Vietnam Journal of Forest Science Number 4-2022

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 4 2022

1. Nghiên cứu chọn giống keo lai mới sinh trưởng nhanh phục vụ trồng rừng ở vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ
Selection of fast growing acacia hybrid clones for afforestation in South Central Coast of Vietnam Nguyễn Đức Kiên
Ngô Văn Chính
Dương Hồng Quân
5
2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Thông 5 lá (Pinus dalatensis) tại Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng
Research on propagation
to Pinus dalatensis at
Da Lat city, Lam Dong province
Lê Hồng Én
Lê Thị Thúy Hòa
Nguyễn Bá Trung
Ngô Văn Cầm
Lê Văn Hương
Lê Văn Sơn
Lê Cảnh Nam
12
3. Nghiên cứu nhân giống Tếch (Tectona grandis Linn.f) các dòng ALTS và PN bằng phương pháp nuôi cấy mô Propagation of Technona grandis Linn.f clones ALTS and PN using tissue culture method Nguyễn Anh Dũng
Văn Thu Huyền
Đồng Thị Ưng
Lưu Thị Quỳnh
Lê Thị Hoa
Hoàng Thị Hồng Hạnh
Nguyễn Thị Hiên
Mai Thị Phương Thúy
21
4. Đánh giá sinh trưởng của một số giống Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)
đã được công nhận tại Quảng Ngãi
The experiment results
of some Acacia auriculiformis A. cunn. ex Benth. clones in Quang Ngai province
Trần Hữu Biển
Nguyễn Trọng Tài
Phùng Văn Tỉnh
Đỗ Thị Ngọc Hà
Đặng Thanh Quỳnh
30
5. Đánh giá đa dạng di truyền cây Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra L.) trên đất ngập phèn vùng Đồng bằng sông
Cửu Long
Evaluate genetic diversity of Melaleuca leucadendra L. in the alkaline soils
of Mekong Delta Region
Lê Sơn
Vũ Đình Hưởng
Nguyễn Thị Huyền
Kiều Mạnh Hà
Nguyễn Văn Lưu
38

 

6. Nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen cây Mạy bói (Bambusa burmanica Gamble)
tại một số tỉnh Tây Bắc
Evaluate on genetic diversity of Bambusa burmanica Gamble in some North – Western provinces of Vietnam Lê Sơn
Nguyễn Thị Việt Hà
Lê Thị Thủy
Hà Thị Huyền Ngọc
Trần Thị Thu Hà
Đinh Công Trình
Lê Anh Thanh
Nguyễn Thị Hương Ly
Hoàng Diệp Linh
Lò Văn Bình
Nguyễn Thanh Lân
48
7. Đa dạng sinh học loài
cây rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, thành phố
Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh
Diversity of forest trees
in Dong Son – Ky Thuong Natural Reserve Area,
Ha Long city, Quang Ninh province
Nguyễn Toàn Thắng
Trần Văn Đô
Hoàng Thanh Sơn
Trịnh Ngọc Bon
Dương Quang Trung
Vũ Tiến Lâm
Hoàng Văn Thành
Đào Trung Đức
Nguyễn Hữu Hiệp
58
8. Đặc đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trên núi Phú Cường tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang Forest characteristics of tropical evergreen closed forest at Phu Cuong mountain, Tinh Bien district, An Giang province Kiều Tuấn Đạt
Lê Thành Công
Bùi Việt Hải
65
9. Đặc điểm cấu trúc và đa dạng thực vật thân gỗ rừng lá rộng thường xanh tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà,
tỉnh Khánh Hòa
Structural characteristics and difference of evergreen broad-leaved forest in Hon Ba Nature Reserve Khanh Hoa province Trần Khánh Hiệu
Hoàng Văn Thơi
Lê Thanh Quang
Ngô Văn Ngọc
Nguyễn Trọng Nam
78
10. Một số đặc điểm hình thái, sinh thái và vật hậu của Vàng tâm (Manglietia dandyi Gagnep) ở tỉnh Sơn La và Lào Cai Some morphologi, eclogical, and archeological characteristics of Manglietia dandyi Gagnep in Son La, Lao Cai province Vũ Văn Thuận
Diệp Xuân Tuấn
Trịnh Ngọc Bon
Ngô Văn Độ
Vũ Văn Tuân
87
11. Đặc điểm tái sinh của loài Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) ở vùng Bắc Trung Bộ Regenerative characteristics of Tarrietia javanica Blume in North Central Phạm Tiến Hùng
Phạm Xuân Đỉnh
Nguyễn Hải Hòa
Vũ Đức Bình
Nguyễn Hải Thành
Lê Công Định
Hoàng Văn Tuấn
Đường Ngọc Danh
97
12. Đặc điểm cấu trúc một số hiện trạng rừng phổ biến tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận Structural characteristics of some common forest status in Bac Ai district, Ninh Thuan province Phùng Văn Khen
Nguyễn Trọng Nam
Lê Triệu Duy
Trần Văn Nho
Bùi Quang Hà
Đoàn Nhật Xinh
107
13. Hiện trạng phân bố và đặc điểm lâm học loài Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall) tại Rừng Quốc gia Yên Tử, Quảng Ninh The distribution status and silvicultural characteristics of Dacrydium elatum (Roxb.) Wall in Yen Tu National Forests, Quang Ninh province La Ánh Dương
Hoàng Thanh Sơn
Doãn Hoàng Sơn
Trịnh Văn Hiệu
Hà Huy Nhật
122
14. Sinh khối rừng trồng keo lai theo tuổi và cấp đất
tại Yên Bái
Biomass accumulation of acacia hybrid plantation across ages and site indexes in Yen Bai province, Vietnam Nguyễn Văn Bích
Hà Thị Mai
Võ Đại Hải
132
15. Nhận biết nhanh gỗ của một số loài cây vườn ở Việt Nam bằng cấu tạo
thô đại
Rapit identification of wood of garden species in Vietnam by macroscopic features Bùi Hữu Thưởng
Lưu Quốc Thành
Vũ Thị Hồng Thắm
Vũ Thị Ngoan
Hà Tiến Mạnh
Trần Đức Trung
146
16. Xác định thông số công nghệ ép phủ mặt ván lạng gỗ Sồi đỏ lên bề mặt ván ghép thanh gỗ keo lai Determination of
hot-pressing technology parameters for overlaying Red Oak veneers on acacia finger joint boards
Tạ Thị Thanh Hương
Nguyễn Văn Định
Ngô Trung Sơn
Nguyễn Đức Thành
Nguyễn Thanh Tùng
153

NGHIÊN CỨU CHỌN GIỐNG KEO LAI MỚI SINH TRƯỞNG NHANH PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG Ở VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Nguyễn Đức Kiên, Ngô Văn Chính, Dương Hồng Quân

Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và chất lượng thân cây của các dòng keo lai tự nhiên mới chọn lọc phục vụ trồng rừng ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Nghiên cứu được tiến hành trên khảo nghiệm dòng vô tính keo lai tự nhiên gồm 40 dòng, 5 lần lặp, 10 cây/ô tại Quy Nhơn, Bình Định. Kết quả đánh giá ở giai đoạn 55 tháng tuổi cho thấy có sự sai khác rõ rệt về các chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng thân cây và tỷ lệ sống giữa các dòng vô tính. Qua đánh giá đã xác định được nhóm các dòng sinh trưởng tốt nhất trong khảo nghiệm là BV340, BV128, BV566, BV97 và BV110 với thể tích thân cây dao động từ 75,3 đến 92,1 dm3 và năng suất đạt từ 23,0 đến 30,7 m3/ha/năm, vượt trội so với giống BV32 là giống đối chứng đại trà từ 42 đến 91%. Các dòng này đồng thời có thân thẳng, cành nhánh nhỏ với chỉ tiêu chất lượng thân cây tương đối cao, từ 3,9 đến 4,4 điểm. Đây là những dòng rất có triển vọng để công nhận giống mới phục vụ trồng rừng tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Từ khóa: Chất lượng thân cây, dòng vô tính, keo lai, sinh trưởng

Selection of fast growing acacia hybrid clones for afforestation in South Central Coast of Vietnam

The objective of the study was to evaluate the growth and stem quality of the newly selected natural acacia hybrid clones for afforestation in the South Central Coast Region. The study was conducted in a natural acacia hybrid clonal test consisting of 40 clone, 5 replicates, 10 trees/plot in Quy Nhon, Binh Dinh. Evaluation results at 55 months of age showed that there was a significant difference in all growth traits, stem quality and survival among clones. Through the evaluation, the group of best performing clones in the trial was identified as BV340, BV128, BV566, BV97 and BV110 with stem volume ranging from 75.3 to 92.1 dm3 and mean annual increment from 23.0 to 30.7 m3/ha/year, 42 to 91% superior to BV32 which is the commercial control variety. These clones also have straight stems and small branches with relatively high stem quality index, ranging from 3.9 to 4.4 points. These are very promising lines to recognize as new varieties for afforestation in the South Central Coast Region.

Keywords: Acacia hybrid, clones, growth, stem quality

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG THÔNG 5 LÁ (Pinus dalatensis) TẠI ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

Lê Hồng Én1, Lê Thị Thúy Hòa1, Nguyễn Bá Trung1, Ngô Văn Cầm1,
Lê Văn Hương2, Lê Văn Sơn2, Lê Cảnh Nam1

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
2Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà

TÓM TẮT

Thông 5 lá là loài đặc hữu theo nghĩa rộng của dãy Trường Sơn, có giá trị khoa học và là loài cây gỗ lớn nên có thể phát triển thành rừng trồng gỗ lớn tại Tây Nguyên. Trong nghiên cứu này, các kết quả nghiên cứu về đặc điểm quả, hạt giống, tỷ lệ nảy mầm, phương pháp cấy cây, ảnh hưởng của thành phần ruột bầu, che sáng được thiết lập. Kích thước quả đạt 11,1 cm chiều dài và 2,6 cm chiều rộng, kích thước hạt đạt 7,6 mm chiều dài, 3,9 mm chiều rộng và 2,2 mm về độ dày. Một kg hạt giống đạt 44.188 hạt, hàm lượng nước 8 – 10% với tỷ lệ hạt chắc 66,4%. Tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất là 95,3% tại phương pháp ủ hạt trong túi vải, hạt tại giai đoạn nứt nanh, xuất hiện chóp rễ phù hợp cho việc cấy vào túi bầu. Thành phần ruột bầu phù hợp là đất tầng A (0 – 30 cm) sau 12 tháng đạt chiều cao 14,5 cm và chế độ che sáng phù hợp là 25% sau 17 tháng đạt chiều cao 34,4 cm. Kết quả nghiên cứu tạo tiền đề cho các nghiên cứu về nhân giống, đồng thời xây dựng quy trình nhân giống phù hợp cho loài Thông 5 lá.

Từ khóa: Hạt giống, cây con, Thông 5 lá, tỷ lệ nảy mầm

Research on propagation to Pinus dalatensis at Da Lat city, Lam Dong province

Pinus dalatensis Ferré is an endemic species in the Truong Son range. It has scientific value and is a large tree species that can develop into large timber plantations in the Central Highlands area. In this study, research results on fruit characteristics, seeds, germination rate, transplanting method, and the experiment of the nursery period are established. The fruit size reached 11.1 cm in length and 2.6 cm in width. The seed size reached 7.6 mm in length, 3.9 mm in width, and 2.2 mm in thickness. One kg of seed reaches 44,188 seeds, with a water content of 8 – 10% with the percentage of solid seeds at 66.4%. The highest germination rate was 95.33% in the method of incubating seeds in the cloth bag. The seed at the canine cracking stage and the appearance of root tips are suitable for transplanting into potting bags. The suitable mixing soil composition is 100% of A-layer soil (0 – 30 cm) after 12 months, reaching a height of 14.5 cm and the appropriate shading mode is 25% after 17 months, reaching a height of 34.4 cm. The research results create a premise for breeding studies, and at the same time develop a suitable breeding process for Pinus dalatensis species.

Keywords: Seeds, seedlings, Pinus dalatensis, germination rate

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG TẾCH (Tectona grandis Linn.f) CÁC DÒNG ALTS2 VÀ PN4 BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ

Nguyễn Anh Dũng, Văn Thu Huyền, Đồng Thị Ưng, Lưu Thị Quỳnh, Lê Thị Hoa,
Hoàng Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Hiên, Mai Thị Phương Thúy

Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Tếch (Tectona grandis) là một trong những loài gỗ cứng chất lượng, có giá trị kinh tế cao. Với tầm quan trọng và vị trí nổi bật của gỗ Tếch trong thị trường gỗ toàn cầu, cùng với tiềm năng góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia và dân sinh cho các địa phương, Tếch là một trong những đối tượng được quan tâm trong quản lý rừng bền vững (SMF) ở nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt, trong đó có Việt Nam. Viện Ngiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp đã thu thập được một số dòng Tếch có tiềm năng sinh trưởng tốt. Trong nghiên cứu này, phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật đã được thực hiện cho 2 dòng Tếch ALTS2 và PN4, bao gồm các nội dung nghiên cứu: công thức khử trùng thích hợp, ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng nhân chồi và ra rễ. Kết quả cho thấy: Khử trùng mẫu bằng HgCl2 0,05% trong 5 phút kết hợp với H2O2 15% trong 5 phút cho kết quả tỷ lệ bật chồi cao nhất đạt 16,67% đối với dòng ALTS2 và 17,78% đối với dòng PN4. Môi trường MS* có bổ sung BAP 0,5 mg/l, 30 g/l sucrose, 3,5 g/l agar cho hệ số nhân chồi tốt nhất 2,86 (ALTS2) và 3,29 (PN4). Tỷ lệ ra rễ đạt 88,89% (PN4) – 90% (ALTS2) khi sử dụng môi trường 1/2 MS* có bổ sung 1,5 mg/l IBA.

Từ khóa: Nhân chồi, khử trùng, nuôi cấy mô, ra rễ, Tếch (dòng ALTS2, PN4)

Propagation of Technona grandis Linn.f clones ALTS2 and PN4 using tissue culture method

Teak (Tectona grandis) is one of the species of quality hardwood, with high economic value. With the importance and prominent position of Teak in the global timber market, along with the potential to contribute to national economic growth and population for localities, teak is one of the objects of interest in sustainable forest management in many tropical and subtropical countries, including Vietnam. Currently, in order to boarder the genetic resource, some teak clones with good growth potential have been collected by Institute of Forestry Tree Improvement and Biotechnology. Propagation ALTS2 and PN4 teak clones by tissue culture method was conducted, including studies on: Chemicals and appropriate bud disinfectant concentration, study the effect of growth stimulants on bud multiplier and rooting rate in the two clones. The results showed that disinfecting the sample with HgCl2 0.05% in 5 minutes followed by H2O2 15% in 5 minutes gave the best results 16.67% (ALTS2) and 17.78% (PN4). The MS* medium was supplemented with BAP 0.5 mg/l, 30 g/l sucrose, 3.5 g/l agar for the best multiplier (2.86 for ALTS2 and 3.29 for PN4). The rooting rate was 88.89% (PN4) – 90% (ALTS2) with the medium of 1/2 MS* with the addition of 1.5 mg/l IBA.

Keywords: Disinfectant, rooting, shoot multiplication, Tectona grandis, tissue culture

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis A. cunn. ex Benth.) ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN TẠI QUẢNG NGÃI

Trần Hữu Biển1, Nguyễn Trọng Tài1, Phùng Văn Tỉnh1,
Đỗ Thị Ngọc Hà1, Đặng Thanh Quỳnh2

1Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
2
Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Ba Tơ

TÓM TẮT

Keo lá tràm là loài cây trồng lâm nghiệp chính ở nước ta với đặc điểm sinh trưởng nhanh, tính chất gỗ phù hợp cho công nghiệp chế biến sản xuất đồ mộc. Trong giai đoạn 2010 – 2016, một số dòng Keo lá tràm có năng suất cao và có tính chống chịu với nấm bệnh đã được chọn lọc và công nhận giống để phát triển cho khu vực Đồng Nai và một số lập địa có điều kiện tương tự. Để phát triển các giống mới vào sản xuất tại một số địa điểm có điều kiện tự nhiên khác, việc nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng là cần thiết. Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm 5 dòng Keo lá tràm AA42, AA53, AA56, AA92, AA95 và 1 đối chứng tại Quảng Ngãi trong thời gian 46 tháng tuổi cho thấy sinh trưởng đường kính ngang ngực và độ thẳng thân các giống không khác nhau rõ rệt (Fpr>0,05); các chỉ tiêu chiều cao cây, thể tích thân cây, tăng trưởng hàng năm, tỷ lệ sống, độ nhỏ cành, sức khỏe đều khác nhau rõ rệt (Fpr<0,05); toàn bộ khảo nghiệm chưa có dấu hiệu sâu bệnh hại (P%=0). Kết quả bước đầu đã chọn được 3 giống gồm AA56, AA95, AA92 năng suất đạt cao nhất lần lượt là 31,5 m3/ha/năm, 22,8 m3/ha/năm và 19,6 m3/ha/năm (dòng đối chứng chỉ đạt 18,7 m3/ha/năm); ngoài khả năng sinh trưởng nhanh, các giống này đều có chất lượng thân cây tốt.

Từ khóa: Keo lá tràm, khảo nghiệm, sinh trưởng

The experiment results of some Acacia auriculiformis A. cunn. ex Benth. clones in Quang Ngai province

The Acacia auriculiformis is the main species for Vietnam plantation, beside the fast growth characteries this species wood is suitable for furniture. In the period of 2010 – 2016, a number of Acacia auriculiformis clones with high yield and resistance to fungal diseases were selected and recognized for development for Dong Nai area and some sites with similar conditions. In order to develop new varieties into production in some other natural conditions, research and evaluation of growth potential is necessary. The research results of 5 Acacia auriculiformis clones (AA42, AA53, AA56, AA92, AA95) and one control (popular clone in Quang Ngai) in experiment in 46 months old showed that the diameter breast height and the stem straightness were non-significantly different (Fpr>0.05); the height, the volumme, the mean annual increament, the survival rate, the branch smallness, the strength were significantly different (Fpr<0.05); all clones were not infected by insects, fungus (P%=0). The early results showed that three clones including AA56, AA95, AA92 were the hightest productivity 31.5 m3/ha/year, 22.8 m3/ha/year và 19.6 m3/ha/year (the control clone only reached 18.7 m3/ha/year), beside that their clones were the best stem quality.

Keywords:Acacia auriculiformis, experiment, growth

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÂY TRÀM LÁ DÀI (Melaleuca leucadendra L.) TRÊN ĐẤT NGẬP PHÈN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lê Sơn1, Vũ Đình Hưởng2, Nguyễn Thị Huyền1, Kiều Mạnh Hà2, Nguyễn Văn Lưu2

1 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra L.) là loài cây gỗ được trồng phổ biến trên đất phèn vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm cung cấp cọc cừ trong xây dựng, sản xuất đồ mộc và lá dùng cho chiết xuất tinh dầu. Do đó, việc nghiên cứu về chọn tạo và phát triển giống cho loài cây đa mục đích này có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển rừng ở nước ta, đặc biệt đối với khu vực Nam Bộ. Việc đánh giá đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử ISSR làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng mục tiêu nghiên cứu cũng như triển khai các khảo nghiệm hậu thế/dòng vô tính kết hợp với xây dựng vườn giống là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Trong nghiên cứu này, 10 mồi ISSR đã được sử dụng để đánh giá mức độ đa dạng di truyền của 60 mẫu cây Tràm lá dài thu ở 3 quần thể (Long An, Kiên Giang và Cà Mau) trên đất ngập phèn vùng Đồng bằng sông Cửa Long. Kết quả thu được 58 phân đoạn ISSR-PCR, trong đó tỷ lệ phân đoạn đa hình đạt 85,63%. Trong 3 quần thể nghiên cứu, quần thể Long An có mức độ đa dạng di truyền cao nhất (h = 0,327), quần thể Kiên Giang có mức độ đa dạng di truyền thấp nhất (h = 0,297). Phân tích mối quan hệ di truyền cho thấy 3 quần thể có khoảng cách di truyền không cao, chỉ đạt từ 0,029 đến 0,064 nhưng mức độ tương đồng tương đối cao, dao động từ 0,938 tới 0,972. Ngoài ra, quần thể Kiên Giang có khoảng cách di truyền xa hơn so với 2 quần thể còn lại. Kết quả nghiên cứu này cho thấy sự đa dạng di truyền tương đối cao giữa các quần thể, chứng tỏ việc sử dụng quần thể cây trội này để xây dựng vườn giống cung cấp nguồn vật liệu di truyền cho trồng rừng và các nghiên cứu cải thiện giống vẫn đảm bảo được tính đa dạng cần thiết và đặc trưng của loài Tràm lá dài.

Từ khóa: Chỉ thị phân tử, đa dạng di truyền, ISSR, Tràm lá dài

Evaluate genetic diversity of Melaleuca leucadendra L. in the alkaline soils of Mekong Delta Region

Melaleuca leucadendra is a multi-purpose species, the wood is used in construction and furniture, the leaves could be used as traditional medicine. Breeding for this species, in order to select the better varieties in growth and production, is required for reforestation programs in Vietnam. Therefore, the evaluation of genetic diversity by using the ISSR molecular marker helps to serve as a scientific basis for the development of posterity/clonal tests, thereby starting the construction of Melaleuca leucadendra seed garden in Vietnam. In this study, we used 10 pairs of ISSR primers to evaluate the genetic diversity of 60 Melaleuca leucadendra, samples growing up in alkaline soils in the Mekong Delta area, collected from 3 populations (Long An, Kien Giang and Ca Mau). As a result, 58 ISSR-PCR segments were revealed, in which the polymorphic segment reached 85.63%. Among the examined populations, Long An recorded the highest figures for genetic diversity (h = 0.327), while Kien Giang had the lowest level of genetic diversity (h = 0.297). The analysis of genetic relationships showed that the 3 populations had a low genetic distance, from a mere 0.029 to 0.064, but a relatively high degree of similarity, ranging from 0.938 to 0.972, in which Kien Giang has a longer genetic distance than the other 2 populations. The results of this study show that the genetic diversity is relatively high, proving that the use of this dominant tree population to build a nursery providing genetic materials for afforestation and research on improving varieties still guarantees the diversity necessary for and typical of Melaleuca leucadendra.

Keywords: DNA markers, genetic diversity, ISSR, Melaleuca leucadendra

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN CÂY MẠY BÓI (Bambusa burmanica Gamble) TẠI MỘT SỐ TỈNH TÂY BẮC

Lê Sơn1*, Nguyễn Thị Việt Hà1, Lê Thị Thủy1, Hà Thị Huyền Ngọc1,
Trần Thị Thu Hà1, Đinh Công Trình2, Lê Anh Thanh2, Nguyễn Thị Hương Ly2,
Hoàng Diệp Linh2, Lò Văn Bình2, Nguyễn Thanh Lân2

1 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2
Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Mạy bói (Bambusa burmanica Gamble) là loài cây đa tác dụng, có giá trị kinh tế cao và được dùng phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, Mạy bói có phân bố tự nhiên chủ yếu ở khu vực Tây Bắc. Những năm gần đây, loài cây này bắt đầu được phát triển trong sản xuất, do đó việc nghiên cứu phát triển và bảo tồn nguồn gen loài cây này là cần thiết. Trong các hoạt động chọn lọc và phát triển giống, nghiên cứu phân tích đa dạng di truyền nguồn gen loài là hoạt động cần thiết. Các thông tin về cấu trúc quần thể, tính đa dạng di truyền của loài cung cấp những thông tin cơ bản cho việc xây dựng các hoạt động nghiên cứu và phát triên để vừa phát triển được nguồn giống có chất lượng, lại vừa duy trì tính đa dạng di truyền cần thiết của loài nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu trong tương lai. Kết quả phân tích 48 mẫu Mạy bói thu thập từ 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu (4 điểm/tỉnh ´ 4 mẫu/điểm) bằng 7 mồi ISSR cho thấy mức độ đa dạng di truyền của Mạy bói tương đối cao (h=0,198) với mức độ sai khác về mặt di truyền giữa các quần thể là 24%. Trong đó, quần thể Sơn La có tính đa dạng di truyền cao nhất và có khoảng cách di truyền xa hơn hẳn so với 2 quần thể còn lại. Một số ứng dụng của phân tích đa dạng di truyền trong nghiên cứu phát triển nguồn gen loài cây này cũng được đề cập trong nghiên cứu này.

Từ khóa: Đa dạng di truyền, chỉ thị phân tử, Mạy bói, ISSR

Evaluate on genetic diversity of Bambusa burmanica Gamble in some North – Western provinces of Vietnam

Bambusa burmanica Gamble is a popular multi-use species in many countries, including Vietnam. In Vietnam, Bambusa burmanica Gamble is distributed naturally in the North-Western region. In recent years, this species is planted widely in some provinces for sprouts or canes production, thus research on genetic improvement and conservation is very important. The knowledge of genetic diversity provides the paramount information for research activities design in order to develop the genetic improved cultivars as well as maintain diverse genetic resources of the species. The results of the analysis of 48 samples of Bambusa burmanica Gamble collected from 3 provinces of Son La, Dien Bien and Lai Chau (4 locations/province ´ 4 samples/location) using 7 ISSR primers show that the genetic diversity of May boi is relatively high (h=0.198) with 24% genetic difference between populations. Which, Son La population has the highest genetic diversity and a much longer genetic distance than the others. Some applications of genetic diversity analysis in the study of the genetic development of this species are also mentioned in this study.

Keywords: Bambusa burmanica Gamble, genetic diversity, ISSR, molecular marker

ĐA DẠNG SINH HỌC LOÀI CÂY RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỒNG SƠN – KỲ THƯỢNG, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

Nguyễn Toàn Thắng1, Trần Văn Đô1, Hoàng Thanh Sơn1,
Trịnh Ngọc Bon1, Dương Quang Trung1, Vũ Tiến Lâm1,
Hoàng Văn Thành1, Đào Trung Đức1, Nguyễn Hữu Hiệp2

1Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Nghiên cứu Giống và CNSH Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng (KBT) là khu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trên núi đất lớn nhất hiện nay tại vùng Đông Bắc. Hiểu được thực trạng đa dạng sinh học các loài cây rừng trong KBT sẽ góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học tại đây. Phương pháp tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời được áp dụng. Tổng số OTC lập và thu thập số liệu trên 38 OTC tại các đối tượng rừng hỗn giao (HG), rừng lá rộng thường xanh trung bình (TXTB), rừng lá rộng thường xanh nghèo (TXN) và rừng lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXNK), được phân bố trên 2 đai cao < 300 m so với mực nước biển và ≥ 300 m. Các OTC cũng được lập tại phân khu bảo vệ nghiệm ngặt (BVNN) và phân khu phục hồi sinh thái (PHST). Kết quả cho thấy có được sự khác nhau rõ rệt về các chỉ số đa dạng sinh học giữa 4 trạng thái rừng điều tra. Rừng TXTB có đa dạng sinh học cao nhất, giảm đến TXN, HG và thấp nhất tại TXNK. Có trung bình 41 loài/OTC tại TXTB, 33 loài tại TXN, 26 loài tại HG và 21 loài tại TXNK. Chỉ số đa dạng sinh học Shannon: 2,88 tại TXTB, 2,76 tại TXN, 2,61 tại HG và 2,21 tại TXNK. Trong tổng số 367 loài phát hiện được thì có 312 loài tại đai cao < 300 m và 155 loài tại đai cao ≥ 300 m; 286 loài phát hiện tại BVNN và 218 loài phát hiện tại PHST. Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng có sự đa dạng cao về loài cây rừng tại các trạng thái, phân khu và đai cao. Mặc dù vậy sự đa dạng là không đồng đều do hậu quả tác động của con người trước đây. Vì vậy, cần chú trọng hơn nữa trong công tác bảo tồn và phát triển nhằm tăng sự đa dạng về loài cây rừng tại tất cả các khu vực trong KBT.

Từ khóa: Bảo tồn và phát triển, chỉ số đa dạng sinh học, đai cao, loài cây rừng, phân khu

Diversity of forest trees in Dong Son – Ky Thuong Natural Reserve Area, Ha Long city, Quang Ninh province

Dong Son – Ky Thuong Natural Reserve Area is known as the largest natural forest area in Northeastern Vietnam. Understandings current status of forest tree diversity is important to support forest protection strategy and biodiversity conservation. A total of 38 temporally representative plots were used for field data collection, which were located in bamboo-timber mixed forest (BTMF), evergreen broadleaved medium forest (EBMF), evergreen broadleaved poor forest (EBPF), and evergreen broadleaved very poor forest (EBVPF) on both elevation zones of < 300 m above sea level and ≥ 300 m. These plots were also distributed in strictly protected area and forest recovered area. The results indicated that there were significant differences of diversity among four forest types. In term of species number, it was highest in EBMF (41 species/plot), reducing to 33 species in EBPF, 26 species in BTMF and 21 species in EBVPF. Shannon diversity index was 2.88 in EBMF, 2.76 in EBPF, 2.61 in BTMF, and 2.21 in EBVPF. In total of 367 species found, 312 species were found in < 300 m elevation zone and 155 species in ≥ 300 m; 286 species found in strictly protected area and 218 species in forest recovered area. It is concluded that Dong Son – Ky Thuong Natural Reserve Area has high forest tree diversity. However, the diversity is much different among micro-sites as results of human disturbances in the past. Therefore, conservation activities still play an important role to not only conserve current biodiversity but also create suitable conditions for returns of many other species in specific micro-sites in the Natural Reserve Area.

Keywords: Conservation and development, diversity index, elevation zone, forest tree species, zoning

ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TRÊN NÚI PHÚ CƯỜNG TẠI HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG

Kiều Tuấn Đạt1, Lê Thành Công2, Bùi Việt Hải 3

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
2 Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang
3
Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp TP. Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trên núi Phú Cường tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang được thực hiện năm 2019. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định được cấu trúc, đa dạng tầng cây gỗ và đặc điểm lớp cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng. Nghiên cứu được thực hiện trên 09 ô tiêu chuẩn với diện tích 2.000 m2/ô đối với tầng cây cao và 36 ô điều tra tái sinh diện tích 25 m2/ô trên 3 dạng địa hình: chân (ĐH1), sườn (ĐH2), đỉnh (ĐH3). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: (i) Theo dạng địa hình, có sự giảm về số họ thực vật và số cây cá thể theo thứ tự sườn – chân – đỉnh. Toàn khu vực có 38 họ và 75 loài thực vật, trong đó 8 họ thực vật có chỉ số IVI trên 5%. Phân bố số cây, tổng tiết diện ngang và trữ lượng rừng theo các cấp đường kính hoặc chiều cao đều không khác biệt nhiều giữa các dạng địa hình; (ii) Đặc trưng của phân bố thực nghiệm số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) đều là phân bố giảm, của phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) đều là phân bố một đỉnh, hơi lệch trái. Số họ thực vật và số loài cây gỗ xuất hiện ở dạng ĐH2 cao hơn so với dạng ĐH1 và dạng ĐH3. Đa dạng loài cây gỗ của cả trạng thái rừng (d = 6,10), chỉ số ưu thế Simpson (1 – λ) của toàn trạng thái trong khoảng 0,91 – 0,95; (iii) Tổ thành nhóm loài cây tái sinh ưu thế không giống nhau giữa các dạng địa hình. Các loài cây tái sinh có tổ thành tương đối giống như tổ thành tầng cây cao và có từ 3 đến 5 loài tham gia vào tổ thành chính. Căn cứ vào tỷ lệ cây có chiều cao lớn hơn 1,0 m, có chất lượng từ trung bình trở lên và có nguồn gốc hạt thì mật độ cây tái sinh có triển vọng là 1.594 cây/ha (ĐH1), 1.855 cây/ha (ĐH2) và 1.200 cây/ha (ĐH3). Biện pháp kỹ thuật lâm sinh để bảo tồn đa dạng thực vật tập trung vào công tác khoanh nuôi hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế và bảo tồn cao. Riêng đối với địa hình cao trên đỉnh núi (ĐH1) cần bảo vệ nghiêm ngặt để không làm ảnh hưởng đến tái sinh diễn thế tự nhiên của rừng.

Từ khóa: Đặc điểm lâm học, tầng cây cao, cây tái sinh

Forest characteristics of tropical evergreen closed forest at Phu Cuong mountain, Tinh Bien district, An Giang province

Research on characteristics of tropical evergreen evergreen forest at Phu Cuong mountain area, Tinh Bien district, An Giang province has been implemented in 2019. The puppose of study to determine the forestry characteristics of the restored forest state, as a scientific basis for proposing solutions to conservation and sustainable development of forest resources. The study of 09 sample plot with ​​2,000 m2 for each typical area and 36 plots with 25 m2 for investigated gemination index. The research show that: (i) In the form of topography, there is a decrease in the number of plant families and number of individual trees in the order: ribs – feet – peaks. The whole area has 38 families and 75 plant species. There are 8 families of plants with an IVI index of over 5%. The distribution of the number of trees and total cross sections and the volume of forests by diameter or height are not much different between the types of terrain. The characteristics of the experimental distribution of the number of trees according to diameter class are all reduced distribution, the empirical distribution of the number of trees according to the height level is a distribution of a peak, a bit left. (ii) Number of plant families and number of tree species appear in DH2 is higher than that of DH1 and DH3. The diversity of timber species of both forest status (d = 6.10), Simpson’s dominant index (1 – λ), the average of the state in the range of 0.91 – 0.95. (iii) The group of species of regenerated tree species is not the same among the terrain types. The species of regenerated trees have relatively similar composition to high tree formation, with 3 to 5 species participating in the main group. Based on the proportion of trees with a height greater than 1.0 m, over average quality and original proportion from seed, the density of promising regenerating trees will be 1,594 trees/ha (DH1), 1,855 trees/ha (DH2) and 1,200 trees/ha (DH3). Silvicultural techniques to diversity conservation in Phu Cuong mountain area focus on protection forest combine with additional planting of tree species of high economic and conservation value. Particularly for the high terrain on the top of the mountain (DH1), it is necessary to strictly protect it so as not to affect the natural regeneration of the forest.

Keywords: Silvicultural charateristic, timber stand, generration

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HÒN BÀ, TỈNH KHÁNH HÒA

Trần Khánh Hiệu, Hoàng Văn Thơi, Lê Thanh Quang,
Ngô Văn Ngọc, Nguyễn Trọng Nam

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá một số đặc điểm cấu trúc và mức độ đa dạng của loài cây thân gỗ thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà. Đối tượng nghiên cứu là ba trạng thái rừng giàu, trung bình và nghèo thuộc kiểu rừng núi đất lá rộng thường xanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 20 đến 32 loài cây ở mỗi ô đo đếm, có 5 đến 8 loài tham gia vào công thức tổ thành. Phân bố số cây theo cỡ đường kính và chiều cao đa phần có dạng phân bố giảm dần và tuân theo phân bố Weibull. Số cây tập trung ở cỡ đường kính 10 – 20 cm, cỡ chiều cao 10 – 15 m. Các trạng thái rừng khá đa dạng về thành phần loài cây với số loài xuất hiện trên các trạng thái dao động từ 48 đến 54 loài. Một số trạng thái rừng lá rộng thường xanh tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà có chỉ số đa dạng sinh học đạt giá trị tương đối cao và cao hơn một số khu vực khác. Chỉ số Simpson tương đối ổn định ở cả ba trạng thái 0,97, chỉ số Shannon-Wiener dao động từ 3,57 đến 3,64, chỉ số Margalef nằm trong khoảng 9,19 đến 9,66. Khu vực nghiên cứu có 20 loài cây nằm trong Danh lục của IUCN và Sách Đỏ Việt Nam, đặc biệt có hai loài thuộc nhóm nguy cấp theo Danh lục Đỏ IUCN cần được bảo vệ là Chò nâu (Dipterocarpus retusus) và Xoài rừng (Mangifera minutifolia).

Từ khóa: Cấu trúc, đa dạng, Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, rừng lá rộng thường xanh

Structural characteristics and difference of evergreen broad-leaved forest in Hon Ba Nature Reserve, Khanh Hoa province

The objective of this study is to evaluate some structural features and diversity of woody plants in Hon Ba Nature Reserve. The subjects of the study are the three states of rich, medium and poor forests of evergreen broadleaf forest. Research results show that in 20 to 32 tree species in each plot, there are 5 to 8 species participating in the composition formula. The distribution of number of trees by diameter and height is mostly descending and follows the Weibull distribution. The number of trees is concentrated in the size of 10 – 20 cm in diameter and 10 – 15 m in height. The forest states are quite diverse in terms of tree species composition with the number of species appearing in each state ranging from 48 to 54 species. Some states of evergreen broadleaf forest in Hon Ba Nature Reserve have a relatively high biodiversity index and higher than some other areas. The Simpson index is relatively stable in all three states of 0.97, the Shannon-Wiener index ranges from 3.57 to 3.64, the Margalef index ranges from 9.19 to 9.66. The study area has 20 species of trees on the IUCN and Vietnam Red List, especially two species of endangered species on the IUCN Red List that need to be protected, namely Dipterocarpus retusus and Mangifera minutifolia.

Keywords: Diversity, Hon Ba Nature Reserve, structure, evergreen broadleaf forest

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH THÁI VÀ VẬT HẬU CỦA VÀNG TÂM (Manglietia dandyi Gagnep) Ở TỈNH SƠN LA VÀ LÀO CAI

Vũ Văn Thuận1, Diệp Xuân Tuấn1, Trịnh Ngọc Bon2, Ngô Văn Độ3, Vũ Văn Tuân4

1Trung tâm NC&CG kỹ thuật Lâm sinh, 2Viện Nghiên cứu Lâm sinh;
3
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La; 4Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc

TÓM TẮT

Vàng tâm là cây bản địa, mọc tương đối nhanh và có giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và vật hậu có ý nghĩa quan trọng để xác định đặc điểm của loài, phân bố và thời điểm thu hái hạt giống phục vụ công tác nhân giống, gây trồng được hiệu quả. Kết quả nghiên cứu đã xác định Vàng tâm là cây gỗ lớn có thể đạt chiều cao đến 30 m và đường kính đến 1 m, thân tròn và thẳng; cành non và chồi non có phủ lông măng màu gỉ sắt; lá đơn nguyên mọc đầu cành, búp non có phủ lớp lông mịn vàng nâu, mặt dưới lá có màu xám và phủ lông tơ màu vàng nâu thưa, lá kèm sớm rụng; hoa lưỡng tính, mọc ở đầu cành, có từ 9 – 12 cánh tràng, xếp xoắn thành 3 vòng, màu trắng hoặc hơi xanh nhạt; quả đại kép, hình trứng, có cuống dài từ 2 – 4,5 cm phủ lông tơ vàng, vỏ nổi các mắt nhỏ, khi chín vỏ quả hóa gỗ và chuyển sang màu nâu; thời gian ra nụ hoa từ tháng 2 đến tháng 4, ra hoa từ tháng 4 đến tháng 5, quả chín từ tháng 9 đến tháng 10 và tập trung từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 hàng năm; phân bố ở nơi có độ cao từ 650 – 1.250 m so với mặt nước biển, đất ẩm và còn tính chất đất rừng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, rừng thứ sinh phục hồi ở tầng giữa và trên của tán, có độ tàn che 0,3 – 0,6, có khả năng trồng thuần loài và trồng làm giàu rừng, cây ưa bóng giai đoạn nhỏ, ưa sáng giai đoạn trưởng thành.

Từ khóa: Hình thái, sinh thái, vật hậu, Vàng tâm, Sơn La, Lào Cai

Some morphologi, eclogical, and archeological characteristics of Manglietia dandyi Gagnep in Son La, Lao Cai province

Manglietia dandyi is a native tree with high economic value. Research on morphological, ecological and phenological features of the treeplay an key important role in determination of the characteristics of the species, it’s distribution and the time of seed collection for effective propagation and planting. Research results show that Manglietia dandyi is a large wood species withround and straight trunk, maximum height of 30 m and diameter of up to 1 m; young branches and shoots are covered with rust wooly hairs; simple leaves is at the tips of branches, young buds are covered with yellow-brown hairs, the backside of leaves are gray and covered with yellow-brown hairs, and stipule is deciduous; the tree has white or pale green bisexual flower, growing at the tip of branches, with 9 – 12 corolla petalstwisted in 3 rings, flowering time from April to May; fruit type of Manglietia dandyi is a legume with ovate shape, stalk from 2 to 4.5 cm long covered with yellow hairs, the fruit skin is lumpy and it turns into brown and woody as rippen; fruit ripening is from about September to October, focusing on from September 15 to October 15 every year. The distribution of the tree is in the area of tropical monsoon climate, particular in the restored secondary forest with canopy cover 0.3 – 0.6, located at the altitude from 650 – 1250 m, with moist soil closed to characteristic ofthe ones covered with forest. Capable of planting pure species and planting for forest enrichment, shade-loving plants in the small stage, light-loving plants in the adult stage.

Keywords: Morphology, ecology, phenology, Manglietia dandyi, Son La, Lao Cai

ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CỦA LOÀI HUỶNH (Tarrietia javanica Blume) Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Phạm Tiến Hùng1, Phạm Xuân Đỉnh1, Nguyễn Hải Hòa2, Vũ Đức Bình1,
Nguyễn Hải Thành1, Lê Công Định1, Hoàng Văn Tuấn1, Đường Ngọc Danh1

1Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
2
Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu đặc điểm tái sinh của cây Huỷnh ở một số trạng thái rừng tự nhiên ở các tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cho thấy, mật độ cây Huỷnh tái sinh của các trạng thái rừng ở 2 khu vực nghiên cứu dao động từ 52 – 828 cây/ha, trong đó cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm ưu thế và đạt chất lượng tốt đến trung bình. Số loài cây tái sinh dao động từ 34 – 52 loài và số loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành dao động 2 – 5 loài. Huỷnh phần lớn tái sinh không tham gia vào công thức tổ thành và có chỉ số Ki% dao động từ 1,1 – 5,5%. Cây tái sinh của Huỷnh trong các trạng thái rừng tuân theo quy luật đào thải tự nhiên theo phân cấp chiều cao và cây tái sinh triển vọng Huỷnh có chiều cao lớn hơn 2,1 m trong các trạng thái rừng chiếm tỷ lệ rất ít.

Từ khóa: Tái sinh Huỷnh, Bắc Trung Bộ

Regenerative characteristics of Tarrietia javanica Blume in North Central

The results of regenerative characteristics of Tarrietia javanica Blume in natural forest in Quang Binh and Thua Thien Hue showed that the seedling regeneration in 2 provinces ranges from 26 to 213 trees ha-1, most of seedlings regenerated from seeds and had medium to good quality. The regenerated species ranges from 34 to 52 species and the number of seedlings species included in formula of species composition ranged from 2 to 5. Seedlings most of Tarrietia javanica Blume did not involved in the dominant species and the IVi% index of Tarrietia javanica Blume ranged from 1.1 to 5.5%. Seedlings density of Tarrietia javanica Blume varied according to the height and seedlings more than 2.1 m in height was very few in nature forest.

Keywords: Regeneration, Tarrietia javanica Blume , North Central

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC MỘT SỐ HIỆN TRẠNG RỪNG PHỔ BIẾN TẠI HUYỆN BÁC ÁI, TỈNH NINH THUẬN

Phùng Văn Khen, Nguyễn Trọng Nam, Lê Triệu Duy,
Trần Văn Nho, Bùi Quang Hà, Đoàn Nhật Xinh

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Kết quả điều tra 202 ô tiêu chuẩn của 7 trạng thái rừng phổ biến ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận cho thấy, thành phần loài cây gỗ trong các trạng thái rừng tương đối phong phú với tổng số 131 loài cây gỗ tầng cao và 81 loài cây gỗ tái sinh. Số loài cây chính tham gia vào công thức tổ thành ít
(5 – 9 loài) và chủ yếu là các loài Dẻ, Cẩm liên, Dầu mít, Căm xe, Cà chí, Sầm, Cóc rừng, Ké, Dầu đồng, Chiêu liêu, Lành ngạnh,… nhiều loài cây ưa sáng, mọc nhanh, ít giá trị và chưa đáp ứng được mục tiêu về kinh tế. Mật độ cây gỗ tầng cao thấp, biến động từ 180 – 750 cây/ha, trữ lượng rừng biến động từ 5,78 m3/ha (RLP) đến 133,38 m3/ha (RLB), số cây và trữ lượng rừng tập trung nhiều tại các cấp đường kính nhỏ (D1,3 dưới 18 cm) biến động từ 52,5% (RLB) đến 96,8% (RLP). Mật độ cây tái sinh bình quân là 1.340 cây/ha, biến động thấp nhất 600 cây/ha (trạng thái TXN) và cao nhất 2.675 cây/ha (trạng thái RLP), cây tái sinh có triển vọng 305 cây/ha (chiếm 28,0% cây tái sinh). Tỷ lệ cây tái sinh chồi 33,1%, tái sinh hạt 66,9%. Cây có phẩm chất tốt chiếm (13,4%), trung bình (70,1%) và phẩm chất xấu (16,5%). Số lượng loài cây tái sinh biến động từ 19 loài đến 54 loài, trong đó 5 – 7 loài tham gia vào công thức tổ thành. Phần lớn cây tầng cao có mặt ở lớp cây tái sinh, do đó trong tương lai tổ thành của rừng sẽ chưa có sự thay đổi rõ rệt về thành phần loài.

Từ khóa: Rừng Bác Ái, cấu trúc tổ thành loài, tái sinh tự nhiên, rừng tự nhiên

Structural characteristics of some common forest status in Bac Ai district, Ninh Thuan province

The survey results of 202 standard plots of 7 common forest estates in Bac Ai district, Ninh Thuan province showed that woody species composition was particularly diverse comprising 131 dominant species and 81 regenerated species. The main species involved in the species community formula were few (5 – 9 species) including: Quercus platycalyx, Shorea siamensis Miq, Dipterocarpus costatus Gaertn, Xilya dolabriformis Benth, Shorea obtusa Wall, Fraxinus chinensis, Spondiaspinata Kurz, Nephelium sp., Dipterocarpus tuberculatus, Terminalia bellirica, Cratoxylon formosum B.et H,.. There were many species of light-demanding, fast-growing, low economic value due to they were not beneficial aspects. Density of domiant species was low and varied from 180 trees/ha to 750 trees/ha, stand volumes were from 5.78 m3/ha (RLP) to 133.38 m3/ha (RLB); stand density was concentrated mainly small diameter class (D1,3 < 18 cm) ranging from the lowest 52.5% (RLB) to 96.8% (RLP). The average density of regenerated trees was 1,340 trees/ha, the lowest density was 600 trees/ha (TXN status) and the highest density was 2,675 trees/ha (RLP status), promising regeneration distributed 305 trees/ha (accounted for 28.0% of regenerated spacies). The rate of tree regeneration by shoots was 33.1%, and seed regeneration was 66.9%. Trees with good quality accounted for (13.4%), medium (70.1%) and bad quality (16.5%). The number of regenerative tree species varied from 19 species to 54 species, of which 5 – 7 species involved in the species community formula. Most of the dominant trees were presented on the regenerative species community leading to composition of the forest will not changed clearly in species composition in the futute.

Keywords: Forest types of Bac Ai district, species composition structure, natural regeneration, natural forest status 

HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI HOÀNG ĐÀN GIẢ (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall) TẠI RỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ, QUẢNG NINH

La Ánh Dương1, Hoàng Thanh Sơn2, Doãn Hoàng Sơn1,
Trịnh Văn Hiệu1, Hà Huy Nhật1

1Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp,
2
Viện Nghiên cứu Lâm sinh

TÓM TẮT

Cây Hoàng đàn giả hay còn gọi là Hồng tùng (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall) thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae), đây là loài cây gỗ quý hiếm, gỗ có tính chất tốt, mịn, thớ thẳng, đẹp, hơi cứng, nặng trung bình và nằm trong nhóm II theo TCVN 12919 – 2 năm 2019. Bài báo nhằm mục đích cung cấp thông tin khoa học về hiện trạng phân bố, một số đặc điểm lâm học của cây Hoàng đàn giả tại Rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Cây Hoàng đàn giả phân bố ở những vùng có độ cao từ 400 – 500 m so với mực nước biển. Qua điều tra các tuyến tại Rừng Quốc gia Yên Tử đã thiết lập được 03 ô tiêu chuẩn (OTC) ghi nhận sự xuất hiện của cây Hoàng đàn giả trong tự nhiên. Mật độ tầng cây cao của lâm phần dao động từ 305 cây/ha đến 375 cây/ha, đường kính D1,3 trung bình có sự thay đổi không lớn từ 20,5 – 24,2 cm, chiều cao vút ngọn trung bình từ 12,3 – 17,1 m. Cây Hoàng đàn giả có mật độ đạt từ 10 – 30 cây/ha và chỉ tham gia vào công thức tổ thành tầng cây tại lâm phần thứ 2 (OTC QN2). Mật độ cây tái sinh của lâm phần từ 2.400 đến 3.920 cây/ha. Chất lượng cây tái sinh của lâm phần hầu hết tốt với tỷ lệ cao nhất tại OTC QN1 với 77,1%. Hoàng đàn giả chủ yếu là tái sinh hạt, chất lượng cây tốt và tái sinh chủ yếu là ở cấp chiều cao lớn hơn 100 cm. Do cây Hoàng đàn giả tái sinh tại Quảng Ninh có mật độ thấp nên dẫn đến nguy cơ suy giảm số lượng cây Hoàng đàn giả trưởng thành trong tương lai. Vì vậy, các giải pháp bảo tồn và xúc tiến tái sinh cây Hoàng đàn giả là cần thiết ở Rừng Quốc gia Yên Tử.

Từ khóa: Bảo tồn, Rừng Quốc gia Yên Tử, Hoàng đàn giả, phân bố, đặc điểm lâm học

The distribution status and silvicultural characteristics of Dacrydium elatum (Roxb.) Wall in Yen Tu National Forests, Quang Ninh province

Dacrydium elatum (Roxb.) Wall belongs to Podocarpaceae family, this is a rare species of wood, the wood has good properties, smooth, straight grain, beautiful, slightly hard, medium weight and in group II according to TCVN 12919 – 2 in 2019. The article aims to provide scientific information on the distribution status and some silvicultural of D.elatum in Yen Tu National Forests, Quang Ninh province. D.elatum is distributed in areas with altitude from 400 to 500 m. Through investigation of routes in Yen Tu National Forests, 03 OTCs have been established to record the occurrence of D.elatum in nature. The density of tall trees of the stand ranged from 305 – 375 trees/ha, the average diameter at breast height did not change much from 20.5 – 24.2 cm, the average height was from
12.3 – 17.1 m. D.elatum had a density of 10 trees/ha to 30 trees/ha and only participates in the formula for tree stratification in the second stand (OTC QN2). The density of regenerated trees of the stand was only from 2,400 – 3,920 trees/ha. The quality of regenerated trees of the stand was mostly good with the highest rate at OTC QN1 with 77.1%. D.elatum was mainly regenerated by seeds, had good quality, and regenerates mainly at the height of more than 100 cm. Due to the low density of regenerating D.elatum in Quang Ninh, it leads to the risk of reducing the number of mature D.elatum in the future. Therefore, solutions to preserve and promote the regeneration of D.elatum are necessary in Yen Tu National Forests.

Keywords: Conservation, Yen Tu National Forests, Dacrydium elatum (Roxb.) Wall, distribution, silvicultural characteristics

SINH KHỐI RỪNG TRỒNG KEO LAI THEO TUỔI VÀ CẤP ĐẤT TẠI YÊN BÁI

Nguyễn Văn Bích, Hà Thị Mai, Võ Đại Hải

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện tại hai huyện Lục Yên và Yên Bình tỉnh Yên Bái nhằm xác định đặc điểm sinh khối của rừng trồng keo lai (Acacia auriculiformis ´ Acacia mangium) theo tuổi và cấp đất. Tổng cộng 56 ô tiêu chuẩn điển hình 500 m2 (20 ´ 25 m), 280 ô thứ cấp 16 m2 (4 ´ 4 m) và 280 ô dạng bản 1 m2 (1 ´ 1 m) đã được thiết lập để đo đếm sinh trưởng tầng cây cao, xác định sinh khối cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng của rừng trồng keo lai. Theo đó, 56 cây tiêu chuẩn đã được chặt hạ để xác định sinh khối từng bộ phận của cây cá thể, bao gồm thân, cành, lá, vỏ và rễ cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giữa sinh khối khô cây cá thể keo lai và đường kính ngang ngực (D1,3) có sự tương quan rất chặt, theo đó, dạng hàm Power (Y = a ´ X^b) được chọn là dạng hàm mô phỏng tốt nhất để sử dụng tính toán ước lượng sinh khối khô của tầng cây cao trong lâm phần keo lai. Tổng sinh khối khô cây cá thể keo lai dao động từ 3 – 105 kg/cây tương ứng với tuổi 1 – 7 ở cấp đất I; 1,8 – 67 kg/cây ở cấp đất II; 1 – 56 kg/cây ở cấp đất III; và 0,7 – 35,2 kg/cây ở cấp đất IV. Tính trung bình cho cả 4 cấp đất thì sinh khối cây cả thể keo lai tập trung chủ yếu tại phần thân cây (chiếm 46,37%), tiếp đến là ở phần rễ cây (chiếm 18,6%), cành cây (chiếm 16,4%), lá cây (chiếm 13,1%) và thấp nhất là trong vỏ cây (chiếm 5,6%). Tổng sinh khối khô của lâm phần keo lai dao động từ 8,9 – 138,1 tấn/ha, tương đương với tuổi 1 – 7 ở cấp đất I; từ 9,6 – 93,3 tấn/ha ở cấp đất II; từ 4,1 – 76,5 tấn/ha ở cấp đất III; và từ 7,7 – 50,1 tấn/ha ở cấp đất IV. Trong đó, sinh khối tập trung chủ yếu ở tầng cây cao – cây keo lai (chiếm trung bình 76,5%), tiếp đến là vật rơi rụng + thân mục (chiếm 14,5%) và thấp nhất là trong cây bụi thảm tươi (chiếm 9%) tổng sinh khối của toàn lâm phần.

Từ khóa: Keo lai,  sinh khối, cấp đất, năng suất rừng

Biomass accumulation of acacia hybrid plantation across ages and site indexes in Yen Bai province, Vietnam

The study was conducted in two districts of Luc Yen and Yen Binh, Yen Bai province to determine the biomass characteristics of Acacia hybrid (Acacia auriculiformis ´ Acacia mangium) plantations across ages and site indexes. A total of 56 representative plots of 500 m2 (20 ´ 25 m), 280 sub-plots of 16 m2 (4 ´ 4 m) and 280 basic plots of 1 m2 (1 ´ 1 m) were established to measure growth of all trees, determination of biomass of understory vegetation and litter fall (including dead wood) of Acacia hybrid plantations. Accordingly, 56 sample trees were destructed to determine the biomass of each tree components of the individual tree, including stem, branches, leaves, bark, and roots. Research results show that there is a very close correlation between dry biomass of Acacia hybrid individual trees and its DBH (D1.3), in which, the Power function (Y = a ´ X^b) is the best form of simulation function to use for estimating dry biomass of Acacia hybrid trees. Total dry biomass of individual Acacia hybrid trees ranges from 3 to 105 kg/tree, corresponding to the age of 1 – 7 in site index I; 1.8 – 67 kg/tree in soil index II; 1 – 56 kg/tree in soil index III; and 0.7 – 35.2 kg/tree in soil index IV. On average for all 4 soil indexes, the biomass of Acacia hybrid trees concentrated mainly in the stem (accounting for 46.37%), followed by the roots (accounting for 18.6%), branches (accounting for 16.4%), leaves (13.1%) and the lowest in bark (5.6%). Total dry biomass of Acacia hybrid entire stand ranged from 8.9 to 138.1 tons/ha, equivalent to age 1 – 7 in soil index I; from 9.6 to 93.3 tons/ha in soil index II; from 4.1 to 76.5 tons/ha in soil index III; and from 7.7 to 50.1 tons/ha in soil index IV. In which, biomass is concentrated mainly in the high tree layer – Acacia hybrid (average 76.5%), followed by litter fall + dead wood (14.5%) and the lowest is in understory vegetation (accounting for 9%) of the total biomass of the entire stand.’

Keywords:Acacia hybrid (Acacia auriculiformis ´ Acacia mangium), biomass, site indexes, productivity

NHẬN BIẾT NHANH GỖ CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY VƯỜN Ở VIỆT NAM BẰNG CẤU TẠO THÔ ĐẠI

Bùi Hữu Thưởng, Lưu Quốc Thành, Vũ Thị Hồng Thắm,
Vũ Thị Ngoan, Hà Tiến Mạnh, Trần Đức Trung

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Một số loài cây vườn như Xoài (Mangifera indica), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Dâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Mít (Artocarpus heterophyllus), Vải (Litchi chinensis), Nhãn (Dimocarpus longan),… ngoài việc cho quả còn là nguồn cung cấp gỗ trong xây dựng, làm đồ mộc thông thường thậm chí cả đồ mộc mỹ nghệ và điều này cũng làm tăng nhu cầu  về nhận biết nhanh gỗ những loài nêu trên bằng cấu tạo thô đại. Tham khảo một số tài liệu mô tả cấu tạo gỗ đã công bố, quan sát mẫu gỗ lưu trữ để kiểm tra lại hay mô tả mới (đối với những loại gỗ chưa được mô tả), đồng thời tiến hành chụp ảnh cấu tạo gỗ, chúng tôi giới thiệu tài liệu nhận biết nhanh 6 loại gỗ vườn nêu trên. Các đặc điểm cấu tạo đặc trưng nhất của mỗi loại gỗ như sau: Gỗ Xoài: mạch đơn và kép ngắn, phân tán; mô mềm bao quanh mạch hình cánh, cánh nối tiếp, có thể bít dạng màng mỏng; mô mềm thành dải tận cùng và dải hẹp gián đoạn; Gỗ Sấu: mạch đơn và kép ngắn (3 – 4 mạch), phân tán, thường có thể bít dạng màng mỏng. Gỗ Dâu gia xoan: mạch đơn và kép ngắn, phân tán hoặc xếp nửa vòng mạch, đôi khi có những nhóm mạch nhỏ ở cuối vùng gỗ muộn. Gỗ Mít: màu vàng đặc trưng, mạch đơn và kép ngắn phân tán, thường có chất chứa màu trắng, mô mềm bao quanh mạch hình cánh và hình cánh nối tiếp. Gỗ Nhãn: mạch đơn và kép ngắn phân tán hoặc xếp nửa vòng, mặt gỗ mịn. Gỗ Vải: màu nâu hồng đặc trưng, mạch đơn và kép ngắn phân tán, thường có chất chứa màu trắng, mặt gỗ mịn.

Từ khóa: Cấu tạo gỗ, cây vườn, Xoài, Sấu, Dâu gia xoan, Mít, Vải, Nhãn

Rapit identification of wood of garden species in Vietnam by macroscopic features

Some species of garden trees such as Mango (Mangifera indica), Sau (Dracontomelon duperreanum), Dau gia xoan (Allospondias lakonensis), Jackfruit (Artocarpus heterophyllus), Litchi (Litchi chinensis), Longan (Dimocarpus longan), in addition to fruiting, are also a source of wood that is currently used in construction, common woodworking and even fine art furniture and that is why there is a need for quick identification of the above species by macroscopic features of wood. Refer to a number of published wood structure description documents, observe the archived wood samples for re-examination or new description (for undescribed wood species), and take photos of the wood structure, we introduce documents to quickly identify 6 wood species of garden plants mentioned above. The most characteristic structural features of each wood species are as follows: Wood of Mango: vessels solitary and in multiples, axial parenchyma aliform, confluent, tyloses sclerotic, axial parenchyma banded and in narrow bands. Wood of Sau: Vessels solitary and multiples (to 3 vessels, rare to 4 vessels); tyloses sclerotic. Wood of Dau gia xoan: vessels solitary and multiples or semi-ring-porous, sometimes small vessels group at the end of the late wood. Wood of Jackfruit: basically light yellowish, vessels solitary and multiples, white deposits in vessels, axial parenchyma aliform, confluent. Wood of Longan: vessels solitary and multiples or semi-ring-porous, wood surface smooth. Wood of Litchi: pink brown, vessels solitary and multiples; white deposits in vessels; wood surface smooth.

Keywords:Wood structures, garden tree, Mango, Sau, Dau gia xoan, Jackfrut, Litchi, Longan

XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ ÉP PHỦ MẶT VÁN LẠNG GỖ SỒI ĐỎ LÊN BỀ MẶT VÁN GHÉP THANH GỖ KEO LAI

Tạ Thị Thanh Hương1, Nguyễn Văn Định1, Ngô Trung Sơn2,
Nguyễn Đức Thành1, Nguyễn Thanh Tùng1

1Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
2
Công ty Cổ phần Phát triển Xín Mần

TÓM TẮT

Công nghệ ép phủ là khâu thiết yếu trong quá trình sản xuất sản phẩm ván phủ mặt. Khả năng dán dính giữa bề mặt ván nhân tạo với lớp phủ mặt bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Thông số công nghệ ép (áp suất, thời gian, nhiệt độ), đặc tính của keo dán, đặc tính bề mặt của từng loại chất phủ và loại cốt/nền ván nhân tạo. Nghiên cứu này đã xác định được thông số công nghệ ép phủ mặt (cả hai mặt) ván ghép thanh gỗ keo lai (chiều dày 12 mm) bằng ván lạng gỗ Sồi đỏ (chiều dày 0,4 mm), sử dụng chất kết dính Melamine urea formaldehyde (MUF) là P = 0,7 MPa; T = 115oC; τ = 3 phút, cho kết quả độ bền uốn tĩnh (MOR) và mô đun đàn hồi khi uốn tĩnh (MOE) đạt các giá trị tương ứng 68,2 MPa và 8,8 GPa cao hơn so với ván ghép thanh không phủ mặt lần lượt là 5,6% và 4,5%; Độ bền liên kết bề mặt tăng khi thời gian ép tăng, sau đó giảm khi thời gian ép tiếp tục tăng. Cụ thể, ở cùng áp suất ép 0,7 MPa, thời gian ép 2 phút, 3 phút cho kết quả mức độ liên kết bề mặt lần lượt tương ứng tăng từ 1,27 MPa đến 1,41 MPa, tiếp tục tăng thời gian ép lên 4 phút thì độ bền bề mặt giảm xuống 1,36 MPa; Lượng keo tráng MUF 100 g/m2 bề mặt được ép phủ cả 2 mặt ván có hàm lượng formaldehyde tự do ở lớp mặt là 2,71 mg/L, đạt E2 theo tiêu chuẩn GB 18580 – 2001.

Từ khóa: Ván ghép thanh gỗ keo, ép phủ mặt, ván nhân tạo, ván lạng gỗ Sồi đỏ, độ bền liên kết bề mặt

Determination of hot-pressing technology parameters for overlaying Red Oak veneers on Acacia hybrid finger joint boards

Veneer overlaying technology is the final important step in the production of veneer overlayed wood-based panels. The bonding strength between veneers and wood-based panels’ surfaces is influenced by several factors such as pressing parameters (Pressure, Temperature, and Time), types of resin, veneers, and substrates. This study has determined the technology parameters for overlaying red oak veneers (0.4 mm thickness) on finger joint boards’ surfaces made from Acacia hybrid with a thickness of 12 mm bonded by Melamine urea formaldehyde (MUF) is P = 0.7 MPa; T = 115oC; τ = 3 minutes with the modulus of rupture (MOR) of 68.2 MPa, and the modulus of elasticity (MOE) of 8.8 GPa which are higher than that of finger joint boards without overlaying veneer 5.6% and 4.5%, respectively. The bonding strength between veneers and surfaces of finger joint boards increased with the increase in processing time, subsequently deceased with the continuous increase in pressing time. At the pressure of 0.7 MPa, the bonding strength increased from 1.27 MPa to 1.41 MPa with the increase in pressing time from 2 minutes to 3 minutes, respectively, and then this value decreased to 1.36 MPa with pressing time continuously increasing to 4 minutes. With the resin spread of 100 g/m2, The free formaldehyde content released from the surfaces of the finger joint board overlayed veneers on both surfaces is 2.71 mg/L which meets the E2 level according to the Chinese standard GB 18580 – 2001.

Keywords: Acacia hybrid finger joint boards, veneer overlaying technology, wood-based panels, Red Oak veneers, surface bonding strength

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]