TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 5 – 2023
1. | Thực trạng nguồn tài nguyên cây dược liệu quý hiếm ở một số đảo vùng Nam Bộ, Việt Nam |
Status of rare medical plant resources in some Southern Islands of Vietnam | Đặng Văn Sơn Nguyễn Quốc Bảo Trương Bá Vương Phạm Quốc Trọng Hồ Nguyễn Quỳnh Chi Lê Văn Thọ Nguyễn Thị Mai Hương |
3 |
2. | Nghiên cứu nhân giống in vitro các dòng Tếch nhập nội K05 và PKU13 |
Research on in vitro propagation of introduced Tectona grandis clones K05 and PKU13 | Lê Sơn Mai Thị Phương Thúy Đỗ Huyền Anh Nông Thị Huệ Nguyễn Anh Dũng Văn Thu Huyền Nguyễn Thị Bích Ngọc |
14 |
3. | Nghiên cứu nhân giống hữu tính cây Ba la mít (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) | Research on the propagation of Aartocarpus chama Buchanan-Hamilton |
Nguyễn Thị Loan Vũ Văn Định Nguyễn Quốc Thống |
25 |
4. | Kết quả nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Hoàng đằng | Cultivation techniques of Fibraurea tinctoria Lour | Dương Văn Thảo Phạm Thị Thu Thủy |
33 |
5. | Hiện trạng phân bố và đặc điểm lâm học loài Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib) tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Gia Lai | The distribution status and silvicultural characteristics of Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib in Kon Ka Kinh National Park, Gia Lai province | La Ánh Dương Doãn Hoàng Sơn Trịnh Văn Hiệu Hà Huy Nhật Hoàng Thanh Sơn |
40 |
6. | Xây dựng mô hình sinh trưởng và tăng trưởng rừng trồng Tếch (Tectona grandis Linn. f.) thuần loài tại Yên Châu, Sơn La | Building models of growth and incremental growth of Tectona grandis Linn. f. plantation at Yen Chau, Son La |
Dương Văn Đoàn Nguyễn Công Hoan |
50 |
7. | Đánh giá sinh trưởng và năng suất của một số dòng keo lai (acacia hybrid) trồng trên bờ kênh tại Thạnh Hóa – Long An |
Growth and yield of acacia hybrid clones on embankment in Long An province | Phùng Văn Khang Trần Tín Hậu Trần Thanh Cao Đặng Phước Đại Phùng Hồng Phúc |
61 |
8. | Ảnh hưởng của cường độ và thời gian tỉa thưa tới sinh trưởng và chất lượng rừng trồng keo lai tại Phú Giáo – Bình Dương | Effect of thinning time and intensity to the growth and quality of the acacia hybrid plantation in Phu Giao, Binh Duong |
Nguyễn Xuân Hải Vũ Đình Hưởng Kiều Mạnh Hà Nguyễn Văn Đăng |
67 |
9. | Ảnh hưởng của cây giữ lại sau khai thác đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng Tràm lá dài (M. leucadendra) chu kỳ 2 trên đất phèn tại huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An | Study on the effects of keeping trees after harvesting to the growth of Melaleuca lecadendra plantations in the second cycle on acid sulphate soil, Long An province. | Ngô Văn Ngọc Kiều Tuấn Đạt Trần Khánh Hiệu Trần Văn Nho |
77 |
10. | Ổ sinh thái và mối quan hệ của các loài cây trong rừng lá rộng thường xanh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai |
Niche and interspecific association of tree species in an evergreen broadleaved forest in Dong Nai Culture and Nature Reserve |
Nguyễn Văn Quý Vũ Mạnh Nguyễn Văn Hợp Nguyễn Văn Lâm Nguyễn Văn Thành Lê Văn Cường Nguyễn Hồng Hải |
84 |
11. | Cấu trúc và sinh khối rừng tự nhiên tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh | Structure and aboveground biomass of natural forests in Ba Che district, Quang Ninh province |
Trần Văn Đô Nguyễn Toàn Thắng Vũ Tiến Lâm Hoàng Văn Thành Hoàng Thanh Sơn Nguyễn Trọng Minh Trần Anh Hải Dương Quang Trung Nguyễn Văn Tuấn Nguyễn Huy Hoàng Phạm Tiến Dũng Đào Trung Đức Trương Trọng Khôi |
102 |
12. | Thực trạng và điều kiện lập địa gây trồng Mắm trắng (Avicennia alba Blume) ở vùng ven biển Tây Nam Bộ | Status and site conditions for planting Avicennia alba Blume in the Southwest coastal region |
Lê Văn Thành Hà Đình Long Phạm Ngọc Thành Tạ Văn Hân Đoàn Thanh Tùng Trương Quang Trí Nguyễn Xuân Đài Hà Văn Năm Nguyễn Út Nhỏ |
109 |
13. | Kết quả nghiên cứu phòng chống Sâu ăn lá bồ đề (Syntypistis sp.) ở Phú Thọ | Reseacch on the control of Syntypistis sp. leaf eating Styrax tonkinensis in Phu Tho province |
Bùi Quang Tiếp Trần Thanh Trăng |
120 |
14. | Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ sấy của quá trình sấy đóng rắn keo đến tính chất cơ học, vật lý của sản phẩm tre ép khối |
Effects of duration and temperature of the heating process for resin curing on several mechanical and physical properties of bamboo scrimber |
Nguyễn Thị Phượng Nguyễn Thanh Tùng Nguyễn Văn Định Tạ Thị Thanh Hương |
128 |
15. | Ảnh hưởng của thông số chế độ ép đến một số tính chất vật lý và cơ học của ván dán sử dụng keo dầu vỏ hạt điều | The effect of the pressing parameters on physical and mechanical properties of plywood using cashew nutshell oil adhesive as a good glue | Nguyễn Thị Trịnh Nguyễn Thị Hằng Nguyễn Bảo Ngọc |
136 |
THỰC TRẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU QUÝ HIẾM
Ở MỘT SỐ ĐẢO VÙNG NAM BỘ, VIỆT NAM
Đặng Văn Sơn1,2*, Nguyễn Quốc Bảo1, Trương Bá Vương1,2, Phạm Quốc Trọng1,
Hồ Nguyễn Quỳnh Chi1, Lê Văn Thọ1, Nguyễn Thị Mai Hương1
1Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
TÓM TẮT
Một nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây dược liệu quý hiếm trên một số đảo vùng Nam Bộ, Việt Nam. Kết quả điều tra đã xác định được 94 loài quý hiếm thuộc 61 chi của 35 họ nằm trong 3 ngành là Dương xỉ, Thông và Ngọc lan có giá trị dược liệu. Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) thì cây dược liệu ở vùng nghiên cứu có 21 loài Nguy cấp (EN) và 39 Sẽ nguy cấp (VU); và theo Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2019) thì có 6 loài Nguy cấp (EN) và 7 Sẽ nguy cấp (VU), còn theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ thì có 4 loài thuộc nhóm IA và 44 loài thuộc nhóm IIA. Có 8 họ thực vật nhiều loài nhất được ghi nhận với 64 loài chiếm 68% tổng số loài, trong đó họ Lan (Orchidaceae) có nhiều loài nhất với 27 loài và ít nhất là họ Xoan (Meliaceae) với 4 loài. Nghiên cứu cũng đã xác định được các nhóm dạng sống của cây dược liệu quý hiếm, bao gồm: cây phụ sinh (27 loài), gỗ lớn (18 loài), cây bụi/bụi trườn (17 loài), gỗ nhỏ (13 loài), thân thảo (12 loài) và dây leo (7 loài). Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng ngập mặn và rừng tự nhiên đồi núi thấp là nơi phân bố chủ yếu của các loài cây dược liệu quý hiếm ở vùng nghiên cứu.
Từ khóa: Cây dược liệu quý hiếm, đa dạng, các đảo Nam Bộ, Việt Nam.
STATUS OF RARE MEDICAL PLANT RESOURCES IN SOME SOUTHERN ISLANDS
OF VIETNAM
Dang Van Son1,2*, Nguyen Quoc Bao1, Truong Ba Vuong1,2, Pham Quoc Trong1,
Ho Nguyen Quynh Chi1, Le Van Tho1, Nguyen Thi Mai Huong1
1Institute of Tropical Biology, Vietnam Academy of Science and Technology
2Graduate University of Science and Technology, Vietnam Academy of Science and Technology
SUMMARY
A study of the diversity of rare medicinal plants from the Southern islands of Vietnam was carried out. The study results identified 94 species of rare medicinal plants belonging to 61 genera, and 35 families of three phyla of vascular plants (Polypodiophyta, Pinophyta, and Magnoliophyta). There are 21 species at Endangered and 39 species at Vulnerable according to Vietnam Red Data Book (Part II, Plants, 2007), and 6 species at Endangered and 7 species at Vulnerable according to The Red List of Medicinal Plants in Vietnam (2019), and 4 species in group IA and 44 species in group IIA of Decree No. 84/2021/ND-CP. There are 8 plant families with the most species recorded with 64 species, accounting for 68% of the total species, of which Orchidaceae is the most with 27 species and Meliaceae is the least with 4 species. Life forms of rare medicinal plants were divided into six groups including epiphytes (27 species), big trees (18 species), shrubs (17 species), small trees (13 species), grasses (12 species), and lianas (7 species). The rare medicinal plants are mainly distributed in evergreen forests, mangrove forests and low mountains natural forests.
Keywords: Rare medicinal plants, diversity, Southern islands, Vietnam.
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG in vitro
CÁC DÒNG TẾCH NHẬP NỘI K05 VÀ PKU13
Lê Sơn1, Mai Thị Phương Thúy1, Đỗ Huyền Anh2, Nông Thị Huệ2,
Nguyễn Anh Dũng1, Văn Thu Huyền1, Nguyễn Thị Bích Ngọc3
1 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3 Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Tây Bắc
TÓM TẮT
Tếch là loài cây trồng rừng có giá trị kinh tế cao với diện tính rừng trồng ước tính đạt 6 triệu ha trên toàn thế giới. Tếch được giới thiệu vào nước ta khoảng 100 năm trước và hiện đang được ghi nhận là một trong những loài cây trồng rừng chủ lực. Tuy nhiên, nghiên cứu chọn giống và phát triển giống Tếch có năng suất chất lượng cao cho sản xuất còn gặp một số vấn đề giới hạn. Gần đây một số dòng Tếch có năng suất cao đã được nhập vào nước ta để trồng thử nghiệm, việc nghiên cứu nhân giống in vitro cho các dòng này là cần thiết và có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng chất khử trùng HgCl2 0,05% trong khoảng thời gian 10 phút là hiệu quả nhất cho cả 2 dòng Tếch nghiên cứu với tỷ lệ mẫu bật chồi đạt trên 20%. Môi trường MS cải tiến (MS*) có bổ sung BAP nồng độ 0,5 mg/l và 0,05 mg/l α-NAA vào môi trường nuôi cấy cho kết quả nhân chồi tốt nhất với dòng K05 trong khi môi trường MS* + 0,5 mg/l BAP và 0,01 mg/l α-NAA là phù hợp nhất cho dòng PKU13. Môi trường tối ưu để tạo rễ cho cây in vitro hoàn chỉnh là 1/2MS + 4 g/l agar + 30 g/l đường + 0,75 mg/l IBA cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt khoảng 80%, hiệu quả nhất trong các công thức nghiên cứu.
Từ khoá: Dòng K05, dòng PKU13, nuôi cấy mô, Tếch.
Research on in vitro propagation of introduced Tectona grandis
clones K05 and PKU13
Le Son1, Mai Thi Phuong Thuy1, Do Huyen Anh2, Nong Thi Hue2, Nguyen Anh Dung1,
Van Thu Huyen1, Nguyen Thi Bich Ngoc3
1 Research Institute of Forest Tree Improvement and Biotechnology
2 Vietnam national University of Agriculture
3 Faculty of Agriculture and Forestry, Tay Bac University
Tectona grandis L.f. is the most valuable tropical hardwood species with an estimate of approximately 6 million ha plantation worldwide. Teak was introduced to Vietnam about hundred years ago and now considered as one of main forest planting species. However, teak development program in the country faced some limitation due to long span rotation and narrow genetic bases. Recently, some fast-growing teak clones were imported to enrich genetic variation of breeding population. The propagation by tissue culture is considered as the most efficient tool for mass proliferation. In this study, the protocol for in vitro propagation was conducted. The results showed that the suitable sterilization is using HgCl2 0.05% for 10 minutes with the success rate reaching 20%. The suitable medium for shoot multiplication of clone K05 is MS* + BAP 0.5 mg/l + 0.05 mg/l α-NAA, whilethe best multiplication medium for clone PKU13 is MS* + BAP 0.5 mg/l + 0.01 mg/l α-NAA. The rooting mediu m for both clones is 1/2MS + IBA 0.75 mg/l with the percentage of rooted explant reaching approximately 80%.
Keywords: Clone K05, clone PKU13, in vitro propagation, Tectona grandis L.f.
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH CÂY BA LA MÍT
(Artocarpus chama Buchanan-Hamilton)
Nguyễn Thị Loan, Vũ Văn Định, Nguyễn Quốc Thống
Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
TÓM TẮT
Ba la mít (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), là loài cây bản địa đa tác dụng có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng nhanh. Gỗ Ba la mít nặng, cứng, bền, có đặc tính cơ lý tốt, ít bị mối mọt, gỗ dùng để đóng đồ nội thất cao cấp, đồ gia dụng. Ba la mít là cây gỗ lớn, trong điều kiện tự nhiên cây có thể cao từ 15 – 30 m, đường kính ngang ngực đạt 40 – 50 cm (thậm chí có những cây đường kính lên đến hơn 1 m), thân cây hình trụ, thẳng, chiều cao dưới cành lớn. Ba la mít là loài cây trồng có tiềm năng để phát triển trồng rừng kinh doanh gỗ lớn. Tuy nhiên, các nghiên cứu về nhân giống loài cây này còn rất hạn chế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhân giống loài cây này rất có ý nghĩa trong công tác cung cấp nguồn giống phục vụ và phát triển trồng rừng kinh doanh gỗ lớn tại Việt Nam. Hạt Ba la mít khi ngâm trong dung dịch thuốc tím (KMnO4) với nhiệt độ dung dịch 40oC nồng độ 0,05% trong thời gian 2 giờ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất (92,7%). Trong giai đoạn vườn ươm, khi che sáng 50% cây con có tỷ lệ sống cao nhất (77,8%) và sinh trưởng tốt nhất (chiều cao đạt 52,3 cm, đường kính đạt 0,62 cm). Công thức ruột bầu (đất mặt 98% + 1% phân lân và 1% kali) cây con sinh trưởng tốt với chiều cao trung bình đạt 52,1 cm và đường trung bình đạt 0,61 cm.
Từ khóa: Ba la mít, chiều cao vút ngọn, đường kính gốc, gieo hạt, nhân giống, tỷ lệ nảy mầm.
Research on the propagation of Aartocarpus chama Buchanan-Hamilton
Nguyen Thi Loan, Vu Van Dinh, Nguyen Quoc Thong
Forest Protection Research Center
SUMMARY
Artocarpus chama Buchanan-Hamilton belongs to the Moraceae family and is a multi-purpose native tree with high economic value and fast growth. Artocarpus chama wood is heavy, hard, durable, has good mechanical properties, is less susceptible to termites, and is used to make high-end furniture and household appliances. Artocarpus chama is a large tree, under natural conditions the tree can be 15 – 30 m in height, 40 – 50 cm in diameter at breast height (there are even trees with a diameter of more than 1 m), the trunk is cylindrical and straight, height below large branches. Artocarpus chama Buchanan-Hamilton is a plant species with potential to develop large timber forests and businesses. However, researches on the propagation of this plant are very limited. Therefore, research into breeding this tree species is very meaningful in providing seed sources to serve and develop large timber plantations and businesses in Vietnam. Artocarpus chama seeds soaked in potassium permanganate (KMnO4) solution at 0.05% concentration for 2 hours gave the highest germination rate (92.7%). During the nursery stage, when 50% of the light was covered, the seedlings had the highest survival rate (77.8%) and best growth (height reached 52.3 cm, diameter reached 0.62 cm). With the potting formula (98% topsoil + 1% phosphate and 1% potassium), the seedlings grow well with an average height of 52.1 cm and an average diameter of 0.61 cm.
Keywords: Artocarpus chama Buchanan-Hamilton, total height, root diameter, seeding, propagation, germination rate.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HOÀNG ĐẰNG
Dương Văn Thảo1, Phạm Thị Thu Thủy2
1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
2 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
TÓM TẮT
Cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) đã được gây trồng làm dược liệu ở một số nơi do những ưu điểm vượt trội về dược tính và khả năng thích nghi tốt. Tuy nhiên, chưa có nhiều kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng loài cây này. Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm xác định mật độ trồng, độ tàn che và phân bón thích hợp cho cây Hoàng đằng. Kết quả nghiên cứu tại Nghệ An cho thấy mật độ trồng không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Hoàng đằng. Độ tàn che cũng không ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính nhưng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng chiều dài thân. Hai công thức bón thúc phân 0,2 kg NPK + 1 kg phân chuồng hoai hoặc 0,3 kg phân vi sinh Sông Gianh/cây/năm cho sinh trưởng tốt nhất. Qua đó cho thấy, có thể trồng cây Hoàng đằng dưới tán rừng có độ tàn che 0,4 – 0,6, mật độ 4.400 cây/ha và bón 0,2 kg NPK + 1 kg phân chuồng hoai/cây/năm hoặc 0,2 kg NPK + 0,3 kg phân vi sinh Sông Gianh/cây/năm. Để phát triển thành công loài cây này cần hoàn thiện kỹ thuật trồng thâm canh đồng thời tiến hành nghiên cứu chọn giống, nhân giống và phòng trừ sâu bệnh hại cây Hoàng đằng.
Từ khóa: Cây thuốc, Fibraurea tinctoria Lour, gây trồng, Hoàng đằng
Cultivation techniques of Fibraurea tinctoria Lour
Duong Van Thao1, Pham Thi Thu Thuy2
1 Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
2 Forest Protection Research Center
SUMMARY
Fibraurea tinctoria Lour has been cultivated in many places due to its outstanding advantages in medicinal properties and good adaptability. However, there are not many research results on the cultivation technique of this plant. This study was carried out to determine the appropriate planting density, canopy and fertilizer for Fibraurea tinctoria Lour. Research results in Nghe An showed that planting density did not affect the growth of Fibraurea tinctoria Lour. Canopy also did not affect growth in diameter but had a clear effect on growth in height. Two fertilizer treatments of 0.2 kg NPK + 1 kg of manure or 0.2 kg NPK + 0.3 kg of Song Gianh microbiological fertilizer/plant/year resulted the best growth. Thereby, it is possible to cultivate Fibraurea tinctoria Lour under the forest canopy with canopy cover 0.4 – 0.6, density 4,400 seedlings/ha and apply 0.2 kg NPK +1 kg manure/plant/year or 0.2 kg NPK + 0.3 kg of Song Gianh microbial fertilizer/plant/year. In order to successfully cultivate this species, it is necessary to continue improving intensive cultivation techniques and conduct research on selection, propagation and pest control of Fibraurea tinctoria Lour.
Keywords: Cultivation, Fibraurea tinctoria Lour, medicinal plant
HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI GÕ ĐỎ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib)
TẠI VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH, GIA LAI
La Ánh Dương1, Doãn Hoàng Sơn1, Trịnh Văn Hiệu1, Hà Huy Nhật1, Hoàng Thanh Sơn2
1Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
2Viện Nghiên cứu Lâm sinh
TÓM TẮT
Cây Gõ đỏ hay còn gọi là Cà te (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib) thuộc họ Đậu (Fabaceae), đây là loài cây gỗ quý hiếm, gỗ có tính chất tốt, mịn, thớ thẳng, đẹp, nặng và nằm trong nhóm I theo TCVN 12919-2 năm 2019. Bài viết nhằm mục đích cung cấp thông tin khoa học về hiện trạng phân bố, một số đặc điểm lâm học của cây Gõ đỏ tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai. Cây Gõ đỏ phân bố ở những vùng có độ cao từ 400 đến 700 m. Qua điều tra các tuyến tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã thiết lập được 03 ô tiêu chuẩn (OTC) ghi nhận sự xuất hiện của cây Gõ đỏ trong tự nhiên. Mật độ tầng cây cao của lâm phần dao động từ 235 – 275 cây/ha, đường kính D1,3 trung bình có sự thay đổi không lớn từ 24,3 – 26,8 cm, chiều cao vút ngọn trung bình từ 15,7 – 17,0 m. Cây Gõ đỏ có mật độ đạt từ 25 – 60 cây/ha và tham gia vào 03 công thức tổ thành tầng cây cao. Mật độ cây tái sinh của lâm phần từ 2.800 – 2.960 cây/ha. Chất lượng cây tái sinh của lâm phần hầu hết tốt với tỷ lệ cao nhất tại OTC GL2 với 77,8%. Gõ đỏ chủ yếu là tái sinh hạt, chất lượng cây tốt và tái sinh chủ yếu là ở cấp chiều cao lớn hơn 100 cm. Do cây Gõ đỏ tại Gia Lai có khả năng tái sinh tốt nhưng do là loài cây sinh trưởng và phát triển chậm nên thời gian tham gia vào tầng tán lâu vì vậy cần có các biện pháp bảo vệ ngay từ cây con. Vì vậy, các giải pháp bảo tồn và xúc tiến tái sinh cây Gõ đỏ là cần thiết ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.
Từ khóa: Bảo tồn, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Gõ đỏ, phân bố, đặc điểm lâm học
The distribution status and silvicultural characteristics
of Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib in Kon Ka Kinh National Park, Gia Lai province
La Anh Duong1, Doan Hoang Son1, Trinh Van Hieu1, Ha Huy Nhat1, Hoang Thanh Son2
1 Research Institute of Forest Tree Improvement and Biotechnology
2 Silvicultural Research Insititute
summary
Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib belongs to Fabaceae family, this is a rare species of wood, the wood has good properties, smooth, straight grain, beautiful, weight and in group I according to TCVN 12919-2 in 2019. The article aims to provide scientific information on the distribution status and some silvicultural of A. xylocarpa in Kon Ka Kinh National Park, Gia Lai province. A. xylocarpa is distributed in areas with altitude from 400 to 700 m. Through investigation of routes in Kon Ka Kinh National Park, 03 OTCs have been established to record the occurrence of A. xylocarpa in nature. The density of the tall tree layer of the forest stand ranges from 235 trees/ha to 275 trees/ha, the average D1,3 diameter does not change much from 24.3 cm to 26.8 cm, the average crown height ranges from 15.7 m to 17.0 m. A. xylocarpa had a density of 25 trees/ha to 60 trees/ha and participate in 03 formulas to form high tree layers. The density of regenerated trees in the forest stand is from 2,800 to 2,960 trees/ha. The quality of regenerated trees in the forest stands is mostly good with the highest rate at OTC GL2 at 77.8%. A. xylocarpa was mainly regenerated by seeds, had good quality, and regenerates mainly at the height of more than 100 cm. Due to A. xylocarpa in Gia Lai has good regeneration ability, but because it is a slow-growing and developing tree species, it takes a long time to participate in the canopy layer, so protection measures are needed right from the seedlings. Therefore, solutions to preserve and promote the regeneration of A. xylocarpa are necessary in Kon Ka Kinh National Park.
Keywords: Conservation, Kon Ka Kinh National Park, Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib, distribution, silvicultural characteristics
XÂY DỰNG MÔ HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ TĂNG TRƯỞNG
RỪNG TRỒNG TẾCH (Tectona grandis Linn. f.) THUẦN LOÀI
TẠI YÊN CHÂU, SƠN LA
Dương Văn Đoàn, Nguyễn Công Hoan
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu cũng như thực tiễn sản xuất lâm nghiệp, việc mô hình hóa sinh trưởng rừng trồng theo thời gian luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng, làm cơ sở xác định thời điểm khai thác chính. Vì vậy, việc xây dựng những mô hình sinh trưởng (đường kính, chiều cao, thể tích thân cây, trữ lượng rừng,… theo tuổi) trên cây cá thể và lâm phần rừng trồng bằng những phương trình toán học là cần thiết. Bài viết này phân tích và dự báo quá trình sinh trưởng, tăng trưởng rừng trồng Tếch bằng cây tiêu chuẩn tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La nhằm xác định lượng tăng trưởng thường xuyên, tăng trưởng định kỳ theo tuổi làm cơ sở dự báo tuổi khai thác chính cho lâm phần. Năm hàm sinh trưởng đã được sử dụng để mô tả quá trình sinh trưởng về đường kính thân (D1,3), chiều cao (Hvn) và thể tích (V) cho đối tượng nghiên cứu như hàm: Schumacher, Koller, Korf, Terazaki và hàm Gompertz, trong đó phương trình được chọn là phương trình có các tham số tồn tại trong tổng thể, hệ số xác định lớn nhất (R2max). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh trưởng và tăng trưởng về đường kính thân (D1,3), chiều cao (Hvn) và thể tích (V) được mô tả rất tốt bằng hàm Schumacher với hệ số xác định từ R2 từ 0,994 – 0,998, các phương trình sinh trưởng có dạng: D = 49,261*exp (-3,871/A**0,450); H = 54,238*exp (-5.011/A**0,480); V = 2,167*exp (-10,468/A** 0,529).
Từ khóa: Sinh trưởng, tăng trưởng, rừng trồng Tếch, kinh doanh rừng, Sơn La.
BUILDING MODELS OF GROWTH AND INCREMENTAL GROWTH OF Tectona grandis Linn. f PLANTATION AT YEN CHAU, SON LA
Duong Van Doan, Nguyen Cong Hoan
Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University
SUMMARY
In research as well as practice in forestry production, modeling the growth of planted forests over time is always considered an important task, as a basis for determining the main harvesting time. Therefore, it is necessary to build growth models (diameter, height, trunk volume, forest volume, etc. by age) on individual trees and planted forest stands by mathematical equations. This research analyzes and predicts the growth and incremental growth of Tectona grandis plantations with standard trees in Yen Chau district, Son La province in order to determine the amount of regular growth and periodic growth according to age as a basis for forecasting of main exploitation age for forest stand. Five growth functions were used to describe the growth process in terms of stem diameter (D1,3), height (Hvn) and volume (V) for research subjects such as: Schumacher, Koller, Korf, Terazaki, and Gompertz, where the selected equation is the one with the parameters that exist in the population and has the maximum coefficient of determination (R2max). Research results showed that growth and incremental growth in stem diameter (D1,3), height (Hvn) and volume (V) are very well described by Schumacher function with R2 from 0,994 to 0,998, the growth equations as below: D = 49,261*exp (-3,871/A**0,450); H = 54,238*exp (-5,011/A**0,480); V = 2,167*exp (-10,468/A** 0,529).
Keywords: Growth, incremental growth, Tectona grandis plantation, forest business, Son La.
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA MỘT SỐ DÒNG KEO LAI (acacia hybrid) TRỒNG TRÊN BỜ KÊNH TẠI THẠNH HÓA – LONG AN
Phùng Văn Khang1, Trần Tín Hậu2, Trần Thanh Cao1,
Đặng Phước Đại1, Phùng Hồng Phúc2
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
2Công ty TNHH Vina Eco Board
TÓM TẮT
Cây keo lai được đưa vào trồng rừng tại tỉnh Long An muộn hơn so với các địa phương khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, do đặc điểm thủy văn khi chịu ảnh hưởng của mùa lũ nên keo lai chủ yếu được trồng trên bờ bao, bờ kênh và một số diện tích không bị ngập nước. Nhằm đưa ra những khuyến cáo phù hợp cho việc lựa chọn các dòng keo lai có sinh trưởng và năng suất cao, nghiên cứu này tiến hành trồng thử nghiệm một số dòng keo lai đã được tuyển chọn, kết hợp so sánh với giống đại trà tại địa phương. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, sau 2 năm trồng, tỷ lệ sống có sự khác biệt có ý nghĩa giữa đối chứng và các dòng keo còn lại, thấp nhất ở đối chứng (81,5%), các dòng còn lại tỷ lệ sống đều lớn hơn 95%. Các chỉ tiêu sinh trưởng D1,3, Hvn ,V và năng suất rừng của các dòng keo lai trong thử nghiệm có sự phân hóa và chia thành 3 nhóm riêng biệt: Thấp nhất là ở đối chứng, kế đến là nhóm gồm 4 dòng VC01, VC02, VC03, AH1 và cao nhất là dòng VC04 và AH7. Với những kết quả trên, khi trồng rừng keo lai trên các diện tích bờ kênh, bờ bao hoặc trồng phân tán tại Long An và các khu vực có điều kiện tương tự nên sử dụng giống AH7 và các giống có năng suất tương đương để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng.
Từ khóa: Keo lai, bờ kênh, sinh trưởng, năng suất rừng.
GROWTH AND YIELD OF acacia hybrid CLONES ON EMBANKMENT
IN LONG AN PROVINCE
Phung Van Khang1, Tran Tin Hau2, Tran Thanh Cao1, Dang Phuoc Dai1, Phung Hoang Phuc2
1Forest Science Institute of South Viet Nam
2Vina Eco Board Company Limited
SUMMARY
Acacia hybrid was introduced to plant in Long An province later than other provinces in the Mekong Delta. Due to hydrological characteristics affected by flood season, this species is mainly grown on the embankment, canal banks and some areas is not affected by flood. In order to give appropriate recommendations by choosing of acacia hybrid clones with high growth and yield for plantation, this study conducted a trial of selected acacia hybrids, combined with comparison with mass varieties practising in the local. The results showed that, after 2 years of planting, the survival rate was significantly different between the control and the remaining treatments, the lowest was the control treatment (81.5%) while the remaining clones were all greater than 95%. The growth parameters D1,3, Hvn ,V and yield of the trial clones were significal differences and divided into 3 separate groups: The lowest was in the control, followed by the group of 4 clones: VC01, VC02, VC03, AH1 and the best are the clones of VC04 and AH7. With the above results, planting acacia hybrid on canal banks, embankments or scattered planting in Long An and in the other areas with similar conditions, and it is recommended to use AH7 clone or others which is equivalent growing characterictics to improve productivity and quality.
Keyword: Acacia hybrid, embankment, canal bank, forest yield
ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ VÀ THỜI GIAN TỈA THƯA
TỚI SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG RỪNG TRỒNG KEO LAI
TẠI PHÚ GIÁO – BÌNH DƯƠNG
Nguyễn Xuân Hải, Vũ Đình Hưởng, Kiều Mạnh Hà và Nguyễn Văn Đăng
Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Keo lai là loài sinh trưởng nhanh, chất lượng gỗ tốt được trồng phổ biến ở nước ta. Rừng trồng keo lai có tiềm năng chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn bằng biện pháp tỉa thưa, góp phần phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Thí nghiệm tỉa thưa gồm 6 nghiệm thức: T1 (không tỉa thưa, mật độ trồng 1.111 cây/ha), T2 (tỉa thưa tuổi 2 và 5, mật độ 600 cây/ha), T3 (tỉa thưa tuổi 2, mật độ 600 cây/ha), T4 (tỉa thưa tuổi 2, 3 và 5, mật độ 450 cây/ha), T5 (tỉa thưa tuổi 3, mật độ 833 cây/ha) và T6 (tỉa thưa tuổi 3, mật độ 600 cây/ha) nhằm xác định cường độ và thời gian tỉa thưa thích hợp để thúc đẩy sinh trưởng và tăng giá trị rừng trồng keo lai. Kết quả nghiên cứu tại thời điểm 11,5 năm tuổi cho thấy: Tỉa thưa làm tăng đường kính (D1,3) cây cá thể tỷ lệ thuận với cường độ chặt. Nghiệm thức T4 có D1,3 lớn nhất (24,1 cm), các nghiệm thức T2, T3 và T6 có D1,3 biến động từ 21,8 – 22,7 cm, nghiệm thức T5 có D1,3 đạt 20,5 cm, thấp nhất là T1 với D1,3 chỉ đạt 18,1 cm; Tỉa thưa ở tuổi 2 giúp tăng trưởng D1,3 tốt hơn so với tỉa thưa ở tuổi 3 khi rừng trồng ở 7 tuổi. Giai đoạn 11,5 tuổi tỉa thưa ở tuổi 3 sẽ thúc đẩy sinh trưởng D1,3 tốt nhất. Cường độ tỉa thưa càng cao thì tỷ lệ gỗ lớn (D ≥ 18 cm) càng cao. Rừng có tỉa thưa đều đạt tiêu chuẩn rừng trồng gỗ lớn với tỷ lệ gỗ có D ≥ 15 cm chiếm từ 73,8% – 84,9% trong khi rừng không tỉa thưa 11,5 năm tuổi vẫn chưa đạt tiêu chuẩn rừng trồng gỗ lớn. Do đó, khi chuyển hóa rừng trồng keo lai gỗ nhỏ sang gỗ lớn nên tỉa thưa khi rừng 3 tuổi, mật độ giữ lại 600 cây/ha với chu kỳ kinh doanh 12 năm.
Từ khóa: Keo lai, tỉa thưa, chất lượng rừng
Effect of thinning time and intensity to the growth and quality of the acacia hybrid plantation
in Phu Giao, Binh Duong
Nguyen Xuan Hai, Vu Dinh Huong, Kieu Manh Ha and Nguyen Van Dang
Southern Center of Application for Forest Technology and Science
SUMMARY
Acacia hybrid is a fast-growing tree species with good quality of wood that is widely planted in Vietnam. Acacia hybrid plantations have potential to be transformed from plantations for wood-chip to saw-log plantations by thinning methods, contributing to the development of raw materials for wood processing and export. A thinning trial has 6 treatments including: T1 (no thinning, planting density 1,111 trees/ha), T2 (thinned at 2 and 5, 600 trees/ha), T3 (thinned at 2, 600 trees/ha), T4 (thinned at aged 2, 3 and 5, 450 trees/ha), T5 (thinned at aged 3, 833 trees/ha) and T6 (thinned at aged 3, 600 trees/ha) to determine the suitable intensity and time of thinning to improve tree growth and to increase the value of acacia hybrid plantations. The research results at 11.5 years of stand age showed that: Thining increased diameter growth of individual trees and proportional to the thining intensity. Treatment T4 had the highest in diaemter (24.1 cm), treatemnets T2, T3 và T6 have D1,3 ranged from 21.8 to 22.7 cm, treatment T5 had D1,3 reached 20.5 cm, and the lowest diameter of T was 18.1 cm; Thinned at aged 2 years significantly increased D1,3 that compared to thinned at age 3 years when 7 year-old plantations thinned at age 3 improved tree diameter when 11.5 year-old plantations. The higher thinning intensity leads to the higher the percentage of large saw-log wood (D ≥ 18 cm). Thinned plantations could be met the standards of large saw-log plantations with the proportion of wood with D ≥ 15 cm, accounting for 73.8% – 84.9%, while unthinned plantations of 11.5- year-old still did not get the standards of large timber plantations. Therefore, converting from acacia hybrid plantations are planted for wood chip to large saw-log plantations that should be thinned at age 3- year-old, the remained tree density is about 600 trees/ha with 12- year-planting rotation.
Keywords: Acacia hybrid, thinning, stand quality
ẢNH HƯỞNG CỦA CÂY GIỮ LẠI SAU KHAI THÁC ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT RỪNG TRỒNG TRÀM LÁ DÀI (M. leucadendra)
CHU KỲ 2 TRÊN ĐẤT PHÈN TẠI HUYỆN THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN
Ngô Văn Ngọc, Kiều Tuấn Đạt, Trần Khánh Hiệu, Trần Văn Nho
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Nghiên cứu ảnh hưởng của cây giữ lại sau khai thác đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng Tràm lá dài chu kỳ 2 trên vùng đất phèn, tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An là một phần kết quả của đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, tỉa thưa Tràm úc cung cấp gỗ xẻ tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An”, thực hiện giai đoạn từ 2020 đến 2025. Nghiên cứu đã kế thừa mô hình rừng trồng Tràm lá dài 6 năm tuổi, khi khai thác bố trí giữ lại cây chu kỳ 1 với 4 công thức thí nghiệm (M0: khai thác trắng; M1: giữ lại 100 cây/ha; M2: giữ lại 200 cây/ha và M3: giữ lại 300 cây/ha), diện tích mỗi mô hình thí nghiệm là 1.500 m2 với 3 lần lặp lại. Trên diện tích của các mô hình tiếp tục trồng lại Tràm lá dài chu kỳ 2 với cự ly trồng 1 ´ 1 m. Thí nghiệm được thu thập số liệu sinh trưởng bằng phương pháp bố trí ô định vị (100 m2/ô) với 4 công thức (CT0: không giữ lại cây trồng chu kỳ 1; CT1: giữ lại 100 cây/ha; CT2: giữ lại 200 cây/ha và CT3: giữ lại 300 cây/ha) và 3 lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu sau 02 năm tuổi cho thấy, về sinh trưởng của rừng trồng Tràm lá dài chu kỳ 2 có các chỉ tiêu đường kính (D1,3) chiều cao (Hvn) và trữ lượng sau 2 năm tuổi của các công thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tổng trữ lượng của các mô hình sau 2 năm tuổi CT0: 37,4 m3/ha; CT1: 42,7 m3/ha; CT2: 49,0 m3/ha và CT3: 50,7 m3/ha. Mô hình trồng rừng khi khai thác giữ lại 200 cây/ha và 300 cây/ha là 02 mô hình có triển vọng cho trồng rừng kinh doanh rừng trồng Tràm lá dài trên đất phèn tại tỉnh Long An.
Từ khóa: Tràm lá dài, sinh trưởng, năng suất, đất phèn, tỉnh Long An
Study on the effects of keeping trees after harvesting to the growth
of Melaleuca lecadendra plantations in the second cycle on Acid sulphate soil in thanh hoa district, Long An province
Ngo Van Ngoc, Kieu Tuan Dat, Tran Khanh Hieu, Tran Van Nho
Forest Science Institute of South Viet Nam
SUMMARY
Studying the effects of trees retained after harvesting on growth and productivity of the second-rotation Melaleuca plantations on acid sulphate soils, in Thanh Hoa district, Long An province is a part of the results of the study “Research to complete the technical process of planting and thinning M. leucadendra provides sawn timber in Thanh Hoa district, Long An province”. Conducted from 2020 to 2025. The study has inherited the model of 6-year-old Melaleuca plantations. When harvesting, the tree is retained in cycle 1 with 4 experimental formulas (M0: Clear harvesting – control); M1: retain 100 trees/ha; M2: retain 200 treets/ha and M3: retain 300 trees/ha), the area of each experimental model is 1,500 m2 with 3 replicates. On the area of the models, continue to set-up new planting of Melaleuca leucadendra with spare 1 mx1 m. The experiment was collected growth data by the method of positioning plots (100 m2/plot) with 4 formulas (CT0: No keep trees in fist rotation; CT1: retain 100 trees/ha; CT2: retain 200 trees/ha and CT3: retain 300 trees/ha) with 3 replicates. Research results after two years showed that: Regarding the growth of Melaleuca leucadendra plantations in the second rotation, there are parameters of diameter (D1.3), height (Hvn) and reserve after 2 years of age of the formulas. There was no statistically significant difference (P > 0.05). Total yield of models after 2 years of age CT0: 37.4 m3/ha; CT1: 42.7 m3/ha; CT2: 49.0 m3/ha and CT3: 50.7 m3/ha. The model of afforestation, when exploiting and keeping 200 trees/ha and 300 trees/ha, are two promising models for commercial plantation of Melaleuca leucadendra on acid sulphate soil, Long An province.
Keywords: Melaleuca leucadendra, growth, productivity, acid sulphate soil, Long An province
Ổ SINH THÁI VÀ MỐI QUAN HỆ
CỦA CÁC LOÀI CÂY TRONG RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VĂN HÓA ĐỒNG NAI
Nguyễn Văn Quý1, Vũ Mạnh1, Nguyễn Văn Hợp2, Nguyễn Văn Lâm2,
Nguyễn Văn Thành3, Lê Văn Cường2, Nguyễn Hồng Hải4
1Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Chi nhánh Phía Nam
2Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai
3Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
4Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Sự chung sống của các loài là chủ đề trọng tâm trong sinh thái học. Nghiên cứu đặc điểm ổ sinh thái và mối quan hệ của các loài cây có thể phản ánh một cách khách quan sự phân bố và mức độ thích ứng của các loài với môi trường, đồng thời tiết lộ cấu trúc của các quần thể và cơ chế duy trì tính đa dạng trong quần xã. Ở nghiên cứu này, đặc điểm ổ sinh thái và mối quan hệ của các loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế trong kiểu rừng lá rộng thường xanh ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai đã được phân tích định lượng. Vào cuối năm 2022, một ô nghiên cứu rộng 4 ha đã được thiết lập trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn, phục vụ cho việc thu thập dữ liệu. Tất cả các cây gỗ có đường kính ngang ngực (dbh) ≥ 5 cm được định danh và đo dbh. Kết quả cho thấy, 5 trong số 11 loài cây thuộc nhóm loài ưu thế của lâm phần là thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái tại thời điểm nghiên cứu. Sự tương đồng, độ rộng và mức độ chồng chéo ổ sinh thái của các loài ưu thế và đồng ưu thế chỉ ra rằng, hầu hết chúng là các loài chuyên biệt, có yêu cầu về môi trường sống khác nhau. Phân tích mối quan hệ tổng thể của các loài cho thấy, lâm phần ở trạng thái tương đối ổn định với tỷ lệ phương sai VR =1,31. Trong số 55 cặp của 11 loài cây đã được phân tích, 5 cặp loài vượt qua cả ba loại kiểm định Chi bình phương, hệ số liên kết AC và tương quan Pearson; cụ thể, 2 cặp có mối quan hệ cạnh tranh và 3 cặp có mối quan hệ tạo thuận lợi. Sự khác biệt về ổ sinh thái và mối quan hệ của các loài trong nghiên cứu này cần phải được chú ý khi lập kế hoạch quản lý rừng và phát triển các chiến lược phục hồi thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu.
Từ khóa: Chi bình phương, lý thuyết ổ sinh thái, rừng nhiệt đới, sinh thái quần xã, tương tác loài
NICHE AND INTERSPECIFIC ASSOCIATION OF TREE SPECIES IN AN EVERGREEN BROADLEAVED FOREST IN DONG NAI CULTURE AND NATURE RESERVE
Nguyen Van Quy1, Vu Manh1, Nguyen Van Hop2, Nguyen Van Lam2, Nguyen Van Thanh3, Le Van Cuong2, Nguyen Hong Hai4
1Southern Branch of Joint Vietnam-Russia Tropical Science and Technology Research Center
2Vietnam National University of Forestry – Southern Campus
3Vietnamese Academy of Forest Sciences
4Vietnam National University of Forestry
The coexistence of species is a fundamental aspect of community ecology, and understanding niche characteristics and interspecific associations provides valuable insights into species distribution patterns, environmental adaptation, community structure, and mechanisms that sustain diversity. This study aims to conduct a quantitative analysis of niches and interspecific associations among dominant and co-dominant tree species in an evergreen broadleaved forest located within the Dong Nai Culture and Nature Reserve. In 2022, a 4 ha study plot was established in the strictly protected zone of the reserve for data collection. The study identified and measured woody trees with a diameter at breast height of ≥ 5 cm. The results of this study highlight the ecological significance of five out of the eleven dominant species. The analysis of ecological similarity, niche breadth, and niche overlap among the dominant and co-dominant species showed that many of them are specialized species with distinct habitat requirements. Furthermore, the analysis of overall interspecific associations indicated the relative stability of the stand, as evidenced by a variance ratio of 1.31. Out of the 55 pairs of analyzed dominant and co-dominant tree species, five pairs exhibited statistically significant associations across all three indices: the Chi-square test, association coefficient, and Pearson correlation coefficient. Specifically, two pairs showed negative associations, while three pairs displayed positive associations. Understanding the variations in niches and interspecific associations, as delineated by the present study, is paramount for effective forest management planning and the development of ecological restoration strategies in the study area. These insights provide essential guidance for preserving the delicate balance of the ecosystem, ensuring sustainable coexistence, and promoting plant diversity conservation efforts.
Keywords: Chi-square, niche theory, tropical forest, community ecology, interspecific interaction
CẤU TRÚC VÀ SINH KHỐI RỪNG TỰ NHIÊN
TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH
Trần Văn Đô1, Nguyễn Toàn Thắng1, Vũ Tiến Lâm1, Hoàng Văn Thành1,
Hoàng Thanh Sơn1, Nguyễn Trọng Minh2, Trần Anh Hải1, Dương Quang Trung1,
Nguyễn Văn Tuấn1, Nguyễn Huy Hoàng1, Phạm Tiến Dũng1,
Đào Trung Đức1, Trương Trọng Khôi1
1Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Theo kết quả diễn biến rừng, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh có khoảng 12.383 ha rừng tự nhiên thuộc 4 chủ quản lý chính là Hộ gia đình, cá nhân trong nước (HGĐ), Cộng đồng dân cư (CĐDC), Ủy ban nhân dân cấp xã (UBND), Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH). Đánh giá được thực trạng tài nguyên rừng tại 4 nhóm chủ quản lý này sẽ góp phần vào công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại Ba Chẽ. Phương pháp ô tiêu chuẩn (1.000 m2; 33,3 ´ 30,0 m) ngẫu nhiên tạm thời được áp dụng để thu thập số liệu hiện trường. Kết quả cho thấy, các chỉ số lâm phần về số cây, đường kính ngang ngực (D1,3), tiết diện ngang, trữ lượng cây đứng và sinh khối khô trên mặt đất (AGB) đều có sự khác nhau rõ ràng giữa 4 đối tượng. Rừng thuộc UBND (63 cây/1.000 m2) có số cây nhiều nhất và ít nhất tại rừng thuộc CĐDC (46 cây/1.000 m2). Rừng thuộc CĐDC (15,36 cm) có D1,3 lớn nhất và nhỏ nhất tại rừng thuộc UBND (12,76 cm). Rừng thuộc BQLRPH có trữ lượng cây đứng lớn nhất (6,04 m3/1.000 m2) và nhỏ nhất tại rừng thuộc CĐDC (4,88 m3/1.000 m2). Rừng thuộc BQLRPH có AGB lớn nhất (6,15 tấn/1.000 m2) và nhỏ nhất tại rừng thuộc CĐDC (4,96 tấn/1.000 m2). Chỉ tiêu sinh trưởng giữa đai cao < 200 m và ≥ 200 m so với mực nước biển tại mỗi nhóm chủ quản lý cũng có sự khác nhau. Phân bố N/D lâm phần tại 4 nhóm chủ quản lý và 2 đai cao đều có dạng phân bố giảm. Cách thức và hiệu quả của công tác quản lý rừng bởi mỗi nhóm chủ quản lý là tác động chính dẫn đến sự khác nhau về đặc điểm lâm phần rừng tại Ba Chẽ. Từ thực tế đó cần tăng cường công tác quản lý, cách thức bảo vệ tài nguyên rừng như đối với rừng cộng đồng để rừng phát huy tốt hơn chức năng, vai trò bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần xóa đói giảm nghèo tại Ba Chẽ.
Từ khóa: Chủ quản lý, đai cao, đặc trưng lâm phần, sinh khối, trữ lượng cây đứng
STRUCTURE AND ABOVEGROUND BIOMASS OF NATURAL FORESTS
IN BA CHE DISTRICT, QUANG NINH PROVINCE
Tran Van Do1, Nguyen Toan Thang1, Vu Tien Lam1, Hoang Van Thanh1, Hoang Thanh Son1,
Nguyen Trong Minh2, Tran Anh Hai1, Duong Quang Trung1, Nguyen Van Tuan1, Nguyen Huy Hoang1,
Pham Tien Dung1, Dao Trung Duc1, Truong Trong Khoi1
[1]Silvicultural Research Insititute
2 Vietnam National University of Forestry
SUMMARY
Ba Che district belonging to Quang Ninh Province had 12,383 ha of natural forest area, which was managed by four main owners including including Individuals and householders (TH), Local community (LC), People’s committee at communal level (PC) and Protection forest management board (PFMB). Understudying current status of natural forests of these four owners will contribute to sustainable forest development and management in Ba Che district. Random sampling plots of 1,000 m2 each (33.3 ´ 30 m) were used to collect field data. The results indicated that all stand parameters including tree number, diameter at breast height (D1,3), basal area, standing volume, and aboveground biomass (AGB) were significantly different among four owners. PC forest had highest tree number of 63 trees/1,000 m2 and the lowest (46 trees/1,000 m2) belonged to LC forests. LC forest had the largest D1,3 of 15.36 cm and it was smallest in PC forest (12.76 cm). PFMB forest had highest standing volume of 6.04 m3/1,000 m2 and AGB of 6.15 tons/1,000 m2, the lowest belonged to PC forest with standing volume of 4.88 m3/1,000 m2 and AGB of 4.96 tons/1,000 m2. Stand parameters between < 200 m elevation zone and ≥ 200 m elevation zone were also different in each of four owners. Diameter and stem number distributions in four owners and two elevation zones had exponential shape by reducing tree number in higher D1,3 classes. Management approaches applied by each owner played a central role on the differences of stand parameters in Ba Che district. It is recommended that applying forest management approaches practiced by local communities will enhance the development of forest, contributing to poverty reduction, environment protection, and reducing the impact of climate change in Ba Che district.
Keywords: Forest owner, elevation zone, stand parameter, aboveground biomass, standing volume
THỰC TRẠNG VÀ ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA GÂY TRỒNG
MẮM TRẮNG (Avicennia alba Blume) Ở VÙNG VEN BIỂN TÂY NAM BỘ
Lê Văn Thành1, Hà Đình Long1, Phạm Ngọc Thành1, Tạ Văn Hân1, Đoàn Thanh Tùng1, Trương Quang Trí1, Nguyễn Xuân Đài1, Hà Văn Năm1, Nguyễn Út Nhỏ2
[1]Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
2Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ
TÓM TẮT
Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai, bảo vệ bờ biển, là bể chứa carbon, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu. Tại vùng ven biển Tây Nam Bộ, Mắm trắng là một trong những loài cây ngập mặn được gây trồng chính. Hiện nay, Mắm trắng được trồng nhiều nhất ở tỉnh Trà Vinh (3.003,74 ha), ít nhất ở tỉnh Tiền Giang (62,0 ha). Mắm trắng sau 15 năm trồng ở xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và ở xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển; xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau cho sinh trưởng nhanh, đáp ứng mục tiêu phòng hộ tốt nhất. Điều kiện lập địa gây trồng Mắm trắng từ thuận lợi đến khó khăn. Đất nơi trồng Mắm trắng hiện nay ít chua; Mắm trắng có thể trồng và cho sinh trưởng phát triển tốt trên đất có hàm lượng mùn tổng số từ rất nghèo đến giàu, hàm lượng đạm tổng số từ mức nghèo đến giàu, hàm lượng lân tổng số và kali tổng số ở mức giàu, đất có độ mặn nhiều đến mặn muối; độ thành thục của đất từ bùn chặt đến đất cát pha, nhưng tốt nhất là trồng trên đất bùn cứng đến sét cứng.
Từ khóa: Mắm trắng, cây ngập mặn, điều kiện gây trồng, sinh trưởng
STATUS AND SITE CONDITIONS FOR PLANTING Avicennia alba Blume
IN THE SOUTHWEST COASTAL REGION
Le Van Thanh1, Ha Dinh Long1, Pham Ngoc Thanh1, Ta Van Han1, Doan Thanh Tung1,
Truong Quang Tri1, Nguyen Xuan Dai1, Ha Van Nam1, Nguyen Ut Nho2
1Research Institute for Forest Ecology and Environment
2South Western forest Research and Experimental Center
Summary
Mangrove forests play an important role in disaster prevention, coastal protection and act as carbon storages mitigating the impacts of climate change. In the Southwest coastal region, Avicennia alba is one of the main mangrove species being planted. Currently, Avicennia alba is mostly grown in Tra Vinh province (3,003.74 ha) and the least in Tien Giang province (62.0 ha). After 15 years of plantation in Vinh Hai commune, Vinh Chau town, Soc Trang province and Tan An commune, Ngoc Hien district, Nguyen Viet Khai commune, Phu Tan district, Ca Mau province, Avicennia alba grows quickly and meets the best protection target. The conditions for establishing Avicennia alba plantations vary from favorable to difficult. The soil for planting Avicennia alba is currently less acidic; it can be grown and well-developed on soils with total organic matter content from very poor to rich, total nitrogen content from poor to rich, total phosphorus and potassium content at rich levels, and salinity levels ranging from high to very high. The soil texture ranges from clay to sandy loam, but the best soil for planting is hard silt to hard clay.
Keywords: Avicennia alba Blume, mangroves, planting conditions, growth
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÒNG CHỐNG SÂU ĂN LÁ BỒ ĐỀ (Syntypistis sp.) Ở PHÚ THỌ
Bùi Quang Tiếp, Trần Thanh Trăng
Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
TÓM TẮT
Nghiên cứu phòng chống Sâu ăn lá bồ đề (Syntypistis sp.) ở giai đoạn sâu non tuổi 2 – 4 trong điều kiện nhà lưới (nhiệt độ trung bình t = 27,8 – 29,7oC, độ ẩm trung bình RH = 65,9 – 77,3%) được thí nghiệm với 3 loại chế phẩm vi sinh vật gồm: Beauveria spp. 1 ´ 107 bào tử/g (Be); Metarhizium spp. 1 ´ 107 bào tử/g (Me); hỗn hợp Beauveria sp. 1 ´ 106 bào tử/g + Metarhizium sp. 1 x 106 bào tử/g + Bacillus thuringiensis 1 ´ 108 CFU/g (BeMeBt) và 3 loại hoạt chất hóa học gồm: Dimethoate+ Cypemethrin (DC); Profenfos (Pr); Spirotetramat (Sp). Kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng tiêu diệt Sâu ăn lá bồ đề của các chế phẩm vi sinh vật có sự sai khác rõ rệt (p < 0,001). Sau 14 ngày phun, chế phẩm BeMeBt có hiệu quả cao nhất 90,23%, theo sau là Be và Me ở mức lần lượt là 83,40% và 80,98%. Biện pháp phòng chống bằng hoạt chất hóa học cho tỷ lệ sâu chết đạt 100% sau 4 ngày phun DC và sau 5 ngày phun Sp và Pr. Kết quả thí nghiệm này là cơ sở để thực hiện các thí nghiệm phòng chống Sâu ăn lá bồ đề ngoài hiện trường.
Từ khóa: Chế phẩm vi sinh: Bacillus thuringiensis, Beauveria spp., Metarhizium spp., hoạt chất hóa học: Dimethoate+ Cypemethrin, Profenfos, Spirotetramat, sâu ăn lá bồ đề
Reseacch on the control of Syntypistis sp. leaf eating Styrax tonkinensis
in Phu Tho Province
Bui Quang Tiep, Tran Thanh Trang
Forest Protection Research Center
summary
Research on the control of Syntypistis sp. a leaf eating Styrax tonkinensis at the 2nd – 4th larvae under the net house condition (average temperature was 27.8- 29.7oC, average humidity was 65.9 – 77.3%) was conducted with three types of microbial products: Beauveria spp. 1 ´ 107 spores/g (Be); Metarhizium spp. 1 ´ 107 spores/g (Me); the mixed microbial products of Beauveria sp. 1 ´ 106 spores/g + Metarhizium sp. 1 ´ 106 spores/g + Bacillus thuringiensis 1 ´ 108 CFU/g (BeMeBt) and three types of chemical ingredients: Dimethoate+ Cypemethrin (DC); Profenfos (Pr); Spirotetramat (Sp). After 14 days of spraying, the results showed that the ability of killing Syntypistis sp. of microbial products were significantly different (p < 0,001). The mixed microbial products of BeMeBt had the highest efficiency in killing Syntypistis sp. at 90.23%, followed by Be and Me at 83.40% and 80.98%, respectively. The chemical experiment rusulted in 100% death rate of Syntypistis sp. after 4 days of spraying DC and after 5 days of spraying Sp and Pr. The results of this experiment are the scientific basis for conducting field experiments to control Syntypistis sp.
Keywords: Myrobial products: Bacillus thuringiensis, Beauveria spp., Metarhizium spp.; Chemical ingredients: Dimethoate + Cypemethrin, Profenfos, Spirotetramat; Syntypistis sp.
ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN VÀ NHIỆT ĐỘ SẤY
CỦA QUÁ TRÌNH SẤY ĐÓNG RẮN KEO ĐẾN TÍNH CHẤT CƠ HỌC,
VẬT LÝ CỦA SẢN PHẨM TRE ÉP KHỐI
Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Văn Định, Tạ Thị Thanh Hương
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
TÓM TẮT
Sấy đóng rắn keo là bước công nghệ cuối cùng trong quy trình công nghệ sản xuất tre ép khối. Đây là một trong những bước công nghệ quan trọng nhất và có ảnh hưởng đến hầu hết các tính chất cơ học, vật lý của sản phẩn tre ép khối. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ sấy đóng rắn keo của khuôn tre ép khối sau khi được ép nguội sử dụng thiết bị sấy tre ép khối băng chuyền CFGH-3000 với 3 cấp thời gian (10h, 11h, và 12h) và 3 dải nhiệt độ khác nhau trên 6 vùng của băng chuyền sấy đến một số tính chất cơ học, vật lý của sản phẩn tre ép khối. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra chế độ sấy với thông số công nghệ sấy: thời gian sấy là 11h, nhiệt độ sấy ở các vùng sấy, vùng 1: 3 m đầu nhiệt độ môi trường, vùng 2: 3 m tiếp nhiệt độ 80 – 110oC, vùng 3: 3 m tiếp nhiệt độ 110 – 120oC, vùng 4: 21 m tiếp nhiệt độ 120 – 130oC, vùng 5: 10 m tiếp nhiệt độ 130 – 80oC, vùng 6: 5 m còn lại nhiệt độ môi trường cho sản phẩn tre ép khối đạt chất lượng tốt nhất với độ bền uốn tĩnh (MOR): 149,38 MPa, mô đun đàn hồi khi uỗn tĩnh (MOE): 18,256.82 MPa, độ bền trượt dọc: 14,21 MPa, độ bền nén dọc: 100,25 MPa, độ trương nở chiều dày (TS): 1,45%
Từ khóa: Tre ép khối, sấy đóng rắn keo, nhiệt độ sấy, thời gian sấy
EFFECTS OF DURATION AND TEMPERATURE OF THE HEATING PROCESS
FOR RESIN CURING ON SEVERAL MECHANICAL AND PHYSICAL PROPERTIES
OF BAMBOO SCRIMBER
Nguyen Thi Phuong, Nguyen Thanh Tung, Nguyen Van Dinh, Ta Thi Thanh Huong
Research Institute of Forest Industry
summary
The heating process for resin curing is the final stage of the technology procedure for manufacturing bamboo scrimber. This stage is one of the most important stages of the manufacture of bamboo scrimber and has effects on almost all mechanical and physical properties of bamboo scrimber. This article demonstrated the research results of the effects of the duration and temperature during the heating process for resin curing of bamboo scrimber after cold pressing using the curing channel CFGH – 3000. Three levels of duration (10h, 11h, 12h) and three different ranges of temperature in the six zones of the curing channel were applied for resin curing. The results indicated that the duration and temperature of the heating process: duration of 11h, temperature at different zones; zone 1: first 3 m room temperature, zone 2: next 3 m 80 – 110oC, zone 3: next 3 m 110 – 120oC, zone 4: next 21 m 120 – 130oC, zone 5: next 10 m 130 – 80oC, zone 6: the final 5 m room temperature created the bamboo scrimber with the best performance: modulus of rupture (MOR) of 149.38 MPa, modulus of elastic (MOE) of 18,256.82 MPa, tensile parallel to grain of 14.21 MPa, compression parallel to grain of 100.25 MPa, thickness swelling (TS) of 1.45%
Keywords: Bamboo scrimber, resin curing, heating duration, heating temperature
ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG SỐ CHẾ ĐỘ ÉP ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ CƠ HỌC CỦA VÁN DÁN SỬ DỤNG KEO DẦU VỎ HẠT ĐIỀU
Nguyễn Thị Trịnh, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Bảo Ngọc
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
TÓM TẮT
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian ép ván đến tính chất cơ vật lý chủ yếu của ván dán gỗ Keo tai tượng sử dụng keo dán gỗ từ dầu vỏ hạt điều. Ván dán được tạo ra từ ván bóc gỗ Keo tai tượng và keo dầu vỏ hạt điều với lượng keo tráng 120 g/m2. Thông số chế độ ép gồm 3 cấp nhiệt độ ép: 110oC, 120oC, 125oC và 3 cấp thời gian ép: 13,15, 17 phút. Áp suất ép cố định là 1,1 MPa. Kết quả nghiên cứu đã xác định không có sự khác biệt đáng kể về khối lượng riêng của ván ở các chế độ ép ván khác nhau. Độ trương nở chiều dày, độ bền uốn tĩnh (MOR); môđun đàn hồi khi uốn tĩnh (MOE) và chất lượng dán dính có sự khác nhau rõ rệt giữa các chế độ ép tạo ván. Tính chất cơ học và vật lý đạt giá trị tốt nhất ở chế độ ép: Nhiệt độ ép 125oC; thời gian ép: 15 phút; áp suất ép: 1,1 MPa. Tính chất cơ học và vật lý của ván dán ở chế độ ép này tương đương ván dán đối chứng sử dụng keo UF thuộc sử dụng loại 3 (ván dán sử dụng ở điều kiện độ ẩm cao/ngoài trời), ván đạt tiêu chuẩn theo ASTM D3043-17 và TCVN 8328-2.
Từ khóa: Keo dầu vỏ hạt điều, ván dán, keo dán gỗ, tính chất cơ học và vật lý
THE EFFECT OF THE PRESSING PARAMETERS ON PHYSICAL AND MECHANICAL PROPERTIES OF PLYWOOD USING CASHEW NUTSHELL OIL ADHESIVE AS A GOOD GLUE
Nguyen Thi Trinh, Nguyen Thi Hang, Nguyen Bao Ngoc
Research Institute of Forest Industry, Vietnamese Academy of Forest Sciences
SUMMARY
This article presents the results of a study on the effects of the pressing temperatures and times on the main physical and mechanical properties of Acacia mangium plywood using cashew nutshell oil glue as a binder. The plywood was made of Acacia mangium peeled veneers and cashew nut shell oil glue with a glue spread rate of 120 g/m2. The pressing temperatures of 110oC, 120oC and 125oC, and the pressing times of 13, 15 and 17 minutes were used in the experiments. The pressure of 1.1 MPa was consistent for all the experiments. Results showed that there was an insignificant difference in the densities of the plywood samples, while thickness swelling, MOR, MOE and bonding quality had a significant difference between the pressing parameters. The mechanical and physical properties of the plywood was best at the following parameters: the pressing temperature: 125oC; the pressing time: 15 minutes; the pressure: 1.1 MPa. The properties of the plywood were similar to the controlled plywood using UF adhesive of class 3 (plywood used in high humidity/exterior conditions), the plywood met the requirements of the standard ASTM D3043-17 and TCVN 8328-2.
Keywords: Cashew nutshell oil adhesive, plywood, adhesive, mechanical and physical properties
Latest news
- Consultation workshop On Regional Risk Assessment for Vietnam According to SBP Standard
- WORKSHOP US DART-TOFMS Wood Identification Technology – A Move Towards a Transparent Timber Value Chain in Vietnam
- National Workshop on the Integration of an Improved Forest Management Standard into the Vietnamese Payments for Forest Environmental Services (PFES) Scheme
- Vietnam Journal of Forest Science Number 2-2024
- Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2024