 Special Issue Number 2022

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
SỐ CHUYÊN SAN
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG 2022

1. Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng 10 năm xây dựng và phát triển (2012 – 2022)   Đào Ngọc Quang
Phạm Quang Thu
5
2. Ứng dụng kỹ thuật
sinh học phân tử trong lĩnh vực nghiên cứu bảo vệ rừng
Application of molecular techniques in forest protection research Trần Thanh Trăng
Đặng Như Quỳnh
Trần Xuân Hưng
Nguyễn Mạnh Hà
Nguyễn Minh Chí
Trần Anh Tuấn
Đào Ngọc Quang
Phạm Quang Thu
10
3. Ghi nhận mới về một số loài côn trùng đục thân gây hại bạch đàn ở miền Bắc Việt Nam New records of stem borer species damaging eucalyptus plantations in Northern Vietnam Đào Ngọc Quang
Phạm Duy Long
Đinh Thị Hà
Nguyễn Văn Đức
Vũ Văn Lợi
Nguyễn Minh Chí
26
4. Mọt mang nấm gây hại cây lâm nghiệp ở Việt Nam và biện pháp quản lý Ambrosia beetles: A threat to forest trees in Vietnam and management Phạm Duy Long
Trần Xuân Hưng
Vũ Văn Lợi
Đào Ngọc Quang
37
5. Sâu hại rừng trồng Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra) và Tràm cừ (M. cajuputi) ở vùng Tây Nam Bộ The insect pests of Melaleuca leucadendra and M. cajuputi plantations in Southwest of Vietnam Lê Văn Bình
Nguyễn Văn Thành
Trần Viết Thắng
Trang A Tổng
Đào Ngọc Quang
49
6. Sâu hại cây Hồi (Illicium verum Hook. f.) tại các tỉnh Đông Bắc Bộ The insect pests of Illicium verum Hook. f. in Northeast of Vietnam Đào Ngọc Quang
Nguyễn Văn Thành
Lê Văn Bình
Trần Viết Thắng
Trang A Tổng
60
7. Tiềm năng ứng dụng các hợp chất hóa học dễ bay hơi có nguồn gốc từ thực vật trong chọn giống cây lâm nghiệp chống chịu mọt mang nấm Potential application of plant-derived volatiles for screening forest tree resistance to ambrosia beetles Phạm Duy Long
Đào Ngọc Quang
72
8. Kết quả nghiên cứu bệnh hại keo, bạch đàn và thông qua hai thập kỷ ở Việt Nam The diseases of acacias, eucalypts and pines in the last two decades in Vietnam: a review Đặng Như Quỳnh
Nguyễn Thị Loan
Nguyễn Hoài Thu
Nguyễn Thị Minh Hằng
Lê Thị Xuân
Trần Thanh Trăng
81
9. Nấm gây bệnh mục ruột và sàng lọc các gia đình Keo tai tượng chống chịu bệnh Heart rot disease and screening of disease resistance in Acacia mangium Nguyễn Minh Chí
Phí Hồng Hải
La Ánh Dương
Đặng Như Quỳnh
Phạm Quang Thu
90
10. Đánh giá hiện trạng bệnh cháy lá, đốm lá, khô chồi ngọn của một số dòng bạch đàn khảo nghiệm tại Phú Thọ Curent status of leaf blight, leaf spot and shoot blight of eucalyptus clones in Phu Tho province Trần Anh Tuấn
Bùi Đức Giang
Vũ Văn Lợi
100
11. Bệnh hại cây Hồi (Illicium verum Hook. f.) tại Lạng Sơn và Bắc Kạn Diseases of Illicium verum Hook. f. in Lang Son and Bac Kan provinces Đặng Như Quỳnh
Lê Văn Bình
Nguyễn Thị Loan
Nguyễn Hoài Thu
Nguyễn Thị Minh Hằng
Trần Xuân Hưng
Nguyễn Thị Thúy Nga
Trần Thanh Trăng
111
12. Bệnh hại trên cây Sơn tra (Docynia indica) trồng tập trung tại các tỉnh Tây Bắc Disease of Docynia indica planted in the Northwest of Vietnam Đào Ngọc Quang
Phạm Quang Thu
Trần Xuân Hưng
Nguyễn Thị Minh Hằng
Lê Văn Bình
128
13. Kết quả khảo nghiệm mở rộng một số giống keo và bạch đàn tại năm vùng sinh thái chính Expanding trials for acacia and eucalyptus clones in five ecological regions in Vietnam Nguyễn Hoàng Nghĩa
Phạm Quang Thu
Nguyễn Minh Chí
140
14. Kết quả tuyển chọn cây trội Hồi (Illicium verum Hook. f.) có năng suất quả cao và chống chịu sâu, bệnh tại Lạng Sơn Selection of plus trees of Illicium verum Hook. f. with high fruit yield and resistance to insect pests and disease in Lang Son province Nguyễn Thị Thúy Nga
Nguyễn Thị Loan
Hoàng Thanh Lộc
Hà Văn Thiện
Nguyễn Minh Chí
147
15. Sàng lọc các chủng vi sinh vật phân giải các hợp chất phốt pho khó tan từ đất rừng thông tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Screening bacterial strains from pinus forest soil in Yen Dung district, Bac Giang province for their ability to solubilize insoluble inorganic phosphorus Trần Anh Tuấn
Trần Thanh Trăng
Nguyễn Mạnh Hà
Đào Ngọc Quang
157
16. Nghiên cứu nuôi trồng nấm Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum) trên mùn cưa gỗ keo Artificial cultivation of Ganoderma lucidum on acacia sawdust Vũ Văn Định
Nguyễn Thị Loan
Nguyễn Quốc Thống
166

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ TRONG LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU BẢO VỆ RỪNG

Trần Thanh Trăng, Đặng Như Quỳnh, Trần Xuân Hưng, Nguyễn Mạnh Hà,
Nguyễn Minh Chí, Trần Anh Tuấn, Đào Ngọc Quang, Phạm Quang Thu

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

TÓM TẮT

Ngày nay, các kỹ thuật sinh học phân tử ngày càng được cải tiến, phát triển và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng, phục các mục đích khác nhau của con người. Trong lĩnh vực nghiên cứu về lâm nghiệp nói chung, kỹ thuật sinh học phân tử được sử dụng trong việc nghiên cứu đa dạng di truyền cây trồng và vi sinh vật; nghiên cứu phát sinh loài, định loại vi sinh vật; nghiên cứu về biến đổi gen cây trồng, nghiên cứu chọn giống cây trồng về các đặc điểm sinh trưởng, tỷ trọng gỗ, chiều dài sợi gỗ, khả năng chịu mặn… Trong lĩnh vực nghiên cứu bảo vệ rừng nói riêng, kỹ thuật sinh học phân tử được ứng dụng trong nghiên cứu về phát hiện và định loại các loài nấm bệnh, côn trùng gây hại cây rừng, định loại các loài vi khuẩn, ứng dụng trong nghiên cứu chọn tạo một số dòng cây trồng có khả năng chống chịu sâu, bệnh. Bài tổng quan này sẽ giới thiệu một số kỹ thuật sinh học phân tử và ứng dụng trong lĩnh vực nghiên cứu bảo vệ rừng.

Từ khóa: Bệnh cây, côn trùng rừng, kỹ thuật sinh học phân tử, vi sinh vật

Application of molecular techniques in forest protection research

Molecular techniques are increasingly being improved, developed and applied in many fields of research. In the field of forestry, molecular techniques are widely to study plant genetic diversity, phylogeny, identification of microorganisms, molecular plant breeding, and selection of plant varieties with desirable growth characteristics such as wood density and fiber length. In the field of forest protection research, molecular techniques are valuable for detecting and identifying pests such as insects, nematodes, fungi and bacteria which are harmful to forest trees. The technology also has applications for selecting resistant trees as well as biocontrol agents. This review introduces molecular techniques and their applications in the field of forest protection research.

Keywords: Diseases, microorganisms, molecular techniques, pests

GHI NHẬN MỚI VỀ MỘT SỐ LOÀI CÔN TRÙNG ĐỤC THÂN GÂY HẠI BẠCH ĐÀN Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

Đào Ngọc Quang1, Phạm Duy Long1, Đinh Thị Hà2,
Nguyễn Văn Đức2, Vũ Văn Lợi1,
Nguyễn Minh Chí1

1 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
2
Ban quản lý Rừng phòng hộ Đặc dụng Hà Nội

TÓM TẮT

Bạch đàn là cây trồng lâm nghiệp có tốc độ sinh trưởng nhanh, chu kỳ khai thác ngắn, giá trị kinh tế cao nên được coi là một trong những loài cây trồng rừng chính ở nước ta, đặc biệt loài cây này rất phù hợp với vùng khí hậu và thổ nhưỡng ở các tỉnh miền Bắc. Những năm gần đây, diện tích rừng trồng bạch đàn tập trung ở nhiều tỉnh thường bị nhiều loại sâu hại tấn công, gây thiệt hại không nhỏ cho người trồng rừng. Bài báo này báo cáo kết quả giám định, mô tả đặc điểm hình thái và đặc điểm gây hại của bốn loài côn trùng đục thân gây hại chính cho rừng trồng bạch đàn được ghi nhận tại các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình bao gồm Batocera lineolata, Zeuzera multistrigata, Endoclita salvaziEndoclita sp. Trong đó, loài xén tóc B. lineolataEndoclita sp. có tần suất bắt gặp cao nhất, được ghi nhận thường gây hại nghiêm trọng trên các rừng trồng bạch đàn dòng cự vĩ ở giai đoạn 1 – 3 năm tuổi. Để quản lý hiệu quả bốn loài côn trùng đục thân này, trong thời gian tới rất cần các nghiên cứu liên quan đến đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng do những thông tin này chưa có nhiều, đặc biệt loài sâu đục thân Endoclita sp. chưa xác định được đến loài.

Từ khóa: Batocera lineolata, Endoclita, bạch đàn, sâu đục thân, xén tóc

New records of stem borer species damaging eucalyptus plantations in Northern Vietnam

Eucalyptus is widely planted in Vietnam because is grows fast, can be harvested after short rotations, and the wood has high economic value. A number of species and hybrids are highly adapted to climatic and soil characteristics in the Northern Vietnam. In recent years, plantation areas in some provinces have been severely attacked by stem-boring insects, resulting in economic loss of foresters. This paper aims to provide information regarding the identification, morphological description, and damage symptoms of Batocera lineolata, Zeuzera multistrigata, Endoclita salvazi and Endoclita sp. in eucalyptus plantations in Lao Cai, Lang Son, Quang Ninh, Bac Giang, Phu Tho, Tuyen Quang, and Hoa Binh provinces. Among these four insect pests, B. lineolata and Endoclita sp. are the most serious stem borer pests causing heavy damage to Eucalyptus hybrids at the age of 1 – 3 years. In order to effectively manage these stem borers, further studies on their biology and ecology are needed.

Keywords: Batocera lineolata, Endoclita, eucalyptus, longhorn beetle, stem borer

MỌT MANG NẤM GÂY HẠI CÂY LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

Phạm Duy Long, Trần Xuân Hưng, Vũ Văn Lợi, Đào Ngọc Quang

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

TÓM TẮT

Các loài cây lâm nghiệp ở Việt Nam ngày càng bị các loài côn trùng khác nhau gây hại, trong đó mọt mang nấm (Coleoptera: Curculionidae: Scolytinae). Bài báo này nhằm tổng hợp kết quả nghiên cứu về các loài mọt mang nấm đã được xác định là đối tượng gây hại nguy hiểm trên cây lâm nghiệp ở nước ta. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 12 loài mọt mang nấm gây hại trên các loài: Keo tai tượng, Keo lá tràm, keo lai, Sưa đỏ, Quế, Lim xanh, Bạch đàn urô và Thông mã vĩ. Có 05 loài mọt đã được định danh gồm: Euwallacea fornicatus, Xylosandrus crassiuculus, Xyleborus perforans, Xyleborinus artestriatus, Ips calligraphus và 07 loài chưa được định danh gồm: Euwallacea sp.1, Euwallacea sp.2, Euwallacea sp.3, Xylosandrus sp.1, Xylosandrus sp.2, Ips sp., Dendroctonus sp. Ngoài ra, bài báo này cũng tổng hợp các kết quả nghiên cứu liên quan đến biện pháp phòng trừ, qua đó làm cơ sở khoa học để quản lý hiệu quả hơn các loài mọt mang nấm trên cây lâm nghiệp ở nước ta.

Từ khóa: Mọt mang nấm, quản lý, rừng trồng

Ambrosia beetles: A threat to forest trees in Vietnam and management

Forest trees in Vietnam are increasingly attacked by ambrosia beetles (Coleoptera: Curculionidae: Scolytinae). This paper aims to synthesize published studies concerning ambrosia beetles which have been recognized to be severe borers of forest trees in the country. There are twelve species of ambrosia beetles attacking Acacia mangium, A. auriculiformis, A. hybrid, Dalbergia tonkinensis, Cinnamomum cassia, Erythrophleum fordii, Eucalyptus urophylla, and Pinus massoniana. Of these 12 ambrosia beetles, five have been identified as Euwallacea fornicatus, Ips calligraphus, Xyleborinus artestriatus, Xyleborus perforans, and Xylosandrus crassiuculus. The seven unknown species are Euwallacea sp.1, Euwallacea sp.2, Euwallacea sp.3, Xylosandrus sp.1, Xylosandrus sp.2, Ips sp., and Dendroctonus sp. In addition, the present paper summarizes the related studies on control measures for these ambrosia beetles in Vietnam.

Keywords: Ambrosia beetle, management, plantation

SÂU HẠI RỪNG TRỒNG TRÀM LÁ DÀI (Melaleuca leucadendra) VÀ TRÀM CỪ (M. cajuputi) Ở VÙNG TÂY NAM BỘ

Lê Văn Bình, Nguyễn Văn Thành, Trần Viết Thắng,
Trang A Tổng, Đào Ngọc Quang

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

TÓM TẮT

Thành phần loài sâu hại rừng trồng 3 năm tuổi Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra) tại tỉnh Long An, Đồng Tháp và Tràm cừ (M. cajuputi) tại Kiên Giang, Cà Mau bao gồm 32 loài, thuộc 22 họ, 04 bộ. Trong đó, bộ Cảnh vảy (Lepidoptera) có 20 loài; bộ Cánh đều (Homoptera) có 7 loài; bộ Cách cứng (Coleoptera) có 3 loài và 2 loài thuộc bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera). Kết quả điều tra cho thấy rừng trồng Tràm lá dài bị các loài sâu hại có tỷ lệ hại trung bình P = 2,5 – 65,2% và chỉ số hại bình quân R = 0,03 – 2,10; rừng trồng Tràm cừ có tỷ lệ bị hại trung bình P = 2,5 – 24,5% và chỉ số hại bình quân R = 0,03 – 0,35. Xác định được 2 loài sâu gây hại nặng cây Tràm lá dài là loài Sâu xanh (Targalla delatrix) có chỉ số hại R= 2,10, và Sâu đục thân (Neurozerra conferta) có chỉ số hại R = 2,03.

Từ khóa: Chỉ số sâu hại, Tây Nam Bộ, tỷ lệ sâu hại, Tràm cừ, Tràm lá dài

The insect pests of Melaleuca leucadendra and M. cajuputi plantations in Southwest of Vietnam

Insect pests associated with 3 – year-old plantations of Melaleuca leucadendra in Kien Giang and Ca Mau provinces, and M. cajuputi in Long An and Dong Thap provinces comprise 32 species, belonging to 22 families, and 4 orders. There are twenty species of Lepidoptera, seven species of Homoptera, three species of Coleoptera, and two species of Hemiptera. Survey results showed that the M. leucadendra plantations were attacked by insect pests with average damage incidence P = 2.5 – 65.2% and average damage index R = 0.03 – 2.10. For M. cajuputi plantations, the average damage incidence was P = 2.5 – 24.5% and the damage index was R = 0.03 – 0.35. Of the 32 species recorded, Targalla delatrix (Lepidoptera: Euteliidae) and Neurozerra conferta (Lepidoptera: Cossidae) caused severe damage of M. leucadendra plantations with hight damage indexes of R= 2.10 and 2.03, respectively.

Keywords: Damage incidence, damage index, Melaleuca cajuputi, Melaleuca leucadendra, Southwest region

SÂU HẠI CÂY HỒI (Illicium verum Hook. f.) TẠI CÁC TỈNH ĐÔNG BẮC BỘ

Đào Ngọc Quang, Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Bình, Trần Viết Thắng, Trang A Tổng

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

TÓM TẮT

Cây Hồi (Illicium verum Hook. f.) là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo của đồng bào dân tộc tại vùng Đông Bắc Bộ. Diện tích trồng Hồi ở nước ta hiện nay khoảng gần 60.000 ha, tập trung chủ yếu tại vùng Đông Bắc Bộ. Những năm gần đây đã ghi nhận sự xuất hiện của các loài sâu gây hại, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Hồi. Kết quả điều tra thành phần sâu hại cây Hồi tại 2 tỉnh Lạng Sơn và Bắc Kạn, đã ghi nhận có 43 loài sâu hại thuộc 31 họ, 6 bộ. Trong đó, bộ Cánh vẩy có số lượng loài nhiều nhất với 17 loài thuộc 10 họ, bộ Cánh cứng: 11 loài thuộc 7 họ, bộ Cánh đều: 9 loài thuộc 8 họ, bộ Cánh nửa cứng với 4 loài thuộc 4 họ, bộ Cánh bằng và bộ Bọ que đều ghi nhận 1 loài thuộc 1 họ. Tỷ lệ hại trung bình của các loài sâu hại dao động từ 6,9 – 53,6% với chỉ số hại trung bình từ 0,06 đến 2,26. Trong số 43 loài đã ghi nhận, Bọ ánh kim (Oides duporti) và Sâu đo hoa (Pogonopygia nigralbata) gây hại ở mức độ nặng và đang có xu hướng lan rộng. Vì vậy, cần có những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, biện pháp phòng trừ để quản lý hiệu quả các loài sâu hại này.

Từ khóa: Đông Bắc Bộ, cây Hồi, chỉ số hại, tỷ lệ hại

The insect pests of Illicium verum Hook. f. in Northeast of Vietnam

Illicium verum Hook. f. (star anise) is a specialty tree with high economic value that plays an important role in socio-economic development, hunger eradication and poverty alleviation of ethnic minorities in the Northeast region of Vietnam. The plantation area in Vietnam is currently about 60,000 ha, concentrated mainly in the Northeast region. In recent years, pests affecting the growth, development and yield of I. verum have been observed. Surveys of the I. verum pest species in Lang Son and Bac Kan provinces revealed 43 species belonging to 31 families and 6 orders. Lepidoptera had the largest number of species with 17 species belonging to 10 families followed by Coleoptera with 11 species belonging to 7 families. The remaining pests were Homoptera with 9 species belonging to 8 families, Hemiptera with 4 species belonging to 4 families, and Isoptera and Phasmida each with 1 species. The average damage incidence of the pests ranged from 6.9 – 53.6% and average damage index from 0.06 to 2.26. Oides duporti (Coleoptera: Chrysomelidae) and Pogonopygia nigralbata (Lepidoptera: Geometridae) caused the most severe damage and their spread is a concern to producers. Therefore, it is necessary to conduct studies on biological characteristics and control measures to effectively manage these pests.

Keywords: Damage incidence, damage index, Illicium verum, Northeast region

TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG CÁC HỢP CHẤT HÓA HỌC DỄ BAY HƠI CÓ NGUỒN GỐC TỪ THỰC VẬT TRONG CHỌN GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP CHỐNG CHỊU MỌT MANG NẤM

Phạm Duy Long, Đào Ngọc Quang

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

TÓM TẮT

Mọt mang nấm là nhóm côn trùng đục thân nguy hiểm đối với nhiều loài cây trồng lâm nghiệp trên thế giới. Các loài cây rừng chủ lực ở Việt Nam đang bị mọt mang nấm gây hại với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Những côn trùng này gây hại cây chủ thông qua việc đục đường hang trên thân, cành cây và truyền nấm bệnh gây chết cây rừng. Nghiên cứu cơ chế hành vi mọt mang nấm lựa chọn cây chủ để gây hại thông qua các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi đang được các nhà khoa học quan tâm. Nhiều hợp chất hóa học có nguồn gốc từ thực vật đã được nhận dạng và tổng hợp nhân tạo để ứng dụng vào thực tiễn quản lý mọt mang nấm. Mục đích của bài báo này nhằm tổng hợp các kết quả nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi từ thực vật và đánh giá tiềm năng ứng dụng của chúng trong việc quản lý các loài mọt mang nấm. Bên cạnh đó, bài báo này cũng sẽ phân tích định hướng chọn giống cây lâm nghiệp chống chịu mọt mang nấm dựa trên việc nghiên cứu các hợp chất hóa học dễ bay hơi có nguồn gốc từ thực vật. Do đó, các kết quả nghiên cứu về chủ đề này sẽ cung cấp những thông tin khoa học quan trọng cho việc phát triển kế hoạch quản lý các loài mọt mang nấm tại Việt Nam.

Từ khóa: Chọn giống, hợp chất bay hơi từ thực vật, mọt mang nấm, tính chống chịu

Potential application of plant-derived volatiles for screening forest tree resistan to ambrosia beetles

Ambrosia beetles are among the most dangerous groups of wood-boring beetles in forests around the world. Major forest tree species in Vietnam are being damaged by ambrosia beetles with severity increasing over recent years. These beetles often bore entry holes on the trunk and branch of host trees where they then inoculate fungal pathogens that cause mass mortality of forest trees. Research on the behavioral mechanism by which ambrosia beetles find and select suitable host trees in a mixed forest is of interest to scientists. Many volatile substances have been identified, synthetized, and used widely in ambrosia beetle management programs. The main aims of this paper are to appraise published papers regarding plant-derived volatiles, and to evaluate their roles in the control of ambrosia beetles. In addition, the paper analyzes opportunities for screening forest trees tolerant to ambrosia beetles based on plant-derived volatiles. The information gathered in this paper will contribute to the effective management of ambrosia beetles in Vietnam.

Keywords: Screening, plant-derived volatiles, Ambrosia beelte, resistance

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI KEO, BẠCH ĐÀN VÀ THÔNG QUA HAI THẬP KỶ Ở VIỆT NAM

Đặng Như Quỳnh, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Hoài Thu,
Nguyễn Thị Minh Hằng, Lê Thị Xuân, Trần Thanh Trăng

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

TÓM TẮT

Thông, keo và bạch đàn là các loài cây trồng chủ lực ở Việt Nam, tổng diện tích rừng trồng các loài này ở Việt Nam hiện nay là khoảng trên 3 triệu ha. Rừng trồng thông, keo và bạch đàn mang lại các giá trị về kinh tế, môi trường và xã hội do vậy diện tích rừng trồng các loài cây này ngày càng phát triển. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về diện tích thì các loài bệnh hại ba loài cây trồng này cũng tăng lên cả về số lượng và mức độ gây hại, gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng rừng trồng và gây thiệt hại về giá trị kinh tế cho người trồng rừng. Bài tổng quan này sẽ tổng hợp các kết quả nghiên cứu về bệnh hại các loài thông, keo và bạch đàn của Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng trong hai thập kỷ trở lại đây.

Từ khóa: Bạch đàn, bệnh hại, keo, thông

The diseases of acacias, eucalypts and pines in the last two decades in Vietnam: a review

The principal forest plantation species in Vietnam are pines, acacias and eucalypts. More than 3 million ha have been planted and the plantation area is still increasing because of their economic, environmental and social benefits. However, as the plantation area has grown, the number of plant pathogens has increased significantly and their impact has become severe, affecting productivity and quality of the plantations and causing economic lost for forest growers. This paper reviews the research on diseases of pines, acacias and eucalypts conducted by the Forest Protection Research Center over the past two decades.

Keywords: Acacia, eucalypt, pathogen, pine

NẤM GÂY BỆNH MỤC RUỘT VÀ SÀNG LỌC CÁC GIA ĐÌNH KEO TAI TƯỢNG CHỐNG CHỊU BỆNH

Nguyễn Minh Chí1, Phí Hồng Hải2, La Ánh Dương3,
Đặng Như Quỳnh1, Phạm Quang Thu1

1 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
2
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Diện tích rừng trồng keo ở Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm gần đây với khoảng 2 triệu ha đã được thống kê năm 2020 và Keo tai tượng được sử dụng phổ biến để trồng rừng gỗ lớn ở nhiều vùng sinh thái. Tuy nhiên, rừng trồng Keo tai tượng đang bị bệnh mục ruột rất phổ biến, gây suy giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng gỗ. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính gây bệnh của 27 chủng nấm gây bệnh mục ruột và sàng lọc tính chống chịu của 90 gia đình Keo tai tượng bằng phương pháp gây bệnh nhân tạo trên cây ở giai đoạn 1,5 năm tuổi. Kết quả đánh giá tính gây bệnh cho thấy 14 chủng nấm gây bệnh rất mạnh với 100% số cây bị nhiễm bệnh và chiều dài vết bệnh trung bình 20,13 – 24,33 cm. Kết quả sàng lọc cho thấy chiều dài vết bệnh trung bình trên thân có sai khác rõ giữa các gia đình. Khả năng chống chịu bệnh mục ruột của 90 gia đình Keo tai tượng đã được chia thành ba nhóm gồm chống chịu rất mạnh (16 gia đình), chống chịu mạnh (50 gia đình) và chống chịu trung bình (24 gia đình). Các gia đình có khả năng chống chịu mạnh và rất mạnh là nguồn vật liệu triển vọng cho công tác chọn giống Keo tai tượng ở Việt Nam.

Từ khóa: Bệnh mục ruột, chống chịu bệnh, Keo tai tượng, rừng trồng

Heart rot disease and screening of disease resistance in Acacia mangium

The area of Acacia plantations in Vietnam has increased rapidly in recent years reaching about 2 million ha in 2020. For the purpose of afforestation for timber, Acacia mangium is commonly planted in some ecological regions. However, A. mangium plantations have been attacked by heart rot fungi, causing a serious decline in productivity and wood quality. This study aimed to evaluate the pathogenicity of 27 isolates of heart rot fungi and to screen the tolerance of 90 A. mangium families by artificial inoculation on 1.5 year-old plants. The results of the pathogenicity test showed that 14 isolates had very strong pathogenicity with all trees infected and long lesions (20.13 – 24.33 cm). There was a significant difference between families in the mean lesion length on the stems. The resistance of 90
A. mangium families was divided into three groups including very strong (16 families), strong (50 families) and moderate (24 families). Families with strong and very strong resistance are promising material for Acacia mangium breeding programs in Vietnam.

Keywords: Acacia mangium, disease resistance, heart rot, Perenniporia tephropora, plantation

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BỆNH CHÁY LÁ, ĐỐM LÁ, KHÔ CHỒI NGỌN CỦA MỘT SỐ DÒNG BẠCH ĐÀN KHẢO NGHIỆM TẠI PHÚ THỌ

Trần Anh Tuấn1, Bùi Đức Giang2 , Vũ Văn Lợi1

1 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
2
Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy

TÓM TẮT

Bạch đàn là một trong những loài cây trồng lâm nghiệp chủ lực cho phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Gần đây, bệnh cháy lá, đốm lá, khô chồi ngọn gây ra bởi nấm Cylindrocladium quinqueseptatum Cryptosporiopsis eucalypti đã gây hại nghiêm trọng đến nhiều diện tích rừng trồng bạch đàn tại ba huyện Phù Ninh, Yên Lập và Tân Sơn của tỉnh Phú Thọ. Nghiên cứu này nhằm điều tra, đánh giá hiện trạng bị bệnh của một số dòng bạch đàn đang được trồng khảo nghiệm tại địa phương. Kết quả cho thấy, có 16 trong tổng số 18 dòng bạch đàn từ tuổi 2 bị bệnh cháy lá, đốm lá, khô chồi ngọn với các mức độ bị bệnh khác nhau. Trong đó, dòng PN14 và dòng U6 có sinh trưởng kém nhất và bị bệnh nặng nhất. Dòng PN14 với tỷ lệ bị bệnh (P) là 100% ở rừng trồng trên cả ba huyện, mức độ bị bệnh (R) dao động từ 2 – 4 và dòng U6 tuổi 3 ở Phù Ninh với tỷ lệ bị bệnh (P) là 100%, mức độ bị bệnh (R) ở mức rất nặng là 3,86. Bốn dòng bị bệnh trung bình và 10 dòng bị bệnh nhẹ. Trong khi đó, dòng TTKT7 tuổi 2 trồng ở xã Bảo Thanh và dòng PN10 tuổi 4 trồng ở xã Trạm Thản huyện Phù Ninh chưa ghi nhận bị bệnh.

Từ khóa: Bạch đàn, cháy lá, đánh giá hiện trạng, đốm lá, khô chồi ngọn

Curent status of leaf blight, leaf spot and shoot blight of Eucalyptus clones in Phu Tho province

Eucalyptus species are one of the primary forest plantation species for economic development in Phu Tho province. Recently, leaf blight, leaf spot and shoot blight caused by the fungal pathogens Cylindrocladium quinqueseptatum and Cryptosporiopsis eucalypti severely damaged Eucalyptus plantations in Phu Ninh, Yen Lap and Tan Son districts in Phu Tho province. The aim of this study was to investigate and evaluate the disease status of Eucalyptus clones being grown in Phu Tho province. The results revealed that 16 out of 18 Eucalyptus clones from the age of 2 were infected by leaf blight, leaf spot and shoot blight diseases. Clones PN14 and U6 had the worst growth rate and the most severe disease. The disease incidence (P%) of PN14 was 100% in sites across three districts and the disease index (R) ranged from 2 – 4; the disease incidence of 3 – year-old U6 planted at Phu Ninh district was 100% and R was very severe, up to 3.86. Four clones had moderate disease status and 10 clones had light disease status. A significant finding was that two-year-old TTKT7 clone planted at Bao Thanh and four-year-old PN10 clone planted in Tram Than communes in Phu Ninh district were not affected by the diseases.

Keywords: Eucalyptus, leaf blight, leaf spot, shoot blight, status assessment

BỆNH HẠI CÂY HỒI (Illicium verum Hook. f.) TẠI LẠNG SƠN VÀ BẮC KẠN

Đặng Như Quỳnh, Lê Văn Bình, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Hoài Thu,
Nguyễn Thị Minh Hằng, Trần Xuân Hưng, Nguyễn Thị Thúy Nga, Trần Thanh Trăng

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

TÓM TẮT

Hồi (Illicium verum Hook. f.) là một cây đa tác dụng và được trồng nhiều ở Việt Nam. Cây Hồi mang lại giá trị kinh tế to lớn, các sản phẩm từ Hồi có thể tổ chức thành nguồn hàng lớn có giá trị xuất khẩu. Không chỉ vậy, cây Hồi còn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, hiện nay rừng trồng Hồi đang phải đối mặt với rất nhiều loài bệnh gây thiệt hại lớn đến chất lượng rừng trồng Hồi, ảnh hưởng giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, nghiên cứu về thành phần bệnh hại cây Hồi là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết làm tiền đề cho các nghiên cứu sau này về phương pháp phòng trừ bệnh hại cây Hồi. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định thành phần bệnh hại cây Hồi tại tỉnh Lạng Sơn và Bắc Kạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần sinh vật gây bệnh hại cây Hồi bao gồm 14 loài thuộc 9 bộ, 4 lớp: Neofusicoccum parvum, Phyllosticta sp., Aureobasidium melanogenum, Peronospora sp., Diaporthe amygdali, Colletotrichum fructicola, Colletotrichum gloeosporioides, Colletotrichum horii, Fusarium oxysporum, Alternaria sp., Pestalotiopsis maculans, Xylaria laevis, Dichomitus squalens Cephaleuros virescens. Trong đó, các loài thuộc lớp Sardariomycetes là nhiều nhất (9 loài thuộc 5 bộ). Tỷ lệ bệnh dao động từ 2,2 – 65,1% và chỉ số bệnh trung bình từ 0,10 – 2,13; Colletotrichum gloeosporioides là tác nhân gây bệnh thán thư hại lá và quả và gây hại nặng ở rừng trồng Hồi ở Lạng Sơn và Bắc Kạn.

Từ khóa: Cây Hồi, mức độ bệnh, bệnh hại, tỷ lệ bệnh

Diseases of Illicium verum Hook. f. in Lang Son and Bac Kan provinces

Star anise (Illicium verum Hook. f.) is a multi-purpose tree that is widely cultivated in Vietnam. The star anise tree has significant economic value, and its products are a substantial source of export revenue. In addition, star anise is crucial for preserving the environment’s ecological balance. However, star anise plantations have been severely damaged by a number of diseases, impacting their productivity and the local economy. Therefore, research on pathogens of star anise is a crucial and urgent task and provides a foundation for future studies on disease management. This study aims to identify potential causal agents of disease in star anise planted in Lang Son and Bac Kan provinces. Fungal pathogens isolated were Neofusicoccum parvum, Phyllosticta sp., Aureobasidium melanogenum, Peronospora sp., Diaporthe amygdali, Colletotrichum fructicola, Colletotrichum gloeosporioides, Colletotrichum horii, Fusarium oxysporum, Alternaria sp., Pestalotiopsis maculans, Xylaria laevis, Dichomitus squalens and Cephaleuros virescens. The average disease incidence and disease index ranged from 2.2 to 65.1% and 0.10 to 2.13, respectively. Colletotrichum gloeosporioides was identified as the agent responsible for leaf and fruit anthracnose, causing significant damage in star anise plantations in Lang Son and Bac Kan provinces.

Keywords: Damage incidence, damage index, diseases, Illicium verum

BỆNH HẠI TRÊN CÂY SƠN TRA (Docynia indica) TRỒNG TẬP TRUNG TẠI CÁC TỈNH TÂY BẮC

Đào Ngọc Quang, Phạm Quang Thu, Trần Xuân Hưng,
Nguyễn Thị Minh Hằng, Lê Văn Bình

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

TÓM TẮT

Cây Sơn tra (Docynia indica) trồng tập trung ở các tỉnh Tây Bắc nước ta với diện tích khoảng trên 15.000 ha tính đến năm 2020. Kết quả điều tra từ 2019 – 2020 cho thấy cây Sơn tra xuất hiện các loài bệnh hại lá, quả, hại thân cành và rễ gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng quả thu hoạch. Nghiên cứu này tiến hành đánh giá tỷ lệ bệnh, mức độ bệnh và định danh các loài sinh vật gây bệnh trên cây Sơn tra tại vùng Tây Bắc. Kết quả đã xác định loại bệnh gây hại nặng nhất là bệnh thối quả (P = 41,2%; R = 1,12). Dựa vào kết quả định danh các mẫu sinh vật gây bệnh bằng phương pháp hình thái học và sinh học phân tử, tổng hợp có 15 loài nấm gây bệnh thuộc 10 họ và 8 bộ khác nhau. Trong đó, loài nấm Colletotrichum siamensis được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh thối quả trên cây Sơn tra. Nghiên cứu này làm cơ sở cho việc theo dõi các loài bệnh hại mới phát sinh đồng thời có giải pháp quản lý bệnh hại hiệu quả trên cây Sơn tra gây trồng tại Việt Nam.

Từ khóa: Bệnh thối quả, cây Sơn tra, Colletotrichum siamensis, vùng Tây Bắc

Disease of Docynia indica planted in the Northwest of Vietnam

Docynia indica (sontra is planted in the Northwestern provinces, with an estimated area of over 15,000 hectares by 2020. A disease survey was undertaken in 2019 – 2020 to determine the occurrence of diseases on leaves, fruits, stems and roots affecting the yield and quality of D. indica fruit. This study assessed the incidence and severity of disease and identified any associated pathogen fungi on D. indica in the Northwestern region. Based on morphological and molecular identification, 15 species of pathogenic fungi were identified belonging to 10 families and 8 orders. Fruit rot caused by Colletotrichum siamensis was the disease of greatest concern (P = 41.2%; R = 1.12). This study provides a basis for monitoring newly emerging diseases and proposing solutions for effective disease management of sontra in Vietnam.

Keywords: Colletotrichum siamensis, Docynia indica, fruit rot disease, Northwest region

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỞ RỘNG MỘT SỐ GIỐNG KEO VÀ BẠCH ĐÀN TẠI NĂM VÙNG SINH THÁI CHÍNH

Nguyễn Hoàng Nghĩa1, Phạm Quang Thu2, Nguyễn Minh Chí2

1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Để đưa các dòng keo và bạch đàn mới được công nhận giống vào sản suất trên quy mô lớn, rất cần tiến hành các khảo nghiệm mở rộng trên một số vùng sinh thái chính của Việt Nam. Kết quả khảo nghiệm mở rộng cho thấy: Hai dòng Keo lá tràm AA1 và AA9 sinh trưởng tốt ở Cà Mau và Yên Bái, năng suất đều đạt trên 20 m3/ha/năm, hai dòng keo lai AH1 và AH7 có khả năng sinh trưởng tốt ở tất cả các điểm khảo nghiệm, năng suất đạt 25,3 – 40,8 m3/ha/năm, vượt trội so với các dòng khác và giống đối chứng. Các dòng keo lai và Keo lá tràm này đều không bị bệnh phấn hồng. Các dòng Bạch đàn urô PN10 và PN108 sinh trưởng tốt ở Thanh Hóa, năng suất đạt 20,0 – 22,7 m3/ha/năm; dòng PN21, PN108 và PN3D sinh trưởng tốt ở Yên Bái, năng suất đạt 22,5 – 29,3 m3/ha/năm; dòng PN21, PN46, PN47 và PN108 sinh trưởng tốt ở Hòa Bình, năng suất đạt 22,2 – 31,2 m3/ha/năm; dòng PN21 và PN108 sinh trưởng tốt ở Đắk Nông, năng suất đạt trên
18 m3/ha/năm. Các dòng bạch đàn cũng thể hiện tính kháng bệnh tốt. Có thể xem xét, khuyến cáo phát triển các dòng keo và bạch đàn trên vào sản xuất ở một số vùng sinh thái chính của Việt Nam.

Từ khóa: Bạch đàn, bệnh hại, keo lai, Keo lá tràm, khảo nghiệm

Expanding trials for Acacia and Eucalyptus clones in five ecological regions in Vietnam

The inclusion of new Acacia and Eucalyptus clones in large-scale afforestation programs in Vietnam should be underpinned by field evaluation trials in the major ecological regions. This paper reports on the findings of these extensive trials. Acacia auriculiformis clones AA1 and AA9 grew well in Ca Mau and Yen Bai provinces, and yields exceeded
20 m3/ha/year. Acacia hybrid clones AH1 and AH7 grew well in all trials, and yields outperformed the other clones and the control reaching 25.3 – 40.8 m3/ha/year. These Acacia clones had no symptoms of pink disease or Ceratocystis wilt disease. Eucalyptus urophylla clones PN10 and PN108 grew well in Thanh Hoa province with yields of 20.0 – 22.7 m3/ha/year; clones PN21, PN108 and PN3D grew well in Yen Bai province with yields of 22.5 – 29.3 m3/ha/year; clones PN21, PN46, PN47 and PN108 grew well in Hoa Binh province with yields of 22.2 – 31.2 m3/ha/year; and clones PN21 and PN108 had good growth performance in Dak Nong province with yield over 18 m3/ha/year. These eucalyptus clones exhibited strong disease resistance. It is recommended that these Acacia and Eucalyptus clones be considered for afforestation in the relevant ecological regions in Vietnam.

Keywords: Acacia hybrid, Acacia auriculiformis, disease, Eucalyptus urophylla, trial

KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN CÂY TRỘI HỒI (Illicium verum Hook. f.) CÓ NĂNG SUẤT QUẢ CAO VÀ CHỐNG CHỊU SÂU, BỆNH TẠI LẠNG SƠN

Nguyễn Thị Thúy Nga1, Nguyễn Thị Loan1,
Hoàng Thanh Lộc2, Hà Văn Thiện3, Nguyễn Minh Chí1

1Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
2
Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản
3
Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Văn Quan

TÓM TẮT

Cây Hồi là loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao về kinh tế và dược liệu. Tổng diện tích trồng Hồi ở Việt Nam đạt khoảng 60.000 ha, tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Ninh. Qua kết quả thử nghiệm khả năng kháng sâu bệnh tại phòng thí nghiệm và phân tích hàm lượng tinh dầu và hàm lượng anethole của 100 cây Hồi cho năng suất quả cao tại 7 lâm phần thuộc một số xã trên địa bàn huyện Văn Quan, Lạng Sơn, đã công nhận được 66 cây trội tại 03 xã Yên Phúc, Bình Phúc và An Sơn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Quyết định số 432/QĐ SNN ngày 30/11/2021). 66 cây trội Hồi đều có năng suất quả đạt trên 30% năng suất bình quân lâm phần (>32,5 kg quả/vụ/năm), có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và có hàm lượng tinh dầu vượt trội so với trung bình của lâm phần ít nhất 15%. Hàm lượng tinh dầu trong quả khô đạt từ 9,85 – 11,63%, hàm lượng anethole đạt từ 95 – 97%. Các kết quả nghiên cứu trên đã góp phần vào công tác chọn và cải thiện giống Hồi tại địa phương, là nguồn giống tốt cho các nghiên cứu ghép cây Hồi phục vụ nhân giống vô tính.

Từ khóa: Cây Hồi, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, hàm lượng tinh dầu

Selection of plus trees of Illicium verum Hook. f. with high fruit yield and resistance to insect pests and disease in Lang Son province

Star anise (Illicium verum Hook. f.) is a non-timber forest product which has high economic and medicinal values. The total cultivated area of star anise in Vietnam is about 60,000 ha, and it is primarily distributed in Lang Son, Bac Kan and Quang Ninh provinces. In the present study, a series of laboratory experiments were carried out to evaluate the resistance of
I. verum
to insect pests and disease and to quantify their essential oil composition and anethole content. The research was undertaken on 100 star anise trees which had been proven to produce high yields of fruits in seven stands belonging to different communes of Van Quan district in Lang Son province. As a result, 66 star anise individuals in Yen Phuc and Binh Phuc were recognized to be plus trees (Decision number 432/QĐ SNN dated 30/11/2021). Fruit yields obtained from the 66 plus trees were 30% higher (>32.5 kg/crop/year) than those obtained from the stand average; the plus trees showed strong resistance to damage from insect pests and pathogen; and oil production of the plus trees was at least 15% higher than the stand average. The yields of essential oils and anethole obtained from dried fruits were 9.85 – 11.63% and 95 – 97%, respectively. These findings will play important roles in the selection and improvement of star anise in the province.

Keywords: Disease, Illicium verum, insect pest, essential oil content, high yield, resistance

SÀNG LỌC CÁC CHỦNG VI SINH VẬT PHÂN GIẢI CÁC HỢP CHẤT PHỐT PHO KHÓ TAN TỪ ĐẤT RỪNG THÔNG TẠI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Trần Anh Tuấn, Trần Thanh Trăng, Nguyễn Mạnh Hà, Đào Ngọc Quang

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

TÓM TẮT

Thông Caribê được xác định là một trong số các loài cây trồng rừng tiềm năng và triển vọng để phát triển kinh tế, môi trường và cảnh quan cho tỉnh Bắc Giang nói chung và cho huyện Yên Dũng nói riêng. Tuy nhiên, đất trồng rừng thông tại đây chủ yếu là đất suy thoái và nghèo chất dinh dưỡng. Nghiên cứu này nhằm phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải hợp chất phốt pho khó tan từ mẫu đất bản địa để có thể chủ động nguồn vi sinh vật có ích tại chỗ phục vụ cho quá trình sản xuất các chế phẩm sinh học, góp phần cải tạo đất tại các lập địa nghèo dinh dưỡng ở Bắc Giang. Kết quả 8 chủng VSV phân giải các hợp chất phốt pho khó tan được phân lập trên đất rừng trồng Thông Caribê tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Hiệu lực phân giải lân của các chủng có sự khác biệt đáng kể ở cả môi trường Pikovskaya có agar và không có agar. Chủng Paraburkholderia tropica BG8 có hiệu lực phân giải mạnh nhất, với đường kính vòng phân giải lân trên môi trường Pikovskaya có agar đạt 17,1 mm và hàm lượng phốt pho hòa tan phân giải được trên môi trường Pikovskaya không có agar đạt 15,3 mg/L. Đây là chủng vi sinh vật đầy tiềm năng trong sản xuất chế phẩm vi sinh và phân bón hữu cơ/hữu cơ vi sinh, nhằm cải tạo đất bạc màu.

Từ khóa: Chủng vi sinh vật, khó tan, phân giải phốt pho

Screening bacterial strains from Pinus forest soil in Yen Dung district, Bac Giang province for their ability to solubilize insoluble inorganic phosphorus

Pinus caribaea is one of the potential and promising forest plantation species for economic, enviromental and landscape development for Bac Giang province in general and for Yen Dung district in particular. However, the land for planting pine forests in Yen Dung is mainly degraded and poor nutrient. This study aimed to isolate and select bacterial strains capable of solubilizing insoluble inorganic phosphorus compounds from local soil samples so that they can be used as local beneficial microorganisms for producing biofertilizers to improve soil nutrient availability on degraded sites. Eight bacterial strains with phosphate solubilization capacity were isolated from Pinus forest soil in Yen Dung district, Bac Giang province. Their efficiencies in solubilizing insoluble inorganic phosphorus significantly differed in Pikovskaya plate assay with and without agar. The identified bacterial strain Paraburkholderia tropica BG8 had the most phosphate solubilizing capacity with the diameter of the phosphorus-dissolving ring on Pikovskaya agar medium reaching 17.1 mm and the phosphorus degraded on Pikovskaya without agar medium reaching 15.3 mg/L. This bacterial isolate has potential for producing microbial products and microbial organic fertilizers that can be used in order to improve infertile soil and increase plant growth.

Keywords: Bacterial strains, insoluble, phosphate solubilization

NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG NẤM LINH CHI ĐỎ (Ganoderma lucidum) TRÊN MÙN CƯA GỖ KEO

Vũ Văn Định, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Quốc Thống

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

TÓM TẮT

Mùn cưa gỗ keo là nguồn nguyên liệu sẵn có, chi phí thấp để nuôi trồng nấm Linh chi. Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) là một loại dược liệu quý trong y học với rất nhiều công dụng. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng đối với loài nấm này là rất lớn. Để đảm bảo năng suất và tiết kiệm chi phí sản xuất, việc nghiên cứu đưa mùn cưa gỗ keo vào nuôi trồng thay thế các nguyên liệu theo phương pháp truyền thống cho kết quả rất khả quan. Nghiên cứu cho thấy, nấm Linh chi phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ 25 – 30oC và độ ẩm 80 – 90%. CT1: Mùn cưa gỗ keo 89% +1% bột nhẹ (CaCO3) + 10% cám gạo cho kết quả sinh trưởng hệ sợi kín bịch nhanh nhất (26,1 ngày) và năng suất đạt 98,26 g tươi (32,98 g khô) sau 2 lần thu hoạch.

Từ khóa: Mùn cưa gỗ keo, nấm Linh chi đỏ, nuôi trồng

Artificial cultivation of Ganoderma lucidum on Acacia sawdust

Acacia sawdust is a low-cost and readily available material for the cultivation of Ganoderma lucidum, a valuable edible and medicinal mushroom. In order to ensure productivity and save production costs, research was undertaken to assess the suitability of acacia sawdust to replace the traditional raw materials being used in G. lucidum production in Vietnam. The results showed that G. lucidum grew best at 25 – 30oC and 80 – 90% humidity. The mix of 89% acacia sawdust +1% powdered CaCO3 + 10% rice bran gave the fastest growth in a closed fiber system (26.1 days) and yield reached 98.26 g fresh (32.98 g dry weight) after 2 harvests.

Keywords: Acacia sawdust, artificial cultivation, Ganoderma lucidum

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]