Vietnam Journal of Forest Science Number 2-2024
1. | Nghiên cứu tuyển chọn cây trội Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K.
& S. S. Larsen) tại một số tỉnh duyên hải miền Trung |
Research on selection of plus trees of Sindora tonkinensis
A. Chev. Ex K. & S. S. Larsen in several Central Coast provinces |
Vũ Đức Bình Nguyễn Hải Thành Lê Công Định
Lê Xuân Toàn Phạm Xuân Đỉnh Nguyễn Thị Thanh Nga Hoàng Văn Tuấn Nguyễn Tiến Linh Nguyễn Văn Lợi |
3 |
2. | Nhân giống đa tử trà bidoup (Polyspora bidoupensis (Gagnep.) Orel, Peter G.Wilson, Curry & Luu) bằng giâm hom | The propagation of Polyspora bidoupensis (Gagnep.) Orel, Peter G.Wilson, Curry &
Luu by cuttings method |
Lê Hồng Én
Đỗ Văn Dương Nguyễn Văn Phúc Lê Thị Thúy Hòa Nguyễn Phạm Đoàn Nguyễn Bá Trung Trương Quang Cường |
13 |
3. | Kết quả nghiên cứu nhân giống vô tính cây Mù u (Calophyllum inophyllum L.) bằng phương pháp giâm hom | Results of research for asexual propagation of Calophyllum inophyllum by cuttings | Nguyễn Trọng Tài Trần Hữu Biển
Đỗ Thị Ngọc Hà Phùng Văn Tỉnh Nguyễn Thị Hiếu |
23 |
4. | Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và ảnh hưởng của thành phần ruột bầu, chế độ che sáng
đến sinh trưởng, phát triển của rau Ngót rừng (Melientha suavis Pierre) tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng |
Research on physiological characteristics of seed and influence of gourd ingredients, covering regime to the growth, evelopment of plants Melientha suavis Pierre in Nguyen Binh district, Cao Bang province | Phan Thị Luyến Tạ Nhật Vương Diệp Xuân Tuấn | 30 |
5. | Đa dạng thành phần loài
và giá trị sử dụng cây thuốc được cộng đồng dân tộc Thái sử dụng tại xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La |
Species composition and utilization value of medicinal plants used by the Thai ethnic community in Chieng Mai commune, Mai Son district, Son La province | Phạm Đức Thịnh Nguyễn Tiến Chính Vũ Thị Liên Nguyễn Thành Sơn | 39 |
6. | Đa dạng thực vật tại các khu rừng đặc dụng tỉnh Quảng Nam | Plant diversity in special use forests, Quang Nam province | Phạm Thị Kim Thoa Nguyễn Văn Hiệu Nguyễn Thị Thu Hằng Nguyễn Hải Đăng
Võ Đại Hải Nguyễn Hữu Cường |
48 |
7. | Thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ tại đảo Hòn Lao, Cù Lao Chàm | Current status of harvest and use of non-timber forest products in Hon Lao island, Cu Lao Cham | Nguyễn Hải Đăng Võ Đại Hải
Nguyễn Hữu Cường |
60 |
8. | Nghiên cứu đặc điểm quần xã thực vật thân gỗ phát triển trên dạng đất cát ven biển tỉnh Trà Vinh | Research on characteristics of woody plant communities developing on coastal sandy lands of Tra Vinh province | Hoàng Văn Thơi Lê Thanh Quang Nguyễn Khắc Điệu
Đinh Thị Phương Vy Đinh Duy Tuấn |
70 |
9. | Đánh giá hiệu suất của ảnh vệ tinh Sentinel 2a
và planetscope trong phân loại thảm phủ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, Đắk Nông, Việt Nam |
Evaluating the performance of sentinel 2a and planetscope satellite imaging systems
in forest cover classification at Ta Dung National Park, Dak Nong, Vietnam |
Phan Thị Hằng
Nguyễn Thị Thanh Hương |
84 |
10. | Đánh giá tiềm năng mở rộng nguồn thu chi trả dịch vụ môi trường rừng trong hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Sơn La | Assessment of the potential to expand payments for forest environmental services from ecotourism and aquaculture in Son La province | Trần Thị Thu Hà | 98 |
11. | Kinh nghiệm của thế giới về chỉ số môi trường rừng | International experience on forest environment indicators | Nguyễn Hoàng Tiệp Võ Đại Hải
Nguyễn Duy Bình |
107 |
12. | Nghiên cứu nhân sinh khối vi khuẩn Chitinophaga varians, Bacillus velezensis và B. valismortis | Biomass production of Chitinophaga varians, Bacillus velezensis and
B. valismortis |
Quách Đình Huy Bùi Thị Thuỷ Hoàng Trung Hiếu Hoàng Thị Tám Nguyễn Thị Hằng
Đoàn Thị Bích Ngọc |
120 |
13. | Nghiên cứu phân vùng nguy cơ cháy rừng tại tỉnh Thái Nguyên | Study on forest fire risk zonation in Thai Nguyen province | Nguyễn Đăng Cường Nguyễn Tuấn Hùng Nguyễn Công Hoan | 127 |
14. | Phân tích nguồn cung
gỗ nguyên liệu trong nước phục vụ công nghiệp chế biến gỗ giai đoạn 2011 – 2020 |
Analysis of domestic supply of wood materials for wood processing industry in the period of 2011 – 2020 | Trần Thanh Cao Hoàng Liên Sơn | 138 |
NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY TRỘI
GỤ LAU (Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K. & S. S. Larsen) TẠI MỘT SỐ TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
Vũ Đức Bình1, Nguyễn Hải Thành1, Lê Công Định1,
Lê Xuân Toàn1, Phạm Xuân Đỉnh1, Nguyễn Thị Thanh Nga1, Hoàng Văn Tuấn1, Nguyễn Tiến Linh2, Nguyễn Văn Lợi3 1Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện từ năm 2022 – 2023 nhằm chọn lọc được cây trội Gụ lau có năng suất gỗ cao và chất lượng thân cây tốt phục vụ trồng rừng gỗ lớn tại một số tỉnh duyên hải miền Trung. Kết quả điều tra tại 5 tỉnh miền Trung, thông qua phương pháp cho điểm theo các chỉ tiêu sinh trưởng, độ thẳng thân, độ nhỏ cành và sức khỏe cây, đã chọn được 78 cây trội Gụ lau từ 134 cây trội dự tuyển, trong đó: xuất xứ Hà Tĩnh 12 cây, Quảng Bình 25 cây, Quảng Trị 15 cây, Thừa Thiên Huế 10 cây và Quảng Nam 16 cây. Các cây trội được chọn lọc ở 5 tỉnh đều có sinh trưởng phát triển tốt, với đường kính ngang ngực dao động từ 22,3 – 76,4 cm, chiều cao dao động từ 15 – 30 m, chiều cao dưới cành lớn, đạt từ 8 – 21 m, chiếm từ 50,0 – 78,9% so với chiều cao vút ngọn, đường kính tán dao động từ 7,5 – 16,0 m. Các cây trội có tổng điểm chất lượng thân cây đều đạt tương đối cao, từ 13 – 15 điểm/cây, trung bình đạt 14,6 điểm/cây. Các cây trội Gụ lau được chọn lọc đã được thu hái quả, hạt để nhân giống xây dựng vườn sưu tập kết hợp khảo nghiệm giống vào cuối năm 2024, góp phần khai thác và phát triển nguồn gen loài thực vật qúy hiếm tại khu vực miền Trung.
Từ khóa: Cây trội, duyên hải miền Trung, Gụ lau
RESEARCH ON SELECTION OF PLUS TREES OF Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K. & S. S. LARSEN IN SEVERAL CENTRAL COAST PROVINCES
Vu Duc Binh1, Nguyen Hai Thanh1, Le Cong Dinh1, Le Xuan Toan1, Pham Xuan Dinh1, Nguyen Thi Thanh Nga1, Hoang Van Tuan1, Nguyen Tien Linh2, Nguyen Van Loi3
1Forest Science Centre for North of Central Vietnam
2Vietnamese Academy of Forest Sciences
3University of Agriculture and Forestry, Hue University
ABSTRACT
This research was conducted during 2022 – 2023 to select plus trees of Sindora tonkinensis with high wood yield and good trunk quality for afforestation for sawlog supply in several Central coast provinces. An inventory across 5 provinces in Central Vietnam was undertaken, using the scoring method of the individual trees based on critera of growth, stem straightness, branch smallness, and tree health. As a results, 78 plus trees were selected from 134 candidate trees from 5 provinces including Ha Tinh (12 trees), Quang Binh (25 trees), Quang Tri (15 trees), Thua Thien Hue (10 trees) and Quang Nam (16 trees). The plus trees had good growth with diameter at breast height (D1.3) and tree height (Hvn) ranging from 22.3 – 76.4 cm and 15 – 30 m respectively. The bole height (the length from ground to the first main living branch) ranged from 8.0 – 21.0 m, and accounted for 50.0 – 78.9% of Hvn, canopy diameter rangd from 7.5 – 16.0 m. All plus trees also had high stem productivity and quality with the total score ranging from 13 – 15 points/tree with an average of 14.6 points/tree. Seeds from 78 Sindora tonkinensis plus trees were collected and stored for propagation to build a germplasm collection area combined with variety trialsby the end of 2024, which contributes to the exploitation and development of gene resources of rare plant species in the Central region.
Keywords: Central coast provinves, plus tree, Sindora tonkinensis
Tạp chí KHLN Số 2/2024
©: Viện KHLNVN – VAFS
ISSN: 1859 – 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn
NHÂN GIỐNG ĐA TỬ TRÀ BIDOUP
(Polyspora bidoupensis (Gagnep.) Orel, Peter G.Wilson, Curry & Luu) BẰNG GIÂM HOM
Lê Hồng Én1, Đỗ Văn Dương1, Nguyễn Văn Phúc1, Lê Thị Thúy Hòa1, Nguyễn Phạm Đoàn1, Nguyễn Bá Trung1, Trương Quang Cường2 1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
2Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà
TÓM TẮT
Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của 03 loại chất điều hòa sinh trưởng thực vật (IBA, NAA, IAA) ở các nồng độ khác nhau (0, 500, 1.000, 2.000, 4.000 ppm) cùng các loại giá thể (cát sông phối trộn với xơ dừa) được thử nghiệm với các cành hom thu từ cây mọc tự nhiên và cây vật liệu 01 năm tuổi của loài Đa tử trà bidoup. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với hom thu từ cây mọc tự nhiên loại chất điều hòa sinh trưởng thực vật IBA, nồng độ 1.000 ppm cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ sống, tỷ lệ ra rễ, số rễ, chiều dài rễ và chỉ số ra rễ tương ứng 86,7%, 71,1%, 13,1 rễ, 6,2 cm và 81,7 sau 120 ngày giâm hom. Giá thể phù hợp nhất cho giâm hom là 90% cát phối trộn với 10% xơ dừa cho tỷ lệ hom sống đạt 88,9%, tỷ lệ ra rễ đạt 77,8%, số rễ đạt 14,7 rễ, chiều dài rễ đạt 7,1 cm và chỉ số ra rễ đạt 104,1 sau 120 ngày. Hom Đa tử trà bidoup từ cây 1 năm tuổi cho kết quả ra rễ tốt hơn với thời gian ngắn khi sử dụng IBA, nồng độ 100 ppm với các thông số ra rễ: tỷ lệ sống, tỷ lệ ra rễ, số rễ, chiều dài rễ và chỉ số ra rễ tương ứng 95,6%, 92,2%, 29,3 rễ, 3,6 cm và 105 sau 40 ngày. Các nghiên cứu này có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn và sản xuất giống, là tiền đề cho công tác nhân giống đại trà cho nhu cầu phát triển loài này trong tương lai.
Từ khóa: Chất điều hòa sinh trưởng thực vật, Đa tử trà bidoup, giá thể, giâm hom, nhân giống.
THE PROPAGATION OF (Polyspora bidoupensis (Gagnep.) Orel, Peter G.Wilson, Curry & Luu) BY CUTTINGS METHOD
Le Hong En1, Do Van Duong1, Nguyen Van Phuc1, Le Thi Thuy Hoa1, Nguyen Pham Doan1, Nguyen Ba Trung1, Truong Quang Cuong2
1Forest Science Institute of Central Highlands and South of Central Vietnam
2Bidoup – Nui Ba National Park
SUMMARY
In this study, three types of plant growth regulators (IBA, NAA, IAA) with different concentrations (0, 500, 1,000, 2,000, 4,000 ppm) were used, and different types of substrates (sand and coir mixed) for shoot that collected from the wild trees of Polyspora bidoupensis; at the same time the experiments on cuttings for the shoot material that collecting from 1-year-old hedge mother trees were conducting at the nursery. The results show that, after 120 days for natural cuttings, the plant growth regulator IBA at a concentration of 1000 ppm gives the best results, with survival rate, rooting rate, number of roots, root length, and rooting index were 86.7%, 71.1%, 13.1 roots, 6.2 cm and 81.7, respectively. The most suitable substrate for the rooting stage is 90% sand mixed with 10% coir peat, resulting in a survival rate of 88.9%, a rooting rate of 77.8%, and the number of roots reaching 14.7 roots, root length reached 7.1 cm and the rooting index reached 104.1 after 120 days. The shoots of one-year-old Polyspora bidoupensis cuttings give better results in using IBA with the concentration of 100 ppm as survival rate, rooting rate, number, and length of roots were 95.6%, 92.2%, 29.3 roots, 3.6 cm and 105.0, respectively in the shorter propagation timing (40 days only instead for 120 days). These results provided the basic knowledge of cutting propagation for the studied species that can be used for future genetics conservation and development of the species.
Keywords: Plant growth regulators, Polyspora bidoupensis, substrate, cuttings, propagation.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH
CÂY MÙ U (Calophyllum inophyllum L.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM
Nguyễn Trọng Tài1, Trần Hữu Biển1,
Đỗ Thị Ngọc Hà1, Phùng Văn Tỉnh1, Nguyễn Thị Hiếu2 1Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ 2Trường Đại học Lâm nghiệp Phân hiệu tại tỉnh Đồng Nai
TÓM TẮT
Mù u là loài cây đa mục đích và có giá trị kinh tế với vùng ven biển nhiệt đới, thường được trồng làm cây ven đường để lấy bóng mát và chắn gió, cung cấp dầu ép từ quả sử dụng trong y học, gỗ loài này còn có thể sử dụng trong đóng tàu thuyền. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định loại, nồng độ chất điều hòa sinh trưởng và mùa vụ tốt nhất cho giâm hom Mù u. Nghiên cứu sử dụng hom được lấy từ cây hạt 1 năm tuổi thu hái từ cây trội đã được tuyển chọn trồng tại vườn vật liệu của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất điều hòa sinh trưởng IBA với nồng độ 1.500 ppm cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ sống: 97,5%, tỷ lệ ra rễ: 93,9%, số rễ trung bình/hom: 7,9 rễ và chỉ số ra rễ là 38,7. Mùa vụ giâm hom có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống và các chỉ tiêu chất lượng rễ của hom Mù u (P-value < 0,05), các chỉ số khi thực hiện giâm hom vào mùa khô tăng từ 1,01 – 1,2 lần so với mùa mưa.
Từ khóa: Chất điều hòa sinh trưởng, Mù u, mùa vụ, giâm hom.
RESULTS OF RESEARCH FOR ASEXUAL PROPAGATION
OF Calophyllum inophyllum BY CUTTINGS
Nguyen Trong Tai1, Tran Huu Bien1,
Do Thi Ngoc Ha1, Phung Van Tinh1, Nguyen Thi Hieu2
1South Eastern Forest Research and Experimental Center
2Vietnam National University of Forestry at Dong Nai Campus
ABSTRACT
Calophyllum inophyllum is multi-purpose and economically valuable to tropical coastal areas, often planted as a roadside tree to provide shade and as wind breaks, provides fruit-pressed oil used in medicine, this wood can also be used in shipbuilding. The objective of the study was to determine the best type, concentration of growth regulators and the best season for Calophyllum inophyllum cuttings. The study used cuttings taken from 1-year-old seed trees collected from selected dominant trees planted in the material garden of the South Eastern Forest Research and Experimental Center. The results showed that the growth regulator IBA with the concentration of 1,500 ppm gave the best results with survival rate: 97.5%, rooting rate: 93.9%, average number of roots/cutting: 7.9 roots and the rooting index was 38.7. The season of cuttings had a significant effect on the survival rate and root quality parameters of Calophyllum inophyllum cuttings (P-value < 0.05), the indexes when cuttings in the dry season increased from 1.01 to 1.2 times compared to the rainy season.
Keywords: Growth regulators, Calophyllum inophyllum, season, cuttings.
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HẠT GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN RUỘT BẦU,
CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA RAU NGÓT RỪNG (Melientha suavis Pierre) TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG
Phan Thị Luyến, Tạ Nhật Vương, Diệp Xuân Tuấn
Trung tâm Nghiên cứu & Chuyển giao Kỹ thuật Lâm sinh
TÓM TẮT
Rau ngót rừng thuộc họ Sơn Cam, là loại cây bản địa có giá trị kinh tế cao, lá và hoa được sử dụng làm thức ăn. Ngoài ra, lá và rễ cây còn có công dụng làm thuốc. Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý hạt giống như sau: Kích thước hạt: đường kính 13,3 – 16,1 mm, chiều dài 26,0 – 30,1 mm; 1 kg hạt: 197 hạt đến 208 hạt; độ thuần của hạt giống: 91,5%; tỷ lệ nảy mầm: 87,3%; thế nảy mầm: 39,7%; hàm lượng nước trong hạt: 37,7%; thời gian hạt bắt đầu nảy mầm: 22 ngày sau khi gieo; thời gian hạt kết thúc nảy mầm: 35 ngày sau khi gieo. Thành phần ruột bầu tốt nhất cho nhân giống cây con Rau ngót rừng từ hạt: 95% đất mặt + 5% phân hữu cơ vi sinh. Công thức che sáng 50% là công thức phù hợp cho cây con sinh trưởng trong giai đoạn vườn ươm ở tất cả các chỉ tiêu đo đếm.
Từ khóa: Rau ngót rừng, sinh lý hạt giống, thành phần ruột bầu, chế độ che sáng.
RESEARCH ON PHYSIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF SEED AND INFLUENCE OF GOURD INGREDIENTS, COVERING REGIME TO THE GROWTH,
EVELOPMENT OF PLANTS Melientha suavis PIERRE IN NGUYEN BINH DISTRICT, CAO BANG PROVINCE
Phan Thi Luyen, Ta Nhat Vuong, Diep Xuan Tuan Centre for Applied Silviculture Research anh Extension SUMMARY
Melientha suavis Pierre belongs to Opiliaceae family. This is native plant with high economic value, leaves
and flowers are used as food. In addition, leaves and roots used for medicine making. The research was conducted in Nguyen Binh district, Cao Bang. The results of research on some physiological characteristics of seeds: Size of seed is 13.3 – 16,1 mm in width; 26.0 – 30.1 mm in length; 1kg of seeds: 197 – 208 seed; seed purity: 91.5%; seed germination: 87.3%; seed energy: 39.7%; water content in seed: 37.7%; seeds begin to germinate in 22th day after sowing; terminate germination in 35th day after sowing. The best container component for Melientha suavis Pierre is 95% topsoil + 5% microbiological organic fertilizer. The 50% shading formula is best for seedlings growing in the nursery stage in all measured parameters.
Keywords: Melientha suavis Pierre, physiological characteristics of seed, gourd ingredients, shading mode.
ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ GIÁ TRỊ
SỬ DỤNG CÂY THUỐC ĐƯỢC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THÁI SỬ DỤNG TẠI XÃ CHIỀNG MAI, HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA
Phạm Đức Thịnh1, Nguyễn Tiến Chính1, 2, Vũ Thị Liên1, Nguyễn Thành Sơn1
1 Trường Đại học Tây Bắc
2 Trường Đại học Sunshine Coast, Úc
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá đa dạng và giá trị sử dụng của tài nguyên cây thuốc được cộng đồng dân tộc Thái tại xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La sử dụng. Các phương pháp: phỏng vấn, điều tra tuyến, thu thập mẫu, định danh loài, đánh giá chỉ số sử dụng của các loài cây thuốc được sử dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Kết quả bước đầu đã xác định được 243 loài, 196 chi, thuộc 89 họ được cộng đồng dân tộc Thái ở khu vực nghiên cứu sử dụng trong phòng và chữa bệnh. Các bộ phận được sử dụng nhiều nhất để làm thuốc là lá, thân và rễ. Nghiên cứu đã xác định được 14 nhóm bệnh (theo WHO, 2018) được chữa trị bằng kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Thái tại khu vực nghiên cứu, trong đó các nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất: nhóm bệnh về tiêu hóa, nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa, nhóm bệnh da liệu và nhóm bệnh về hệ xương cơ hoặc mô liên kết. Chỉ số sử dụng (UI) các loài cây thuốc của người dân tộc Thái tại khu vực nghiên cứu dao động từ 0,12 – 0,99 trong đó nhóm cây có chỉ số sử dụng từ 0,76 – 0,99, số loài nhiều nhất với 81 loài chiếm 33,33%. Nghiên cứu xác định trong các loài cây thuốc được người dân sử dụng có 25 loài nguy cấp – qúy hiếm cần được ưu tiên bảo tồn. Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc tại xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
Từ khóa: Cây thuốc, dân tộc Thái, Sơn La, xã Chiềng Mai
SPECIES COMPOSITION AND UTILIZATION VALUE OF MEDICINAL PLANTS USED
BY THE THAI ETHNIC COMMUNITY IN CHIENG MAI COMMUNE, MAI SON DISTRICT, SON LA PROVINCE
Pham Duc Thinh1, Nguyen Tien Chinh1, 2, Vu Thi Lien1, Nguyen Thanh Son1
1 Tay Bac University
2 University of the Sunshine Coast, Australia
ABSTRACT
This study was carried out to investigate the diversity and value of medical plants which are being used by Thai people in Chieng Mai commune, Mai Son district, Son La province. The study used the following methods: interview, transect survey, sample collection, species identification, and usage index assessment of medical plants (UI). The results show that 243 species belonging to 196 genera of 89 families are being used by the Thai community for disease prevention and treatment. Of medical plant parts, leaves, stems, and roots are mainly used. The study also identified 14 disease categories which are treated based on the knowledge about medical plants of Thai people in the study area; of which, digestive system, bone and joint, and wound- related diseases had the highest rates. The UI of the Thai people ranged from 0.12 to 0.99; of which the UI from 0.76 to 0.99 had the highest number of used species (81 species), accounting for 33.33%. The study found that 25 medical plant species are listed as threatened species which need to be preserved. These findings are crucial to suggest conservation implications for medical plants at Chieng Mai commune, Mai Son district, Son La province.
Keywords: Chieng Mai commune, medicinal plants, Son La, Thai people
ĐA DẠNG THỰC VẬT
TẠI CÁC KHU RỪNG ĐẶC DỤNG TỈNH QUẢNG NAM
Phạm Thị Kim Thoa1, Nguyễn Văn Hiệu1, Nguyễn Thị Thu Hằng2, Nguyễn Hải Đăng3, Võ Đại Hải4, Nguyễn Hữu Cường2
1Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
2Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
3Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung bộ và Tây Nguyên
4Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Tỉnh Quảng Nam là nơi giao thoa của hệ động thực vật phía Bắc và phía Nam nên có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) đặc thù và có tầm quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, các vấn đề xã hội đặt ra hiện nay về môi trường, kinh tế và xã hội đang gây nhiều áp lực lên hệ sinh thái tự nhiên. Để sử dụng hợp lý tài nguyên ĐDSH theo hướng bền vững phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh, một trong những bước đầu cấp thiết là xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) về ĐDSH nói chung và ĐDSH hệ thực vật nói riêng. Nghiên cứu này đã thực hiện phân tích, đánh giá dữ liệu đa dạng hệ thực vật tại các Khu rừng đặc dụng tỉnh Quảng Nam được ghi nhận trong gần 30 công trình nghiên cứu và tài liệu trong và ngoài nước, đồng thời kết hợp điều tra bổ sung tại thực địa. Kết quả phân tích dữ liệu đã chỉ ra có 1.925 loài thực vật bậc cao thuộc 204 họ, 82 bộ, 9 lớp nằm trong 6 nhóm ngành thực vật (ngành Cỏ tháp bút, ngành Dương xỉ, ngành Ngọc lan, ngành Quyết lá thông, ngành Thông đất và ngành Thông). Kết quả qua 6 đợt điều tra trên 59 tuyến và 54 ô tiêu chuẩn (OTC) (1.000 m2) tại Vườn Quốc gia Sông Thanh (VQG), Khu hệ thực vật rừng Tây Giang, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao La (KBTL&SC), Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi (KBTL&SC), Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (KDTSQ) và Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ngọc Linh đã bổ sung được 827 loài (trong đó hai loài mới cho khoa học: Leptomischus multiflorus và Raphiocarpus taygiangensis) thuộc 155
họ, trong 5 ngành thực vật: Quyết lá thông, Thông đất, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Nghiên cứu còn chỉ ra đặc điểm đa dạng dạng sống, giá trị sử dụng và tình trạng bảo tồn của hệ thực vật tự nhiên tại các khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Quảng Nam.
Từ khóa: Bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở dữ liệu, đa dạng thành phần loài thực vật, quản lý hệ sinh thái bền vững
PLANT DIVERSITY IN SPECIAL USE FORESTS, QUANG NAM PROVINCE
Pham Thi Kim Thoa1, Nguyen Van Hieu1, Nguyen Thi Thu Hang2, Nguyen Hai Dang3, Vo Dai Hai4, Nguyen Huu Cuong2
1University of Science and Technology, The university of Da Nang
2Vietnam National University of Forestry
3Tropical Forest Reseach Centre, Forest Science Institute of Central Highlands and South of Central Vietnam
4 Vietnamese Academy of Forest Sciences
SUMMARY
Quang Nam province is the intersection of the flora and fauna of the North and the South, so it has a unique biodiversity and is important for the development of the province. However, current social, economic and environmental issues are putting a lot of pressure on the natural ecosystem. In order to rationally use
biodiversity resources in a sustainable way for socio-economic development and environmental protection of the province, one of the urgent first steps is to build a database on biodiversity in general, and flora biodiversity in particular. This study has analyzed and evaluated data on flora diversity in Nature Reserves (NRs), National Parks, Flora and Species Conservation Areas in Quang Nam Province recorded in more than 30 years, research works and documents of domestic and foreign, as well as additional investigation in the field. The results of data analysis have shown that there are at least 1,925 species of higher plants belonging to
204 families, 82 orders, and 9 classes in 6 divisions (Psilotophyta, Lycopodiophyta, Equisetophyta, Pteridophyta, Pinophyta, Magnoliophyta,). Results of six investigations, on 59 routes and 54 OTCs (1,000 m2) in Song Thanh National Park, Tay Giang Forest Flora, Saola Nature Reserve, Elephant species and habitat conservation area, Cu Lao Cham Biosphere Reserve, Ngoc Linh Nature Reserve have added 827 species (with two new species: Leptomischus multiflorus và Raphiocarpus taygiangensis) belonging to 155 families, in 5 groups of flora: Psilotophyta, Lycopodiophyta, Pteridophyta, Pinophyta, Magnoliophyta, including 827 species not mentioned in the list of analyzed documents. The study also shows the diversity of life forms, use value and conservation status of natural flora in nature reserves in Quang Nam province.
Keywords: Conservation of biodiversity, database, diversity of plant species, sustainable ecosystem management.
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI ĐẢO HÒN LAO, CÙ LAO CHÀM
Nguyễn Hải Đăng1, Võ Đại Hải2, Nguyễn Hữu Cường3
1Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung bộ và Tây Nguyên
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Quần đảo Cù Lao Chàm thuộc xã Tân Hiệp, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam, bao gồm 8 hòn đảo, trong đó đảo Hòn Lao là lớn nhất và có vai trò chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh – quốc phòng, đặc biệt là bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch sinh thái. Hệ sinh thái rừng trên đảo Hòn Lao là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với nhiều loài cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị. Người dân địa phương đã và đang sử dụng các loài cây LSNG vào mục đích bồi bổ sức khỏe, chữa trị các bệnh về tiêu hóa, thận, mát gan,… cho cho người dân sở tại và cho khách du lịch. Các phương pháp khai thác, chế biến và thương mại sản phẩm còn thủ công và thô sơ, chưa sử dụng các thiết bị chuyên dùng và quy mô sử dụng chưa cao. Tuy vậy, việc khai thác LSNG cũng đã tác động đến tài nguyên rừng và chưa đảm bảo tính bền vững về lâu dài. Các giải pháp được kiến nghị gồm quy hoạch vùng thu hái LSNG, xây dựng quy trình kỹ thuật sử dụng và phát triển bền vững LSNG, thử nghiệm giải pháp đồng quản lý rừng, tập huấn và chuyển giao công nghệ.
Từ khóa: Khai thác và sử dụng, lâm sản ngoài gỗ, Đảo Hòn Lao, Cù Lao Chàm
CURRENT STATUS OF HARVEST AND USE OF NON-TIMBER FOREST PRODUCTS IN HON LAO ISLAND, CU LAO CHAM
Nguyen Hai Dang1, Vo Dai Hai2, Nguyen Huu Cuong3
1Tropical Forest Reseach Centre, Forest Science Institute of Central Highlands and South of Central Vietnam
2 Vietnamese Academy of Forest Sciences
3 Vietnam National University of Forestry
ABSTRACT
Cu Lao Cham island belongs to Tan Hiep commune, Hoi An town, Quang Nam province, including 8 islands, of which Hon Lao island is the largest and plays an important role in the economic development – society, ecological environment protection, security – defense, especially biodiversity conservation and ecotourism. The forest ecosystem in Hon Lao island is a tropical humid evergreen closed forest with several valuable non- timber forest species. Local people have been using non-timber species for the aim of improving health, treating digestive, kidney, liver diseases, etc. for themselves and tourists. Methods of harvesting, processing and trading products are still manual and rudimentary, specialized equipment are not used effectively. However, the harvest of non-timber forest products has also impacted forest resources and has not ensured long-term sustainability. Recommended solutions including planning areas for harvesting non-timber species, developing technical processes for sustainable use and development of non-timber species; forest co- management solutions, training and technology transfer have been applied.
Keywords: Harvest and use, non-timber forest products, Hon Lao island, Cu Lao Cham
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM QUẦN XÃ THỰC VẬT THÂN GỖ PHÁT TRIỂN TRÊN DẠNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH
Hoàng Văn Thơi, Lê Thanh Quang,
Nguyễn Khắc Điệu, Đinh Thị Phương Vy, Đinh Duy Tuấn
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Nghiên cứu đặc điểm quần xã thực vật thân gỗ phát triển trên dạng đất cát ven biển tỉnh Trà Vinh, được thực hiện từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 8 năm 2020 tại ven biển các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, nhằm xác định được (i) thành phần, cấu trúc và sinh trưởng của loài cây thân gỗ hiện có ở vùng ven biển, và (ii) chọn được một số loài có tiềm năng để đưa vào gây trồng rừng phòng hộ. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 12 tuyến (mỗi xã bố trí 3 tuyến) theo hướng vuông góc với đường bờ biển, chiều dài tuyến biến động từ 200 – 2.000 m, khoảng cách tuyến 4 – 5 km, tiến hành mô tả thành phần, đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng của thực vật thân gỗ và sự thay đổi về đất đai, địa hình trên tuyến điều tra; Thiết lập 12 ô mẫu đại diện cho các nhóm dạng lập địa, diện tích ô mẫu 400 m2 (2020 m), điều tra ô tiêu chuẩn, đo đếm chỉ tiêu như thành phần loài, đường kính ngang ngực, chiều cao, đường kính tán của tất cả những cây thân gỗ có chiều cao trên 2 m. Kết quả đã xác định được (i) 29 loài cây thân gỗ thuộc 15 họ thực vật mọc tự nhiên và được trồng tại khu vực ven biển Trà Vinh; (ii) lập danh lục loài cây có tiềm năng và phù hợp cho trồng rừng phòng hộ ven biển Trà Vinh, bao gồm 7 loài trong đó có 3 loài cây bản địa mọc tự nhiên và 4 loài cây đã được trồng tại địa phương; (iii) đề xuất và xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài cây có triển vọng gây trồng trên vùng đất cát ven biển Trà Vinh.
Từ khóa: Đất cát, cây thân gỗ, cấu trúc, sinh trưởng, rừng phòng hộ.
RESEARCH ON CHARACTERISTICS OF WOODY PLANT COMMUNITIES DEVELOPING ON COASTAL SANDY LANDS OF TRA VINH PROVINCE
Hoang Van Thoi, Le Thanh Quang, Nguyen Khac Dieu, Dinh Thi Phuong Vy, Dinh Duy Tuan
Forestry Science Institute of South Vietnam
ABSTRACT
Research on the characteristics of woody plant communities growing on sandy soil along the coast of Tra Vinh province, conducted from August 2019 to August 2020 in the coastal areas of Cau Ngang, Duyen Hai and Duyen Hai town, Tra Vinh province, in order to determine (i) the composition, structure and growth of existing woody plant species in the coastal area, and (ii) select a number of potential species for introduction into afforestation protection. The study conducted a survey of 12 routes (each commune arranged 3 routes) in the direction perpendicular to the coastline, the route length varied from 200 – 2000 m, the route distance was 4 – 5 km, and conducted a description. composition, structural characteristics, growth of woody plants and changes in soil and topography along the investigation route; Set up 12 sample plots representing site type groups, sample plot area of 400 m2 (2020 m), survey standard plots, measure indicators such as species composition, diameter at breast height, height, canopy diameter of all trees with a height of over 2 m. The results have identified (i) 29 species of woody plants belonging to 15 plant families growing naturally and planted in the coastal area of Tra Vinh; (ii) create a list of potential and suitable tree species for planting protective forests along the coast of Tra Vinh, including 7 species, including 3 native tree species that grow naturally and 4 tree species that have been planted locally; (iii) identify some biological and ecological characteristics of potential tree species grown on sandy soil along the coast of Tra Vinh.
Keywords: Sandy soil, woody plants, structure, growth, forest of the protection.
ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CỦA ẢNH VỆ TINH SENTINEL 2A VÀ PLANETSCOPE TRONG PHÂN LOẠI THẢM PHỦ RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA TÀ ĐÙNG, ĐẮK NÔNG, VIỆT NAM
Phan Thị Hằng*, Nguyễn Thị Thanh Hương
Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Tây Nguyên
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, đã tiến hành phân tích và so sánh hiệu quả của hai loại ảnh vệ tinh, Sentinel 2A (SE-2A) và PlanetScope trong việc phân loại thảm phủ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, Việt Nam dựa trên các mức độ tác động. Mục tiêu chính là để đánh giá độ chính xác và hiệu quả của hai loại ảnh này trong việc cung cấp dữ liệu về hiện trạng và sự phân bố của các thảm phủ rừng, hỗ trợ công tác quản lý bảo tồn tài nguyên rừng. Thuật toán SVM (Support Vector Machine) được sử dụng để phân loại cho cả hai nguồn ảnh vệ tinh. Kết quả cho thấy có sự chênh lệch về độ chính xác phân loại và ước lượng diện tích các loại thảm phủ rừng giữa hai nguồn dữ liệu. Tuy vậy, cả hai loại ảnh đều cho kết quả phân loại thảm phủ rừng có độ tin cậy cao, với tỷ lệ chính xác trên 90% cho rừng và các loại đất khác và trên 80% cho từng loại thảm phủ rừng (rừng bị tác động ít, rừng tác động trung bình và rừng tác động mạnh). Kết quả nghiên cứu chỉ ra, mặc dù có độ phân giải thấp hơn nhưng ảnh SE-2A vẫn có độ chính xác đáng tin cậy là 84,5% so với ảnh PlanetScope là 87,94%. PlanetScope có độ tin cậy cao nhưng phải tốn chi phí và số lượng band ảnh hạn chế với 4 band ảnh. Trong khi đó, SE-2A có số lượng band ảnh lớn hơn với 13 band ảnh, đồng thời dữ liệu được cung cấp miễn phí và cập nhật định kỳ. Do đó, việc lựa chọn nguồn dữ liệu vệ tinh cho nghiên cứu cần cân nhắc dựa trên nguồn ngân sách, mục tiêu nghiên cứu và đánh giá ưu nhược điểm của mỗi nguồn để đưa ra quyết định phù hợp.
Từ khóa: SE-2A, Plannetscope, SVM, phân loại thảm phủ rừng, độ chính xác phân loại, GIS và viễn thám
EVALUATING THE PERFORMANCE OF SENTINEL 2A AND PLANETSCOPE SATELLITE IMAGING SYSTEMS IN FOREST COVER CLASSIFICATION
AT TA DUNG NATIONAL PARK, DAK NONG, VIETNAM
Phan Thi Hang*, Nguyen Thi Thanh Huong
Faculty of Agriculture and Forestry, University of Tay Nguyen
ABSTRACT
In this study, we conducted an analysis and comparison of the effectiveness of two types of satellite imagery, Sentinel 2A (SE-2A) and PlanetScope, in classifying forest cover in Ta Dung National Park, Vietnam, based on impact levels. The primary objective was to evaluate the accuracy and efficacy of these two types of imagery in providing data on the status and distribution of forest cover, supporting the management and conservation of forest resources. The Support Vector Machine (SVM) algorithm was utilized for classification of both satellite imagery sources. The results revealed differences in classification accuracy and the estimation of the area of various forest cover types between the two data sources. Both types of imagery yielded high reliability in forest cover classification, with an accuracy rate above 90% for forests and other land types and over 80% for each forest cover type (minimally impacted forest, moderately impacted forest, and heavily impacted forest). The study findings indicate that despite its lower resolution, SE-2A imagery still provides a reliable accuracy of 84.5% compared to 87.94% for PlanetScope imagery. PlanetScope is highly reliable but incurs costs and is limited by the availability of only four bands of imagery. Meanwhile, SE-2A offers a larger number of bands, with 13 bands of imagery, and its data is provided free of charge and updated periodically. Therefore, the selection of satellite data sources for research should consider the budget, research objectives, and evaluate the advantages and disadvantages of each source to make an appropriate decision. Furthermore, integrating data from both types of satellite imagery is being explored as a new experimental direction to improve the quality of input data and enhance classification accuracy, thereby potentially increasing the effectiveness of natural resource conservation management, especially in the context of current climate change.
Keywords: SE-2A, Planetscope, SVM, forest cover classification, GIS, remote sensing.
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG MỞ RỘNG NGUỒN THU CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH SINH THÁI VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI TỈNH SƠN LA
Trần Thị Thu Hà
Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Nghiên cứu “Đánh giá tiềm năng mở rộng nguồn thu chi trả dịch vụ môi trường rừng trong hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Sơn La” được triển khai trong bối cảnh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị tư vấn trong việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP với mục tiêu cụ thể hóa một số quy định tại một số điều, khoản của Luật Lâm nghiệp, đồng thời sửa đổi một số quy định hiện hành liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), trong đó có các quy định liên quan đến 2 lĩnh vực: kinh doanh du lịch sinh thái (DLTS) và nuôi trồng thủy sản (NTTS), nhằm đảm bảo cho các quy định này có thể được thực hiện trong thực tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù có một số thuận lợi nhưng việc triển khai cơ chế chi trả DVMTR trong lĩnh vực kinh doanh DLST và NTTS tại Sơn La hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cả về cơ sở pháp lý lẫn cơ sở thực tiễn. Doanh thu DVMTR tiềm năng từ lĩnh vực DLST và NTTS được xác định lần lượt là 113 triệu đồng/năm và 410 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc mở rộng nguồn thu từ chi trả DVMTR trong lĩnh vực kinh doanh DLST và NTTS tại Sơn La cần được thực hiện theo một lộ trình thích hợp, trong đó giai đoạn 2023 – 2025 ưu tiên việc thực hiện chi trả DVMTR với hình thức gián tiếp; từ năm 2026 trở đi có thể tiếp tục mở rộng thêm hình thức chi trả trực tiếp khi các quy định về mặt pháp lý đối với hình thức chi trả này đã được sửa đổi, bổ sung.
Từ khóa: Chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản, Sơn La.
ASSESSMENT OF THE POTENTIAL TO EXPAND PAYMENTS
FOR FOREST ENVIRONMENTAL SERVICES FROM ECOTOURISM AND AQUACULTURE IN SON LA PROVINCE
Tran Thi Thu Ha
Forest Institute for Forest Ecology and Environment
SUMMARY
The study “Assessment of the potential to expand payments for forest environmental services from ecotourism and aquaculture in Son La province” was implemented in the context that the Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) is cooperating with other ministries, sectors and consulting organizations in the development of the Draft Decree amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree 156/2018/ND-CP with the goal of specifying a number of provisions in a number of articles, clauses of the Law on Forestry, and amend a number of current regulations related to payment for forest environment, including those related to 2 areas: ecotourism business and aquaculture, to ensure that these regulations can be applied in the practice. The study result showed that despite a number of favorable factors, the expansion of PFES in the ecotourism and aquaculture in the province is still facing many difficulties in practice. The total potential PFES revenues in ecotourism business and aquaculture areas were estimated at VND 113 million and
410 million per year, respectively. The study results also showed that it’s critical to expand PFES in ecotourism and aquaculture following an appropriate roadmap, in which, indirect payment mode will be prioritized to applied in the period of 2023 – 2025 and indirect payment mode will be added from 2026 onwards when legal regulations for this payment mode shall be in place.
Keywords: Payments for ecosystem services, tourism business, aquaculture, Son La
KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI VỀ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG RỪNG
Nguyễn Hoàng Tiệp1, Võ Đại Hải2, Nguyễn Duy Bình3
1Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững 2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 3Hạt Kiểm lâm Tủa Chùa, Điện Biên
TÓM TẮT
Kết quả tổng hợp và phân tích 23 tài liệu trên thế giới cho thấy các chỉ số có liên quan đến môi trường rừng đã được sử dụng trên thế giới là khá đa dạng, các chỉ số môi trường rừng trên thế giới có thể nhóm thành 4 nhóm chính như sau: i) Nhóm 1: Các chỉ số tổng hợp; ii) Nhóm 2: Các chỉ số về quản lý rừng và quản lý rừng bền vững; iii) Nhóm 3: Các chỉ số về phát triển rừng; iv) Nhóm 4: Các chỉ số về sử dụng rừng. Các chỉ số được sử dụng ở các quy mô khác nhau: tỉnh, quốc gia, vùng, toàn thế giới và tùy theo mục đích của người sử dụng. Kèm theo các chỉ số này, các cơ sở dữ liệu cùng hệ thống giám sát – báo cáo – thẩm định (MRV) cũng đã được thiết lập nhằm phục vụ cho mục tiêu giám sát về môi trường rừng. Cần phân tích và đánh giá một cách toàn diện những kết quả đã có ở Việt Nam, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật về các bộ chỉ số có liên quan đã có, kết hợp với kinh nghiệm trên thế giới để có định hướng cho các chỉ số cụ thể và cấu trúc bộ chỉ số, xây dựng hướng dẫn cách tính, áp dụng thử và đưa vào thực hiện.
Từ khóa: Môi trường rừng, chỉ số môi trường rừng, kinh nghiệm thế giới
INTERNATIONAL EXPERIENCE ON FOREST ENVIRONMENT INDICATORS
Nguyen Hoang Tiep1, Vo Dai Hai2, Nguyen Duy Binh3
1Vietnam Forest Certification Office
2Vietnamese Academy of Forrest Sciences
3Tua Chua Forest Ranger Station, Dien Bien province
SUMMARY
The results from synthesis and analysis of 23 documents over the world show that the indicators related to the forest environment that have been widely used and diverse. These indicators can be grouped into 4 main groups as follows: i) Group 1: General indicators; ii) Group 2: Indicators related to forest management and sustainable forest management; iii) Group 3: Indicators related to forest development; iv) Group 4: Indicators related to forest use. Based on the purpose of used, these indicators are used at different scales: province level, country level, region level and world level. Together with these indicators, databases and MRV systems have also been established for monitoring of forest environment. It is necessary to have a comprehensively analyze and evaluate existing forest environment indicator in Vietnam, especially existing legal documents on relevant indicators, combined with international experience, in order to develop orientation for structure and specific indicators, developing instructions for calculation, testing and implementation.
Keywords: Forest environment, forest environment indicator, international experience
NGHIÊN CỨU NHÂN SINH KHỐI VI KHUẨN
Chitinophaga varians, Bacillus velezensis và B. valismortis
Quách Đình Huy, Bùi Thị Thủy, Hoàng Trung Hiếu, Hoàng Thị Tám, Nguyễn Thị Hằng, Đoàn Thị Bích Ngọc
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Các chủng vi khuẩn Chitinophaga varians (ĐK 5), Bacillus velezensis (ĐK 7) được phân lập từ gỗ đũa tại tỉnh Bắc Giang và B. valismortis (ĐK 68) được phân lập từ ván bóc gỗ thông tại tỉnh Lạng Sơn đã được xác định có khả năng đối kháng nấm gây hại gỗ sau khai thác. Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm xác định các điều kiện thích hợp cho việc nhân sinh khối ba chủng vi khuẩn nêu trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ, môi trường, pH và thời gian nuôi cấy là điều kiện ảnh hưởng rõ đến sự sinh trưởng, tăng sinh khối của các chủng vi khuẩn. Môi trường cải tiến có thể sử dụng để nhân sinh khối các chủng vi khuẩn C. varians (ĐK 5),
- velezensis (ĐK 7) và B. valismortis (ĐK 68). Điều kiện nhân sinh khối lựa chọn bao gồm pH 8, nhiệt độ 35oC, thời gian nhân nuôi 72 giờ, trên máy lắc 200 vòng/phút. Mật độ tế bào của chủng ĐK 5, ĐK 7 và ĐK 68 đạt lần lượt là 3,1109, 2,8109 và 9,1108 (CFU/ml).
Từ khóa: Chitinophaga varians, Bacillus velezensis, B. valismortis, nhân sinh khối.
BIOMASS PRODUCTION OF Chitinophaga varians, Bacillus velezensis
and B. valismortis
Quach Dinh Huy, Bui Thi Thuy, Hoang Trung Hieu, Hoang Thi Tam, Nguyen Thi Hang, Doan Thi Bich Ngoc
Research Institute of Forest Industry, Vietnamese Academy of Forest Sciences
SUMMARY
Chitinophaga varians (ĐK 5) and Bacillus velezensis (ĐK 7) were isolated from chopstick wood in Bac Giang province and B. vallismortis (ĐK 68) was isolated from pine verneer board in Lang Son province has been identified as capable of antifungal to post-harvest wood. This study was carried out to the determination of optimal culture conditions for biomass growth of bacterial strains. Research results showed that culture temperature, culture medium, pH and culture duration had significant influence on the biomass growth of bacterial strains. The medium with glucose, peptone and NaCl could be used for the biomass production of antifungal bacterial species C. varians (ĐK 5), B. velezensis (ĐK 7) and B. vallismortis (ĐK 68). Selected biomass production conditions included pH 8 of liquid culture, 35oC of incubation, 72 hours of culture duration, at the rotation speed of 200 rpm, as a biomass of ĐK 5, ĐK 7 and ĐK 68 strains reached 3,1 109, 2,8 109 và 9,1108 (CFU/ml), respectively.
Keywords: Chitinophaga varians, Bacillus velezensis, B. valismortis, Biomass production.
NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG NGUY CƠ CHÁY RỪNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Nguyễn Đăng Cường*, Nguyễn Tuấn Hùng, Nguyễn Công Hoan
Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên, mục tiêu nghiên cứu là xây dựng được bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng. Mùa cháy rừng tỉnh Thái Nguyên được xác định là từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 của năm sau. Nghiên cứu đã tiến hành lập 150 ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích 1.000 m2, 5 ô dạng bản cấp 1 (ODB) được lập trong mỗi OTC để xác định khối lượng vật liệu cháy (VLC). VLC sau đó được đem sấy trong phòng thí nghiệm từ đó xác định độ ẩm VLC. Phương pháp AHP được áp dụng để xác định trọng số cho 6 lớp bản đồ tương ứng với 6 nhân tố có thể ảnh hưởng tới nguy cơ cháy rừng, bao gồm: Độ ẩm vật liệu cháy được phân cấp theo trạng thái rừng, độ cao, độ dốc, khoảng cách đến đường, khoảng cách đến các khu vực đông dân cư, khoảng cách đến đất canh tác nông nghiệp trên đất lâm nghiệp. Các lớp được phân loại theo 5 cấp cháy rừng từ 1 đến 5. Trong đó, 1 là khu vực có nguy cơ thấp/không khả năng cháy và 5 là khu vực có nguy cơ cháy rừng rất cao/cực kỳ nguy hiểm. Trong đó, các nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới nguy cơ cháy rừng là loại rừng, khoảng cách đến nương rẫy, trọng số của các nhân tố ảnh hưởng lớn nhất này dao động từ 0,4 xuống tới 0,16, thấp nhất là nhân tố độ dốc với trọng số 0,09. Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng tỉnh Thái Nguyên cho thấy diện tích với cấp nguy cơ cháy cao đến cực kỳ nguy hiểm là 117.405,9 ha chiếm 63,8% tổng diện tích rừng.
Từ khóa: AHP, cháy rừng, GIS, nguy cơ cháy rừng, vật liệu cháy
STUDY ON FOREST FIRE RISK ZONATION IN THAI NGUYEN PROVINCE
Nguyen Dang Cuong*, Nguyen Tuan Hung, Nguyen Cong Hoan
Faculty of Forestry, Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
SUMMARY
The research was conducted in Thai Nguyen province, aiming to build a fire risk zone map. The forest fire season in Thai Nguyen province is identified from November of the previous year to April of the following year. The study established 150 sample plots (OTCs) with an area of 1,000 m2. Within each OTC, 5 subplots (ODBs) were established to determine the volume of combustible material (VLC). The VLC was then dried in the laboratory to determine its moisture content. The Analytic Hierarchy Process (AHP) method was applied to determine the weights for the 6 map layers corresponding to 6 factors that could affect forest fire risk, including: Moisture content of combustible material classified by forest types, elevation, slope, distance to roads, distance to populated areas, and distance to agricultural cultivation areas on forestry land. The layers were classified into 5 levels of fire risk from 1 to 5, where 1 represents areas with low or no fire risk and 5 represents areas with very high/extreme fire risk. Among these factors, the most influential factors on forest fire risk are forest type and distance to farmland, with weights ranging from 0.4 to 0.16, and the lowest is slope factor with a weight of 0.09. The forest fire risk zoning map of Thai Nguyen province showed an area with high to extremely dangerous fire risk of 117,405.9 hectares, accounting for 63.8% of the total forest area.
Keywords: AHP, forest fire, GIS, Fire risk, combustible material
PHÂN TÍCH NGUỒN CUNG GỖ NGUYÊN LIỆU TRONG NƯỚC PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
Trần Thanh Cao1, Hoàng Liên Sơn2
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ
2Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Gỗ khai thác trong nước là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng cho ngành chế biến gỗ, phục vụ thị trường xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Tính đến ngày 31/12/2020, tổng diện tích rừng trồng tập trung cung cấp nguyên liệu gỗ là 3,691 triệu ha, chiếm 47,2% tổng diện tích đất rừng sản xuất. Sự biến động diện tích rừng trồng nguyên liệu trong giai đoạn 2011 – 2020 là khá lớn, khoảng 1,3 triệu ha, nhưng chủ yêu tập trung ở giai đoạn 2011 – 2016. Bình quân tổng diện tích có khả năng khai thác của 8 Vùng kinh tế sinh thái lâm nghiệp (KTSTLN) là 2,4 triệu ha/năm. Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ là 3 vùng chủ lực cung cấp gỗ nguyên liệu cho thị trường. Đến năm 2020, các loài keo đã được trồng nhiều nhất với tổng diện tích khoảng 2,1 triệu ha, chiếm 56,8% trong tổng số diện tích rừng trồng sản xuất của cả nước. Các loài keo, bạch đàn và thông các loại đã cung cấp được 75% sản lượng gỗ rừng trồng tập trung khai thác hàng năm, tương ứng khoảng 19 triệu m3 gỗ nguyên liệu. Cao su và cây bản địa còn lại cung cấp được khoảng 1,4 triệu m3 gỗ cao su trồng trên đất lâm nghiệp và 4,9 triệu m3 của các loại cây rừng trồng khác.
Từ khóa: Diện tích rừng trồng, loài cây trồng rừng, nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước, sản lượng khai thác, vùng sinh thái lâm nghiệp.
ANALYSIS OF DOMESTIC SUPPLY OF WOOD MATERIALS FOR WOOD PROCESSING INDUSTRY IN THE PERIOD OF 2011 – 2020
Tran Thanh Cao1, Hoang Lien Son2
1 Forest Science Institute of South Viet Nam
2 Forestry Economics Research Centre
ABSTRACT
Domestic harvested wood is an important source of input materials for the wood processing industry, serving the export market and domestic consumption. Until December 31, 2020, the total area of concentrated forest plantation for providing wood materials was 3.691 million hectares, accounting for 47.2% of the total area of production forest land. The fluctuation of material plantation forest area in the period of 2011 – 2020 is quite large, about 1.3 million hectares, but mainly expanded in the period of 2011 – 2016. The average total exploitable area of the 8 Forestry Ecological was 2.4 million hectares/year. The Northeast, North Central and South Central were the three main regions supplying wood raw materials to domestic market. By 2020, Acacia species have been planted mostly, about 2.1 million hectares, accounting for 56.8% of the total production forest area of Vietnam. Acacia, Eucalyptus and Pine species have provided 75% of the annual output of wood from concentrated forest plantation, equivalent to about 19 million m3 of wood raw materials. Rubber and native species have provided about 1.4 million m3 of rubber from forestry land and 4.9 million m3 of other planted forest trees.
Keywords: Plantation area, afforestation species, domestic wood raw material supply, exploited output, forestry ecological zone.
Latest news
- Consultation workshop On Regional Risk Assessment for Vietnam According to SBP Standard
- WORKSHOP US DART-TOFMS Wood Identification Technology – A Move Towards a Transparent Timber Value Chain in Vietnam
- National Workshop on the Integration of an Improved Forest Management Standard into the Vietnamese Payments for Forest Environmental Services (PFES) Scheme
- Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2024
- Project Potential Research at Ministerial level: “Research on improving light trap equipment to kill insects harmful to agricultural and forestry crops with high efficiency and using solar power.”
Oldest news
- Vietnam Journal of Forest Science Number 6-2023
- Project Potential Research at Ministerial level: "Research on production forest insurance and support policies proposals in some provinces "
- Project “Technology completion for the manufacture of bamboo scrimber as construction and interior materials”.
- Vietnam Journal of Forest Science Number 5-2023
- Vietnam Journal of Forest Science Number 4-2023