Vietnam Journal of Forest Science Number 5-2022

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 5 2022

1. Kết quả nghiên cứu nhân giống Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) từ hạt tại tỉnh Sơn La Results of production by seed and growth Amomum longiligulare T.L.Wu in the narratory stage in Son La Nguyễn Thị Bích Ngọc
Trần Anh Tuấn
Nguyễn Vũ Giang
Đa Ly Phon Sít Thị Păn Nha
5
2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống loài Đỗ quyên lá nhọn (Rhododendron moulmainense Hook. f.) bằng hom Cutting propagation of Rhododendron moulmainense Hook. f. Lưu Thế Trung
Phí Hồng Hải
La Ánh Dương
Trần Văn Tiến
15
3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Mật nhân (Euricoma longgifolia Jack) từ hạt Research on techniques
for breeding Euricoma longifolia Jack from seeds
Trần Thị Thúy Hằng
Phạm Tiến Bằng
Võ Đại Hải
Trần Hồng Sơn
Mai Việt Trường Sơn
Dương Xuân Thắng
25
4. Nghiên cứu đặc điểm vật hậu, sinh lý và bảo quản hạt giống Quế trà my tại tỉnh Quảng Nam Study of phenological, physiological characteristics and seed storage of Cinnamomum cassia in Quang Nam province Bùi Kiều Hưng
Võ Thị Thảo
Lê Văn Quang
Phan Thị Luyến
Tạ Nhật Vương
Diệp Xuân Tuấn
Phạm Đôn
35
5. Sinh trưởng các dòng keo lai tự nhiên (Acacia mangium × A. auriculiformis) mới chọn lọc tại Định Quán, Đồng Nai Growth of newly selected natural acacia hybrid (Acacia mangium × A. auriculiformis) clones
in Dinh Quan, Dong Nai
Đỗ Thanh Tùng
Nguyễn Đức Kiên
Dương Hồng Quân
Ngô Văn Chính
44
6. Sinh trưởng của Keo lá tràm trong các mô hình khảo nghiệm giống và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng rừng cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Quảng Trị Growth of Acacia auriculiformis in trial models and application of advanced technology in clones, silviculture for sawlog production in Quang Tri province Vũ Đức Bình
Nguyễn Thị Thanh Nga
Phạm Xuân Đỉnh
Lê Thị Như Nguyệt
Trần Thị Tường Vân
Lê Xuân Toàn
Lê Thị Tuyết
Nguyễn Thị Thảo Trang
Nguyễn Tùng Lâm
Hoàng Văn Tuấn
53
7. Thực trạng quản lý và các giải pháp tổng hợp phát triển bền vững rừng phòng hộ và rừng đặc dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội Current management status and integrated measures for sustainable development of protection and special use forest in Hanoi city Phạm Đôn
Võ Đại Hải
Bùi Kiều Hưng
Phan Thị Luyến
Tạ Nhật Vương
61
8. Đặc điểm hệ sinh thái rừng núi đá tại Khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Vịnh Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh
Characteristics of the mountine forest in the special forest protecting the landscape of Ha Long Bay, Quang Ninh province Cao Văn Lạng
Vũ Duy Văn
Trịnh Ngọc Bon
Hoàng Văn Thành
Hoàng Thị Nhung
Nguyễn Văn Tuấn
Phạm Văn Viện
Trần Xuân An
Hoàng Văn Thắng
77
9. Ảnh hưởng của quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác đến tính chất đất và năng suất rừng trồng Keo lá tràm 3 tuổi ở chu kỳ 4 tại Phú Bình, Bình Dương Effects of slash managenment on soil property and productivity of the Acacia auriculiformis plantation
3 year old, rotation 4,
Phu Binh, Binh Duong
Kiều Mạnh Hà
Vũ Đình Hưởng
Nguyễn Xuân Hải
Lê Thanh Quang
Nguyễn Văn Đăng
Ninh Văn Tuấn
85
10. Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật rừng tại Khu rừng đặc dụng Xuân Nha, tỉnh Sơn La và đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Research on the diversity of plants in special used forest Xuan Nha, Son La province and recomemdations for biodiversity conservation Đinh Công Trình
Nguyễn Duy Khánh
Nguyễn Văn Hùng
Hoàng Thanh Sơn
Hà Văn Tiệp
96
11. Thử nghiệm xây dựng chương trình hiệu chỉnh ảnh hưởng của địa hình trên ảnh vệ tinh – trường hợp thực hiện cho ảnh Landsat-8 trên nền tảng Google Earth Engine Test to build a program to adjust the effect of terrain on satellite images – case for Landsat-8 imagery on the Google Earth Engine platform Phạm Văn Duẩn
Vũ Thị Thìn
Phạm Tiến Dũng
105
12. Đặc điểm sinh trưởng các loài cây trồng rừng ngập mặn trên các nhóm dạng lập địa ven biển tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh Growth characteristics of forest plant species on groups of sites in coastal areas in Nghi Xuan,
Ha Tinh
Phạm Văn Ngân
Ngô Đình Quế
Vũ Tấn Phương
Lê Đức Thắng
118
13. Năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng keo lai và bạch đàn lai trên bờ bao tại khu vực Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang Productivity and economic efficiency of acacia hybrid and eucalyptus hybrid planting on the high embankment of acid sulphate soil at Hon Dat district, Kien Giang province Ngô Văn Ngọc
Kiều Tuấn Đạt
Trần Khánh Hiệu
Nguyễn Trọng Nam
Trần Văn Nho
Lê Triệu Duy
126
14. Mức độ chênh lệch ẩm và sự phát triển khuyết tật trong quá trình sấy gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) Moisture content gradient and defect development of Acacia mangium Willd. during drying process Hà Tiến Mạnh
Phạm Văn Chương
Bùi Duy Ngọc
Nguyễn Thị Phượng
Trần Đức Trung
135
15. Kết quả đánh giá hiện trạng gỗ khảo cổ khai quật tại Kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình Evaluation of deterioration status of historical wood excavated at Hoa Lu ancient capital, Ninh Binh Nguyễn Đức Thành
Nguyễn Tử Kim
Hoàng Trung Hiếu
Nguyễn Ngọc Quý
150
16. Quá trình hình thành và phát triển của công nghệ, ứng dụng tre ép khối trong đời sống Formation and development of bamboo scrimber in life Nguyễn Thị Phượng
Đỗ Thị Hoài Thanh
158

 

 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG SA NHÂN TÍM (Amomum longiligulare T.L.Wu) TỪ HẠT
TẠI TỈNH SƠN LA

Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Trần Anh Tuấn1, Nguyễn Vũ Giang2,
Đa Ly Phon Sít Thị Păn Nha3

1Trường Đại học Tây Bắc
2 Trường Đại học Lâm nghiệp
3 Phòng Kiểm lâm tỉnh Luông Nặm Thà, Lào

TÓM TẮT

Sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L.Wu) là dược liệu quý đang được ưu tiên tập trung phát triển trồng ở quy mô lớn theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013, danh mục chỉ định vùng sinh thái trồng tại Sơn La. Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo mã số B2019 – TTB – 03 tại khu vực Sơn La. Mục đích xác định xử lý hạt, mức độ che sáng và thành phần ruột bầu tốt nhất cho cây con Sa nhân tím giai đoạn vườn ươm (đến 9 tháng tuổi). Phương pháp bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ lặp lại 3 lần và xử lý thống kê toán học được áp dụng. Kết quả cho thấy, nhiệt độ xử lý hạt Sa nhân tím tốt nhất là 50oC trong thời gian 12 giờ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất 89,0% và thời gian 19,1 ngày là hạt nứt nanh toàn bộ. Tỷ lệ che sáng 50% có ảnh hưởng tốt nhất, tỷ lệ sống 82,2%, đường kính gốc trung bình 5,9 mm, chiều cao vút ngọn trung bình 33,3 cm, sinh trưởng giữa các cây khá đồng đều, hệ số biến động về đường kính 13,0%, hệ số biến động về chiều cao là 24,14%. Thành phần ruột bầu chưa thực sự có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống nhưng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính, chiều cao của cây con Sa nhân tím. Thành phần ruột bầu tốt nhất 68% đất mặt + 20% cát mịn + 10% phân chuồng hoai + 2% super lân cho tỷ lệ sống 88,9%, đường kính gốc trung bình 5,9 mm, chiều cao vút ngọn trung bình 35,3 cm, cây sinh trưởng đồng đều cả về đường kính gốc và chiều cao. Kết quả cũng cho thấy, không nên gieo ươm cây Sa nhân tím trong điều kiện không che sáng và không nên sử dụng ruột bầu đến 88% lớp đất mặt dù có bổ sung 10% phân chuồng, 2% phân lân cây vẫn hay bị bít rễ, vàng lá, sinh trưởng kém và tỷ lệ sống rất thấp.

Từ khóa: Sa nhân tím, nhân giống bằng hạt, che sáng, thành phần ruột bầu, tỉnh Sơn La

Results of production by seed and growth Amomum longiligulare T.L.Wu in the narratory stage in Son La

Amomum longiligulare T. L.Wu is a precious medicinal herb that is being prioritized to focus on developing large-scale cultivation according to the Decision No. 1976 of the Prime Minister of Vietnam dated October 30, 2013, the list of designated ecological zones for planting in Son La. This study was carried out within the framework of the scientific research and technological development project at the ministerial level, the Ministry of Education and Training, code B2019 – TTB – 03 in Son La area. The purpose of the study was to determine the best incubation temperature, shade and potting composition for Amomum longiligulare T. L.Wu seedlings at the nursery stage (up to 9 months of age). Full randomized block design with 3 repetitions and mathematical statistical processing was applied. The results showed that the best incubation temperature for Amomum longiligulare T. L.Wu seeds was 50 degrees for 12 hours, giving the highest germination rate of 89.0% and the shortest incubation time of 19.1 days. The results showed that the rate of shading 50% had the best effect, with the survival rate of 82.2%, the average root diameter of 5.9 mm, the average height of the tops 33.3 cm, growing between trees. quite uniform, coefficient of variation in diameter is 13.0%, coefficient of variation in height is 24.14%. The composition of the potting medium did not really have a significant effect on the survival rate, but it did have a significant effect on the growth in diameter and height of Amomum longiligulare T.L.Wu seedlings. Best potting soil composition 70% topsoil + 20% fine sand + 10% manure (addition of 2 g phosphorus/pot) for survival rate of 88.9%, average root diameter of 5.9 mm, soaring height tops average 35.3 cm, trees grow evenly in both stem diameter and height. The results also show that Amomum longiligulare T.L.Wu plants should not be nursed in unshaded conditions and should not use potting soil up to 90% of the soil layer. Even with the addition of 10% manure, the roots are often blocked. yellow leaves, poor growth and very low survival rate.

Keywords: Amomum longiligulare T.L.Wu, propagated by seeds, shade, composition of gourd, Son La province

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f.) BẰNG HOM

Lưu Thế Trung1, Phí Hồng Hải2, La Ánh Dương3, Trần Văn Tiến4

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ & Tây Nguyên
2
Viện Khoa học Lâm nghiệp Viện Nam
3
Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
4
Trường Đại Học Đà Lạt

TÓM TẮT

Bài báo này giới thiệu một số kết quả nhân giống Đỗ quyên lá nhọn phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen tại Lâm Đồng. Cành hom phục vụ nghiên cứu được lấy từ cây mẹ trong rừng tự nhiên, từ các cành bánh tẻ nửa hóa gỗ ở đỉnh tán cây, khỏe mạnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất điều hòa sinh trưởng dạng nước có ảnh hưởng lớn hơn so với dạng bột trong nhân giống Đỗ quyên lá nhọn. Loại và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng cũng có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng nhân giống bằng hom. Hom giâm xử lý bằng IBA nồng độ 2.500 ppm sau 180 ngày đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất 51,1%, chiều dài rễ trung bình đạt 0,6 cm và số lượng rễ đạt 12,6 rễ/hom. Mùa giâm hom thích hợp nhất cho Đỗ quyên lá nhọn là mùa hè, tháng 4. Chế độ che sáng có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng chiều cao và đường kính gốc là 50%. Thành phần ruột bầu có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao và đường kính gốc là 50% xơ dừa + 50% đất.

Từ khóa: Đỗ quyên lá nhọn, nhân giống, che sáng, ruột bầu

Cutting propagation of Rhododendron moulmainense Hook. f.

This paper introduces some results of cutting propagation of Rhododendron moulmainense Hook. f. for gene conservation and deployment in Lam Dong. The cuttings for this study were taken from the mother trees in natural forest, from the semi-wooded branches at the top of the canopy and healthy. The research results showed that the liquid hormone has a greater effect than the powder hormone in cutting propagation of R. moulmainense. The type and concentration of hormones also have a significant effect on the ability to propagate by cuttings. Cuttings treated with IBA concentration of 2.500 ppm after 180 days achieved the highest rooting rate of 51.1%, the average root length was 0.6 cm and the number of roots per cutting reached 12.6 roots. The most suitable cutting season for Rhododendrons is summer, April. Shading has the best effect on growth in height and diameter at ground is 50%. The composition of potting mix that affects the height growth and diameter at ground is 50% coconut fiber + 50% soil.

Keywords: Rhododendron moulmainense, propagation, shading, potting mix

 

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY MẬT NHÂN (Euricoma longgifolia Jack) TỪ HẠT

Trần Thị Thúy Hằng1, Phạm Tiến Bằng1, Võ Đại Hải2,
Trần Hồng Sơn1, Mai Việt Trường Sơn1, Dương Xuân Thắng1

1Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới
2
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Mật nhân là loài cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao, phân bố rộng ở Việt Nam. Loài cây này đang bị khai thác mạnh trong tự nhiên dẫn đến diện tích và trữ lượng bị suy giảm mạnh. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Mật nhân từ hạt, được thực hiện tại vườn ươm Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới. Kết quả cho thấy, thành phần ruột bầu, kích thước túi bầu, tỷ lệ che sáng và phân bón có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống và sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao cây con Mật nhân ở giai đoạn vườn ươm, trong đó thành phần ruột bầu 100% đất tầng mặt, tỷ lệ che sáng 50%, kích thước ruột bầu 15 ´ 18 cm và bón phân chuồng ngâm cho kết quả tốt nhất ở giai đoạn 12 tháng tuổi.

Từ khóa: Mật nhân, nhân giống từ hạt, thành phần ruột bầu, che sáng, phân bón, kích thước túi bầu

Research on techniques for breeding Euricoma longifolia Jack from seeds

Euricoma longifolia jack is a valuable medicinal plant with a great economic value, widely distributed in Vietnam. In the wild, this species is heavily exploited, which has caused the area and reserves to drastically shrink. This paper presents the results of a research on breeding techniques of Euricoma longifolia from seeds, carried out at the Tropical Forest Research Centre (TFRC). The findings demonstrated that there was a substantial relationship between the survival rate, growth of the root diameter, and height of the seedlings at the early stage, and the composition of the potting media, the size of the potting bag, the shade regime, and the fertilization regime. The best results were obtained in a nursery where the potting soil composition was 100% topsoil, 50% shade, 15 ´ 18 cm potting size, and soaking manure fertilization regime.

Keywords: Euricoma longifolia, breeding from seed, composition of potting soil, light regime, fertilizer, size of potting bag

 

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VẬT HẬU, SINH LÝ VÀ BẢO QUẢN HẠT GIỐNG QUẾ TRÀ MY TẠI TỈNH QUẢNG NAM

Bùi Kiều Hưng1, Võ Thị Thảo2, Lê Văn Quang1, Phan Thị Luyến1,
Tạ Nhật Vương1, Diệp Xuân Tuấn1, Phạm Đôn1

1Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Lâm sinh
2
Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ

TÓM TẮT

Sinh trưởng và phát triển của Quế trà my đầy đủ các pha trong một năm. Hiện tượng rụng nhiều lá già diễn ra vào tháng 1 – 2 sau mùa thu hoạch quả, cây bắt đầu ra chồi mới vào tháng 3 – 4 và ra lá non vào tháng 4 – 5, giai đoạn từ tháng 4 – 6 cây ra hoa và hình thành quả non. Các tháng tiếp theo từ tháng 7 – 10 là quá trình phát triển và nuôi dưỡng quả, đến tháng 11 – 12 là giai đoạn quả chín, quả già và cũng là thời gian có thể thu hái hạt quế. Hàng năm các hiện tượng vật hậu học của cây Quế trà my có thể diễn ra sớm hoặc muộn hơn từ 10 – 15 ngày tùy thuộc vào đặc điểm thời tiết từng năm. Quả Quế trà my có đường kính trung bình 8,7 mm, chiều dài 10,6 mm. Hạt Quế trà my có đường kính trung bình 6,5 mm và chiều dài 8,8 mm. Khối lượng 1.000 quả là 710 g, 1 kg quả có trung bình 1.408 quả. Độ thuần hạt giống Quế trà my là 94,6%, khối lượng 1.000 hạt là 364 g; 1 kg hạt có trung bình 2.748 hạt. Độ ẩm của hạt Quế trà my trung bình đạt 40,51%. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Quế trà my trung bình là 85,3%, thế nảy mầm 45,3%. Bảo quản hạt giống Quế trà my ở 0oC với thời gian bảo quản tối đa 6 tháng, sau 3 tháng bảo quản tỷ lệ nảy mầm còn 68,6%, sau 6 tháng còn 29,3%.

Từ khóa: Đặc điểm vật hậu, sinh lý hạt giống, bảo quản hạt giống, Quế trà my, tỉnh Quảng Nam

Study of phenological, physiological characteristics and seed storage of Cinnamomum cassia in Quang Nam province

Growth and development of Cinnamomum cassia have full phases in a year. The phenomenon of shedding many old leaves takes place in January – February after the fruit harvesting season, the plant begins to produce new shoots in March-April and young leaves in April-May, the period from April-June the plant flowers and forms young fruits. The next months from July-October are the process of fruit development and nourishment, November-December is the period of ripe fruits, old fruits and also the time when cinnamon seeds can be collected. Every year, the post-learning phenomena of Cinnamomum casssia can take place as early or 10 – 15 days later depending on the weather characteristics of each year. Cinnamomum casssia fruit has an average diameter of 8.7 mm, length of 10.6 mm. Cinnamomum cassia seeds have an average diameter of 6.5 mm and a length of 8.8 mm. The weight of 1,000 fruits is 710 g, 1 kg of fruits has an average of 1,408 fruits. Cinnamomum cassia seed purity is 94.6%, the weight of 1,000 seeds is 364 g; 1 kg of seeds has an average of 2,748 seeds. The moisture content of Cinnamomum cassia seeds averages 40.51%. The germination rate of Cinnamomum cassia seeds is on average 85.3%, the germination potential is 45.3%. Store Cinnamomum cassia seeds at 0oC with a maximum storage period of 6 months, after 3 months of preservation the germination rate is 68.6%, after 6 months it is 29.3%.

Keywords: Phenological characteristics, physiological characteristics of seeds, seed storage, Cinnamomum cassia, Quang Nam province

 

SINH TRƯỞNG CÁC DÒNG KEO LAI TỰ NHIÊN (Acacia mangium × A. auriculiformis)
MỚI CHỌN LỌC TẠI ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI

Đỗ Thanh Tùng, Nguyễn Đức Kiên, Dương Hồng Quân, Ngô Văn Chính

Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm chọn lọc các dòng keo lai mới phục vụ trồng rừng ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Nghiên cứu được tiến hành trên khảo nghiệm dòng vô tính keo lai tại Thanh Sơn, Định Quán, Đồng Nai gồm 38 dòng keo lai mới chọn lọc và 2 giống đối chứng là các giống keo lai đã được công nhận. Kết quả đánh giá ở thời điểm 38 tháng tuổi cho thấy đã có sự sai khác rõ rệt giữa các dòng về các chỉ tiêu sinh trưởng, tỷ lệ sống cũng như các chỉ tiêu chất lượng thân cây. Trong số 40 dòng có 10 dòng đạt năng suất từ 31,0 – 37,8 m3/ha/năm. Giữa các dòng có sự sai khác rõ rệt về tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh chết héo do nấm Ceratocystis. Các dòng sinh trưởng nhanh đều có tỷ lệ bị bệnh dưới 25%, trong đó 3 dòng BB001, BV518, BV334 có tỷ lệ sống trên 70% đồng thời có hình dạng thân đẹp phù hợp với mục tiêu chọn lọc các dòng keo lai tự nhiên mới nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả của rừng trồng phục vụ sản xuất.

Từ khóa: Keo lai tự nhiên, dòng vô tính, sinh trưởng, năng suất, chống chịu bệnh

Growth of newly selected natural acacia hybrid (Acacia mangium ×
A.
auriculiformis) clones in Dinh Quan, Dong Nai

The objective of this research was to select new acacia hybrid clones for reforestation in the Southeast provinces. The research was conducted in a acacia hybrid clonal trial in Thanh Son commune, Dinh Quan district, Dong Nai province which included 38 newly selected acacia hybrid clones and 2 commercial clones as controls. The growth evaluation result at 38 months of age showed significant differences between clones in all growth traits, survival as well as stem quality. Among these clones, there were 10 clones reached yield from 31.0 to 37.8 m3/ha/year. Significant difference between clones was recorded in the infection percentage and severity of stem canker and wilt caused by Ceratocystis. All fast-growing clones had disease infection percentage below 25%, of which 3 clones BB001, BV518, BV334 had survival percentage of over 70% and had good stem quality. These newly selected natural acacia hybrid clones are promising to improve productivity of planted forest for wood production.

Keywords: Acacia hybrid, clone, growth, yield, disease tolerance

 

SINH TRƯỞNG CỦA KEO LÁ TRÀM TRONG CÁC MÔ HÌNH KHẢO NGHIỆM GIỐNG VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG CUNG CẤP GỖ LỚN TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

Vũ Đức Bình, Nguyễn Thị Thanh Nga, Phạm Xuân Đỉnh, Lê Thị Như Nguyệt,
Trần Thị Tường Vân, Lê Xuân Toàn, Lê Thị Tuyết, Nguyễn Thị Thảo Trang,
Nguyễn Tùng Lâm, Hoàng Văn Tuấn

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

TÓM TẮT

Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống và lâm sinh xây dựng mô hình rừng trồng Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn tại Quảng Trị do Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ thực hiện từ 2017 – 2021. Sau 50 tháng tuổi, các mô hình thí nghiệm đều có sinh trưởng và phát triển tốt, đồng đều, tỷ lệ sống cao (>90%). Kết quả đánh giá khảo nghiệm các dòng vô tính Keo lá tràm cho thấy có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng đường kính, chiều cao và các chỉ tiêu chất lượng. Năng suất trung bình toàn khảo nghiệm đạt 20,4 m3/ha/năm, dao động từ 18,7 đến 23,6 m3/ha/năm. Năng suất của 4 dòng gồm Clt26, Clt43, Clt57, Clt7 đều đạt trên 20 m3/ha/năm và đã chứng tỏ có triển vọng về sinh trưởng và chất lượng đối với vùng đất đồi núi tỉnh Quảng Trị. Mô hình Keo lá tràm mô có sinh trưởng tốt hơn so với mô hình Keo lá tràm hom. Tuy nhiên, về chỉ tiêu chất lượng thân cây thì không có sự sai khác rõ rệt giữa hai loại mô hình này. Năng suất trung bình của mô hình Keo lá tràm mô và Keo lá tràm hom đạt tương ứng là 20,7 m3/ha/năm và 19,2 m3/ha/năm.

Từ khóa: Gỗ lớn, Keo lá tràm, kỹ thuật lâm sinh

Growth of Acacia auriculiformis in trial models and application of advanced technology in clones, silviculture for sawlog production in Quang Tri province

This article introduces the results of application of technical progess in seedlings and silviculture to build a Acacia auriculiformis plantation trial for sawlog in Quang Tri, conducted by the Forest Science Centre for North Central Vietnam since 2017 to 2021. After 50 months, the trials had good growth and high survival rates (>90%). The results showed that there were significant differences in growth and stem quality of Acacia auriculiformis clones. The mean productivity of the trials was 20.4 m3/ha/year, ranging from 18.7 to 23.6 m3/ha/year. Productivity of 4 clones (Clt26, Clt43, Clt57, Clt7) were over 20.0 m3/ha/year that proved to be promising clones for plantation forest in mountainous areas of Quang Tri province. The tissue culture of Acacia auriculiformis trial had better growth than the cuttings of Acacia auriculiformis trial, however, there was no significant difference in terms of stem quality. The mean productivities of tissue culture and cuttings trials were 20.7 m3/ha/year and 19.2 m3/ha/year, respectively.

Keywords: Sawlog, Acacia auriculiformis, silviculture techniques

 

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TỔNG HỢP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG PHÒNG HỘ VÀ RỪNG ĐẶC DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Phạm Đôn1, Võ Đại Hải2, Bùi Kiều Hưng1, Phan Thị Luyến1, Tạ Nhật Vương1

1Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Kỹ thuật lâm sinh
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng ở Thành phố Hà Nội tuy không lớn nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng cảnh quan và bảo vệ môi trường sinh thái. Các khu rừng phòng hộ và đặc dụng tại Hà Nội đều có giá trị đặc biệt về cảnh quan gắn liền với các khu di tích lịch sử, văn hóa quan trọng được ưu tiên bảo vệ của Thủ đô như khu di tích Đền Gióng; di tích Đền Thượng, Đền thờ Bác Hồ; Di tích và Thắng cảnh Hương Sơn,… rừng phòng hộ và rừng đặc dụng trên Thành phố Hà Nội đã được phân cấp quản lý theo các quy định của Nhà nước và của Thành phố Hà Nội. Về cơ bản rừng đã được quản lý đúng mục đích theo các chính sách hiện hành và phát huy được chức năng, hiệu quả của rừng. Để quản lý và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng trên địa bàn TP. Hà Nội bền vững cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, trong đó chú trọng vào cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khoán bảo vệ rừng, chính sách khoa học, công nghệ gắn với bảo tồn và phát triển bền vững rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, phát triển du lịch sinh thái, thuê môi trường rừng,…

Từ khóa: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, quản lý rừng, Thành phố Hà Nội

Current management status and integrated measures for sustainable development of protection and special use forest in Hanoi city

Area of protection and special-use forest in Hanoi is not large but plays an important role in landscape creation and environmental protection. All protection and special-use forest areas in Hanoi have a special landscape value in conjunction with important historical and cultural relics of the the Capital to be conserved with high priority such as Thanh Giong, Thuong and Ho Chi Minh temple relics; Huong Son beauty spot,… Protection and special use forest of Hanoi were under decentralized management according to the regulation of the State and Hanoi city. Forest in Hanoi was managed effectively in line with forest types based upon current policies/mechanism. In order to manage and develop protection and special use forest in Hanoi sustainably a series of solutions on forest management policy/mechanism improvement should be applied, of which the emphases are given to issue land used right certificate, implementation of forest protection contraction, application of science-technology advanced techniques in line with conservation and development of protection and special use forest, payment for forest environmental services, eco-tourism development, forest environment lease,…

Keywords: Protection forest, special-use forest, forest management, Hanoi city

ĐẶC ĐIỂM HỆ SINH THÁI RỪNG NÚI ĐÁ TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG BẢO VỆ CẢNH QUAN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

Cao Văn Lạng1, Vũ Duy Văn2, Trịnh Ngọc Bon3, Hoàng Văn Thành3, Hoàng Thị Nhung3, Nguyễn Văn Tuấn3, Phạm Văn Viện1, Trần Xuân An1, Hoàng Văn Thắng1

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh
3Viện Nghiên cứu Lâm sinh

TÓM TẮT

Kết quả điều tra đặc điểm hệ sinh thái rừng núi đá Khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Vịnh Hạ Long tỉnh Quảng Ninh cho thấy, tổng diện tích rừng núi đá trong khu vực là 2.594,78 ha, với 4 cấp trữ lượng: Rừng nghèo kiệt có diện tích lớn nhất 1.144,17 ha với trữ lượng dao động từ 10,9 – 49,1 m3/ha; rừng nghèo 854,44 ha với trữ lượng dao động từ 50,5 – 82,1 m3/ha; tiếp đến trạng thái rừng chưa có trữ lượng là 370,73 ha với trữ lượng dao động từ 5,2 – 5,9 m3/ha và ít nhất là trạng thái rừng trung bình chỉ có 225,44 ha với trữ lượng dao động từ 103,3 – 115,6 m3/ha. Mật độ tầng cây cao dao động từ 410 – 795 cây/ha với số loài dao động từ 17 – 145 loài, số loài tham gia vào công thức tổ thành dao động từ 2 – 8 loài, chỉ có trạng thái rừng nghèo không hình thành công thức tổ thành (IV% <5%). Mật độ cây tái sinh của các trạng thái thuộc hệ sinh thái rừng núi đá dao động từ 6.422 – 8.160 cây/ha, trong đó tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng dao động từ 23,5 – 43,9%. Số loài cây tái sinh ở các trạng thái dao động từ 35 – 170 loài, trong đó số loài tham gia vào công thức tổ thành dao động từ 2 – 9 loài.

Từ khóa: Đặc điểm, hệ sinh thái rừng, núi đá, Vịnh Hạ Long

Characteristics of the mountine forest in the special forest protecting the landscape of Ha Long Bay, Quang Ninh province

The survey results on the characteristics of the rocky forest ecological system in The special forest used for landscape protection in Ha Long Bay, Quang Ninh province showed that, the total area in the area is ​​2,594.78 hectares, with a 4 – level equipment volume: The poorest forest has the largest area 1,144.17 ha with volumes ranging from 10.9 – 49.1 m3/ha; poor forest 854.44 ha with volume ranging from 50,5 – 82.1 m3/ha; next to the state forest without the amount is 370.73 ha with the volume ranging from 5.2 – 5.9 m3/ha and at least the average forest is only 225.44 ha with the volume ranging from the 103.3 – 115.6 m3/ha. Density of timber is from 410 – 795 trees/ha with the number of species ranging from 17 – 145 species, the number of species participating in the o composition formula ranges from 2 – 8 species, only the poor forest status is not have composition formula (IV%<5%). The density of regenerative trees of the rocky mountain forest ecosystem ranges from 6,422 – 8,160 trees/ha, in which the rate of promising regenerated trees ranges from 23.5 – 43.9%. The number of tree species regenerated in different forest ranges from 35 – 170 species, of which the number of species participating in the composition formula ranges from 2 – 9 species.

Keywords: Characteristics, forest ecosystem, rock mountain, Ha Long Bay

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN LÝ VẬT LIỆU HỮU CƠ SAU KHAI THÁC ĐẾN TÍNH CHẤT ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT RỪNG TRỒNG KEO LÁ TRÀM 3 TUỔI Ở CHU KỲ 4 TẠI PHÚ BÌNH, BÌNH DƯƠNG

Kiều Mạnh Hà1, Vũ Đình Hưởng1, Nguyễn Xuân Hải1,
Lê Thanh Quang, Nguyễn Văn Đăng1, Ninh Văn Tuấn 1

1Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
2
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác là một trong những biện pháp quản lý lập địa nhằm nâng cao độ phì đất và năng suất rừng trồng. Rừng trồng Keo lá tràm chu kỳ 4 được thiết lập tại Phú Bình, tỉnh Bình Dương với 3 công thức thí nghiệm khác nhau, bao gồm: (i) FL (Lấy đi toàn bộ vật liệu hữu cơ sau khai thác); (ii) FM (Để loại toàn bộ vật liệu hữu cơ sau khai thác); (iii) FH như FM kết hợp bón lót 30kg P/ha). Sau 3 năm thí nghiệm, kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ pH dao động ở mức thấp, pH(H2O) đạt 4,69 ± 0,03 (tầng đất 0 – 10 cm) và 4,63 ± 0,04 (tầng đất 10 – 20 cm). Để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác kết hợp bón 30 kg P/ha làm tăng hàm lượng tích lũy C trong đất và các chất dinh dưỡng P, K, Ca, Mg lần lượt là 20%, 12,3%, 12,2%, 10,4%, 14,4% (ở tầng đất 0 – 10 cm) và 10%, 6,1%, 9,4%, 8,3%, 14,2% (tầng đất 10 – 20 cm) so với lấy đi toàn bộ vật liệu hữu cơ sau khai thác. Không có sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa các công thức và tỷ lệ sống giảm dần theo thời gian từ 1 đến 3 tuổi (~ 90%). Có sự khác biệt về tăng trưởng đường kính, chiều cao và năng suất rừng giữa các công thức. Sinh trưởng đường kính, chiều cao và năng suất ở công thức FH cao hơn công thức FL lần lượt là 7,3%, 3,2% và 16%. Từ kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng có cơ hội duy trì và nâng cao năng suất rừng trồng Keo lá tràm bằng việc để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác và bón lót 30kg P/ha.

Từ khóa: Độ phì đất, Keo lá tràm, năng suất, quản lý vật liệu hữu cơ

Effects of slash managenment on soil property and productivity of the Acacia auriculiformis plantation 3-year-old, rotation 4, Phu Binh, Binh Duong

Slash management is one of technical methods in site management to improve soil fertility and plantation productivity. Rotation four of the Acacia auriculiformis plantation established at Phu Binh, Binh Duong province with three treatments as follows: (i) FL: The whole tree was harvested and then all aboveground biomass, including litter and understory, was removed. This was repeated at every rotation; (ii) FM: Only merchantable stem wood (≥3 cm in diameter with bark) was harvested; all slash and litter retained. This treatment was reapplied at every rotation; (iii) FH: as FM plus each tree received superphosphate at 20 g tree−1 P (~30 kg ha−1 P) mixed with soil at the bottom of the planting holes before planting. Three years after planting, the results showed that: There was no significant difference between treatments in pH for both soil depths (0 – 10 cm and 10 – 20 cm), with pHH2O = 4.69 ± 0.03 and pHH20 = 4.63 ± 0.04, respectively. Slash retention plus applying 30 kg P ha-1 at planting (treatment FH) improved C, P, K, Ca and Mg in soil depths (0 – 10 cm and 10 – 20 cm) by 20%, 12.3%, 12.2%, 10.4%, 14.4% and 10%, 6.1%, 9.4%, 8.3%, 14.2%, respectively that compared to slash and litter removed (treatment FL). There was also no significant difference between treatments in survival rate and this rate decreased by time and was about 90% at 3 – year-old of the plantation. There were significant differences between treatments in diameter, height and productivity. Increment of diameter, height and productivity in treatments FH were greater than that in treatment FL by 7.3%, 3.2% and 16%, respectively. Overall results demonstrate that there is an opportunity to increase and sustain productivity of Acacia auriculiformis plantations over successive rotations by slash retention after harvesting and applying P fertilizer (30 kg/ha).

Keywords: Soil fertility, Acacia auriculiformis, productivity, slash management

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT RỪNG TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Đinh Công Trình1, Nguyễn Duy Khánh1, Nguyễn Văn Hùng1,
Hoàng Thanh Sơn2, Hà Văn Tiệp1.

1Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
2Viện Nghiên cứu Lâm sinh

TÓM TẮT

Kết quả điều tra đa dạng thực vật tại khu rừng đặc dụng Xuân Nha, tỉnh Sơn La đã ghi nhận được 1.131 loài thực vật, thuộc 5 ngành thực vật (ngành Thông đất, ngành Dương xỉ, ngành Cỏ thấp bút, ngành Thông và ngành Hạt kín), với 12 nhóm dạng sống khác nhau, trong đó cây gỗ là nhóm có số lượng loài lớn nhất với 438 loài chiếm 38,73% tổng số loài điều tra, có 63 loài, 22 chi, 4 họ là phát hiện mới so với danh mục loài đã công bố tại khu vực nghiên cứu năm 2017. Xác định được 904 loài thuộc 18 yếu tố địa lý thực vật khác nhau, còn lại 227 loài thuộc nhóm chưa xác định. Ghi nhận được 21 loài trong Sách Đỏ Việt Nam, 42 loài trong Nghị định 06/NĐ-CP và 26 loài có giá trị bảo tồn trong Danh lục Đỏ thế giới IUCN và phát hiện 2 loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, 3 loài mới cho hệ thực vật Việt Nam và thế giới. Kết quả nghiên cứu cũng xác định được các mối đe dọa đến sự đa dạng hệ thực vật và đề xuất các giải pháp bảo tồn cho Khu rừng đặc dụng Xuân Nha.

Từ khóa: Bảo tồn, đa dạng, hệ thực vật, Xuân Nha

Research on the diversity of plants in special used forest Xua Nha, Son La province and recomemdations for biodiversity conservation

The results of research showed that 1,131 plant species were identified that belonged to Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Equisetophyta, Pinophyta, Magnoliophyta with 12 life form group in which woody plant was largest with 438 species accounted for 38.73% of total identified species, 65 species, 22 gennera and 4 families were newly recorded comparing with the prior list of plants identified and published in 2017. In addition, recognized 904 plant species origined from 18 different phyto-geographical elements, the rest of 227 plant species were not reconiged. Moreover, identified 21 plant species in Vietnam’s redbook and 42 plant species were in the Decree 06/ND-CP of Vietnamese goverment and 26 plant species in IUCN redlist, 2 plant species newly recored for Vietnam’s flora and 3 plant species for Vietnam and international flora. The threaten factors damaging on biodiversity conservation of flora were reconiged and the measures for biodiversity conservation in special used forest Xuan Nha also recommended.

Keywords: Conservation, diversity, flora, Xuan Nha

THỬ NGHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HIỆU CHỈNH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH TRÊN ẢNH VỆ TINH – TRƯỜNG HỢP THỰC HIỆN CHO ẢNH LANDSAT-8 TRÊN NỀN TẢNG GOOGLE EARTH ENGINE

Phạm Văn Duẩn1, Vũ Thị Thìn1, Phạm Tiến Dũng2

1Viện Sinh thái rừng và Môi trường – Đại học Lâm nghiệp
­2 Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 

TÓM TẮT

Hiệu chỉnh địa hình trên ảnh vệ tinh là hiệu chỉnh giá trị phản xạ phổ của kênh ảnh ở những khu vực bị ảnh hưởng của bóng địa hình do độ dốc và điều kiện chiếu sáng của mặt trời gây ra. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã kế thừa, phân tích các mô hình thường áp dụng để hiệu chỉnh địa hình trên ảnh vệ tinh, từ đó lựa chọn các mô hình đại diện để xây dựng chương trình hiệu chỉnh thông qua lập trình trên Google Earth Engine. Các chương trình được xây dựng để thử nghiệm hiệu chỉnh cho ảnh Landsat-8 tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Kết quả hiệu chỉnh bằng các mô hình khác nhau được so sánh bằng phân tích trực quan và phân tích thống kê nhằm lựa chọn ra mô hình phù hợp hiệu chỉnh địa hình tại khu vực. Kết quả đã lựa chọn 4 mô hình, gồm: mô hình cosine, mô hình C, mô hình cảm biến mặt trời (SCS) + C và mô hình thực nghiệm để thử nghiệm xây dựng chương trình hiệu chỉnh, trong đó mô hình thực nghiệm được đánh giá là phù hợp nhất để hiệu chỉnh địa hình tại khu vực, tiếp theo là mô hình C hoặc (SCS) + C. Sử dụng chương trình hiệu chỉnh xây dựng bằng mô hình thực nghiệm để hiệu chỉnh địa hình trên ảnh Landsat-8 tại: Huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình; Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh; Huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa; Huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đều cho kết quả hiệu chỉnh tương đối phù hợp cho phép ứng dụng chương trình hiệu chỉnh này để hiệu chỉnh địa hình trên ảnh Landsat-8 tại Việt Nam.

Từ khóa: Hiệu chỉnh ảnh hưởng của địa hình, Google Earth Engine, landsat-8, SRTM DEM

Test to build a program to adjust the effect of terrain on satellite images – case for Landsat-8 imagery on the Google Earth Engine platform

Adjusting terrain on a satellite image is adjusting of the spectral reflection value of the image channel in the areas affected by the terrain shadow caused by the slope and lighting conditions of the sun. In this study, the authors inherited and analyzed models commonly applied to adjust the terrain on satellite imagery from which to select representative models to build a program to adjust through programming on Google Earth Engine. The programs were developed to test to adjust Landsat-8 images in Lak district, Dak Lak province. Adjusting results by different models were compared by visualized analysis and statistical analysis in order to select a suitable model for terrain adjusting in the area. The results have selected 4 models, including: cosine model, C model, solar sensor model (SCS) + C and experimental model to test and build an adjusting program, in which the experimental model was evaluated as the most suitable for adjusting the terrain in the area, the second one is model C or model (SCS) + C. Using the adjusting program built by experimental models to adjust the terrain on Landsat-8 images in Cao Phong District, Hoa Binh Province; Ba Che district, Quang Ninh province; Nhu Thanh district, Thanh Hoa province; Tan Phu district, Dong Nai province showed relatively suitable adjusting results allowing the application of this adjusting program to adjust the terrain on Landsat-8 images in Vietnam.

Keywords: Terrain correction, Google Earth Engine, landsat-8, SRTM DEM

 

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CÁC LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN TRÊN CÁC NHÓM DẠNG LẬP ĐỊA VEN BIỂN TẠI NGHI XUÂN, HÀ TĨNH

Phạm Văn Ngân1, Ngô Đình Quế2, Vũ Tấn Phương3, Lê Đức Thắng1

1 Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng – Bộ Khoa học và Công nghệ
2
Hội Khoa học và Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam
3
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Sự phát triển của cây trồng rừng ngập mặn ven biển chịu ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành nhóm dạng lập địa cũng như loài cây trồng rừng và phương thức trồng rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả hai công thức trồng hỗn giao Bần chua (1.000 cây/ha) + Trang (1.600 cây/ha) và Bần chua (1.000 cây/ha) + Đâng (1.600 cây/ha) đều cho các kết quả về các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính, chiều cao và đường kính tán cây tốt nhất so với Bần chua trồng thuần loài trên cả hai nhóm dạng lập địa (thuận lợi và khó khăn). Các loài cây trồng rừng trên nhóm dạng lập địa thuận lợi cho các kết quả về các chỉ tiêu sinh trưởng đạt cao nhất và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với trồng trên nhóm dạng lập địa khó khăn. Mô hình trồng rừng hỗn giao thúc đẩy sinh trưởng của cây trồng, sớm tạo kết cấu rừng hai tầng và nâng cao hiệu quả phòng hộ ven biển của đai rừng ngập mặn.

Từ khóa: Loài cây trồng, phương thức trồng, nhóm dạng lập địa, rừng ngập mặn

Growth characteristics of forest plant species on groups of sites in coastal areas in Nghi Xuan, Ha Tinh

The characteristics of the groups of sites, the mangrove trees, and the planting method all have an impact on how mangrove trees grow along the shore. The study’s findings demonstrated that the greatest results were obtained using the mixed planting formulas Sonneratia caseolaris (1,000 plants/ha) + Kandelia candel (1,600 plants/ha) and Sonneratia caseolaris (1,000 plants/ha) + Rhizophora mucronata (1,600 plants/ha). On both groups of sites (the groupings of difficult site and the groupings of favorable site), the results for the growth metrics of diameter, height, and canopy diameter were superior to those of the Sonneratia caseolaris. When compared to the groupings of difficult site, the species planted on the groupings of favorable site displayed the highest and statistically significant outcomes in terms of growth characteristics. The mixed afforestation technique encourages plant development, quickly develops a two-story forest structure, and enhances the efficiency of the mangrove belt’s coastal protection.

Keywords: Mangrove trees, planting method, groups of sites, mangroves

NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ RỪNG TRỒNG KEO LAI VÀ BẠCH ĐÀN LAI TRÊN BỜ BAO TẠI KHU VỰC HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG

Ngô Văn Ngọc, Kiều Tuấn Đạt, Trần Khánh Hiệu, Nguyễn Trọng Nam,
Trần Văn Nho, Lê Triệu Duy

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Nghiên cứu này là một phần kết quả của dự án “Sản xuất thử nghiệm các giống tiến bộ kỹ thuật keo lai, Keo lá tràm, bạch đàn lai có năng suất cao đã được công nhận và trồng trên líp, bờ bao tại vùng Tứ giác Long Xuyên để cung cấp nguyên liệu cho chế biến ván nhân tạo”. Thí nghiệm mật độ trồng rừng cho loài keo lai (dòng AH1) giâm hom và bạch đàn lai (dòng UE24) nuôi cấy mô được trồng riêng rẽ từ tháng 8 năm 2016 trên bờ bao tại khoảnh 10, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang thuộc lâm phận của Công ty Cổ phần Gỗ MDF-VRG Kiên Giang. Có 4 mật độ cây trồng được thí nghiệm: M1 = 1.250 cây/ha (cự ly: 1,5 ´ 2 m); M2 (2 ´ 2 m); M3 (2 ´ 3 m) và M4 (2 ´ 4 m). Kết quả đánh giá lúc 6 tuổi cho thấy: Năng suất keo lai cao nhất là mật độ 3.333 cây/ha đạt ≈ 48,0 m3/năm/ha, mật độ 2.500 cây/ha đạt 44,3 m3/năm/ha, mật độ 1.667 cây/ha đạt ≈ 38,6 m3/năm/ha và mật độ 1.250 cây/ha đạt 31,4 m3/năm/ha; năng suất bạch đàn lai cao nhất ở mật độ 3.333 cây/ha đạt ≈ 51,4 m3/năm/ha, mật độ 2.500 cây/ha đạt 49,3 m3/năm/ha, mật độ 1.667 cây/ha đạt ≈ 41,7 m3/năm/ha và mật độ 1.250 cây/ha đạt 36,8 m3/năm/ha. Sinh trưởng và năng suất của bạch đàn lai có phần cao hơn so với keo lai ở cùng mật độ trồng và cả 02 loài đều rất phù hợp cho trồng rừng trên bờ bao ở khu vực nghiên cứu. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy mật độ trồng 2.500 cây/ha là tối ưu cho hiệu quả kinh tế tốt nhất, cụ thể là: Keo lai mật độ 2.500 cây/ha có NPV ≈ 55,0 triệu đồng; IRR ≈ 33 % và BCR ≈ 2,8 lần; Bạch đàn lai mật độ 2.500 cây/ha có NPV ≈ 54,9 triệu đồng; IRR ≈ 32 % và BCR ≈ 2,7 lần.

Từ khóa: Năng suất, hiệu quả kinh tế keo lai và bạch đàn lai, tỉnh Kiên Giang

Productivity and economic efficiency of acacia hybrid and eucalyptus hybrid planting on the high embankment of acid sulphate soil at Hon Dat district, Kien Giang province

This study is part of the result of the project “Producing technically advanced varieties of acacia hybrid, Acacia auriculiformis and eucalyptus hybrid which have been recognized planting on acid sulphate soil in Kien Giang province to provide raw materials for processing artificial boards”. Planting density experiment for acacia hybrid (clone AH1) cutting seedlings and hybrid eucalyptus (clone UE24) seedling made by tisue cultured were established from August 2016 on the embankment of block 10, Binh Son commune, Hon Dat district, Kien Giang province belongs to the forest area of ​​MDF VRG Kien Giang Joint Stock Company. There are 4 different planting densities were applied: M1 = 1,250 trees/ha (1.5 ´ 2 m); M2 (2 ´ 2 m); M3 (2 ´ 3 m) and M4 (2 ´ 4 m). Evaluation results at 6 years old showed that: The highest yield of acacia hybrid is the density of 3,333 trees/ha, reaching ≈ 48.0 m3/year/ha, the density of 2,500 trees/ha reaching 44.3 m3/year/ha, the density of 2,500 trees/ha reaching 44.3 m3/year/ha, density 1,667 trees/ha reaching ≈ 38.6 m3/year/ha and density of 1,250 trees/ha reaching 31.4 m3/year/ha; The highest yield of hybrid eucalyptus at density of 3,333 trees/ha, reaching ≈ 51.4 m3/year/ha, the density of 2,500 trees/ha reaching 49.3 m3/year/ha, the density of 1,667 trees/ha reaching ≈ 41.07 m3/year/ha and the density of 1,250 trees/ha reached 36.8 m3/year/ha. The growth and yield of hybrid Eucalyptus higher than that of acacia hybrid at the same planting density and both species are suitable for afforestation on the embankment in the study area. The results of economic efficiency analysis show that planting density of 2,500 trees/ha is optimal for the best economic efficiency: Acacia hybrid with density of 2,500 trees/ha has NPV ≈ 55.0 millions VND; IRR ≈ 33% and BCR ≈ 2.8 times; Eucalyptus hybrid density 2,500 trees/ha with NPV ≈ 54.9 millions VND; IRR ≈ 32% and BCR ≈ 2.7 times.

Keywords: Productivity, economic efficiency acacia and eucaplyptus, Kien Giang province

 

MỨC ĐỘ CHÊNH LỆCH ẨM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KHUYẾT TẬT TRONG QUÁ TRÌNH SẤY GỖ KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd.)

Hà Tiến Mạnh1, Phạm Văn Chương2, Bùi Duy Ngọc1,
Nguyễn Thị Phượng1, Trần Đức Trung1

1 Viện Nghiên cứu Công nghiệp Rừng
2
Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Nghiên cứu này đã xác định được mức độ chênh lệch ẩm và quá trình phát triển khuyết tật gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) trong suốt quá trình sấy quy chuẩn. Hai mẻ sấy cứng với dốc sấy U = 4,5 – 5,0 và mềm với dốc sấy U = 2,0 – 2,5 đã được thí nghiệm để xác định mức độ chênh lệch ẩm theo chiều dày tấm gỗ bằng phương pháp cắt lát và diễn biến các khuyết tật nứt mặt, nứt đầu, mo móp, cong vênh bằng tiêu chuẩn AS/NZS 4787:2001 và AS 2082:2007 tại 4 thời điểm trước sấy, khi độ ẩm gỗ (MC) đạt 50%, 20% và sau sấy. Kết quả khảo sát cho thấy diễn biến chênh lệch ẩm có liên quan rõ ràng đến sự phát triển của các khuyết tật suốt quá trình sấy và mức độ chênh lệch ẩm cũng như khuyết tật ở hai mẻ sấy là khác nhau. Sự giảm ẩm ở lớp bề mặt tấm gỗ trong mẻ sấy cứng nhanh hơn và nhanh chóng xuống dưới điểm bão hòa thớ gỗ (FSP) trong giai đoạn từ khi bắt đầu sấy về MC 50% làm cho chênh lệch ẩm giữa tâm và bề mặt (cao nhất 140%) là lớn hơn so với mẻ sấy mềm (cao nhất 100%). Đây là nguyên nhân khiến khuyết tật nứt mặt, nứt đầu, mo móp, cong vênh ở mẻ sấy cứng có mức độ lớn hơn và nhiều hơn so với mẻ sấy mềm. Mức độ chênh lệch ẩm có xu hướng giảm khi tiếp tục sấy do lớp bề mặt đã bắt đầu khô chậm lại và lớp phía trong tiếp tục khô và khi kết thúc đạt 24% và 14% lần lượt ở mẻ sấy cứng và mẻ sấy mềm. Đây là lý do làm các vết nứt có xu hướng đóng dần lại. Mức độ mo móp ở mẻ sấy cứng (4-6 mm) lớn hơn nhiều ở mẻ sấy mềm (trong khoảng 0,5 mm) làm cho cấp chất lượng gỗ sấy ở mẻ sấy cứng phân theo tiêu chí này đạt mức thấp (loại E theo AS/NZS 4787:2001). Sự phát triển cong vênh ở mẻ sấy mềm hầu như không có nhưng ở mẻ sấy cứng, xu hướng tăng cong vênh xuất hiện suốt quá trình sấy (chiều cao cong vênh tăng lên 2-3 mm khi kết thúc quá trình sấy). Mức độ chênh lệch ẩm của mẻ sấy cứng luôn cao hơn mẻ sấy mềm ở cả 4 thời điểm kiểm tra là nguyên nhân của mức độ khuyết tật gỗ sấy ở mẻ sấy cứng luôn cao hơn mẻ sấy mềm.

Từ khóa: Mức độ chênh lệch ẩm, sự phát triển khuyết tật gỗ sấy, Keo tai tượng

Moisture content gradient and defect development of Acacia mangium Willd. during drying process

This study investigated the moisture content gradient and the defect development of Acacia mangium Willd. during the conventional drying. Two batches of fast drying with drying gradient U = 4.5 – 5.0 and slow drying with drying gradient U = 2.0 – 2.5 were conducted to determine the moisture content gradient according to timber thickness by the ovendry slicing method and the defect development by AS/NZS 4787:2001 and AS 2082:2007 at before drying, MC of 50%, MC of 20% and after drying. The results showed that the moisture content gradient had a significant correlation to the defects development during drying process and their values were different in the two drying batches. The moisture decrease in the surface layer of the timber in the fast drying batch is faster and rapidly below the fibre saturation point (FSP) in the period from the start of drying to MC of 50%, causing the moisture difference between the core and the surface (highest 140%) was larger than that in the slow drying batch (highest 100%). This was the reason why the degree of surface check, end check, collapse and distortion in the fast drying batch are higher and more frequent than that in the slow drying batch. The moisture content gradient tended to decrease with continued drying as the surface layer started to dry slowly and the core layer continued to dry fastly and reached 24% and 14% respectively in the fast and slow drying batches at the end. Therefore, the checks tend to gradually close. The degree of collapse in the fast drying batch (4-6 mm) was much greater than that in the slow drying batch (within 0.5 mm), making the quality grade of the dried wood in the fast drying batch reached a low level (grade E according to AS/NZS 4787:2001). The distortion development was almost absent in the slow drying batch, but was a tendency to increase during the fast drying batch (warping height increased by 2-3 mm at the end of drying). The moisture content gradient in the fast drying batch was always higher than that in the slow drying batch at all 4 test times, which led to the degree of wood defects in the fast drying batch were always larger than those in the slow drying batch.

Keywords: Acacia mangium Willd., defect development, moisture content gradient

 

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG GỖ KHẢO CỔ KHAI QUẬT TẠI KINH ĐÔ HOA LƯ, NINH BÌNH

Nguyễn Đức Thành1, Nguyễn Tử Kim1, Hoàng Trung Hiếu1, Nguyễn Ngọc Quý2

1 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
2
Viện Khảo cổ học

TÓM TẮT

Bài báo trình bày kết quả xác định các loài gỗ và đánh giá hiện trạng hư hại gỗ khảo cổ khai quật tại Khu di tích Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình được tiến hành trong năm 2021. Kết quả nghiên cứu 05 mẫu gỗ khảo cổ cho thấy sự đa dạng về loài gỗ và mức độ hư hại của các mẫu này. Dù chỉ nghiên cứu 5 mẫu gỗ khảo cổ nhưng đã xác định được 04 loài gỗ gồm: Chặc khế (Dysoxylum sp.), Cồng (Calophyllum sp.), Trường (Pometia sp.) và Táu (Vatica tonkinensis A. Chev.). Kết quả đánh giá mức độ hư hại cho thấy 5 mẫu gỗ được chia thành 3 nhóm mức độ hư hại. Gỗ Chặc khế bị hư hại nặng, gỗ Cồng bị hư hại trung bình. Trong khi đó, gỗ Trường và Táu chỉ bị hư hại nhẹ. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để xây dựng quy trình xử lý bảo tồn lâu dài cho từng loài gỗ theo các cấp độ hư hại của hiện vật gỗ.

Từ khóa: Gỗ khảo cổ ngập nước, khối lượng riêng, độ ẩm, phá hủy, xử lý bảo tồn

Evaluation of deterioration status of historical wood excavated at Hoa Lu ancient Capital, Ninh Binh

In this article, the evaluation of deterioration stage of five archaeological waterlogged woods excavated at Hoa Lu ancient relic site, Ninh Binh in 2021. The results of wood species identification and assessement of the current detertioration status showed the diversity of wood species and the degree of damage. The classification results showed that there are 04 species: Chac Khe (Dysoxylum sp.), Cong (Calophyllum sp.), Truong (Pometia sp.) and Tau (Vatica tonkinensis A. Chev.). The destruction assessment results showed that 5 wood samples were divided into 3 groups of deterioration. The Chac khe was under heavily damaged while the Cong was moderately deteriorated. The Truong and Tau were only slightly decomposed. The research results provided the basis for future establishing a long-term conservation treatment process for each type and derterioration degree of historical woods.

Keywords: Archaeological waterlogged wood, basic density, moisture, deterioration, conservation treatment

 

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ, ỨNG DỤNG TRE ÉP KHỐI TRONG ĐỜI SỐNG

Nguyễn Thị Phượng, Đỗ Thị Hoài Thanh

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Tre ép khối được hình thành từ những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, sau 4 thập kỷ hình thành và phát triển, tre ép khối đã được nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng rộng rãi trên thị thường hiện nay. Tre ép khối dựa theo sản phẩm được chia làm 3 loại sản phẩm chính là tre ép khối vật liệu nội thất, tre ép khối vật liệu ngoại thất và tre ép khối vật liệu xây dựng. Với mỗi loại sản phẩm có công nghệ sản xuất khác nhau. Dựa theo đặc điểm kích thước và công nghệ, tre ép khối được tạo ra từ 2 công nghệ chính là tre ép khối nguội và tre ép khối nóng. Mỗi loại hình công nghệ, tạo ra các sản phẩm có ưu nhược điểm khác nhau và thích ứng với mục đích sử dụng khác biệt.

Từ khóa: Vật liệu nội thất, vật liệu ngoại thất, vật liệu xây dựng, tre ép khối

Formation and development of bamboo scrimber in life

The bamboo scrimber was produced in the 90s of the last century. After 4 decades of formation and development, bamboo scrimber has been researched, produced, and widely applied on the market nowadays. Based on products, bamboo scrimber is divided into 3 main product categories: bamboo scrimber for interior materials, bamboo scrimber for exterior and building materials. Each type of product has different production technology. Based on technology and characteristics of size, bamboo scrimber is produced by 2 main technologies/processes: cold-pressing and hot-pressing bamboo scrimber. Each type of technology creates products with different advantages and disadvantages and applicate to different uses.

Keywords: Interior materials, exterior materials, building materials, bamboo scrimber

 

 

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]