Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2024
1. | New species, Impatiens lobulifera (Balsaminaceae) in the flora of Vietnam | Bổ sung loài Impatiens lobulifera (họ Balsaminaceae) cho hệ thực vật Việt Nam | Quan Ngoc Chu
L.V. Averyanov Hai Dai Vo Dang Hai Nguyen Ha Van Dang Yen Thi Nguyen Ly Van Nguyen Cuong Huu Nguyen |
3 |
2. | Nghiên cứu tuyển chọn cây trội Tô hạp điện biên (Altingia siamensis Craib) tại 2 tỉnh Sơn La và
Điện Biên |
Research selection dominant tree Altingia siamensis Craib in two provinces of Son La and Dien Bien | Nguyễn Văn Hùng Võ Đại Hải Nguyễn Hải Hòa Hà Văn Tiệp
Lê Anh Thanh Vũ Văn Tuân Nguyễn Duy Khánh Phan Thị Thanh Huyền |
9 |
3. | Nghiên cứu tuyển chọn cây trội Quế tại tỉnh Bắc Kạn | Research on selection of selecting plus tree of Cinnamomum cassia in Bac Kan provinces | Hà Văn Năm Phạm Ngọc Thành Nguyễn Xuân Đài Hà Đình Long Trương Quang Trí | 19 |
4. | Phân tích sự thay đổi lớp phủ ở huyện Đắk Glong – tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 -2023 dựa vào ảnh vệ tinh đa thời gian | Analysis of land cover
changes in Dak Glong district – Dak Nong province period 2011 – 2023 based on multi-temporal satellite images |
Cao Thị Hoài
Nguyễn Thị Thanh Hương |
33 |
5. | Xác định sinh khối và khả năng tích lũy carbon của rừng trồng thuần loài keo lai tại Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai | Estimates of biomass and carbon sequestration
of acacia hybrid plantation in Dong Nai Biosphere Reserve |
Nguyễn Văn Tuấn Nguyễn Văn Thịnh Phạm Tiến Dũng Nguyễn Huy Hoàng Nguyễn Việt Cường
Nguyễn Thị Thu Phương Trần Hồng Vân |
46 |
6. | Đánh giá khả năng thích hợp và xây dựng bản đồ tiềm năng phát triển Sâm lai châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu | Assessing adaptability and creatting potential map for growing lai chau Ginseng (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) in Tam Duong district, Lai Chau province | Trương Trọng Khôi Nguyễn Văn Tuấn Trịnh Ngọc Bon Bùi Thanh Tân
Nguyễn Thị Hoài Anh Nguyễn Đình Thượng Phạm Danh Tuyên Phạm Quang Tuyến Trương Tất Đơ |
54 |
7. | Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng Tràm gió (Melaleuca cajupti Powell) in vitro ở vùng đồi và vùng cát tại Thừa Thiên Huế | Research on some technical measures of in vitro cultivation of Melaleuca cajupti Powell
in hills and sandal areas in Thua Thien Hue |
Tôn Thất Ái Tín Phạm Cường Tống Phước Bình
Nguyễn Cao Danh Phan Thiên Giang Hoàng Huy Tuấn |
65 |
8. | Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đối với cây Bò khai (Erythropalum scandens Blume) ở giai đoạn cây non | Effects of fertilizer combinations for Erythropalum scandens Blume in the young stage | Nguyễn Chí Hiểu | 77 |
9. | Phản ứng của một số loài cây ngập mặn với yếu tố môi trường khu vực ven biển Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh | Responsibilities of mangrove trees species to environmental change in the coastal area of Can Gio, Ho Chi Minh City | Lê Thanh Quang Hoàng Văn Thơi Kiều Tuấn Đạt Nguyễn Khắc Điệu Đinh Duy Tuấn
Đinh Thị Phương Vy Thái Thành Lượm Phan Văn Trung Huỳnh Đức Hoàn Bùi Nguyễn Thế Kiệt |
85 |
10. | Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về chỉ số môi trường và CO2 rừng | Analysis and assessment
of the current legal documents on forest environmental and CO2 indicators |
Nguyễn Hoàng Tiệp Võ Đại Hải
Đặng Thịnh Triều |
95 |
11. | Sự phân bố không đồng nhất của tuyến trùng Caenorhabditis brenneri ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và Cúc Phương | Nematode isolates of Caenorhabditis brenneri yielded more in Cat Tien but less in Cuc Phuong National Parks | Lê Thọ Sơn
Bùi Thị Mai Hương Hà Bích Hồng Nguyễn Thị Thu |
109 |
12. | Đánh giá hiệu lực ức chế của chủng vi khuẩn đối kháng nấm hại gỗ | Evaluating the inhibitory efficacy of bacteria strains against wood pathogenic fungi | Nguyễn Hữu Minh Bùi Thị Thủy
Đỗ Biên Cương Quách Đình Huy |
117 |
NEW SPECIES, Impatiens lobulifera (Balsaminaceae) IN THE FLORA OF VIETNAM
Quan Ngoc Chu1, L.V. Averyanov2, Hai Dai Vo3, Dang Hai Nguyen3, Ha Van Dang4, Yen Thi Nguyen4, Ly Van Nguyen4, Cuong Huu Nguyen4
1Ba Vi National Park, Tan Linh, Ba Vi, Hanoi, Vietnam
2 Komarov Botanical Institute Russian Academy of Sciences Prof. Popov Str., 2, St.-Petersburg, 197376, Russia
3 Vietnamese Academy of Forest Sciences
4 Vietnam National University of Forestry, Hanoi, Vietnam
ABSTRACT
Impatiens lobulifera S. X. Yu, Y. L. Chen & H. N. Qin, previously known as an endemic of SE China, is found first in Vietnam, in Ba Be National Park (Bac Kan Province). The voucher herbarium specimens of this species collected in Vietnam are housed in the herbaria of the Vietnam National University of Forestry (VNF) and the Komarov Botanical Institute (LE). An amended morphological description of this species, accompanied by color photos, new data on ecology, and phenology are additionally provided.
Keywords: Balsaminaceae, Impatiens, Impatiens lobulifera, new record, plant diversity, plant geography, Vietnam
BỔ SUNG LOÀI Impatiens lobulifera (HỌ Balsaminaceae) CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM Chu Ngọc Quân1, Averyanov V. Leonid2, Võ Đại Hải3, Maisak V. Tatiana2,
Nguyễn Hải Đăng3, Đặng Văn Hà4, Nguyễn Thị Yến4, Nguyễn Văn Lý4, Nguyễn Hữu Cường4
1Vườn Quốc gia Ba Vì
2 Viện Thực vật Komarov, Viện Hàn lâm Khoa học Nga
3 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
4 Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Trên thế giới, chi Bóng nước (Impatiens L.) thuộc họ Bóng nước (Balsaminaceae) gồm khoảng 1.000 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ, châu Âu và Đông Nam Á, cũng như ở Đông Á. Ở Việt Nam, chi này có 42 loài, bao gồm cả loài Impatiens monticola Hook.f. mới ghi nhận gần đây. Trong quá trình nghiên cứu chi Bóng nước (Impatiens) ở một số khu vực núi đá vôi miền Bắc Việt Nam, chúng tôi phát hiện loài Impatiens lobulifera S.X.Yu, Y.L.Chen & H.N.Qin phân bố ở Vườn Quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn. Loài Impatiens lobulifera có một vài đặc điểm đặc trưng lá hình trứng, cuống lá có 2 tuyến tròn; cụm 2 – 3 hoa, hoa màu vàng xanh, móng gắn xẻ 2 phía chót, hạt có lông. Đây là loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam và trước là đặc hữu của Trung Quốc.
Từ khóa: Balsaminaceae, Impatiens, I.
NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY TRỘI
TÔ HẠP ĐIỆN BIÊN (Altingia siamensis Craib) TẠI 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN
Nguyễn Văn Hùng1, Võ Đại Hải2, Nguyễn Hải Hòa3, Hà Văn Tiệp1,
Lê Anh Thanh1, Vũ Văn Tuân1, Nguyễn Duy Khánh1, Phan Thị Thanh Huyền4
1Trung tâm khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc 2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 3Trường Đại học Lâm nghiệp
4Trường Đại học Tây Bắc
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 2 lâm phần rừng trồng để tuyển chọn cây trội Tô hạp điện biên tại xã Nà Tấu, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên diện tích 2,5 ha trồng thuần loài từ năm 2009, mật độ ban đầu 1.600 cây/ha, mật độ hiện tại 1.030 cây/ha, số cây sai quả chiếm 60% tổng số cây của lâm phần, tại xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La diện tích 1 ha trồng thuần loài làm giàu rừng trong thạng thái rừng nghèo phục hồi sau nương rẫy năm 2009, mật độ ban đầu 500 cây/ha, hiện tại mật độ là 415 cây/ha, số lượng cây sai quả chiếm khoảng 50% số cây trong lâm phần. Theo TCVN 8755-20217 – Giống lâm nghiệp – Cây trội, đã tuyển chọn được 34 cây trội Tô hạp điện biên trên 10 tuổi và cho quả được 2 năm. Đây là nguồn cung cấp vật liệu nhân giống để sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng. Trong đó, 30 cây trội được chọn tại xã Nà Tấu, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và 4 cây được chọn tại xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Các cây trội Tô hạp điện biên có đường kính từ 19,4 – 23,9 cm, trung bình đạt 21,9 cm, độ vượt về đường kính so với đám rừng trung bình 34,2%; chiều cao vút ngọn từ 14 – 16 m, trung bình đạt 15,1 m độ vượt về chiều cao so với lâm phần trung bình 13,9%.
Từ khóa: Tô hạp điện biên, cây trội, lâm phần
RESEARCH SELECTION DOMINANT TREE Altingia siamensis CRAIB IN TWO PROVINCES OF SON LA AND DIEN BIEN
Nguyen Van Hung 1, Vo Dai Hai 2, Nguyen Hai Hoa3, Ha Van Tiep1,
Le Anh Thanh1, Vu Van Tuan1, Nguyen Duy Khanh1, Phan Thi Thanh Huyen4
1 Forest Science Centre of North Western Vietnam
2 Vietnamese Academy of Forest Sciences 3 Vietnam National University of Forestry 4 Tay Bac University
SUMMARY
The research results have selected 2 stand plus tree Altingia siamensis Craib, which is Na Tau commune, Dien Bien Phu city, Dien Bien province, the area of 2.5 hectares grown pure species since 2009 density Initially, 1,600 trees/ha of current density 1,030 trees/ha of the wrong fruit trees accounted for 60% of the total number of trees of lam part and Chieng Bom commune, Thuan Chau district, Son La province, an area of 1 ha. Recovery after the fields in 2009, the initial density of 500 trees/ha currently density is 415 trees/ha, the number of wrong fruit trees accounts for about 50% of the trees in the forest. According to TCVN 8755- 20217-Forestry varieties have recruited 34 plus tree Altingia siamensis Craib are over 10 years old and for 2 years, this is the source of propagation materials to produce seedlings for afforestation. Of which, 30 plus tree was chosen in Na Tau commune, Dien Bien Phu city, Dien Bien province and 4 plus tree were chosen in Chieng Bom commune, Thuan Chau district, Son La province. The plus tree Altingia siamensis Craib with a diameter of 19.4 – 23.9 cm on average reached 21.9 cm, exceeding the diameter compared to the average forest of 34.2%; The soaring height of 14 – 16 m average reaches 15.1 m to the height of the average part of 13.9%.
Keyword: Altingia Siamensis Craib, plus tree, stand
NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY TRỘI QUẾ TẠI TỈNH BẮC KẠN
Hà Văn Năm, Phạm Ngọc Thành, Nguyễn Xuân Đài, Hà Đình Long, Trương Quang Trí
Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Quế (Cinnamomum cassia Presl.) hiện là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân một số huyện tại tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, hiện chưa có nguồn giống Quế nào tại tỉnh được chọn lọc và công nhận. Năng suất, chất lượng và hàm lượng tinh dầu trong vỏ quế cũng chưa được đánh giá so sánh với các vùng trồng Quế chính khác. Do đó, nghiên cứu chọn giống cây trội có năng suất vỏ và hàm lượng tinh dầu cao là rất cần thiết. Kết quả tuyển chọn cây trội Quế tại các huyện Chợ Đồn, Chợ Mới, TP. Bắc Kạn đã chọn được 123 cây trội có tuổi từ 11 – 30 năm, có độ vượt 25,3 – 114,1% về đường kính ngang ngực, 9,8 – 22,4% về chiều cao vút ngọn và 50,5 – 296,7% về chỉ tiêu năng suất vỏ so với quần thể xung quanh. Các cây trội được chọn có thân thẳng, vỏ nhẵn, tán to, cành to, đã ra hoa, quả. Hàm lượng và chất lượng tinh dầu trong mẫu vỏ cành các cây trội tại Bắc Kạn tương đương với các nguồn giống Quế đang được trồng khai thác rộng rãi tại Yên Bái và Lào Cai. Hàm lượng tinh dầu Quế tại Bắc Kạn từ 2,5 – 6,5% so với Yên Bái – Lào Cai 2,5 – 4,2%, tỷ trọng tinh dầu tại Bắc Kạn từ 1,037 – 1,044 so với Yên Bái – Lào Cai 1,018 – 1,041, chỉ số khúc xạ tinh dầu tại Bắc Kạn từ 1,594 – 1,605 so với của Yên Bái – Lào Cai 1,588 – 1,604, độ quay cực của tinh dầu Quế tại Bắc Kạn từ -0,96 đến -0,48 so với Yên Bái – Lào Cai -0,97 đến 0,00. Hàm lượng Trans-aldehyt cinamic trong tinh dầu Quế tại Bắc Kạn từ 83,95 – 92,10% so với tại Yên Bái – Lào Cai 88,84 – 91,35%, hàm lượng Coumarin trong tinh dầu tại Bắc Kạn từ 0,65
– 1,58% so với Yên Bái – Lào Cai 0,58 – 1,23%, thấp hơn mức quy định tại TCVN 6029:2008 tối đa ≤ 4%.
Từ khóa: Quế, chọn giống, cây trội, hàm lượng tinh dầu, tỉnh Bắc Kạn
RESEARCH ON SELECTION OF SELECTING PLUS TREE OF Cinnamomum cassia
IN BAC KAN PROVINCES
Ha Van Nam, Pham Ngoc Thanh, Nguyen Xuan Dai, Ha Dinh Long, Truong Quang Tri
Reseach Institute for Forest Ecology and Environment – Vietnamese Academy of Forest Sciences
Cinnamon (Cinnamomum cassia Presl.) is a high-value species that brings significant economic benefits to the communities in some districts in Bac Kan province. However, there is currently no selected and certified Cinnamon variety and there is no report on the productivity, quality, and essential oil content in the bark compared to other cinnamon-growing regions. Therefore, it is crucial in selection of plus trees with high bark productivity and essential oil content. The results of plus trees selection in Cho Don, Cho Moi, and Bac Kan City have identified 123 trees aged between 11 and 30 years. These trees showed superior growth compared to trees in the surrounding population, with a diameter at breast height exceeding 25.3 – 114.1%, 9.8 – 22.4% in height and 50.5 – 296.7% in bark productivity. The selected trees have straight trunks, smooth bark, large canopy, thick branches, and have already produced flowers and fruits. The content and quality of the essential oil in the bark and branches of the selected trees in Bac Kan are equivalent to those in the cinnamon varieties that are currently exploited in Yen Bai and Lao Cai provinces. The essential oil content ranges from 2.5% to 6.5% compared to 2.5% to 4.2% in Yen Bai – Lao Cai’s varieties. The specific gravity, and refractive index of the essential oil ranges from 1.037 to 1.044 and 1.594 to 1.605, respectively which is higher than those in Yen Bai – Lao Cai’s varieties. The optical rotation of the essential oil in Bac Kan plus trees ranges from –
0.96 to -0.48, higher than in Yen Bai – Lao Cai’s varieties which range from -0.97 to 0.00. The content of trans-cinnamaldehyde is from 83.95% to 92.10% compared to 88.84% to 91.35% in Yen Bai – Lao Cai’s varieties. The content of coumarin in the essential oil ranges from 0.65% to 1.58%, which is lower than the maximum limit of 4% regulated by TCVN 6029:2008.
Keywords: Cinnamomum cassia, plus trees selection, essential oil content, Bac Kan provices
PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI LỚP PHỦ
Ở HUYỆN ĐẮK GLONG – TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2023 DỰA VÀO ẢNH VỆ TINH ĐA THỜI GIAN
Cao Thị Hoài và Nguyễn Thị Thanh Hương
Trường Đại học Tây Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu đã ứng dụng ảnh vệ tinh Landsat đa thời gian để phân tích thay đổi lớp phủ tại huyện Đắk Glong – tỉnh Đắk Nông trong 3 giai đoạn: 2011 – 2015, 2015 – 2019 và 2019 – 2023. Phương pháp phân loại có kiểm định phi tham số Random Forest (RF) được sử dụng để phân loại ảnh vệ tinh Landsat trong các năm 2011, 2015, 2019 và năm 2023. Kết quả nghiên cứu đạt độ chính xác phân loại khá cao, từ 84,51% đến 90,53% tương ứng với hệ số Kappa từ 0,78 đến 0,85. Kết quả chỉ ra diện tích rừng tự nhiên đã giảm đáng kể theo thời gian, từ 63,52%, giảm xuống 46,21%, 39,74 và 39,28% tương ứng các năm 2011, 2015, 2019 và 2023 (giảm xấp xỉ 15%, tương ứng với giảm trên 35 ngàn ha rừng tự nhiên trong cả giai đoạn điều tra). Trong khi đó, các loại lớp phủ khác có sự tăng lên về diện tích qua các thời kỳ, đặc biệt là đất nông nghiệp và đất khác để đáp ứng các nhu cầu của con người khi dân số tăng lên. Tuy nhiên, giai đoạn 2019 – 2023 cũng chỉ ra sự ổn định của diện tích rừng tự nhiên do tác động của các chính sách quản lý và bảo vệ rừng của Nhà nước và của địa phương. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng, các chủ rừng trong việc đánh giá thực trạng và diễn biến rừng để có những kế hoạch, chính sách quản lý và bảo vệ rừng phù hợp với định hướng của địa phương.
Từ khóa: Landsat, lớp phủ, phân loại ảnh, Random forest classification.
ANALYSIS OF LAND COVER CHANGES IN DAK GLONG DISTRICT – DAK NONG PROVINCE PERIOD 2011 – 2023 BASED ON MULTI-TEMPORAL SATELLITE IMAGES
Cao Thi Hoai and Nguyen Thi Thanh Huong
Tay Nguyen University
SUMMARY
The study conducted in Dak Glong district, Daknong province, utilized Landsat satellite imagery and the Random Forest (RF) algorithm to analyze land use and land cover changes over three time periods: 2011 – 2015, 2015 – 2019, and 2019 – 2023. The classification accuracy ranged from 84.51% to 90.53%, with a Kappa coefficient varying from 0.78 to 0.85, indicating a reliable and accurate classification process. Key findings revealed a significant decline in natural forest area, decreasing from 63.52% in 2011 to 39.28% in 2023. This represents a 15% decrease over the entire survey period, equivalent to over 35,000 hectares of natural forest. Conversely, other land cover types, such as croplands, showed an increase in area over the specified periods. Notably, from 2019 to 2023, natural forest areas exhibited better management, possibly attributed to forest management and protection policies from both the government and local initiatives. This positive trend is crucial for sustaining forest resources. The research results serve as an information resource for relevant agencies and forest owners, facilitating the assessment of current forest status and trends. This information is instrumental in developing plans, management policies, and forest protection measures aligned with local directions.
Keywords: Landsat, land cover, classification, Random Forest classification
XÁC ĐỊNH SINH KHỐI VÀ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CARBON CỦA RỪNG TRỒNG THUẦN LOÀI KEO LAI
TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI
Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Thịnh, Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Thị Thu Phương, Trần Hồng Vân
Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về xác định sinh khối và khả năng tích lũy carbon rừng trồng keo lai (acacia hybrid) tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. Số liệu nghiên cứu thu thập trên 45 ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình, diện tích mỗi ô là 500 m2 (20 25 m) đại diện cho các cấp đất I, II, III và các tuổi từ 3 đến 7. Trên mỗi OTC, tiến hành chặt hạ 02 cây tiêu chuẩn để xác định sinh khối. Sinh khối được phân tích tại phòng thí nghiệm và thiết lập mối quan hệ giữa sinh khối với các yếu tố điều tra để ước tính sinh khối và trữ lượng carbon của cây cá thể và lâm phần. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh khối và trữ lượng carbon biến động theo tuổi và cấp đất. Trong cùng một tuổi rừng trồng, sinh khối và trữ lượng carbon có xu hướng giảm dần theo từng cấp đất (từ I đến III), trong khi sinh khối và trữ lượng carbon tăng lên rõ rệt theo tuổi từ 3 đến 7 ở trong cùng một cấp đất. Nghiên cứu chỉ ra được mối tương quan chặt giữa tổng sinh khối cây cá thể với các yếu tố điều tra D (đường kính ngang ngực) và H (chiều cao vút ngọn).
Từ khóa: Keo lai, hấp thụ CO2, rừng trồng, sinh khối, trữ lượng carbon
ESTIMATES OF BIOMASS AND CARBON SEQUESTRATION OF ACACIA HYBRID PLANTATION IN DONG NAI BIOSPHERE RESERVE
Nguyen Van Tuan, Nguyen Van Thinh, Pham Tien Dung, Nguyen Huy Hoang, Nguyen Viet Cuong, Nguyen Thi Thu Phuong, Tran Hong Van
Silviculture Research Institute – Vietnamese Academy of Forest Sciences
SUMMARY
This paper presents findings on estimating biomass and carbon sequestration of acacia hybrid plantation in Dong Nai Biosphere Reserve. Data were collected in 45 sample plots with the plot area of 500 m2 (20 25 m) representing soil classes I, II, III and ages of 3 to 7 year old plantations. Two sample trees were selected in each sample plot for destrcution to measure fresh biomass. Dry biomass was analyzed in laboratory and the relationship between dry biomass and forest inventory factors to estimate dry-mass and carbon stock of individual trees and plantation stand. Findings indicated that fresh biomass, dry biomass and carbon storage fluctuate in different ages and soil classes. At the same age of plantation, biomass and carbon storage tends to gradually decrease according to soil classes (from I to III) and while biomass and carbon stock increases greatly as the increased plantation ages from 3 to 7 years in the same soil class. Another resutlt shows that there is a close correlation between total tree dry biomass and D (diameter at breast height) and H (total tree height).
Keywords: Carbon stock, CO2 sequestration, acacia hybrid plantation, biomass
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH HỢP
VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
SÂM LAI CHÂU (Panax vietnamensis var. fuscidiscus)
TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU
Trương Trọng Khôi1, Nguyễn Văn Tuấn1, Trịnh Ngọc Bon1, Bùi Thanh Tân1, Nguyễn Thị Hoài Anh1, Nguyễn Đình Thượng2,
Phạm Danh Tuyên3, Phạm Quang Tuyến1, Trương Tất Đơ4
1Viện Nghiên cứu Lâm sinh
2Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tam Đường
3Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Tam Đường
4Cục Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm xây dựng các tiêu chí đánh giá điều kiện thích hợp để trồng cây Sâm lai châu và xây dựng bản đồ vùng trồng tiềm năng cho Sâm lai châu tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Các chỉ số đưa vào đánh giá là các nhân tố nhiều biến động, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển cây Sâm lai châu (nhiệt độ, độ cao, độ dốc, độ ẩm). Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, để thuận lợi cho việc canh tác, Sâm lai châu phù hợp ở độ cao từ 1.400 – 2.200 m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình năm từ 13 – 22oC, yêu cầu về độ dốc < 25o, độ ẩm > 80%. Vùng thích hợp trồng Sâm lai châu tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu được xác định bằng phương pháp chồng xếp lớp bản đồ theo các tiêu chí về độ cao tuyệt đối, nhiệt độ và độ dốc phù hợp với diện tích là 30.381,40 ha chiếm 46,32% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Các xã có diện tích > 1.500 ha và có tiềm năng để trồng Sâm lai châu gồm 7 xã: Sơn Bình, Khun Há, Tả Lèng, Bản Bo, Hồ Thầu, Giang Ma, Nùng Nàng. Trong đó, diện tích phù hợp để trồng Sâm lai châu tập trung ở diện tích rừng phòng hộ là 23.199,27ha, diện tích rừng sản xuất là 4.607,75 ha, còn lại 2.574,38 ha là diện tích ngoài quy hoạch lâm nghiệp. Như vậy, vùng trồng tiềm năng trong diện tích rừng sản xuất khá lớn (4.607,75 ha) có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát triển Sâm lai châu trên địa bàn huyện Tam Đường, đảm bảo các quy định pháp luật về quản lý rừng, triển khai Chương trình phát triển Sâm Việt Nam theo Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 01/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ, phát triển giá trị đa mục đích của hệ sinh thái rừng nhằm cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống cho người dân làm nghề rừng.
Từ khóa: Huyện Tam Đường, Sâm lai châu, điều kiện thích hợp, khả năng thích nghi, bản đồ vùng trồng tiềm năng.
ASSESSING ADAPTABILITY AND CREATTING POTENTIAL MAP
FOR GROWING LAI CHAU GINSENG (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) IN TAM DUONG DISTRICT, LAI CHAU PROVINCE
Truong Trong Khoi1, Nguyen Van Tuan1, Trinh Ngoc Bon1, Bui Thanh Tan1, Nguyen Thi Hoai Anh1, Nguyen Dinh Thuong2, Pham Danh Tuyen3, Pham Quang Tuyen1, Truong Tat Do4
1Silviculture Research Institute (SRI)
2 Division of Agriculture and Rural Development of Tam Duong district
3Tam Duong district protection forest management board
4Department of Forestry – Ministry of Agriculture and Rural Development
SUMMARY
This study aimed to determine criteria to assess suitable conditions of growing Lai Chau ginseng and to map out potential planting area for Lai Chau ginsen in Tam Duong district, Lai Chau province. Initial research
results show that Lai Chau Ginseng is suitable at an altitude of 1,400 – 2,200 m above sea level; the average annual temperature is from 13 – 22oC; the slope requirement is < 25o, humidity > 80% to be convenient for the cultivation. Suitable areas for planting Lai Chau ginseng in Tam Duong district, Lai Chau province by overlaying maps of absolute altitude, temperature and suitable slope layers is 30,381.40 ha, accounting for
46.32 % of Tam Duong’s natural area.
The communes with an area of over 1,500 hectares and potential for planting Lai Chau ginseng include 7 communes: Son Binh, Khun Ha, Ta Leng, Ban Bo, Ho Thau, Giang Ma, and Nung Nang. In which, the suitable area for planting Lai Chau ginseng is mainly concentrated in protection forests is 23,199.27 hectares, the production forest area accounts for 4,607.75 hectares, the remaining 2,574.38 hectares is unspecified areas. Thus, potentially planting area in production forest are is 4,607.75 ha which is of great significance in formulating the planning plan and development orientation of Lai Chau ginseng in the communes of Tam Duong district, ensuring the legal regulation on forest management, implement the Vietnam Ginseng Development Program according to the Primer Minister’s Decision No.611/QD-TTg dated on June 1, 2023, develop the multi-pupose value of the forest ecosystem in order to improve livelihood and living standard of people living near by forest.
Keywords: Tam Duong district, Panax vietnamensis var. fuscidiscus, suitable condition, adaptability, potential planting area
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG
TRÀM GIÓ (Melaleuca cajupti Powell) in vitro
Ở VÙNG ĐỒI VÀ VÙNG CÁT TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Tôn Thất Ái Tín1, Phạm Cường2, Tống Phước Bình1, Nguyễn Cao Danh1, Phan Thiên Giang1, Hoàng Huy Tuấn2 1Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp Tiền Phong
2Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Cây Tràm gió (Melaleuca cajupti Powell) thuộc họ Sim Myrtaceae là cây có giá trị dược liệu được trồng phổ biến tại tỉnh Thừa Thiên Huế làm nguyên liệu chiết xuất tinh dầu. Nghiên cứu này đã xác định được ảnh hưởng của các nhân tố mật độ, kích thước hố đào và lượng phân bón lót đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và phát triển cây Tràm gió in vitro trồng trên vùng đất đồi và đất cát ở Thừa Thiên Huế. Kết quả đánh giá sau 1 năm trồng cho thấy, mật độ trồng thích hợp ở vùng đất cát và đất đồi 10.000 cây/ha, kích thước hố 40 40 40 cm phù hợp ở vùng đồi và vùng cát kích thước hố là 30 30 30 cm. Bón lót phân vi sinh Sông Hương liều lượng 0,5 kg/hố, cây trên đất đồi cho sinh trưởng tốt nhất với tỷ lệ sống đạt trên 90,0%, chiều cao vút ngọn 141,1 cm, đường kính gốc đạt 2,6 cm, đường kính tán trên 72,0 cm và có bình quân 72,0 cành/cây; trong khi đó ở vùng đất cát, công thức bón lót phân vi sinh Sông Hương tốt nhất ở liều lượng 1,0 kg/hố cho tỷ lệ sống đạt trên 89,5%, chiều cao vút ngọn, đường kính gốc, đường kính tán theo lần lượt 60,0 cm, 0,84 cm, 31,5 cm và có bình quân 28,9 cành/cây.
Từ khóa: Cây Tràm gió in vitro, kỹ thuật trồng, Thừa Thiên Huế.
RESEARCH ON SOME TECHNICAL MEASURES OF in vitro CULTIVATION
OF Melaleuca cajupti Powell IN HILLS AND SANDAL AREAS IN THUA THIEN HUE
Ton That Ai Tin1, Pham Cuong2, Tong Phuoc Binh1, Nguyen Cao Danh1, Phan Thien Giang1, Hoang Huy Tuan2
1Tien Phong Forestry Co, Ltd
2University of Agriculture and Foretsry, Hue University (HUAF)
SUMMARY
Melaleuca cajupti Powell belongs to the Myrtaceae family and is a tree with medicinal value that is commonly grown in Thua Thien Hue province as a raw material for essential oil extraction. This study has determined the influence of factors such as density, pit size and amount of fertilizer on the survival rate, growth and development of in vitro Melaleuca trees grown on hilly and sandy soils in Vietnam. Hue. The analyzed results after 1 year of planting shows that the appropriate planting density in sandy and hilly areas is 10.000 trees/ha, hole size of 40 40 40 cm is suitable in hilly areas and in sandy areas the hole size is 30 30 30 cm. Applying Song Huong microbial fertilizer at a dose of 0.5 kg per hole in the hill area gives the best tree growth with a survival rate of over 90.0%, a top height of 141.1 cm, and a base diameter of 2.6 cm, canopy diameter over 72.0 cm and an average of 72.0 branches tree-1; Meanwhile, in sandy soil areas, the best Song Huong biofertilizer formula at a dose of 1.0 kg hole-1 gives a survival rate of over 89.5%, top height, base diameter, and canopy diameter with 60.0 cm, 0.84 cm, 31.5 cm respectively and have an average of 28.9 branches tree-1.
Keywords: Invitro Melaleuca tree, planting techniques, Thua Thien Hue.
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN
ĐỐI VỚI CÂY BÒ KHAI (Erythropalum scandens Blume) Ở GIAI ĐOẠN CÂY NON
Nguyễn Chí Hiểu
Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Phân bón cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Việc cân đối tỷ lệ phân bón cho cây có tác dụng làm tăng năng suất, giúp cây đẻ nhánh, đồng thời tạo điều kiện để rễ phát triển, ăn sâu trong đất, giúp hạn chế cây bị đổ, gãy. Thí nghiệm được tiến hành nhằm thăm dò ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển, năng suất đối với cây rau Bò khai. Trong số 3 thí nghiệm về các tổ hợp phân bón được tiến hành đối với cây rau Bò khai tại khu thực nghiệm Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, kết quả thu được cho thấy tổ hợp: bón 10 tấn phân chuồng + 100N + 60P2O5 + 40K2O (10 tấn phân chuồng, 217 kg đạm urê, 375 kg supe lân, 66,67 kg kali clorua/ha) cho các chỉ số về sinh trưởng và năng suất cao hơn so với thí nghiệm bón lân và kali với mức xác xuất P = 0,05, độ tin cậy là 95%.
Từ khóa: Cây rau Bò khai, phân chuồng, phân lân, tổ hợp phân NPK, năng suất.
EFFECTS OF FERTILIZER COMBINATIONS FOR Erythropalum scandens Blume IN THE YOUNG STAGE
Nguyen Chi Hieu
Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
SUMMARY
Fertilizer provides necessary nutrients for plant growth and development. Balancing the fertilizer ratio for plants increases productivity, suporting plants branch out and creating conditions for roots to grow and penetrate deep into the soil, also helping to limit tree falls. The experiment was conducted to explore the effects of NPK fertilizer combinations on growth, development, and yield of Bo Khai vegetable plants. Among the 3 fertilizer combination experiments conducted for Bo Khai vegetable plants at the experimental field at Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry, the results figured ou that the combination: fertilizing 10 tons of manure + 100N + 60P2O5 + 40K2O (10 tons of manure, 217 kg of urea nitrogen, 375 kg of superphosphate, 66.67 kg of potassium chloride/ha) with probability level P = 0.05, 95% confidence level, for growth and productivity indicators higher than the phosphorus and potassium fertilization experiment.
Keywords: Bo Khai vegetables, manure, phosphate fertilizer, NPK fertilizer combination, yield.
PHẢN ỨNG CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN VỚI YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC VEN BIỂN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Thanh Quang1, Hoàng Văn Thơi1, Kiều Tuấn Đạt1, Nguyễn Khắc Điệu1, Đinh Duy Tuấn1, Đinh Thị Phương Vy1, Thái Thành Lượm2, Phan Văn Trung3, Huỳnh Đức Hoàn3 và Bùi Nguyễn Thế Kiệt3
1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
2Trường Đại học Kiên Giang
3Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ
TÓM TẮT
Thành phần loài cây, phân bố và tình trạng sống của chúng thay đổi theo lượng phù sa và độ mặn của đất và nước. Kết quả của sự thay đổi này dẫn đến sự thu hẹp khu phân bố của nhiều loài cây gỗ. Nghiên cứu này giới thiệu ảnh hưởng của môi trường đến sinh trưởng của những loài cây gỗ tại khu vực ven biển Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích phản ứng của một số loài cây gỗ đối với độ dày của lớp trầm tích, độ sâu ngập nước, thời gian xả nước thải và độ mặn của nước. Nghiên cứu được thực hiện với 10 loài cây rừng ngập mặn (cây gỗ). Độ dày lớp trầm tích, độ sâu ngập nước, thời gian xả nước thải và độ mặn của nước được phân chia tương ứng thành 5, 5, 6 và 9 cấp. Ở mỗi mức của yếu tố thí nghiệm, mỗi loài cây gỗ được trồng 50 cây/50 m2 và lặp lại 3 lần. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sinh trưởng của 10 quần thể cây gỗ của rừng ngập mặn gia tăng theo sự gia tăng độ dày lớp trầm tích. Chúng sống tốt nhất ở biên độ ngập nước từ 0,5 – 2,5 m. Sinh trưởng của cây bị suy giảm theo độ dài thời gian xả nước thải. Độ mặn tối ưu đối với Bần chua, Bần trắng, Dà vôi, Dừa lá, Đưng, Đước, Mấm biển, Mấm đen, Mấm trắng và Vẹt tách tương ứng là 15,0; 16,7; 19,2; 6,2; 18,7; 17,3; 22,0; 19,4; 19,8 và 19,7‰.
Từ khóa: Rừng ngập mặn, tỷ lệ sống, trầm tích, độ sâu ngập nước, độ mặn, hàm tương quan.
RESPONSIBILITIES OF MANGROVE TREES SPECIES TO ENVIRONMENTAL CHANGE IN THE COASTAL AREA OF CAN GIO, HO CHI MINH CITY
Le Thanh Quang1, Hoang Van Thoi1, Kieu Tuan Dat1, Nguyen Khac Dieu1, Dinh Duy Tuan1,
Dinh Thi Phuog Vy1, Thai Thanh Luom2, Phan Van Trung3, Huynh Duc Hoan3 and Bui Nguyen The Kiet3
1 Forest Science Institute of South Vietnam (FSIS)
2 Kien Giang University
3 Can Gio mangrove Protection Forest Management Board
SUMMARY
Plant distributions, growth and development are strongly impacted by the environmental factors. In this study, we studied the responses of some mangrove tree species in the coastal areas in Can Gio, Ho Chi Minh City to the thickness of sediment.
This study introduces the impact of environment on the growth of mangrove tree species in the coastal area of Can Gio in Ho Chi Minh City. In this study, we analyzed the response of some mangrove tree species to some environmental factors such as: the thickness of the sediment, the depth of inundation, the time of discharge of wastewater and the salinity of the water. The study was carried out on 10 mangrove tree species that are widely distributed in the coastal region…, Sediment thickness, depth of inundation, wastewater discharge time and water salinity were divided into 5, 5, 6 and 9 levels, respectively. At each level, each tree species was planted with 50 trees per 50m2 and repeated three times. Results showed that the growth of all of tenth mangrove populations of increases with the increase of sediment thickness and are well-developed at 0.5 to 2.5 m. in depth of inundation. The optimal salinity for the growth of Sonneratia caseolaris, Sonneratia alba, Ceriops tagal, Nypa fruticans, Rhizophora mucronata, Rhizophora apiculata, Avicennia marina, Avicennia officinalis, Avicennia alba, Bruguiera paviflora were 15.0; 16.7; 19.2; 6.2; 18.7; 17.3; 22.0; 19.4; 19.8 and 19.7‰, respectively.
Keywords: Mangrove forest, survival rate of plantation of mangrove, sediments, depth of inundation, salinity, general linear model.
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG VÀ CO2 RỪNG
Nguyễn Hoàng Tiệp1, Võ Đại Hải2, Đặng Thịnh Triều3
1Văn phòng chứng chỉ quản lý rừng bền vững
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3Viện Nghiên cứu Lâm sinh
TÓM TẮT
Rừng và môi trường rừng có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam. Trong thời gian qua, Việt Nam đã từng bước xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường rừng, trong đó có 2 Luật, 4 Nghị định của Chính phủ, 9 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 3 Quyết định của các bộ, ngành, 5 Thông tư hướng dẫn. Các văn bản quy phạm pháp luật này đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp tới các vấn đề về môi trường, môi trường rừng, chỉ số môi trường và CO2 rừng, góp phần tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai các nhiệm vụ có liên quan trong thực tiễn. Tuy nhiên, hệ thống các chỉ số đề cập còn khá phân tán và chưa đầy đủ, đặc biệt là các chỉ số về carbon và CO2 rừng, vì vậy cần thiết phải rà soát và đánh giá lại, nghiên cứu và tổng kết thêm kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn sản xuất để hoàn thiện bộ chỉ số môi trường và CO2 rừng đưa vào áp dụng.
Từ khóa: Môi trường rừng, chỉ số môi trường rừng, chỉ số carbon/CO2 rừng, văn bản quy phạm pháp luật
ANALYSIS AND ASSESSMENT OF THE CURRENT LEGAL DOCUMENTS ON FOREST ENVIRONMENTAL AND CO2 INDICATORS
Nguyen Hoang Tiep1, Vo Dai Hai2, Dang Thinh Trieu3
1Vietnam Forest Certification Office
2 Vietnamese Academy of Forest Sciences
3 Silviculture Research Institute
SUMMARY
Forests and the forest environment have significance and an important role in Vietnam’s sustainable development strategy and adaptation to climate change. In recent times, Vietnam has been developed a bunch of legal documents related to forest environment, including 2 Laws, 4 Government Decrees, 9 Decisions of the Prime Minister, 3 Decisions of ministries and 5 Guidance circulars. These legal documents have directly or indirectly mentioned environmental issues, forest environment, environmental indicators and forest CO2 indicator, contributing to creating a legal background for the implementation of relevant activities. However, the indicators are scattered and incomplete, especially forest carbon and CO2 indicators, therefore, it is necessary to review these indicators as well as learning from international experience and from field practice to develop the environmental and forest CO2 indicators for application.
Keywords: Forest environment, forest environment indicators, forest carbon indicators/CO2 indicators, legal document.
SỰ PHÂN BỐ KHÔNG ĐỒNG NHẤT
CỦA TUYẾN TRÙNG Caenorhabditis brenneri
Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN VÀ CÚC PHƯƠNG
Lê Thọ Sơn, Bùi Thị Mai Hương, Hà Bích Hồng, Nguyễn Thị Thu
Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Sinh vật sống trong điều kiện khác nhau trải qua nhiều thế hệ thường dẫn tới có những đặc điểm tiến hóa khác nhau. Sự tiến hóa đó đạt trạng thái cao nhất khi được lưu giữ thành mã di truyền. Nghiên cứu này trình bày quy trình và kết quả phân lập, nuôi cấy và mô tả đặc điểm phân tử của tuyến trùng mô hình Caenorhabditis brenneri có nguồn gốc từ Vườn Quốc gia Cát Tiên và Cúc Phương của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã phân lập, nuôi cấy nhân tạo và xác định được 19 chủng C. brenneri tự nhiên thu từ Vườn Quốc gia Cát Tiên và 01 chủng từ Vườn Quốc gia Cúc Phương. Độ tương đồng phân tử của trình tự 18S rDNA giữa các chủng không đồng nhất và dao động từ 97,95% đến 100% so với đối chứng C. brenneri CB5161. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng đa dạng cao của loài tuyến trùng C. brenneri ở những hệ sinh thái thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tiếp theo, chúng tôi hướng tới sử dụng tập hợp tuyến trùng C. brenneri từ hai Vườn Quốc gia để nghiên cứu mối quan hệ cấu trúc gen và tính đa hình tính trạng nói chung.
Từ khóa: Caenorhabditis elegans, đa dạng tuyến trùng, DNA barcoding, phân lập, nuôi cấy
NEMATODE ISOLATES OF Caenorhabditis brenneri YIELDED MORE IN CAT TIEN BUT LESS IN CUC PHUONG NATIONAL PARKS
Le Tho Son, Bui Thi Mai Huong, Ha Bich Hong, Nguyen Thi Thu
Vietnam National University of Forestry
ABSTRACT
Organisms within subpopulations of the same species may be diverse in respect of any traits because they have life histories under different conditions. We report the research of the diversity of Caenorhabditis brenneri: the isolation of the nematodes from decomposing vegetation collected in Cat Tien, and Cuc Phuong National Parks of Vietnam, molecular classification with DNA barcoding, and cultivation on artificial growth media of the wild-type C. brenneri. We successfully isolated, and cultured 20 wild-type strains of C. brenneri with highly conserved 18S rDNA (99.76% to 100%) to a control species C. brenneri CB5161, and found a likely high diversity amongst them. This result indicated the high potential diversity of the wild-type C. brenneri in Vietnam. We would extend the research of the diversity of C. brenneri and use this species as a model organism in biological studies in the future. We will use the strains of C. brenneri in this research to study the key genetic factors regulating differences within C. brenneri strains.
Keywords: Caenorhabditis elegans, cultivation, diversity of nematodes, DNA barcoding, isolation
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC ỨC CHẾ
CỦA CHỦNG VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG NẤM HẠI GỖ
Nguyễn Hữu Minh1, Bùi Thị Thủy2, Đỗ Biên Cương3, Quách Đình Huy2
1 Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế
2 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3 Trường Hóa và Khoa học sự sống, Đại học Bách khoa Hà Nội
TÓM TẮT
Xác định các đặc tính cơ bản của chủng vi khuẩn đối kháng nấm hại gỗ là công đoạn cần thiết để đánh giá tiềm năng ứng dụng của chúng. Trong nghiên cứu này, phương pháp cấy đôi và phương pháp đục lỗ thạch được sử dụng để đánh giá hiệu lực ức chế của 03 chủng vi khuẩn phân lập được tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn gồm Chitinophaga varians, Bacillus subtilis và Bacillus amyloliquefaciens đối với 04 loại nấm hại gỗ phổ biến, đồng thời khảo sát sự ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên hoạt tính đối kháng của dịch ngoại bào thu được. Kết quả cho thấy cả 3 chủng vi khuẩn khảo sát đều có hoạt tính đối kháng mạnh trên các nấm Aspergillus niger và Aureobasidium pullulans, hoạt tính đối kháng yếu trên các nấm Lasiodiplodia theobromae và Trichoderma atroviride. Từ thử nghiệm đục lỗ thạch, sơ bộ đánh giá Bacillus amyloliquefaciens là chủng khuẩn giàu tiềm năng nhất để tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng, trong khi Chitinophaga varians là một phát hiện mới dưới vai trò tác nhân vi khuẩn đối kháng nấm hại gỗ. Kết quả khảo sát cũng cho thấy việc bổ sung ion sắt (II) vào môi trường LB làm giảm hoạt tính đối kháng của dịch ngoại bào. Thời gian nuôi cấy tối ưu để thu dịch ngoại bào đối kháng Aspergillus niger của 03 chủng vi khuẩn là 3 ngày đối với Chitinophaga varians, 1 ngày đối với Bacillus subtilis và 1 ngày đối với Bacillus amyloliquefaciens.
Từ khóa: Bacillus amyloliquefaciens, Chitinophaga varians, nấm hại gỗ, vi khuẩn đối kháng nấm
EVALUATING THE INHIBITORY EFFICACY OF BACTERIA STRAINS AGAINST WOOD PATHOGENIC FUNGI
Nguyen Huu Minh1, Bui Thi Thuy2, Do Bien Cuong3, Quach Dinh Huy2
1 The National Institute for Control of Vaccines and Biologicals
2 Research Institute of Forest Industry, Vietnamese Academy of Forest Sciences
3 School of Chemistry and Life Sciences, Hanoi University of Science and Technology
Characterization of bacterial strains against wood pathogenic fungi is a critical step to evaluate their potential. In this study, the bi-culture and agar diffusion methods were used to evaluate the inhibitory efficacy of 03 bacterial strains isolated in Lang Son province including Chitinophaga varians, Bacillus subtilis and Bacillus amyloliquefaciens against 04 common species of wood-damaging fungi and the influence of some culture conditions on the broth-derived extracellular fluid’s antagonistic activity were also investigated. The results showed that all of 03 bacterial strains had strong antagonistic activity against the fungi Aspergillus niger and Aureobasidium pullulans, and weak antagonistic activity against the fungi Lasiodiplodia theobromae and Trichoderma atroviride. Based on agar diffusion test, Bacillus amyloliquefaciens was preliminarily assessed as the most potential bacterial strain for further research and application, whereas Chitinophaga varians was a new discovery as the role of biocontrol bacterial agent against wood-damaging fungi. The results also showed that adding irons (II) to LB medium reduced the extracellular fluid’s antagonistic activity. The optimal culture duration to obtain antifungal extracellular fluid against Aspergillus niger of Chitinophaga varians, Bacillus subtilis, Bacillus amyloliquefaciens were 3 days, 1 day and 1 day, respectively.
Keywords: Antifungal bacteria, Bacillus amyloliquefaciens, Chitinophaga varians, wood-damaging fungi
Latest news
- VFCS is published on the website of the Forestry Department, Ministry of Agriculture, Forestry and Fisheries of Japan
- Memorandum of Understanding signing ceremony on handing over new wood material samples from the Finnish Embassy to the VAFS for displaying
- Vietnam's rubber sector proactively meets the European Union's Regulations on production of goods that do not cause deforestation (EUDR).
- Consultation workshop On Regional Risk Assessment for Vietnam According to SBP Standard
- WORKSHOP US DART-TOFMS Wood Identification Technology – A Move Towards a Transparent Timber Value Chain in Vietnam
Oldest news
- Project Potential Research at Ministerial level: “Research on improving light trap equipment to kill insects harmful to agricultural and forestry crops with high efficiency and using solar power.”
- Vietnam Journal of Forest Science Number 6-2023
- Project Potential Research at Ministerial level: "Research on production forest insurance and support policies proposals in some provinces "
- Project “Technology completion for the manufacture of bamboo scrimber as construction and interior materials”.
- Vietnam Journal of Forest Science Number 5-2023