường kính thân cây. Vì cây Xà cừ phải cạnh tranh chất dinh dưởng trong đất với lòai cây khác, đặc biệt bị che bóng quá nhiều làm cho cây xà cừ phát triển chậm.

Trồng xen cây đậu tràm cách hàng cây xà cừ từ 1.0 – 1.5m thì cây Xà cừ sinh trửởng rất khả quan. Cây đậu tràm có tác dụng vừa làm cây che bóng, chén gió vừa là cây họ đậu nhằm cải tạo đất rất tốt.

3.4. Thí nghiệm các tuổi cây con Xà cừ lá nhỏ trồng tại Hàm Minh – Bình Thuận

Cây con được gieo ươm trong bầu đất có kích thước 15 x 30cm, có tuổi gieo ươm khác nhau từ 6 tháng, 12 tháng đến 24 tháng. Các chế độ chăm sóc khác bình thường như nhỏ cỏ, tưới nước vào khô 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều, nhắc bầu 3 tháng một lần khi thấy rễ cây mọc ra khỏi túi bầu. Trồng thí nghiệm Hàm Minh, tỉnh Bình Thuận vào tháng 7 năm 2006. Bón lót bằng phân vi sinh Sông Gianh 1kg/hố. Sau khi trồng 28 tháng  thí nghiệm cho kết quả như sau :

Bảng 3.7: Giá trị bình quân các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng cây Xà cừ lá nhỏ tại Hàm Minh  (28 tháng tuổi )

Số

TT

Ng.thức

(Tuổi cây con)

D

(cm)

H

(m)

Độ thẳng thân cây

Phát triển của ngọn

Mức độ sâu bệnh

Tỉ lệ sống %

1

2

3

6 tháng

12 tháng

24 tháng

1.69

3.55

4.17

0.91

1.48

1.62

3.7

4.2

3.0

3.1

3.7

3.1

2.5

3.3

2,7

65.2

86.3

71.6

Qua số liệu bảng 3.7 cho thấy cây con gieo trong vườn ươm 12 tháng tuổi rồi đem đi trồng cho tỉ lệ sống cao nhất (86.3%), cây gieo 6 tháng tuổi có tỉ lệ kém hơn (65.2%). Ngòai ra các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng khác như độ thẳng thân cây, phát triển của ngọn và mức độ sâu bệnh cho thấy cây gieo 1 năm tuổi trong vườn ươm sau đó đem đi trồng thí trội hơn hẳn. Trong đó có nguyên nhân cây con 6 tháng còn nhỏ có bộ rễ chưa phát triển tốt nên đem đi trồng gặp thời tiết bất lợi thì bị chết nhiều. Đặc biệt vào 6 tháng mùa nắng cây phát triển kém đi hẳn. Riêng cây gieo 24 tháng tuổi bộ rễ mọc ra ngòai và khi nhắc lên bị đứt nhiều lần và cây tương đối cao nên khi đi trồng hiện trường cây thường hay xuyên đỗ (phải dùng cây chống đỡ) và sinh trưởng chậm. Vì vậy cần gieo ươm cây xà cừ trong vườn ươm vụ trước trồng năm sau là tốt nhất.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

– Trồng rừng Xà cừ lá nhỏ có bón phân với liều lượng 150g – 250g phân NKP (16:16:8) +100g – 400g  phân vi sinh/cây làm cho cây sinh trưởng tốt nhất (D1.3 = 6.07 cm, Hvn = 4.51 m).

– Cây Xà cừ lá nhỏ ở tuổi 4 thì chưa có sự khác biệt về sinh trưởng về đường kính lẫn chiều cao giữa nghiệm thức thí nghiệm về mật độ trồng với nhau (D1.3 = 3.37cm,  Ftính= 1.5 < F0.05 =2.62;   Hvn = 2.43 m, Ftính= 1.18 < F0.05 = 2.62). Vì vậy cần theo dõi tiếp tục khi cây ở cấp tưổi lớn hơn để đánh giá kết quả chính xác hơn.

–  Trồng xen cây đậu tràm cách hàng cây Xà cừ từ 1.0 – 1.5m cho thấy cây Xà cừ sinh trưởng khả quan (D1.3 = 3.04cm, H = 1.48m). Cây đậu tràm có tác dụng vừa làm cây che bóng, chén gió vừa là cây họ đậu nhằm cải tạo đất rất tốt.

– Gieo ươm cây Xà cừ trong vườn ươm 1 năm tuổi thì đem đi trồng thì cho tỉ lệ sống cao (86.3%) và sinh trưởng tốt hơn cả (D = 3.55cm, H = 1.48m).

 

SUMMARY

The objective of this study was to determine techniques for growing Swietenia microphylla to provide large wood in the Southeast region. The study was planted in two locations: Bau Bang – Binh Duong and Ham Minh – Binh Thuan. Results showed Swietenia microphylla is 40 months old at Bau Bang grows well and there are differences between fertilization treatments. Results of experiments on plant density showed that the growth of diameter and height in the plant density treatments relatively uniform. Research results between mixed grown Swietenia microphylla and Indigofera teysmonii by mode:  Indigofera teysmonii by Swietenia microphylla from 1.0 – 1.5m is good for growth. The experiment determined the age of Swietenia microphylla plantation showed a year-old trees for high survival and good growth.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1.  Phạm Thế Dũng, Ngô Văn Ngọc, Nguyễn Thanh Bình, 2004. Ảnh h­ưởng của bón lót phân đến sinh tr­ưởng các dòng Keo lai tại Tân Lập – Bình Phước. Trong thông tin Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, số 4/2004

2.  Phạm Văn Đẩu, 2000. Nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên tại Tân Lập, Đồng Xòai, tỉnh Bình Phước. Trong kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đọan 1996 – 2000. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,  trang  286 – 290..

  1. Trần Hợp, 1998. Cây xanh & cây cảnh Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản nông nghiệp, trang 31 – 32

4.  Lê Đình Khả và ctv, 1997. Kết quả nghiên cứu khoa học về chọn giống cây rừng (tập 2). Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

5. Nguyễn Xuân Quát, 1991. Nguyên cứu xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng cung cấp gỗ lạng ở Tây Nguyên. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

6. Nguyễn Huy Sơn, 2005. Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu.  Trong kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đọan 2001 -2005. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,  trang 24 – 42.

7. Nguyễn Anh Tuấn, 2007. Xây dựng mô hình trồng Sao đen tại vùng Đông Nam Bộ. Báo cáo tổng kết dư án trồng rừng 661. Bộ NN&PTNT

.

TIẾNG NƯỚC NGOÀI

  1. Bolstad, P. V. et al (1988), Heigh-growth gains 40 months after fertilization of young Pinus caribeae var. hondurensis in eastern Colombia, Turrialba (38), pp 233-241.

9. Boyle, T.J.B Coasalter,C. and Griffin, A.R., 1999. Genetic Resources for plantation Forest. In Management of soil, nutrients and water in tropical platation Forest. E.K Nambiar and A.G Brown. P 25 -46. CSIRO Canberra Australia.

10. Doran J.C. and Turbull J.W, 1997. Australian tree and shrubs: speciesfor land rehabilitation and farm planting in the tropics. ACIAR Monograph No.24, Canberra Australia.

  1. 11.  Herrero, G. et al (1988), “Effect of dose and type of phosphate on the  

      development of Pinus caribeae var. caribeae”, I quartizite ferrallitic soil.

      Agrotecnia de Cuba, (20), pp.7-16

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]