TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 6 – 2023
1. | Biến dị di truyền về sinh trưởng, độ thẳng thân và cành nhỏ của loài Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) trong khảo nghiệm hậu thế tại Đồng Phú, Bình Phước |
Genetic variation, stem straightness and brach thickness of Acacia auriculiformis in progeny trial in Dong Phu, Binh Phuoc |
Nguyễn Văn Đăng Vũ Đình Hưởng Kiều Mạnh Hà Hồ Tố Việt Nguyễn Xuân Hải Đỗ Hữu Sơn Dương Hồng Quân |
3 |
2. | Đánh giá mối quan hệ di truyền cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) tại một số quần thể thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc |
Evaluation of the genetic relations of Amomum aromaticum Roxb. trees collected at populations in provinces of Northern mountain area | Phan Văn Thắng Nguyễn Thị Hiền Phùng Nhuệ Giang Võ Đại Hải Trần Hồ Quang |
12 |
3. | Sinh trưởng và chất lượng thân cây của các giống keo lai (Acacia mangium × Acacia auriculiformis) trong khảo nghiệm mở rộng tại Định Quán, Đồng Nai |
Growth and stem quality character of accia hybrid (Acacia mangium × Acacia auriculiformis) clones in extended trial at Dinh Quan, Dong Nai | Dương Hồng Quân Ngô Văn Chính Đỗ Thanh Tùng Quách Mạnh Tùng Phan Đức Chỉnh |
19 |
4. | Nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô các dòng keo tam bội X201 và X205 |
Study on the propagation of triploid acacia hybrid clones X201 and X205 by tissue culture |
Lê Sơn Mai Thị Phương Thúy Trương Thị Thùy Linh Nguyễn Thị Kim Thanh Lưu Thị Quỳnh Nguyễn Thị Bích Ngọc |
28 |
5. | Nghiên cứu nhân giống một số dòng bạch đàn lai (Eucalyptus urophylla × Eucalyptus grandis) UG105, UG111, UG117 bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro |
In vitro propagation of new Eucalyptus hybrid clones (Eucalyptus urophylla ´ Eucalyptus grandis) UG105, UG111 and UG117 |
Lê Thị Hoa Mai Thị Phương Thúy Đỗ Hữu Sơn Văn Thu Huyền Hoàng Thị Hồng Hạnh Ngô Thu Hảo Nguyễn Thị Hồng |
37 |
6. | Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Xạ đen (Ehretia asperula Zollinger Et Moritzi) |
Some technical methods for asexual propagation of Ehretia asperula Zollinger Et Moritzi |
Ngô Đức Nhạc Lê Đoàn Duy Lê Minh Cường Nguyễn Công Phương Đặng Thị Tuyết Trần Thanh Sơn Võ Thị Thảo Nguyễn Đức Long |
53 |
7. | Đánh giá sinh trưởng, năng suất và chọn lọc cây trội của một số loài cây bản địa tại tỉnh Quảng Ninh |
Evaluation of growth, productivity and selection plus tree of some indigenous tree species in Quang Ninh province |
Cao Văn Lạng Lâm Văn Phong La Ánh Dương Vũ Văn Thiện Doãn Hoàng Sơn |
62 |
8. | Đa dạng sinh học loài cây gỗ tại rừng tự nhiên huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh |
Diversity of forest tree species in nature forests, Ba Che district, Quang Ninh province |
Nguyễn Toàn Thắng Trần Văn Đô Nguyễn Trọng Minh Hoàng Thanh Sơn Phùng Đình Trung Nguyễn Văn Tuấn Đào Trung Đức |
71 |
9. | Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu và chế độ che sáng đến sinh trưởng và phát triển cây con Re gừng (Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) giai đoạn vườn ươm |
Influence of gallery composition and covering regime to the growth and development of plants Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) nurture phase | Nguyễn Hữu Thịnh Lại Thanh Hải Nguyễn Thùy Dương |
78 |
10. | Cấu trúc, đa dạng loài và sinh khối trên mặt đất của rừng lá rộng thường xanh ở Vườn Quốc gia Phia Oắc – Phia Đén |
Structure, species diversity and aboveground biomass of evergreen broadleaf forests in Phia Oac – Phia Den National Park |
Quốc Minh Dũng Nguyễn Thị Hương Ly Lê Anh Thanh Nguyễn Văn Quý |
88 |
11. | Mối quan hệ của Re gừng (Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet) với các loài cây bạn trong một số trạng thái rừng tự nhiên | Relationships of Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet) with tree species you are in some natural forest state | Lại Thanh Hải Nguyễn Hữu Thịnh |
98 |
12. | Đánh giá diễn biến một số chỉ tiêu vật lý, hóa học của đất tại mô hình rừng trồng cây bản địa thuộc dự án RENFODA ở khu vực phòng hộ Sông Đà, tỉnh Hòa Bình | Evaluation of the physical and chemical indicators of soil in the native tree plantation model under the RENFODA project in the watershed area of the Da River, Hoa Binh province | Hà Thị Hiền Hà Thị Thanh Mai Vũ Quý Đông |
104 |
13. | Ảnh hưởng của tuổi đến sự biến động kích thước quản bào gỗ Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb.) trồng tại Cao Bằng, Việt Nam | Effect of age on variation in tracheid dimensions of Pinus massoniana Lamb. planted in Cao Bang, Vietnam | Dương Văn Đoàn Nguyễn Việt Hưng Hoàng Văn Vũ La Đức Toàn Nguyễn Tử Kim |
116 |
14. | Sử dụng ảnh viễn thám để ước tính sinh khối rừng trên mặt đất: thách thức và triển vọng |
Using remote sensing images for estimating aboveground forest biomass: challsenges and prospects | Hồ Đình Bảo Nguyễn Thị Thanh Hương |
125 |
15. | Bẫy đèn đa tính năng phòng trừ côn trùng gây hại cây trồng nông lâm nghiệp | Multi-function light trap in preventing insect pests associated with agricultural crops and forest trees |
Lê Xuân Phúc Đào Ngọc Quang Cao Chí Công |
148 |
16. | Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm rừng – những định hướng về chính sách bảo hiểm rừng ở Việt Nam | Theoretical and practical basis of forest insurance – orientations for forest insurance policy in Vietnam |
Phạm Thị Luyện Nguyễn Tiến Hải |
163 |
BIẾN DỊ DI TRUYỀN VỀ SINH TRƯỞNG, ĐỘ THẲNG THÂN VÀ CÀNH NHỎ CỦA LOÀI KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis)
TRONG KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ TẠI ĐỒNG PHÚ, BÌNH PHƯỚC
Nguyễn Văn Đăng1, Vũ Đình Hưởng1, Kiều Mạnh Hà1,
Hồ Tố Việt1, Nguyễn Xuân Hải1, Đỗ Hữu Sơn2, Dương Hồng Quân2
1 Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
2 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Keo lá tràm là loài cây trồng lâm nghiệp chính tại Việt Nam và phù hợp cho trồng rừng gỗ xẻ. Mục tiêu của nghiên cứu là chọn lọc được các gia đình Keo lá tràm sinh trưởng nhanh, chất lượng thân cây tốt phục vụ trồng rừng gỗ xẻ. Khảo nghiệm gồm 79 gia đình Keo lá tràm và 1 dòng vô tính AA1, trồng năm 2019 tại Đồng Phú – Bình Phước. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi rừng 4 tuổi, các gia đình có sự khác biệt về chỉ tiêu sinh trưởng (đường kính, chiều cao), thể tích thân cây và chất lượng thân cây. Trong đó, 5 gia đình 29; 4; 5; 49 và 57 có năng suất trung bình đạt từ 20,4 – 23,5 m3/ha/năm và vượt trội từ 28,2 – 47,8% so với năng suất trung bình của khảo nghiệm. Chỉ tiêu chất lượng tổng hợp của 5 gia đình này trung bình đạt 3,7 điểm cao hơn so với số điểm trung bình của toàn khảo nghiệm 3,6 điểm. Chỉ tiêu sinh trưởng có hệ số di truyền tại tuổi 4 ở mức trung bình với D1,3 có h2 = 0,42; Hvn có h2 = 0,38 với hệ số biến động lần lượt là CVA = 13,83% của D1,3 và CVA = 11,06% của Hvn đều cao hơn so với chỉ tiêu chất lượng thân cây Dtt có h2 = 0,09 và Dnc có h2 = 0,01 với hệ số biến động lần lượt CVA = 5,05% của Dtt và CVA = 0,01% của Dnc. Tăng thu di truyền lý thuyết tăng lên 18,52% về D1,3 và 14,11% về Hvn khi tỷ lệ chọn lọc là 5% cá thể tốt nhất trong vườn giống tại tuổi 4. Từ kết quả đánh giá sinh trưởng về D1,3, Hvn, Dtt và Dnc thì 5 gia đình trên có triển vọng cho các nghiên cứu chọn lọc giống tiếp theo.
Từ khóa: Chất lượng thân cây, hệ số di truyền, Keo lá tràm, sinh trưởng, tăng thu di truyền.
GENETIC VARIATION, STEM STRAIGHTNESS AND BRACH THICKNESS
OF Acacia auriculiformis IN PROGENY TRIAL IN DONG PHU, BINH PHUOC
Nguyen Van Dang1, Vu Dinh Huong1, Kieu Manh Ha1, Ho To Viet1,
Nguyen Xuan Hai1, Do Huu Son2, Duong Hong Quan2
1 Southern Center of Application for Forest Technology & Science
2 Institute of Forest Tree Improvement and Biotechnology
SUMMARY
Acacia auriculiformis species are widely planted for commercial plantations and have potential for saw-log production in Vietnam. The aim of the study was to select Acacia auriculiformis varieties with fast gr owth and good stem quality for saw-log plantations in the Southern region. The experiment was tested 79 selected families Acacia auricuiformis and 01 clonal (AA1). The results showed that there were significant differences in growth parameters (diameter and height) at aged four years, average stem volume, stem quality. Based on the results, the five slected families were 29; 4; 5; 49 và 57, with yields ranging from 20.4 to 23.5 m3/ha/year and 68.2% to 47.8% higher than the trial’s average. The quality sum index five families as 3,7 points were higher the trial’s average 3.6 points. The growths traits displayed moderately heritability h2 = 0.42 of D1.3 and h2 = 0.38 of Hvn and coefficent of additive genetic variation CVA = 13.83 of D1.3 and CVA = 11.06% of Hvn higher compared to stem quality h2 = 0.09 of Dtt và h2 = 0.01 of Dnc; with CVA = 5.05% of Dtt and CVA = 0.01% of Dnc. Predicted genetic gain of 18.52% about D1.3 and 14.11% of Hvn if 5% best trees had been selected in the progeny trial at 4 age. The evaluation result about growths, D1.3, Hvn, Dtt and Dnc are 5 families has promising select for subsequent breed selection studies.
Keywords: Acacia auriculiformis, genetic gain, growth, heritability, stem quality.
ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ
DI TRUYỀN CÂY THẢO QUẢ (Amomum aromaticum Roxb.)
TẠI MỘT SỐ QUẦN THỂ THUỘC CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Phan Văn Thắng1, Nguyễn Thị Hiền1, Phùng Nhuệ Giang1, Võ Đại Hải2, Trần Hồ Quang3
1Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3Viện Công nghệ sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tóm tắt
Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) là một trong những loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị, sản phẩm thu hoạch chính là quả và tinh dầu từ quả. Thảo quả được coi là cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nên Thảo quả là một trong những loài cây trồng đang rất được quan tâm ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, năng suất và chất lượng quả ngày càng suy giảm, vì chưa có giống tốt để phục sản xuất, nên việc nghiên cứu đa dạng di truyền cây Thảo quả làm cơ sở khoa học quan trọng phục vụ cho công tác nghiên cứu chọn tạo giống và bảo tồn nguồn gen Thảo quả là cần thiết. Nghiên cứu tiến hành khảo sát và thu 36 mẫu ở 6 quần thể tại các tỉnh Việt Nam bao gồm: Mù Cang Chải – Yên Bái; Văn Bàn, Sa Pa – Lào Cai; Mường Tè, Tam Đường, Tân Uyên – Lai Châu. Ứng dụng kỹ thuật chỉ thị phân tử để đánh giá đa dạng di truyền Thảo quả tại 6 quần thể, kết quả nghiên cứu đã tách chiết thành công tách chiết ADN tổng số một số mẫu nghiên cứu đại diện trên gel Agarose 1%, từ đó xác định được 5 cặp mồi SSR có mức độ đa hình cao để phân tích đa dạng di truyền loài Thảo quả. Đồng thời đã xác định đa dạng di truyền của các giống Thảo quả nghiên cứu trong khoảng từ 46 – 100%. Do hầu hết các cá thể Thảo quả nghiên cứu có mối quan hệ tương đối thân thiết nên khả năng để tạo ưu thế lai giữa các cá thể này là rất khó. Vì vậy, để cải thiện giống cây Thảo quả một cách hiệu quả trong tương lai, cần có phương án thu thập, đánh giá, lưu giữ, bảo tồn và quản lý nguồn gen cây Thảo quả một cách hợp lý, hệ thống, khoa học.
Từ khóa: Đa dạng di truyền, lâm sản ngoài gỗ, SSR, Thảo quả.
Evaluation of the genetic relations of Amomum aromaticum Roxb. trees collected at populations in provinces of Northern mountain area
Phan Van Thang1, Nguyen Thi Hien1, Phung Nhue Giang1, Vo Dai Hai2, Tran Ho Quang3
1Non-Timber Forest Products Research Centre
2Vietnamese Academy of Forest Sciences
3Institute of Biotechnology – Vietnam Academy of Science and Technology
SUMMARY
Cardamom (Amomum aromaticum Roxb.) is one of the valuable non timber forest products, the main products are fruits and essential oils from the fruit. Cardamom is considered as a poverty alleviation plant of ethnic minorities in the highlands of the mountainous provinces of Vietnam. Cardamom is one of the plants that are very interested in many provinces. However, recently, due to the impact of climate change, the yield and quality of fruit are increasingly declining. Because there is no good cultivar to restore production. So the study of genetic diversity of Cardamom as a basis important science for research, breeding and conservation of Cardamom genetic resources is necessary. The study conducted a survey and collected 36 samples in 6 typical populations in Vietnam’s provinces, including: Mu Cang Chai – Yen Bai; Van Ban, Sa Pa – Lao Cai; Muong Te, Tam Duong, Tan Uyen – Lai Chau. Applying modern genetic diversity analysis technology at the Institute of Biotechnology, the research results have successfully isolated and extracted the total DNA of a number of representative research samples on 1% agarose gel, thereby determining 5 pairs of SSR primers capable of analyzing genetic diversity of Cardamom species. At the same time, the genetic diversity of the studied varieties of Cardamom was determined in the range of 46 – 100%. Since most of the Cardamom individuals studied have a relatively close relationship, the ability to create a hybrid advantage between these individuals is very difficult. Therefore, in order to effectively improve the cardamom variety in the future, it is necessary to have a plan to collect, evaluate, store, preserve and manage the cardamomium gene resources in a rational, systematic and scientific manner.
Keywords: Amomum aromaticum Robx., Cardamom, genetic diversity, non timber forest products, SSR.
SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY
CỦA CÁC GIỐNG KEO LAI (Acacia mangium × Acacia auriculiformis) TRONG KHẢO NGHIỆM MỞ RỘNG TẠI ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI
Dương Hồng Quân, Ngô Văn Chính, Đỗ Thanh Tùng, Quách Mạnh Tùng, Phan Đức Chỉnh
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm chọn lọc được các dòng keo lai có sinh trưởng nhanh và chất lượng thân cây tốt phục vụ trồng rừng tại khu vực Định Quán, Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung. Nghiên cứu được tiến hành trên khảo nghiệm mở rộng tại Định Quán, Đồng Nai gồm 7 giống keo lai (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350) đã được công nhận, 2 giống keo lai có triển vọng là BV355, BB028 và giống quốc gia AH1 làm đối chứng. Kết quả đánh giá ở giai đoạn 36 tháng tuổi cho thấy có sự sai khác rõ rệt về các chỉ tiêu sinh trưởng cũng như các chỉ tiêu chất lượng thân cây nhưng chưa có sự sai khác rõ rệt về tỷ lệ sống giữa các dòng vô tính trong khảo nghiệm. Dựa vào kết quả đánh giá sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng thân cây đã chọn lọc được 4 dòng BV523, BB028, BV376, BV434 với năng suất đạt từ 20,97 – 22,7 m3/ha/năm, tỷ lệ sống cao từ 74,50 – 83,70% và chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đạt từ 4,16 – 4,44 điểm, là các giống có triển vọng áp dụng cho vùng Định Quán, Đồng Nai và những nơi có điều kiện lập địa tương tự.
Từ khóa: Chất lượng thân cây, keo lai, khảo nghiệm mở rộng, sinh trưởng.
Growth and stem quality character
of accia hybrid (Acacia mangium × Acacia auriculiformis) clones
in extended trial at Dinh Quan, Dong Nai
Duong Hong Quan, Ngo Van Chinh, Do Thanh Tung, Quach Manh Tung, Phan Duc Chinh
Insitute of Forest Tree Improvement and Biotechnology
Summary
The objective of the research is to select acacia hybrid clones with fast growth and good stem quality character for afforestation in Dinh Quan, Dong Nai areas in particular and the Southeast region in general. The study was conducted in an extensive trial at Dinh Quan district, Dong Nai provine, including 7 acacia hybrid (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350) that were recognized, 2 promising acacia hybrid varieties were BV355, BB028 and national variety AH1 as control. Evaluation results at 36 months of age showed that there were significant differences in growth indicators as well as stem quality characters, but there was no significant differences survival percentage between clones in the trial. Based on the results of growth assessment, survival rate and stem quality, four clones namely BV523, BB028, BV376 and BV434 were selected with the mean annual increment ranged from 20.97 to 22.75 m3/ha/year, high survival rate from 74.50 to 83.70 % and the overall quality index ranged from 4.16 to 4.44 points, which were as promising clones for Dinh Quan district, Dong Nai province and similar site conditions.
Key words: Stem quality character, acacia hybrid, extended trials, growth.
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ CÁC DÒNG KEO TAM BỘI X201 VÀ X205
Lê Sơn1, Mai Thị Phương Thúy1, Trương Thị Thùy Linh2,
Nguyễn Thị Kim Thanh2, Lưu Thị Quỳnh1, Nguyễn Thị Bích Ngọc3
1 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt
Trong thời gian gần đây, nghiên cứu chọn tạo giống đa bội đã được tiến hành cho các loài keo nhiệt đới, qua đó một số giống keo lai tam bội có sinh trưởng nhanh, có chiều dài sợi gỗ thích hợp cho trồng rừng gỗ lớn đã được chọn lọc và công nhận là giống cây lâm nghiệp mới như các dòng X201 và X205. Việc nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô cho các giống mới chọn tạo này sẽ góp phần đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phương pháp khử trùng mẫu thích hợp cho các dòng keo lai tam bội X201 và X205 là sử dụng HgCl2 nồng độ 0,1% trong 10 phút với tỷ lệ bật chồi hữu hiệu đạt 58,5% đến 65,4%. Môi trường nhân chồi thích hợp cho các dòng keo lai tam bội X201 và X205 nghiên cứu là môi trường MS* có bổ sung BAP nồng độ 1,5 mg/l cho hệ số nhân chồi đạt 2,6 và 2,9 lần tương ứng. Để kích thích tạo rễ, sử dụng môi trường 1/2MS* + IBA nồng độ 2,0mg/l là thích hợp nhất với tỷ lệ ra rễ đạt trên 97% cho cả 2 dòng keo lai tam bội nghiên cứu.
Từ khóa: Keo lai tam bội, nuôi cấy mô, X201, X205.
Study on the propagation of triploid acacia hybrid clones X201
and X205 by tissue culture
Le Son1, Mai Thi Phuong Thuy1, Truong Thi Thuy Linh2,
Nguyen Thi Kim Thanh2, Lưu Thi Quynh1, Nguyen Thi Bich Ngoc3
1 Institute of Forest Tree Improvement and Biotechnology
2Hanoi University of Science – Vietnam National University – Hanoi
3 Faculty of Agriculture and Forestry – Tay Bac University
SUMMARY
In the last decade, breeding on polyploidy has been conducted for tropical acacias. Some new triploid acacia hybrid clones with fast-growing and longer fibre lengths were selected and recognized as new forest cultivars. The study on vegetative propagation by tissue culture, therefore is required for better deployment. The results showed that using HgCl2 0.1% to sterile shoots in 10 mins has the highest adventitious shoot rates (58.5 – 65.4%). The modified Murashige and Skoog media (MS*) with phytohormones were evaluated for their suitability to support shoot induction, shoot multiplication and root formation. The highest percentage of multiple shoot induction was achieved on MS + BAP (1.5 mg/l). Elongated shoots showed the best rooting response on 1/2 MS* + IBA (2.0 mg/l) with rooted shoot rates reached up to 97%.
Keywords: Tissue culture, triploid acacia hybrid, X201, X205.
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG MỘT SỐ DÒNG BẠCH ĐÀN LAI (Eucalyptus urophylla x Eucalyptus grandis) UG105, UG111, UG117 BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY in vitro
Lê Thị Hoa, Mai Thị Phương Thúy, Đỗ Hữu Sơn, Văn Thu Huyền,
Hoàng Thị Hồng Hạnh, Ngô Thu Hảo, Nguyễn Thị Hồng
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhân giống các dòng bạch đàn lai mới (Eucalyptus urophylla x Eucalyptus grandis) UG105, UG111, UG117 bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro giúp đưa nhanh các giống mới được chọn tạo vào sản xuất. Kết quả nghiên cứu giai đoạn khử trùng tạo mẫu sạch in vitro và nhân nhanh chồi của ba dòng bạch đàn lai cho thấy: khử trùng mẫu bằng dung dịch HgCl2 0,05% trong thời gian 6 phút cho tỷ lệ mẫu sạch nảy chồi hữu hiệu cao nhất: UG105 đạt 56,9%; UG111 đạt 55,4% và UG117 đạt 54,9%; trong khi đó khử trùng mẫu bằng Javen 2,5% trong 12 phút thu được kết quả có tỷ lệ mẫu nảy chồi hữu hiệu cao nhất cho ba dòng bạch đàn lai tương ứng 44,0%; 45,1% và 45,3%. Hệ số nhân chồi (HSNC) cao nhất đạt được trong môi trường MS* + 1 mg/l BAP + 0,5 mg/l NAA+ 0,1 mg/l GA3 (dòng UG105 có HSNC là 2,72 lần và chiều cao chồi đạt 2,96 cm; dòng UG111 có HSNC là 2,90 lần và chiều cao chồi đạt 2,85 cm; dòng UG117 có HSNC đạt 2,92 lần và chiều cao chồi là 2,89 cm). Môi trường ra rễ thích hợp cho các dòng bạch đàn lai UG105, UG111, UG117 là 1/2 MS* + 1,5 mg/l IBA + 0,5 mg/l ABT cho tỷ lệ chồi ra rễ, số rễ trung bình/chồi cao nhất đạt 86,67% và 3,46 rễ/chồi (UG105); 82,22% và 3,42 rễ/chồi (UG111); 83,33% và 3,39 rễ/chồi (UG117). Thời gian huấn luyện cây mầm cho hiệu quả tốt nhất trước khi cho ra vườn ươm là 15 ngày cho tỷ lệ cây sống đạt 88,89% (UG105); 88,89% (UG111); 86,67% (UG117) và chiều cao tương ứng là 5,16 cm; 5,35 cm và 5,29 cm.
Từ khóa: Bạch đàn lai, khử trùng, nhân chồi, nuôi cấy in vitro, ra rễ.
In vitro propagation of new Eucalyptus hybrid clones
(Eucalyptus urophylla ´ Eucalyptus grandis) UG105, UG111 and UG117
Summary
Study on propagating of new eucalyptus hybrid clones (Eucalyptus urophylla ´ Eucalyptus grandis) UG105, UG111 and UG117 by tissue culture method was investigated. The results contributed to the process of selecting and creating new Eucalyptus hybrids. The sterilization of samples with 0.05% HgCl2 in 6 minutes provided the highest effective rate of shoots for studied eucalyptus lines. The effective budding rate of UG105, UG111 and UG117 were 56.9%; 55.4% and 54.9%, respectively; while sterilization with 2.5% Javel in 12 minutes archieved 44.0%; 45.1% and 45.3%, respectively. Effective shoots were regenerated in modified Murashige and Skoog medium (MS*) supplemented in MS* + 1 mg/l BAP + 0.5 mg/l NAA+ 0.1 m g/l GA3. Shoot multiplication rate and average shoot length were 2,72 times and 2.96 cm for UG105; 2.90 times and 2.85 cm for UG111; and 2.92 times and 2.89 cm for UG117. The suitable rooting medium for studied clones was 1/2 MS* + 1.5 mg/l IBA + 0.5 mg/l ABT to get the rooting rate of 86.67%; 82.22%; 83.33% respectively and the number of roots/buds were 3.46; 3.42; 3.39 respectively. The acclimatization time for best results was 15 days with the survival rate of 86.89% for UG105; 88.89% for UG111; and 88.67% for UG117, the height reached 5.16 cm; 5.35 cm and 5.29 cm respectively.
Keywords: Eucalyptus hybrid, shooting, sterilization, in vitro propagation, rooting.
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY XẠ ĐEN (Ehretia asperula Zollinger Et Moritzi)
Ngô Đức Nhạc, Lê Đoàn Duy, Lê Minh Cường, Nguyễn Công Phương,
Đặng Thị Tuyết, Trần Thanh Sơn, Võ Thị Thảo, Nguyễn Đức Long
Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
TÓM TẮT
Xạ đen (Ehretia asperula Zollinger et Moritzi) là cây dược liệu quý có nhiều tác dụng như phòng chống ung thư, điều trị lở loét, kháng u và tiêu viêm. Hiện nay, nhu cầu khai thác Xạ đen ở Việt Nam rất lớn, tuy nhiên khả năng tái sinh từ hạt của loài cây này rất thấp do trong hạt của Xạ đen có chứa tinh dầu, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt ngoài tự nhiên. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Xạ đen, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc tạo cây giống Xạ đen chất lượng cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá thể giâm hom tốt nhất là: giá thể đất (50%) + mùn cưa (30%) + xơ dừa (20%) đóng bầu được đóng vào bầu cho tỷ lệ ra rễ đạt 83,7%, tỷ lệ sống đạt trên 81% và cây giống xuất vườn sau 3 tháng giâm. Vị trí giâm hom tốt nhất là cành hom bánh tẻ cho tỷ lệ ra rễ và xuất vườn cao nhất. Chiều dài hom giâm tốt nhất với đoạn hom dài từ 10 – 12 cm có từ 2 – 3 chồi ngủ, cho tỷ lệ ra rễ 82,8% và xuất vườn cao nhất. Tiêu chuẩn cây giống có chiều cao từ 20 – 25 cm, có lá thật, có từ 4 – 6 rễ.
Từ khóa: Giâm hom, Ehretia asperula Zollinger et Moritzi, nhân giống vô tính, Xạ đen.
SOME TECHNICAL METHODS FOR ASEXUAL PROPAGATION OF EHRETIA ASPERULA ZOLLINGER ET MORITZI
Ngo Duc Nhac, Le Doan Duy, Le Minh Cuong, Nguyen Cong Phuong,
Dang Thi Tuyet, Tran Thanh Son, Vo Thi Thao, Nguyen Duc Long
Forest Science Centre of North-Eastern Vietnam
ABSTRACT
Ehretia asperula is a precious medicinal plant with many effects such as cancer prevention, ulcer treatment, anti-tumor and anti-inflammatory properties. There is currently a high demand in Vietnam for the exploitation of Ehretia asperula; however, the plant’s ability to regenerate from its seeds is very limited. This is because the seeds of this species contain essential oils, which puts the plant at risk of being depleted in the wild. Therefore, this study was conducted to identify some technical methods for asexual propagation of Ehretia asperula, contributing to providing a scientific basis for creating high-quality Ehretia asperula seedlings. Research results show that the best rooting medium for cuttings is soil medium (50%) + sawdust (30%) + coconut fiber (20%) packed into pots for a rooting rate of 83.7%, the survival rate reached over 81% and the seedlings were exported after 3 months of cutting. The best location for cuttings is tree branch buds, giving the highest rate of rooting and exporting. The best cutting length is 10 to 12 cm long with 2 to 3 dormant buds, providing the highest rooting rate of 82.8%. Standard seedlings are 20 to 25 cm tall and have 4 to 6 roots.
Keywords: Cuttings, Ehretia asperula Zollinger et Moritzi, asexual propagation.
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHỌN LỌC CÂY TRỘI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA TẠI TỈNH QUẢNG NINH
Cao Văn Lạng1, Lâm Văn Phong2, La Ánh Dương3, Vũ Văn Thiện2, Doãn Hoàng Sơn3
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh
3Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Kết quả đánh giá rừng trồng một số loài cây bản địa Sồi phảng, Giổi xanh, Sa mộc tại Quảng Ninh cho thấy, rừng trồng cây Sồi phảng 13 tuổi tại xã Đồng Lâm, thành phố Hạ Long có tỷ lệ sống đạt 81,8%, đường kính trung bình đạt 18,4 cm, chiều cao vút ngọn 16,0 m, năng suất đạt 10,7 m3/ha/năm. Căn cứ vào các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thân cây đã chọn lọc được 14 cây trội Sồi phảng có đường kính vượt từ 35,7 – 77,5%, chiều cao vút ngọn vượt từ 14,9 – 46,0% so với các chỉ tiêu trung bình của quần thể. Rừng trồng cây Giổi xanh 13 tuổi tại xã Đồng Lâm, thành phố Hạ Long có tỷ lệ sống đạt 83,3%, đường kính trung bình đạt 16,2 cm, chiều cao vút ngọn 13,1 m, năng suất đạt 6,9 m3/ha/năm và đã chọn lọc được 13 cây trội từ rừng trồng này có đường kính vượt từ 26,4 – 44,6%, chiều cao vút ngọn vượt từ 10,3 – 24,1% so với các chỉ tiêu trung bình của quần thể. Rừng trồng cây Sa mộc 13 tuổi tại xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ có tỷ lệ sống đạt 61,9%, đường kính trung bình đạt 13,5 cm, chiều cao vút ngọn 16,9 m, năng suất đạt 14,4 m3/ha/năm và đã chọn lọc được 12 cây trội có đường kính ngang ngực vượt từ 45,3 – 88,3%, chiều cao vút ngọn vượt từ 23,4 – 50,9% so với các chỉ tiêu trung bình của quần thể.
Từ khóa: Sinh trưởng, năng suất, cây trội, cây bản địa, tỉnh Quảng Ninh.
EVALUATION OF GROWTH, PRODUCTIVITY AND SELECTION PLUS TREE
OF SOME INDIGENOUS TREE SPECIES IN QUANG NINH PROVINCE
Cao Van Lang1, Lam Van Phong2, La Anh Duong3, Vu Van Thien2, Doan Hoang Son3
1Vietnamese Academy of Forest Sciences
2Quang Ninh Department of Science and Technology
3Institute of Forest Tree Improvement and Biotechnology
SUMMARY
The results of the evaluation of the plantation forests of some native tree species such as Castanopsis cerebrina (Hickel & A. Camus) Barnett, Magnolia mediocris (Dandy) Figlar and Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook. in Quang Ninh province show that the 13-year-old Castanopsis cerebrina (Hickel & A. Camus) Barnett plantation forest in Dong Lam commune, Ha Long city has a survival rate of 81.8%, the average diameter is 18.4 cm, the peak height is 16.0 m, and the yield is 10.7 m3/ha/year. Based on growth criteria and tree trunk quality, 14 plus trees were selected with diameter exceeding 35.7 – 77.5% and peak height exceeding 14.9 – 46.0%. compared to the population average. The 13-year-old Magnolia mediocris (Dandy) Figlar plantation forest in Dong Lam commune, Ha Long city has a survival rate of 83.3%, an average diameter of 16.2 cm, a peak height of 13.1 m, and a yield of 6.9 m3/ha/year and selected 13 plus trees from this forest with diameter exceeding 26.4 – 44.6% and peak height exceeding 10.3 – 24.1% compared to the population average. The 13-year-old Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook. plantation forest in Thanh Son commune, Ba Che district has a survival rate of 61.9%, an average diameter of 13.5 cm, a peak height of 16.9 m, and a productivity of 14.4 m3/ha/year and selected 12 plus trees with diameter at breast height exceeding 45.3 – 88.3% and peak height exceeding 23.4 – 50.9% compared to the average criteria of the population.
Keywords: Growth, productivity, plus tree, native plants, Quang Ninh province.
ĐA DẠNG SINH HỌC LOÀI CÂY GỖ TẠI RỪNG TỰ NHIÊN
HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH
Nguyễn Toàn Thắng1, Trần Văn Đô1, Nguyễn Trọng Minh2,
Hoàng Thanh Sơn1, Phùng Đình Trung3, Nguyễn Văn Tuấn1, Đào Trung Đức1
1Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Trường Đại học Lâm nghiệp
3Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển Đồng Xanh
TÓM TẮT
Ba Chẽ là huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh có tổng diện tích rừng tự nhiên 12.383,15 ha với 4.980,41 ha rừng tự nhiên phòng hộ (RPH) và 7.402,74 ha rừng tự nhiên sản xuất (RSX). Thực trạng đa dạng sinh học loài cây rừng tự nhiên tại Ba Chẽ là những thông tin cần thiết góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học tại đây. Lựa chọn ô tiêu chuẩn (ÔTC) ngẫu nhiên và lập ÔTC (1.000 m2: 33,3 m ´ 30 m) tạm thời để thu thập thông tin hiện trường được áp dụng trong nghiên cứu này. Số liệu được thu thập tại 42 ÔTC, trong đó 8 ÔTC tại RPH và 34 ÔTC tại RSX. Kết quả đã ghi nhận 190 loài, 2.320 cá thể với những loài có > 100 cá thể như Chẹo tía (Engelhardtia chrysolepis Hance), Thẩu tấu (Aporosa dioica (Roxb.) Muell.-Arg), Thành ngạnh (Cratoxylon cochinchinensis (Lour.) Blume) và Hoắc quang (Wendlandia tinctoria (Roxb.) DC.). Có sự khác nhau rõ ràng về đa dạng sinh học giữa RPH và RSX. Số loài ghi nhận tại RPH 20 loài/ÔTC lớn hơn so với 18 loài/ÔTC tại RSX. Chỉ số đa dạng sinh học Shannon: 2,68 tại RPH lớn hơn so với 2,43 tại RSX. Chỉ số đa dạng sinh học độ đồng nhất/Evenness: 0,13 tại RPH nhỏ hơn so với 0,15 tại RSX. Tại RPH, không có sự khác nhau về đa dạng giữa đai cao ≥ 200 m và đai cao < 200 m. Ngược lại, có sự khác nhau rõ ràng giữa 2 đai cao tại RSX, đai cao ≥ 200 m có số loài (24 loài) và chỉ số Shannon (2,66) cao hơn đai cao < 200 m (15 loài và Shannon = 2,35). Nghiên cứu này cho thấy có sự khác nhau về đa dạng sinh học giữa RPH và RSX, và giữa 2 đai cao. Sự khác nhau này là kết quả của công tác quản lý rừng giữa 2 đối tượng RPH và RSX. Từ thực tế đó cần chú trọng hơn nữa đối với công tác bảo vệ và phát triển RSX để vừa đem lại lợi ích kinh tế cho chủ rừng, vừa bảo tồn đa dạng sinh học và tăng giá trị bảo vệ môi trường.
Từ khóa: Bảo tồn và phát triển, đa dạng loài cây, đai cao, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng tự nhiên.
Diversity of forest tree species in nature forests,
Ba Che District, Quang Ninh Province
Nguyen Toan Thang1, Tran Van Do1, Nguyen Trong Minh2,
Hoang Thanh Son1, Phung Dinh Trung3, Nguyen Van Tuan1, Dao Trung Duc1
1 Silvicultural Research Insititute
2 Vietnam National University of Forestry
3Green Field Consulting & Development Limited Company
Summary
Ba Che, a mountainous district of Quang Ninh Province, has a total natural forest area of 12,383.15 ha including 4,980.41 ha of protection forest and 7,402.74 ha of production forest. Information on tree species diversity is becoming important for biodiversity protection program and forest resource management in Ba Che District. Temporary plots of 1,000 m2 each (33.3 m ´ 30 m) were used to collect field data. Totally, 42 plots were collected including eight in protection forest and 34 in production forest. The results indicated that 190 tree species were recorded with a total of 2,320 individuals. Engelhardtia chrysolepis Hance, Aporosa dioica (Roxb.) Muell.-Arg, Cratoxylon cochinchinensis (Lour.) Blume, and Wendlandia tinctoria (Roxb.) DC were four most abundant species with more than 100 individuals each. Tree species diversity was significantly different between protection and production forests. Species number was 20 per plot in protection forest, significantly higher than that in production forest; Shannon index in protection forest was 2.68 higher than that in production forest. Meanwhile, Evenness index in production forest (0.15) was higher than that in protection forest. There was no significant difference on biodiversity between ≥ 200 m elevation zone and < 200 m elevation zone in protection forest. Conversely, it was significantly different between two elevation zones in production forest; ≥ 200 m elevation zone had mean of 24 species per plot and Shannon index of 2.66, higher than that in < 200 m elevation zone. The research indicated that there were significant differences on tree species diversity between protection and production forests, and between two elevation zones. The differences resulted from management activities applied in these forests. The research suggests that management activities must be accelerated to production forest to more benefit forest owners, protect biodiversity, and contribute to environment protection.
Keywords: Conservation and development, tree species diversity, elevation zone, protection forest, production forest, nature forest.
ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN RUỘT BẦU VÀ CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CON
RE GỪNG (Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham)
GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
Nguyễn Hữu Thịnh, Lại Thanh Hải, Nguyễn Thùy Dương
Viện Nghiên cứu Lâm sinh
TÓM TẮT
Re gừng Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet là loài cây gỗ lớn bản địa, đa tác dụng, hiện nay được ưa chuộng trồng để lấy tinh dầu. Tuy nhiên, việc nhân giống cây con giai đoạn vườn ươm cần có những nghiên cứu về đặc tính sinh lý, sinh thái để tạo ra những cây giống khỏe mạnh, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần hỗn hợp ruột bầu 94% đất mặt + 5% phân chuồng + 1% Super lân là tốt nhất cho cây con Re gừng trong giai đoạn vườn ươm. Các công thức thí nghiệm che sáng không có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của cây con mà có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây con về đường kính gốc và chiều cao vút ngọn. Công thức che sáng 75% là tốt nhất cho cây con sinh trưởng trong giai đoạn vườn ươm ở tất cả các chỉ tiêu đo đếm.
Từ khóa: Re gừng, thành phần ruột bầu, chế độ che sáng.
INFLUENCE OF GALLERY COMPOSITION AND COVERING REGIME TO THE GROWTH AND DEVELOPMENT OF PLANTS Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham)
NURTURE PHASE
Nguyen Huu Thinh, Lai Thanh Hai, Nguyen Thuy Duong
Silvicultural Research Insititute
SUMMARY
Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet is a large, multi-purpose native tree species, currently popularly grown for essential oil. However, breeding seedlings at the nursery stage requires research on physiological and ecological characteristics to create healthy seedlings, ensuring quality to meet actual production requirements. Research results show that the potting mixture composition of 94% topsoil + 5% manure + 1% Super phosphate is the best for Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet seedlings in the nursery stage. The light shading experimental formulas did not have a clear effect on the survival rate of seedlings but had a clear effect on the growth of seedlings in terms of base diameter and top height. The 75% shading formula is best for seedlings growing in the nursery stage in all measured parameters.
Keywords: Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet, gourd ingredients, shading mode.
CẤU TRÚC, ĐA DẠNG LOÀI VÀ SINH KHỐI TRÊN MẶT ĐẤT
CỦA RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH
Ở VƯỜN QUỐC GIA PHIA OẮC – PHIA ĐÉN
Quốc Minh Dũng1, Nguyễn Thị Hương Ly2 , Lê Anh Thanh2, Nguyễn Văn Quý3
1Văn phòng tỉnh ủy, tỉnh Cao Bằng
2Trung tâm khoa học lâm nghiệp Tây Bắc – Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam
3Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Chi nhánh Phía Nam
TÓM TẮT
Các hệ sinh thái rừng đóng một vai trò quan trọng trong việc cô lập carbon toàn cầu. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa cấu trúc rừng và đa dạng sinh học với sinh khối carbon trên mặt đất (AGCB) vẫn chưa được hiểu rõ tại Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén. Sáu ô nghiên cứu (ONC) có diện tích 10.000 m2 thuộc hai ô định vị nghiên cứu sinh thái quốc gia (ODV) số 12 và 13 đã được sử dụng cho việc thu thập dữ liệu. Trong mỗi ONC, tên loài, chiều cao vút ngọn (Hvn) và đường kính ngang ngực (D1,3) của tất cả các cây thân gỗ có D1,3 từ 6 cm trở lên được định danh và đo đếm. Kết quả cho thấy, tổng số 1.759 cá thể cây của 62 loài và 32 họ được ghi nhận trong 02 ODV. Trong đó, số loài, số họ và các chỉ số đa dạng Shannon-Wiener, Simpson, Pielou của ODV 13 cao hơn ODV 12. AGCB của ODV 13 cũng cao hơn ODV 12, chứng tỏ AGCB có sự liên kết với yếu tố đa dạng loài của 02 ODV. Mối quan hệ giữa D1,3 – Hvn của các ONC thuộc hai ODV được thể hiện bằng hệ số R2 dao động ở mức tương đối chặt (0,66) đến chặt (0,84). Hàm tương quan được chọn là hàm có giá trị R2 lớn nhất và giá trị AIC nhỏ nhất để hạn chế những sai lệch ít nhất trong ước tính trữ lượng carbon trong rừng. Nghiên cứu này góp phần làm rõ mối quan hệ giữa cấu trúc rừng và đa dạng sinh học với AGB trong rừng lá rộng thường xanh ở khu vực nghiên cứu.
Từ khóa: Sinh khối carbon trên mặt đất, thành phần loài, cấu trúc rừng, rừng lá rộng thường xanh.
STRUCTURE, SPECIES DIVERSITY AND Aboveground Biomass
of Evergreen Broadleaf Forests in Phia OAc – Phia Den National Park
Quoc Minh Dung1, Nguyen Thi Huong Ly2, Le Anh Thanh2, Nguyen Van Quy3
1Provincial Party Committee Office, Cao Bang province
2Northwest Forest Science Center – Vietnam Forest Science Institute
3Vietnam – Russian Tropical Center, Southern Branch
ABSTRACT
Forest ecosystems play an important role in global carbon sequestration. However, the relationship between forest structure, biodiversity and aboveground biomass carbon (AGB) is still not well understood in Phia Oac – Phia Den National Park. Six study plots (ONC) with an area of 10,000 m2 belonging to two permanent ecological research plots (ODV) numbers 12 and 13 were used for data collection. In each ONC, species name, total height (Hvn) and diameter at breast height (D1.3) of all woody trees with D1.3 of 6 cm or more are identified and measured. The results showed that a total of 1,759 individual trees belonging to 62 species and 32 families were recorded in 02 ODV. In particular, species richness, number of families and diversity indices such á Shannon-Wiener, Simpson, Pielou evenness of ODV 13 were higher than that of ODV 12. AGB of ODV 13 was also higher than ODV 12, showing that AGB is linked to species diversity in 02 ODVs. The relationships between D1.3 – Hvn of the ONCs were expressed by the R2 coefficient, which ranges from relatively tight (0.66) to tight (0.84). The correlation function was selected with the largest R2 value and the smallest AIC value to limit the least deviations in estimating carbon stocks in these forests. This study contributes to clarifying the relationship between forest structure and biodiversity with AGB in evergreen broadleaf forests in the study area.
Keywords: Aboveground carbon biomass, species composition, forest structure, broadleaf evergreen forest.
MỐI QUAN HỆ
CỦA RE GỪNG (Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet)
VỚI CÁC LOÀI CÂY BẠN TRONG MỘT SỐ TRẠNG THÁI
RỪNG TỰ NHIÊN
Lại Thanh Hải, Nguyễn Hữu Thịnh
Viện Nghiên cứu Lâm sinh
Nghiên cứu về mối quan hệ qua lại giữa Re gừng và các loài cây trong rừng tự nhiên là rất cần thiết cho việc điều chỉnh tổ thành loài cây trong các lâm phần rừng tự nhiên khi cần tác động các giải pháp lâm sinh. Quan trọng hơn, đó là cơ sở cho việc lựa chọn loài cây trồng rừng hỗn giao với Re gừng. Để nghiên cứu mối quan hệ giữa Re gừng với các loài cây trong rừng tự nhiên, sử dụng phương pháp điều tra ô 6 cây và căn cứ vào chỉ số tần suất xuất hiện để xác định mối quan hệ. Sự xuất hiện của loài Re gừng tại các khu vực điều tra là khá cao, chiếm từ 46,67% đến 53,33% tổng số ô điều tra. Các loài cây xuất hiện cùng Re gừng khá lớn, dao động từ 38 loài đến 48 loài, trong khi số lượng loài cây “thường xuyên gặp” với Re gừng rất ít chỉ từ 3 đến 5 loài: Tại Hòa Bình là 5/40 loài (gồm: Trâm trắng, Kháo vàng, Trâm núi, Trám chim và Dẻ); tại Sơn La là 3/48 loài (gồm: Ngát, Kháo vàng, Mắc niễng); tại Phú Thọ là 3/38 loài (gồm: Gội, Lộc vừng lá to, Chân chim). Khoảng cách trung bình từ cây Re gừng đến 6 cây xung quanh tại Hòa Bình là 5,8 m; tại Sơn La là 4,8 m và tại Phú Thọ là 5,6 m. Re gừng là loài có sinh trưởng chiếm ưu thế hơn so với các loài cây xung quanh.
Từ khóa: Mối quan hệ, Re gừng
RELATIONSHIPS OF Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet) WITH NEIGHBOUR SPECIES IN SOME NATURAL FOREST STATE
Lai Thanh Hai, Nguyen Huu Thinh
Silvicultural Research Insititute
Research on the interrelationship between Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet and species in natural forests is essential for adjusting tree species composition in natural forest stands when it is necessary to influence solutions. silviculture. More importantly, it is the basis for choosing mixed forest species with Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet. To study the relationship between Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet and tree species in natural forests, use the 6-tree plot survey method and base on the frequency index to determine the relationship. The occurrence of Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet in the investigated areas is quite high, accounting for 46.67% to 53.33% of the total number of investigated plots. The tree species that appear with Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet are quite large, ranging from 38 species to 48 species, while the number of “frequently encountered” tree species with Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet is very small, ranging from 3 to 5 species: In Hoa Binh, there are 5/40 species including: Syzygium cumini, Machilus bonii Lecomte, Syzygium levinei, Canarium tonkinense Engl, Fagus sylvatica; In Son La, there are 3/48 species including: Gironniera subaequalis, Machilus bonii Lecomte, Zizamia latifolia Turcz; In Phu Tho, there are 3/38 species including: Aphanamixis grandifolia Blume, Barringtonia acutangula. The average distance from the Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet tree to 6 surrounding trees in Hoa Binh is 5,8 m; in Son La it is 4.8 m and in Phu Tho it is 5.6 m. Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet is a species whose growth is more dominant than surrounding tree species.
Keywords: Relation, (Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet)
ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU VẬT LÝ, HÓA HỌC CỦA ĐẤT TẠI MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG CÂY BẢN ĐỊA THUỘC DỰ ÁN RENFODA Ở KHU VỰC PHÒNG HỘ SÔNG ĐÀ, TỈNH HÒA BÌNH
Hà Thị Hiền, Hà Thị Thanh Mai, Vũ Quý Đông
Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
TÓM TẮT
Nghiên cứu thực hiện trên các mô hình rừng trồng cây bản địa khu vực rừng phòng hộ xung yếu ven hồ sông Đà – Hòa Bình thuộc Dự án RENFODA từ năm 2006 – 2022, mẫu đất được phân tích tại Phòng Thí nghiệm Đất, Môi trường và Vi sinh theo các phương pháp của TCVN. Kết quả cho thấy, sau 16 năm trồng cây bản địa diễn biến tính chất vật lý, hóa học của đất giữa các mô hình có thay đổi đáng kể theo hướng tốt dần lên. Độ ẩm khô kiệt ở các mô hình trồng cây bản địa ở mức khô trung bình từ 2,82 – 2,98% so với mô hình đối chứng rất khô (2,59%). Thành phần cấp hạt ít có sự thay đổi, các mô hình trồng cây bản địa cấp hạt sét trung bình từ 26,56 – 26,70% so với đối chứng (26,77%), cấp hạt limon từ 34,49 – 34,87% so với đối chứng (34,35%), cấp hạt cát từ 38,57 – 38,81% so với đối chứng (38,88%). Độ chua pHKCl trung bình từ 3,84 – 3,92 ở mức chua mạnh cao hơn so với đối chứng (3,66). Chất hữu cơ tổng số từ 2,56 – 2,74% ở mức trung bình so với đối chứng rất nghèo (2,02%). Đạm tổng số từ 0,08 – 0,13% ở mức trung bình so với đối chứng rất nghèo (0,03%). Lân dễ tiêu từ 49,68 – 60,89 mg/kg ở mức nghèo so với đối chứng rất nghèo (32,06 mg/kg); Kali dễ tiêu từ 57,18 – 65,79 mg/kg ở mức nghèo so với đối chứng rất nghèo (41,45 mg/kg). Sau 16 năm trồng rừng một số tính chất lý, hóa học của đất có sự cải thiện làm thay đổi tính chất đất rừng theo hướng có lợi cho cây trồng, các mô hình trồng cây bản địa đều có tác dụng cải tạo đất rõ rệt, trong đó mô hình trồng cây bản địa xen cây Cốt khí cho hiệu quả cải tạo đất cao nhất so với các mô hình cây bản địa còn lại.
Từ khóa: Dự án Renfoda, hoá học, mô hình trồng cây bản địa, rừng phòng hộ đầu nguồn, vật lý
Evaluation of the physical and chemical indicators of soil in the native tree plantation model under the RENFODA project in the watershed area of the Da River, Hoa Binh Province
Ha Thi Hien, Ha Thi Thanh Mai, Vu Quy Dong
Research Institute for Forest Ecology and Environment
SUMMARY
The study was conducted on native tree plantation models in the vulnerable forest protection area along the Da River in Hoa Binh Province, under the RENFODA project from 2006 to 2022. Soil samples were analyzed in the Laboratory of Soil, Environment, and Microbiology using methods specified by Vietnamese standards (TCVN). The results after 16 years of planting native trees showed significant positive changes in the physical and chemical properties of the soil across the different models, gradually improving over time. The soil moisture content in the models ranged from 2.82% to 2.98%, which was moderately dry compared to the very dry control model at 2.59%. The mechanical composition of the soil showed minimal variation among the models, with clay content ranging from 26.56% to 26.70% compared to 26.77% in the control model, silt content ranging from 34.49% to 34.87% compared to 34.35% in the control model, and sand content ranging from 38.57% to 38.81% compared to 38.88% in the control model. The average pHKCl acidity ranged from 3.84 to 3.92, indicating a higher level of acidity compared to the control model at 3.66. The total organic matter content ranged from 2.56% to 2.74%, which was moderate compared to the very poor level of 2.02% in the control model. The total nitrogen content ranged from 0.08% to 0.13%, which was moderate compared to the very poor level of 0.03% in the control model. The readily available phosphorus content ranged from 49.68 to 60.89 mg/kg, indicating a poor level compared to the very poor level of 32.06 mg/kg in the control model. The readily available potassium content ranged from 57.18 to 65.79 mg/kg, indicating a poor level compared to the very poor level of 41.45 mg/kg in the control model. After 16 years of forest planting, there was significant improvement in some physical and chemical soil properties, leading to favorable changes in the soil conditions for plant growth. All native tree plantation models had a noticeable effect on soil improvement, with the model incorporating Reynoutria japonica showing the highest effectiveness in soil reclamation compared to the other native tree models.
Keywords: Project RENFODA, chemical analysis, native tree plantation model, watershed protection forest, physical properties.
ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG KÍCH THƯỚC
QUẢN BÀO GỖ THÔNG MÃ VĨ (Pinus massoniana Lamb.)
TRỒNG TẠI CAO BẰNG, VIỆT NAM
Dương Văn Đoàn1*, Nguyễn Việt Hưng1,
Hoàng Văn Vũ2, La Đức Toàn3, Nguyễn Tử Kim4
1Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
2Hạt Kiểm lâm huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng
3Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Quây Sơn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
4Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Quản bào trong gỗ cây hạt trần tương tự như sợi gỗ trong gỗ cây hạt kín có nhiệm vụ cơ học nâng đỡ thân cây, ngoài ra còn làm nhiệm vụ dẫn truyền nước và dinh dưỡng nuôi cây, do đó kích thước quản bào là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các tính chất của gỗ và biến động theo tuổi cây. Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của tuổi đến sự biến động kích thước quản bào của gỗ Thông mã vĩ trồng tại Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Biến động kích thước theo hướng bán kính: Ở phần gỗ sớm giá trị đường kính quản bào, đường kính khoang rỗng và chiều dày vách quản bào ở vị trí gần vỏ luôn cao hơn ở vị trí gần tâm. Tuy nhiên, phân tích thống kê đã chỉ ra rằng chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) với giá trị kích thước quản bào giữa hai vị trí R1 và R2 ở tuổi 18 và tuổi 24, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) với giá trị kích thước quản bào giữa hai vị trí R1 và R2 ở tuổi 12 mặc dù giá trị trung bình ở R2 cao hơn ở vị trí R1. (2) Biến động kích thước quản bào theo tuổi cây: Ở cả phần gỗ sớm và gỗ muộn, chiều dày vách quản bào đều có xu hướng tăng khi tuổi cây tăng lên. Giá trị chiều dày vách quản bào lớn nhất ở tuổi 24 (1,38 µm ở phần gỗ sớm và 2,90 µm ở phần gỗ muộn) và thấp nhất là ở tuổi 12 (1,05 µm ở phần gỗ sớm và 2,20 µm ở phần gỗ muộn). Chiều dày vách quản bào là yếu tố ảnh hưởng rõ nhất đến khối lượng riêng của gỗ Thông mã vĩ khi giải thích đến 66% sự biến động giá trị khối lượng riêng.
Từ khóa: Khối lượng riêng, kích thước quản bào, quản bào, Thông mã vĩ, tuổi cây
Effect of age on variation in tracheid dimensions of Pinus massoniana Lamb. planted in Cao Bang, Vietnam
Duong Van Doan1,*, Nguyen Viet Hung1, Hoang Van Vu2, La Duc Toan3, Nguyen Tu Kim4
1Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
2Ha Lang Administration of Forestry, Cao Bang, Vietnam
3Management Board of Protection Forests of Quay Son Rive, Trung Khanh, Cao Bang
4Vietnamese Academy of Forest Science
summary
Tracheids in softwood are similar to fibers in hardwood, which have the mechanical task of supporting the tree trunk, in addition to carrying out the task of transmitting water and nutrients to feed the tree. Therefore tracheid dimenssion is an important factor affecting the wood properties and varies with the age of the tree. This study aims to evaluate the effect of age on tracheid dimenssion of Pinus massoniana planted in Cao Bang. Research results showed: (1) Variation in tracheid dimenssion along the radius direction: In the earlywood, the values of tracheid diameter, lumen diameter and cell wall thickness near the bark were always higher than those near the pith. However, statistical analysis showed that there was only a statistically significant difference (P < 0.05) in the value of tracheid dimenssion between two radial positions R1 and R2 at age 18 and age 24, while there was no statistically significant difference (P > 0.05) in the value of tracheid dimenssion between two positions R1 and R2 at age 12 although the average value at R2 was higher than at position R1. (2) Variation in tracheid with tree age: In both earlywood and latewood, cell wall thickness tended to increase as tree age increases. In this study, the highest cell wall thickness value was at age 24 (1.38 µm in earlywood and 2.90 µm in latewood) and the lowest was at age 12 (1.05 µm in learlywood and 2.20 µm in latewood). Cell wall thickness is the factor that most clearly affects the density of Pinus massoniana wood, explaining up to 66% of the variation in wood density value.
Keywords: Wood density, cell dimensions, tracheid, Pinus massoniana Lamb., tree age
SỬ DỤNG ẢNH VIỄN THÁM ĐỂ ƯỚC TÍNH SINH KHỐI RỪNG
TRÊN MẶT ĐẤT: THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG
Hồ Đình Bảo, Nguyễn Thị Thanh Hương
Trường Đại học Tây Nguyên
TÓM TẮT
Định lượng sinh khối rừng trên mặt đất (AGB) là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong giám sát biến đổi khí hậu toàn cầu. Kỹ thuật viễn thám đã phát triển trở thành một công cụ hữu hiệu không thể thiếu trong tiến trình này. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến xây dựng các nguyên tắc, nguồn dữ liệu cũng như phương pháp sử dụng viễn thám khác nhau để ước tính. AGB được ước tính dựa trên các chỉ số ảnh viễn thám kết hợp với dữ liệu điều tra ô mẫu trên mặt đất. Các nguồn dữ liệu thường được sử dụng là ảnh vệ tinh quang học, ảnh vệ tinh siêu cao tần, ảnh LiDAR. Mỗi loại nguồn dữ liệu đều có các ưu và nhược điểm riêng trong việc ước tính AGB. Cho dù vậy, viễn thám vẫn được dự đoán sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong ước tính AGB vì nó cung cấp cơ sở lý thuyết để nghiên cứu chu trình carbon, dữ liệu cho việc mua bán tín chỉ carbon cũng như trong giám sát rừng. Bên cạnh đó, các phương pháp mô hình hóa khác nhau cũng mang lại kết quả ước tính khác nhau phụ thuộc vào tính sẵn có của dữ liệu đầu vào và sai số trong ước lượng. Tuy nhiên, để ước tính AGB một cách nhanh chóng, chính xác và chi phí thấp vẫn đang là một thách thức và cần tiếp tục được quan tâm trong nghiên cứu lâm nghiệp.
Từ khóa: Giám sát carbon rừng, sinh khối rừng trên mặt đất, viễn thám
USING REMOTE SENSING IMAGES FOR ESTIMATING ABOVEGROUND FOREST BIOMASS: CHALLsENGES AND PROSPECTS
Ho Dinh Bao, Nguyen Thi Thanh Huong
Tay Nguyen University
ABSTRACT
Quantifying forests aboveground biomass (AGB) is one of the most important factors in monitoring global climate change. Remote sensing techniques have developed into an indispensable tool in this process. So far, there have been many studies related to building principles, data sources and methods of using different remote sensing to estimate. AGB is estimated based on remote sensing image indices combined with ground sample plot survey data. The data sources commonly used are optical satellite images, ultra-high frequency satellite images, LiDAR images. Each type of data source has its own advantages and disadvantages in estimating AGB. However, remote sensing is still predicted to play an increasingly important role in estimating AGB because it provides a theoretical basis for studying the carbon cycle, data for carbon credit trading and forest monitoring. In addition, different modeling methods also lead to different estimation results depending on the availability of input data and the error in estimation. However, estimating AGB quickly, accurately and inexpensively is still a challenge and needs to be further studied in forestry research.
Keywords: Forest Carbon monitoring, forest above ground biomass, remote sensing
BẪY ĐÈN ĐA TÍNH NĂNG PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG
GÂY HẠI CÂY TRỒNG NÔNG LÂM NGHIỆP
Lê Xuân Phúc1, Đào Ngọc Quang2, Cao Chí Công1
1Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
2Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
TÓM TẮT
Sử dụng bẫy đèn là biện pháp thu bắt trưởng thành và diệt chủ động nguồn đẻ trứng của côn trùng. Bẫy đèn đa tính năng là sản phẩm nghiên cứu thiết kế chế tạo, kế thừa và phát triển từ Bẫy đèn cải tiến đã có, áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới tiên tiến và cải tiến kết cấu, nâng cao tính năng phù hợp với đặc điểm, điều kiện Việt Nam. Kết quả khảo nghiệm bước đầu cho thấy, Bẫy đèn đa tính năng có phạm vi hoạt động rộng, kể cả nơi không có điện lưới, khả năng thu bắt trưởng thành và diệt cao hơn so với các bẫy đèn đang sử dụng ở Việt Nam từ 1,5 đến 3,2 lần về số lượng loài và từ 4,2 đến 4,6 lần về số lượng trưởng thành, điều khiển hoạt động tự động hẹn giờ và từ xa qua kết nối với điện thoại di động, sử dụng thuận tiện, an toàn cả trong điều kiện đồi núi và đồng bằng, thời tiết ẩm ướt và mưa giông bất thường, đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất nông lâm nghiệp.
Từ khóa: Bẫy đèn đa tính năng, côn trùng hại, điều khiển tự động và từ xa, phóng điện cao áp
MULTI-FUNCTION LIGHT TRAP IN PREVENTING INSECT PESTS ASSOCIATED WITH AGRICULTURAL CROPS AND FOREST TREES
Le Xuan Phuc1, Dao Ngoc Quang2, Cao Chi Cong1
1 Forest Industry Research Institute
2 Forest Protection Research Centre
SUMMARY
Using light traps is a method of catching moths and actively destroying the insect’s egg-laying source. The multi-function light trap is a product that inherits and develops from the existing improved light trap, applying new advanced techniques and improving the structure, enhancing features suitable for Vietnam’s conditions. Initial results show that the multi-purpose light trap has a wide operating range, even in places without mains electricity, and is much more capable of attracting moths than the light traps currently used in Vietnam in terms of both number of moths (4.2 to 4.6 times) and number of insect pest species (1.5 to 3.2 times); automatic control, timer and remote control via connection to mobile phone; safe; convenient; easy to move on mountain roads and large fields, wet weather and unusual thunderstorms conditions, meeting the requirements of large-scale specialized agricultural and forestry production.
Keywords: Multi-function light trap, insect pests, automatic and remote control system, high voltage discharge
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM RỪNG
– NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM RỪNG
Ở VIỆT NAM
Phạm Thị Luyện, Nguyễn Tiến Hải
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Bài báo hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo hiểm rừng và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trên thế giới về bảo hiểm rừng. Kết quả hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo hiểm rừng đã đưa ra được các loại rủi ro cơ bản đối với rừng, các loại hình và các đặc trưng liên quan đến bảo hiểm rừng, cách tính phí bảo hiểm. Bảo hiểm rừng được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới và đã mang lại nhiều tác động tích cực cho người trồng rừng khi rủi ro xảy ra. Kinh nghiệm thực tiễn triển khai chính sách bảo hiểm rừng trồng của các nước trên thế giới cũng đã cho thấy được vai trò của Nhà nước trong triển khai chính sách bảo hiểm rừng. Từ đó, nghiên cứu đưa ra những bài học kinh nghiệm và những định hướng cho xây dựng và triển khai chính sách bảo hiểm rừng ở Việt Nam trong thời gian tới. Theo đó, Nhà nước được xem như một chủ thể quan trọng trong thực hiện bảo hiểm rừng. Một số gợi ý chính sách bảo hiểm rừng trong thời gian tới là: xây dựng chính sách bảo hiểm rừng trồng, thực hiện thí điểm bảo hiểm rừng trồng. Việc thí điểm tập trung vào loại rủi ro chính (bão lũ), cho loài cây rừng trồng phổ biến (keo) của rừng trồng sản xuất. Nhà nước hỗ trợ phí bảo hiểm trong giai đoạn đầu triển khai. Bên cạnh đó, thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm rừng.
Từ khóa: Bảo hiểm rừng, chính sách, rủi ro, rừng trồng sản xuất
THEORETICAL AND PRACTICAL BASIS OF FOREST INSURANCE – ORIENTATIONS
FOR FOREST INSURANCE POLICY IN VIETNAM
Pham Thi Luyen, Nguyen Tien Hai
Forestry Economics Research Centre
SUMMARY
The article has systematized the theoretical basis of forest insurance and summarized the practical experience of some countries around the world on forest insurance. The results of systematizing the theoretical basis for forest insurance have shown the basic types of risks to forests, types and characteristics related to forest insurance, and how to calculate insurance premiums. Forest insurance has also received attention from many countries around the world and has brought many positive impacts to forest growers when risks occur. Practical experience in implementing planted forest insurance policies of countries around the world has also shown the role of the state in implementing forest insurance policies. Since then, the study has provided lessons learned and directions for developing and implementing forest insurance policies in Vietnam in the future. Accordingly, the State is considered an important subject in implementing forest insurance. Some suggestions for forest insurance policy in the near future are: developing a planted forest insurance policy and performing piloting planted forest insurance. The pilot focuses on the main type of risk (storms and floods), for a common plantation tree species (acacia) in production forests. The State supports insurance fees in the first phase of implementation. In addition, carry out propaganda to raise people’s awareness about forest insurance.
Keywords: Forest insurance, policy, risk, production forests
Latest news
- Vietnam Journal of Forest Science Number 2-2024
- Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2024
- Project Potential Research at Ministerial level: “Research on improving light trap equipment to kill insects harmful to agricultural and forestry crops with high efficiency and using solar power.”
- Project Potential Research at Ministerial level: "Research on production forest insurance and support policies proposals in some provinces "
- Project “Technology completion for the manufacture of bamboo scrimber as construction and interior materials”.