Kỹ thuật quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác và sử dụng phân Lân trong trồng rừng keo ở các chu kỳ sau tại Trung Bộ và Đông Nam Bộ

THÔNG TIN CHUNG

  • Công nhận tại QĐ số 195a/QĐ-TCLN-KH&HTQT ngày 6 tháng 5 năm 2015 của Tổng cục Lâm nghiệp.
  • Tác giả: Phạm Thế Dũng, Kiều Tuấn Đạt, Vũ Đình Hưởng, Lê Thanh Quang, Phạm Văn Bốn và Nguyễn Thanh Bình.
NỘI DUNG CHÍNH

1. Kỹ thuật giữ lại vật liệu hữu cơ sau khai thác

Vật liệu hữu cơ sau khai thác bao gồm: (i) Tất cả cành, nhánh, ngọn cây có đường kính ≤ 5cm, lá cây sau khi khai thác rừng đã lấy đi phần chính (phần thương phẩm) của cây; (ii) Cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng trồng. Tất cả được cắt ngắn ≤ 1m và rải đều trên mặt đất. Quy trình áp dụng như sau:

  • Khi khai thác rừng luân kỳ trước, khỉ khai thác phần sản phẩm chính bao gồm cây gỗ, cành lớn có đường kính > 5cm.
  • Để lại tất cả vật liệu hữu cơ sau khai thác (VLHCSKT) bao gồm: cành nhánh, cây nhỏ có đường kính ≤ 5cm, lá cây, cây bụi dưới tán rừng, kể cả vỏ cây sau khi lấy thân cây nếu làm nguyên liệu giấy.
  • Tất cả VLHCSKT trên được chặt và cắt ngắn khoàng ≤ 1m, sau đó rải đều trên toàn bộ diện tích dự kiến trồng rừng, không chất thành đống lớn.
  • Hạn chế sử dụng xe tải nặng, máy móc vận chuyển đi vào rừng trong quá trình khai thác để tránh làm “nén” đất.
  • Tuyệt đối không đốt VLHCSKT.
  • Căn cứ vị trí cây đã được thiết kế trồng, tạo khoảng trống với bán kính 50 cm từ tâm hố trồng, không có VLHCSKT để cuốc hố bón phân.

2. Kỹ thuật bón phân lân

  • Lượng Lâm quy đổi ra nguyên tố tối đa khoảng 50kg Lân/ha (tương ứng với khoảng 684 kg/ha phân thương phẩm, không có VLHCSKT để cuốc hố, bón phân.
  • Kỹ thuật bón: Khi bón, trộn đều hỗn hợp đất và phân, lấp đất trở lại trước khi trồng 5-10 ngày.
  • Không di chuyển, thu dọn lớp thực vật, cành lá cây, quả khô, vv… tất cả các loại vật rụng dưới tán rừng. Không sử dụng biện pháp “đốt trước” dưới tán rừng để phòng chống cháy. Bảo vệ rừng tránh nguy cơ cháy rừng nhất là vào năm đầu tiên khi VLHCSKT chưa phân hủy hết.
ĐỊA ĐIỂM ỨNG DỤNG

Rừng trồng các loài keo (Keo lá tràm, Keo lai) ở các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ.

ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG
  • Rừng trồng hiện có chuẩn bị khai thác để trồng lại các luân kỳ sau hoặc rừng tự nhiên nghèo kiệt được chuyển đổi để trồng rừng mới. Khi khai thác, sẽ sử dụng VLHCSKT để bảo vệ đất.
  • Mức bón tối đa không vượt quá 50kg Lâm (nguyên tố)/ha hoặc phân Lâm P2O5 (16%) tương đương 300g/cây đối với Keo lá tràm và 555g/cây đối với Keo lai.
[logo-slider]