THÔNG TIN CHUNG |
- Công nhận tại Quyết định số 595/QĐ-TCLN-KH&HTQT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Tổng cục Lâm nghiệp.
- Tác giả: Trần Lâm Đồng, Đặng Văn Thuyết, Hoàng Văn Thành, Trần Hồng Vân, Hoàng Thị Nhung, Dương Quang Trung, Trần Anh Hải, Đào Trung Đức.
NỘI DUNG CHÍNH |
1. Xác định rừng đủ tiêu chuẩn đưa vào tỉa thưa để chuyển hóa
Rừng Keo tai đưa vào tỉa thưa để chuyển hóa phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Bảng 1: Các yêu cầu đối với rừng Keo tai tượng đưa vào chuyển hóa
TT | Các chỉ tiêu | Yêu cầu | |
1 | Độ dày tầng đất | ≥ 70 cm (tỷ lệ đá lẫn < 50%) | |
2 | Nguồn giống | Đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận | |
3 | Chất lượng rừng | – Tỷ lệ cây bị sâu bệnh dưới 10%
– Rừng trồng các chu kỳ trước không bị thiệt hại ≥ 30% do gió bão – Rừng trồng hiện tại có cây bị đổ gãy do gió bão < 5%. |
|
4 | Mật độ hiện tại (cây/ha) | 1.200 – 1.600 | >1.600 – 2.000 |
5 | Tuổi rừng bắt đầu chuyển hóa (năm) | 3 – 5 | 3 – 4 |
6 | Tăng trưởng chiều cao tầng trội trung bình (m/năm) | ≥ 2,5 | |
7 | Tăng trưởng đường kính ngang ngực (D1,3) bình quân (cm/năm) | ≥ 2 | |
8 | Số lượng cây mục đích và cây dự trữ (xác định theo phân cấp Kraft trong Bảng 2) | ≥ 1.000 cây/ha, phân bố tương đối đều trên diện tích |
2. Bài cây
Xác định cây bài chặt, cây dự trữ và cây mục đích theo phân cấp Kraft, chất lượng cây và phân bố của cây giữ lại (cây mục đích và cây dự trữ) trên diện tích chuyển hóa như sau:
Bảng 2: Phân cấp cây Keo tai tượng theo mức độ thích hợp làm gỗ lớn
TT | Tiêu chí | Mức độ thích hợp làm gỗ lớn | ||
Thích hợp
(cây mục đích, giữ lại làm gỗ lớn) |
Ít thích hợp
(cây dự trữ) |
Không thích hợp
(cây bài chặt) |
||
1 | Phân cấp Kraft | – Cây cấp 1: Cây ưu thế thống trị tầng trên, không bị cây nào chèn ép, sinh trưởng tốt.
– Cây cấp 2: Cây chỉ bị che sáng một phần của các cây cấp 1, sinh trưởng khá tốt. |
Cây cấp 3: Cây bị che sáng phần phần lớn diện tán, có khả năng sinh trưởng tốt khi được mở tán | – Cây cấp 4: Cây bị che sáng gần như hoàn toàn, sinh trưởng kém.
– Cây cấp 5: Cây bị che sáng hoàn toàn, sinh trưởng rất kém. |
2 | Chất lượng cây | Cây cấp A: Cây sinh trưởng khỏe mạnh, thân thẳng đẹp, không có khuyết tật. | Cây cấp B: Cây có dấu hiệu bị bệnh hoặc bị tổn thương nhẹ, nhưng có thể không ảnh hưởng đến chất lượng gỗ; thân cây thẳng | Cây cấp C: Cây bị bệnh, bị tổn thương, nghiêng, gãy, cụt ngọn, thân cây cong queo không thể sử dụng làm gỗ xẻ hoặc bóc |
3 | Phân bố | Đều: Có khoảng cách tương đối đều nhau. | Vừa phải: Cây không cạnh tranh với cây mục đích. | Không đều: Cây quá gần với cây mục đích. |
3. Tỉa thưa
Áp dụng các chỉ tiêu tỉa thưa như sau:
Bảng 3: Các chỉ tiêu tỉa thưa rừng Keo tai tượng
Mật độ hiện tại | 1.200 – 1.600 | >1.600 – 2.000 | |
Tuổi tỉa thưa lần 1 (năm) | 3 – 4 | 5 | 3 – 4 |
Cường độ tỉa thưa | Không vượt quá 50% số cây hiện tại | ||
Mật độ để lại sau tỉa thưa (cây/ha) | 850 ± 50 | 750 ± 50 | 950 ± 50 |
Tỉa thưa lần 2: Tùy theo sinh trưởng của rừng và mục đích kinh doanh để quyết định có áp dụng tỉa thưa lần 2 hay không. Nếu rừng sau tỉa thưa lần đầu 3-4 năm sinh trưởng tốt, có tỷ lệ cây bị chết, đổ gãy và khuyết tật (không đủ tiêu chuẩn làm gỗ lớn) <5%/năm, có thể áp dụng tỉa thưa lần 2 với mật độ để lại 650 ± 50 cây/ha để sản xuất gỗ xẻ có đường kính lớn.
ĐỊA ĐIỂM ỨNG DỤNG |
Vùng thích hợp trồng rừng Keo tai tượng trên toàn quốc.
ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG |
Áp dụng cho các rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) trong phạm vi toàn quốc đủ tiêu chuẩn để chuyển hóa thành rừng cung cấp gỗ lớn.