Vietnam Journal of Forest Science Number 2-2023

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 2 2023

1. Khối lượng riêng và mô đun đàn hồi có phải là tính trạng tiềm năng trong cải thiện chất lượng gỗ Keo lá liềm
ở miền Trung
Basic density and modulus of elasticity as potential traits in improvement of wood quality of Acacia crassicarpa in Central Vietnam Phí Hồng Hải
La Ánh Dương
Lê Xuân Toàn
3
2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây mù u (Calophyllum inophyllum L.) bằng phương pháp ghép Research on propagation of Calophyllum inophyllum L. utilizing grafting techniques Trần Hữu Biển
Nguyễn Trọng Tài
Phùng Văn Tỉnh
Nguyễn Thị Hiếu
12
3. Nghiên cứu nhân giống vô tính cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N.T.Hiep) phục vụ công tác bảo tồn Research on clonal propagation of golden cypress (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N.T.Hiep) for conservation Bùi Trọng Thủy
Đặng Thị Tuyết
Nguyễn Công Phương
Trương Ngọc Long
Vũ Quý Đông
20
4. Thực trạng trồng và khai thác Re gừng tại một số tỉnh phía Bắc Afforestation and exploitation status of Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) in some Northern provinces Lại Thanh Hải
Nguyễn Hữu Thịnh
Phạm Đình Sâm
Hồ Trung Lương
Hoàng Văn Thành
Nguyễn Thanh Sơn
Hà Thị Mai
Trần Hồng Vân
Vũ Tiến Lâm
Nguyễn Thùy Dương
30
5. Ảnh hưởng của phân bón
và nước tưới đến sinh trưởng và năng suất mủ của rừng trồng Trôm (Sterculia foetida L.) tại vùng khô hạn Nam Trung Bộ
Effects of fertilizers and irrigation water on the growth and yield of gum plantations (Sterculia foetida L.) in the South-Central arid region Phùng Văn Khang
Phùng Văn Khen
Nguyễn Trọng Nam
Nguyễn Quốc Đạt
Lê Triệu Duy
Trần Văn Nho
40
6. Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Nghiến gân ba tại tỉnh Thái Nguyên Silvicultural chracteristics of Excentrodendron tonkinensis in Thai Nguyen province, Vietnam Dương Văn Thảo
Vũ Văn Thông
47
7. Nghiên cứu đặc điểm và phân chia lập địa cát ven biển làm cơ sở trồng rừng phòng hộ tại tỉnh Trà Vinh Studying the characteristics and site division of coastal sandy soils as a basis for planting protection forests in Tra Vinh province Hoàng Văn Thơi
Đinh Thị Thúy Vy
Lê Thanh Quang
Nguyễn Khắc Điệu
Đinh Duy Tuấn
56
8. Đặc điểm sinh sản của loài Sâu ăn lá (Antheraea frithi moore) gây hại cây dầu rái và sao đen tại Thành phố
Hồ Chí Minh
Fertility characteristics
of Antheraea frithi moore damaging Dipterocarpus alatus and Hopea odorata
in Ho Chi Minh city
Nguyễn Thị Hải Hồng
Nguyễn Văn Thành
Trương Công Lực
Lê Thị Nghiêm
Bùi Thị Gia Hân
Trần Thị Mỹ Duyên
68
9. Preliminary report of a parasitoid wasp on Achaea serva in CoTo island,
Quang Ninh province
Bước đầu ghi nhận ong ký sinh Glyptapanteles sp. (Hymenoptera: Braconidae) trên sâu ăn lá Chõi tại Cô Tô, Quảng Ninh Pham Duy Long
Nguyen Dinh Chung,
Bui Van Bac
Vu Van Loi
Pham Thi Thu Thuy
Nguyen Minh Chi
77
10. Kết quả thực hiện dự án tăng cường năng lực giám định gỗ cho Việt Nam Results of the implementation of the Project enhancing capacity of wood identification and screening for Vietnam Võ Đại Hải
Phạm Đức Chiến
Hoàng Nguyễn Việt Hoa
Bùi Duy Ngọc
Nguyễn Đức Thành
Nguyễn Bảo Ngọc
Nguyễn Tử Kim
Vũ Thị Hồng Thắm
85
11. Nghiên cứu ảnh hưởng
của thông số công nghệ ép phẳng đến một số tính chất cơ học và vật lý của vật liệu composite gỗ – nhựa từ phế phụ phẩm sau chế biến gỗ kết hợp với rác thải nhựa HDPE
Researching the effect of technology parameter of press on some mechanical and physical characteristics of wooden – plastic composite materials from wood processing waste combined with HDPE plastic waste Nguyễn Trọng Nghĩa
Nguyễn Văn Định
Đoàn Thị Bích Ngọc
93

KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ MÔ ĐUN ĐÀN HỒI CÓ PHẢI LÀ TÍNH TRẠNG TIỀM NĂNG
TRONG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG GỖ KEO LÁ LIỀM Ở MIỀN TRUNG

Phí Hồng Hải1, La Ánh Dương2 và Lê Xuân Toàn3

1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Viện NC Giống và CNSH Lâm nghiệp
3
Trung tâm KHLN Bắc Trung Bộ

TÓM TẮT

Đánh giá biến dị và khả năng di truyền của khối lượng riêng và mô đun đàn hồi của các gia đình Keo lá liềm ở tuổi 9 được thực hiện từ 200 cây thuộc 50 gia đình chọn ngẫu nhiên từ 81 gia đình trong khảo nghiệm hậu thế Keo lá liềm tại Nam Đàn, Nghệ An. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt đáng kể ở khối lượng riêng, nhưng không có sự khác biệt ở mô đun đàn hồi giữa các xuất xứ cũng như gia đình. Xuất xứ Cape Melville và Luncida (QLD) là những xuất xứ có tiềm năng cao trong phát triển trồng rừng gỗ lớn chất lượng cao. Hệ số di truyền và hệ số biến động di truyền lũy tích đạt mức độ rất cao cho khối lượng riêng (h2 = 0,78; CVa = 16,8%), nhưng thấp cho mô đun đàn hồi (h2 = 0,17; CVa = 8,0%). Do vậy có thể khẳng định rằng khối lượng riêng là những tính trạng có tiềm năng rất cao, trong khi mô đun đàn hồi có khả năng di truyền thấp hơn trong cải thiện chất lượng gỗ ở loài Keo lá liềm tại miền Trung. Tương quan di truyền giữa tính trạng sinh trưởng với các tính chất gỗ cũng chỉ ra rằng các tính trạng sinh trưởng không có tương quan với khối lượng riêng và mô đun đàn hồi. Phát triển các vườn giống hữu tính hoặc vườn giống vô tính như quần thể nhân giống hạt nhân được đề xuất nhằm cung cấp hạt giống chất lượng cao để đem lại tăng thu di truyền đáng kể cho trồng rừng Keo lá liềm.

Basic density and modulus of elasticity as potential traits in improvement of wood quality of Acacia crassicarpa in Central Vietnam

200 trees of 50 families were randomly selected from 81 families at the age of 9 in and Acacia crassicarpa progeny test at Nam Dan (Nghe An) for evaluating variation and inheritability of wood basic density and dynamic elastic modulus and then applicating these results to breeding improvement programs in the North Central. The results showed that there was significant differences in basic density, but non-significant differences in modulus of elasticity between both provenances and families. Provenance of Cape Melville và Luncida (QLD) showed high potential to develop high-quality timber plantations. Heritability and coefficient of additive genetic variation were a very high level for basic density (h2 = 0.78; CVa = 16.8%), but low for dynamic modulus of elasticity (h2 = 0.17; CVa = 8.0%). Therefore, it could be confirmed that basic density will be a potential trait to improve, while the dynamic modulus of elasticity will be more difficult to improve wood quality in the studied species in Central Vietnam. Genetic correlation between growth traits and wood properties also indicates that growth traits were independent traits with both basic density and dynamic modulus of elasticity. Development of seed orchards or clonal seed orchards as nuclear breeding populations would be suggested to provide significant benefits in A. crassicarpa breeding.

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY MÙ U (Calophyllum inophyllum L.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP

Trần Hữu Biển1, Nguyễn Trọng Tài1, Phùng Văn Tỉnh1, Nguyễn Thị Hiếu2

1Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
2
Trường Đại học Lâm nghiệp Phân hiệu tại tỉnh Đồng Nai

TÓM TẮT

Mù u là một loài cây nhiệt đới được tìm thấy ở 38 quốc gia trải dài từ Đông Phi đến Đông Nam Á, châu Đại Dương và Nam Thái Bình Dương. Mù u là một trong những cây đa mục đích và có giá trị kinh tế với vùng ven biển nhiệt đới. Loài này thường được trồng làm cây ven đường để lấy bóng mát và chắn gió nhờ tán rộng; bên cạnh đó gỗ loài này còn có thể sử dụng trong đóng tàu thuyền. Một giá trị quan trọng khác của cây Mù u là cung cấp dầu ép từ quả sử dụng trong y học. Nghiên cứu nhân giống vô tính cho các kiểu gen tốt là việc làm có ý nghĩa trong việc phát triển loài cây đa mục đích này. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về các phương pháp nhân giống ở nước ta. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định phương pháp ghép và thời vụ tốt nhất trong nhân giống Mù u. Với 3 phương pháp ghép nêm, áp và mắt cho thấy, phương pháp ghép mắt là phương pháp tốt nhất để ghép Mù u với tỷ lệ sống đạt 57%, tỷ lệ bật chồi đạt 54% và chiều cao chồi ghép đạt 10,8 cm sau 60 ngày ghép. Mùa vụ ghép có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống và tỷ lệ bật chồi của chồi ghép Mù u (P-value < 0,001). Ghép cây vào mùa khô cho kết quả tốt hơn với tỷ lệ sống đạt 63,8%, tỷ lệ bật chồi đạt 60,5% và chiều cao chồi ghép đạt 11,2 cm.

Research on propagation of Calophyllum inophyllum L. utilizing grafting techniques

Calophyllum inophyllum is a pantropical species tree found in 38 countries stretching from East Africa to Southeast Asia, Oceania and the South Pacific. Calophyllum inophyllum is one of the multi-purposes and economically valuable trees in tropical coastal areas, C. inophyllum is often planted as a roadside tree to provide shade and as wind breaks with its large canopy; besides, this wood can also be used in shipbuilding. Another important value of the C. inophyllum is the supply of oil pressed from the fruit used in medicine. Research on asexual propagation for good genotypes is significant in the development of this multi-purpose plant. However, so far there has not been any specific research on breeding methods in our country. The objective of the study was to determine the best grafting and seasoning method in the propagation of C. inophyllum. Research on 3 methods of grafting cleft, splice and budding showed that budding grafting method is the best method for grafting C. inophyllum with survival rate of 57%, budding rate of 54% and grafted buds height reaches 4.5 cm after 60 days of grafting. Grafting season had a significant effect on survival rate and budding rate of C. inophyllum L. grafted shoots (P-value < 0.001). Grafting in the dry season gave better results with a survival rate of 63.8%, budding rate of 60.5% and grafted buds height reaches 11.2 cm.

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY BÁCH VÀNG (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N.T.Hiep) PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN

Bùi Trọng Thủy1, Đặng Thị Tuyết1, Nguyễn Công Phương1,
Trương Ngọc Long2, Vũ Quý Đông3

1Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
2Ban Quản lý rừng đặc dụng Phia Oắc – Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
3Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

TÓM TẮT

Hiện nay, nguồn hạt giống cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N.T.Hiep) thu thập được rất ít, đồng thời khả năng gieo ươm thành công hạn chế. Do đó, kết quả nghiên cứu nhân giống vô tính cây Bách vàng để phục vụ trồng rừng là bước tiến lớn trong công tác bảo tồn ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hom Bách vàng có khả năng ra rễ khá tốt. Chất điều hòa sinh trưởng IBA (Indole – 3 – Butiric Acid) và NAA ở nồng độ 1.500 ppm là phù hợp nhất cho giâm hom Bách vàng (tỷ lệ ra rễ đạt từ 82,41 – 94,44%), bộ rễ khỏe. Loại hom có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ra rễ cũng như chất lượng bộ rễ của cây hom. Hom lá hình mũi mác trên cây mẹ chưa trưởng thành cho tỷ lệ ra rễ cao nhất 94,44%; hom lá hình dải non không phù hợp để lấy cành hom; hom lá hình vảy là hom lá già nên ra rễ rất chậm, tỷ lệ ra rễ thấp (cao nhất là 34,26%). Mặt khác, mùa vụ có ảnh hưởng lớn đến khả năng ra rễ của Bách vàng, vụ Xuân và vụ Hè cho tỷ lệ ra rễ thấp hơn vụ Thu và vụ Đông.

Research on clonal propagation of Golden Cypress (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N.T.Hiep) for conservation

Currently, the seed source of Golden Cypress (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N.T.Hiep) collected is very limited, and the possibility of successful seedling production is very low. Therefore, the research on clonal propagation of Golden Cypress for afforestation is a great step forwards in conservation of this species in Vietnam. Research results show that the Golden Cypress cuttings had good rooting ability. The growth regulator IBA and NAA at a concentration of 1.500 ppm is the most suitable for Golden Cypress (rooting rate from 82.41 – 94.44%), strong roots. The type of cuttings has a great influence on the rooting ability as well as the quality of the roots of the cuttings. The lance-shaped leaf cuttings on the immature mother tree gave the highest rooting rate of 94.44%, the strip-shaped leaf cuttings were too young to be suitable for cuttings, the scale-shaped leaf cuttings were old leaf cuttings, so the cuttings took root very slowly, the rooting rate was not high, reaching 34.26% at the highest. On the other hand, the season has a great influence on the rooting ability of Golden Cypress, as the spring and summer give a much lower rooting rate than the autumn and winter.

THỰC TRẠNG TRỒNG VÀ KHAI THÁC RE GỪNG TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC

Lại Thanh Hải, Nguyễn Hữu Thịnh, Phạm Đình Sâm,
Hồ Trung Lương, Hoàng Văn Thành, Nguyễn Thanh Sơn,
Hà Thị Mai, Trần Hồng Vân, Vũ Tiến Lâm, Nguyễn Thùy Dương

Viện Nghiên cứu Lâm sinh

TÓM TẮT

Trong thực tiễn sản xuất hiện nay đang có 3 loại mô hình trồng rừng Re gừng là: mô hình trồng rừng thuần loài Re gừng, mô hình trồng rừng hỗn giao Re gừng với các loài cây lâm nghiệp khác và mô hình làm giàu rừng bằng cây Re gừng. Các mô hình rừng trồng Re gừng được trồng theo các phương pháp khác nhau nhưng về cơ bản các biện pháp kỹ thuật như nguồn gốc cây giống, làm đất, bón phân và chăm sóc rừng là tương đối giống nhau. Tỷ lệ sống của Re gừng trong các mô hình trồng hỗn giao thường cao hơn so với khi trồng thuần loài và trồng làm giàu rừng. Re gừng có sinh trưởng ở mức trung bình, tăng trưởng đường kính bình quân chỉ đạt từ 0,54 cm/năm đến 1,6 cm/năm. Tăng trưởng chiều cao bình quân dao động từ 0,52 m/năm đến 1,23 m/năm. Trong các mô hình trồng hỗn loài Re gừng với các loài cây bản địa, Re gừng đều cho sinh trưởng nhanh hơn các loài cây bản địa khác là Sao đen, Trầm hương, Chò chỉ, Lim xẹt, Mỡ và Sồi phảng. Năng suất của Re gừng đạt cao nhất ở mô hình hỗn giao tại Phú Thọ với lượng tăng trưởng bình quân đạt 9,14 m3/ha/năm. Khai thác gỗ Re gừng diễn ra rất ít và việc sử dụng lá Re gừng để chưng cất tinh dầu hầu như chưa được áp dụng trong thực tiễn, mà mới chỉ dừng lại ở hình thức thử nghiệm.

Afforestation and exploitation status of Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) in some northern provinces

Currently, there are 3 types of Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) afforestation models, including: monoculture afforestation, mixed-species afforestation with other forestry tree species, and forest enrichment by
C. bejolghota
. Its afforestation models are planted in different methods. However, the basic technical measures such as seedling origin, tillage, fertilization and tending are similar. The survival rate of mixed-species models was higher than that of monoculture and enrichment planting.
C. bejolghota
had a median growth rate, with average diameter growth of only from 0.54 to 1.6 cm/year. The average height growth ranged from 0.52 to 1.23 m/year. In the mixed-species afforestation with other forestry tree species models, C. bejolghota grew faster than other native species such as Hopea odorata, Aquilaria crassna, Parashorea chinensis, Peltophorum pterocarpum, Manglietia conifera, Lithocapus fisus. The highest yield of
C. bejolghota
was found in the mixed-species model in Phu Tho with an average yield growth of 9.14 m3/ha/year. Exploitation of C. bejolghota was highly limited and the use of C. bejolghota leaves for producing essential oils has only reached experimental stage and has almost never been applied at wider scale.

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ NƯỚC TƯỚI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT MỦ CỦA RỪNG TRỒNG TRÔM (Sterculia foetida L.) TẠI VÙNG KHÔ HẠN NAM TRUNG BỘ

Phùng Văn Khang, Phùng Văn Khen, Nguyễn Trọng Nam,
Nguyễn Quốc Đạt, Lê Triệu Duy, Trần Văn Nho

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và chế độ tưới nước tới sinh trưởng và năng suất mủ của rừng trồng Trôm 4 năm tuổi tại vùng khô hạn Nam Trung Bộ cho thấy, mặc dù Trôm (Sterculia foetida L.) là loài cây có biên độ sinh thái rộng, thích nghi tốt với các điều kiện khắc nghiệt như lượng mưa thấp, nhiệt độ cao, đất nghèo chất dinh dưỡng… Tuy nhiên, khi trồng rừng Trôm thâm canh lấy mủ cần thiết phải bón phân và tưới nước để rút ngắn thời kỳ kiến thiết và tăng sản lượng mủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi bón lót mỗi hố 2,0 kg phân chuồng + 0,2 kg phân NPK hoặc 0,5 kg phân vi sinh sau đó tủ rơm sẽ giúp cây sinh trưởng nhanh hơn, số lượng cây đạt kích thước khai thác mủ trung bình là 24,0 cây, tổng lượng mủ thu được là 1.532,6 g, nhiều gấp 2,5 lần so với đối chứng không bón. Trong năm đầu tiên, cần tưới nước với liều lượng 40 lít nước/cây, tưới 2 tuần/lần, trong khoảng 7 tháng mùa khô sẽ giúp nâng cao tỷ lệ sống lên 96,8% so với 63,5% khi không tưới nước; số lượng cây đạt kích thước lấy mủ trung bình là 17,3 cây và tổng lượng mủ thu được là 1.506,8 g, nhiều hơn 4 và 6 lần so với đối chứng không tưới.

Effects of fertilizers and irrigation water on the growth and yield of gum plantations (Sterculia foetida L.) in the South Central arid region

Research results on the research of fertilizers and irrigation water on growth and gum yield of 4-year-old Sterculia foetida L. plantations in the arid South Central region show that although Sterculia foetida L. is a plant with a wide ecological range, well adapted to harsh conditions such as low rainfall, high temperature, nutrient-poor soil… However, when planting Sterculia foetida L. forest intensively for gum, it is necessary to fertilize and water to shorten the construction period and increase gum production. The results showed that when priming each hole with 2.0 kg of manure + 0.2 kg of NPK fertilizer or 0.5 kg of microbial fertilizer, then was covered by straw that helped plants growed more quickly, the number of trees reaching the size of to harvest gum were 24 trees, the total amount of gum collected were 1.532,7 g, 2,5 times more than the control without appilication. In the first year, it is necessary to water with a dose of 40 liters/per plant, every 2 weeks during, 7 months in the dry season, the survival rates reached to 96.8% as compared to 63.5% survival rate in the without irrigation treatment; the number of trees reaching size to collect gum were 17,3 trees and total gum harvested were 1.506,8 g; 4 times and 6 times as compared to the without irrigation treatment.

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI NGHIẾN GÂN BA TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Dương Văn Thảo, Vũ Văn Thông

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) đã từng bị khai thác tận diệt nên chỉ còn một số cá thể trong vườn hộ gia đình và rải rác trong rừng tự nhiên. Nghiên cứu này nhằm xác định đặc điểm phân bố và đặc điểm lâm học của cây Nghiến gân ba tại Thái Nguyên làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây Nghiến gân ba còn rất ít ở Thái Nguyên, tập trung ở huyện Võ Nhai. Tổ thành tầng cây gỗ nơi có loài Nghiến gân ba phân bố tự nhiên gồm có các loài cây như Chay bắc bộ, Dướng, Móc bắc sơn, Mạy tèo, Dẻ gai, Kháo lá to, Mạy puôn, Đẹn 3 lá, Thích năm thùy, Han voi, Sồi gai, Thôi ba lông. Tổ thành tầng cây tái sinh trong khu vực có cây Nghiến gân ba phân bố tự nhiên có các loài như: Dướng, Thích năm thùy, Dẻ gai, Táu muối, Lòng mang cụt, Kháo lá nhỏ, Nhãn rừng, Mạy puôn, Sồi gai, Muồng, Hương viên núi, Dâu da xoan. Độ tàn che trung bình trong các ô tiêu chuẩn có Nghiến gân ba phân bố khoảng 0,56. Cây tái sinh đều có nguồn gốc từ hạt với mật độ cây tái sinh triển vọng trung bình đạt 420 cây/ha.

Silvicultural chracteristics of Excentrodendron tonkinensis in Thai Nguyen province, Vietnam

Excentrodendron tonkinensis has been excessivelly exploited, so there are only a few individuals left in the household garden and scattered in the natural forest. This study aims to determine the distributional and silvicultural characteristics of the species in Thai Nguyen province as a basis for the conservation and unilization of genetic resources. Research results show that there are very few trees left in Thai Nguyen province, mainly concentrated in Vo Nhai district. The tree species composition where there is a natural distribution of Excentrodendron tonkinensis, includes: Artocarpus tonkinensis, Broussonetia papyrifera, Caryota bacsonensis, Streblus macrophyllus, Fagus sylvatica, Castanopsis indica, Machilus bonii, Clerodendron cyrtophyllum, Vitex trifolia, Acer carpinifolium, Laportea violacea, Alangium chinense. The regenerative species composition in the area where the tree is naturally distributed are as follows: Broussonetia papyrifera, Acer carpinifolium, Castanopsis indica, Vatica odorata, Pterospermum diversifolium, Machilus bonii, Nephelium cuspidatum, Clerodendron cyrtophyllum, Fagus sylvatica, Senna siamea, Osmanthus fragrans, Spondias lakonensis.The average tree canopy cover in the sampling plots with nutural distribution of Excentrodendron tonkinensis is about 0.56. The regenerated seedlings were all derived from seeds with an average density of 420 seedlings/ha.

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN CHIA LẬP ĐỊA CÁT VEN BIỂN LÀM CƠ SỞ TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ TẠI TỈNH TRÀ VINH

Hoàng Văn Thơi, Đinh Thị Phương Vy, Lê Thanh Quang,
Nguyễn Khắc Điệu, Đinh Duy Tuấn

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Nghiên cứu đặc điểm và phân chia lập địa vùng đất cát ven biển làm cơ sở trồng rừng phòng hộ, được thực hiện tại khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh, nhằm xác định được các dạng lập địa chính từ đó làm cơ sở bố trí loài cây trồng phù hợp trên vùng đất cát ven biển. Khảo sát đặc điểm địa hình, đất đai, thực vật che phủ bằng phương pháp điều tra theo tuyến, mỗi xã bố trí 3 tuyến theo hướng vuông góc với đường bờ biển, chiều dài tuyến biến động từ 200 – 1.000 m. Phân chia lập địa dựa trên các yếu tố địa hình, loại đất, thực vật che phủ và chế độ ẩm. Kết quả đã xác định được (i) có 4 loại địa hình địa mạo ven biển, bao gồm bãi cát, thoát nước; bãi cát gò lư­ợn sóng xen kẽ là các dải đất thấp ngập triều; dạng cồn đê chắn cao trung bình, hẹp như­ng kéo dài, dốc mạnh cả hai phía và; bãi cát thấp, bán ngập, t­ương đối rộng và bằng phẳng, ngập n­ước vào mùa mưa; (ii) có 3 loại đất chính, đó là cát mặn, ít chua; cát mặn, trung tính và cát mặn, kiềm; (iii) thành phần thực vật gồm nhóm cây bụi, cây thân thảo bao gồm 15 loài thuộc 8 họ thực vật, độ che phủ 70 – 100%; (iv) vùng cát ven biển được phân chia thành 4 nhóm lập địa A, B, C và D với 12 dạng lập địa chính. Nhóm A gồm dạng đất cát, mặn, ít chua (I1c); dạng đất cát, mặn, trung tính (I2c); dạng đất cát, mặn, kiềm (I3c) nhóm này thuận lợi trong canh tác cây hoa màu và trồng rừng. Nhóm C gồm đụn hoặc đê cát, mặn, ít chua (III1b); cát, mặn, trung tính (III2b) và dạng cát, mặn, kiềm (III3a) là dạng cát cố định gần nh­ư không bao giờ ngập nư­ớc, lại có mực n­ước ngầm sâu nên rất khó khăn cho sản xuất. Nhóm lập địa B gồm các dạng đất cát, mặn, trung tính (II2c, II2e) đến đất cát, mặn, kiềm (II3c và II3e) nhóm này thường ngập nước mặn do thủy triều nên cũng gặp khó khăn khi trồng rừng. Nhóm D gồm các dạng đất cát, mặn, ít chua (IV1d) và đất cát, mặn, trung tính (IV2d) dạng này bị ngập úng theo mùa nên cũng gây khó cho chọn loài cây trồng rừng.

Studying the characteristics and site division of coastal sandy soils as a basis for planting protection forests in Tra Vinh province

Study on characteristics and site division of coastal sandy soil as a basis for planting protection forests, carried out in the coastal area of Tra Vinh province, in order to identify types of site, as a basis for arranging suitable plant species on sandy coastal areas. Surveying topographical characteristics, land and vegetation cover by line survey method, each commune arranges 3 routes in the direction perpendicular to the coastline, the length of the route varies from 200 – 1,000 m. Site division is based on topographical factors, soil, vegetation cover and moisture regime. As a result, it was determined that (i) there are 4 types of topography and geomorphology of coastal sandy, including: well-drained sandy beaches; undulating sandbanks interspersed with tidally flooded lowlands; form of barrier dune of medium height, narrow but long, steeply sloping on both sides and low sandy beach, semi-flooded, relatively wide and flat, flooded in rainy season; (ii) there are 3 main types of soil, which are salty, less acidic sand; salty, neutral sand and salty, alkaline sand; (iii) plant composition including shrubs, herbaceous plants including 15 species of 8 plant families, coverage 70 – 100%; (iv) coastal sandy soil is divided into 4 site groups A, B, C and D with 12 types of sites. Group A includes sandy, saline, slightly acidic soil (I1c); sandy, saline, neutral soil form (I2c); sandy, saline, alkaline soil (I3c) this group is favorable in crop cultivation and afforestation. Group C includes sand dunes or dikes, saline, less acidic (III1b); sand, saline, neutral (III2b) and sandy, saline, alkaline soil (IV3a) is a fixed type of sand that almost never gets flooded, and has a deep groundwater level, so it is very difficult for plantation. Site group B includes sandy, saline, neutral soil (II2c, II2e), sandy, saline, alkaline soil (II3c, II3e) that are flooded with salt water due to tides, so they are also not favorable for plantation. Group D includes sandy, saline, slightly acidic soil (IV1d); sandy, saline, neutral soil form (IV2d) that are seasonally flooded, so they are also not favorable for plantation.

 

ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA LOÀI SÂU ĂN LÁ (Antheraea frithi Moore) GÂY HẠI CÂY DẦU RÁI VÀ SAO ĐEN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Hải Hồng1, Nguyễn Văn Thành2, Trương Công Lực3,
Lê Thị Nghiêm3, Bùi Thị Gia Hân1, Trần Thị Mỹ Duyên1

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
2
Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
3
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật TP. Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Sâu ăn lá (Antheraea frithi Moore) được xác định là côn trùng gây hại nghiêm trọng đối với hai loài cây Sao đen và Dầu rái trên rừng trồng, cây đường phố tại TP. Hồ Chí Minh và vùng lân cận trong những năm qua. Đây là loài côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn bao gồm các pha trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành. Trong điều kiện thí nghiệm ở nhiệt độ 25oC, độ ẩm 56%, thức ăn là lá tươi Dầu rái và Sao đen cho thấy, có sự khác biệt ý nghĩa về trọng lượng giữa kén đực và kén cái, trưởng thành đực và trưởng thành cái. Trọng lượng trung bình của kén đực là 4,13 g, kén cái là 6,28 g; Trưởng thành cái có trọng lượng là 3,79 g, lớn hơn trưởng thành đực có trọng lượng 1,61 g. Thời gian sống của trưởng thành 6 – 8 ngày. Sau khi vũ hóa 1 – 3 ngày, trưởng thành bắt cặp và đẻ trứng. Số lượng trứng đẻ trung bình là 220 trứng/cái và tỷ lệ nở sâu trung bình đạt 46,21%. Thời gian trứng nở dao động 4 – 9 ngày. Hệ số tương quan giữa trọng lượng kén cái và số lượng trứng là 0,59, cao hơn so với hệ số tương quan giữa trọng lượng trưởng thành cái và số lượng trứng (0,48).

Fertility characteristics of Antheraea frithi Moore damaging Dipterocarpus alatus and Hopea odorata in Ho Chi Minh City

Antheraea frithi Moore, tasar moth, have been identified as serious pests of Dipterocarpus alatus and Hopea odorata plantations and street trees of in Ho Chi Minh City and neighboring provinces in recent years. This is an insect with a complete metamorphosis consisting of egg, larva, pupa and adult phases. In laboratory conditions at 25oC, 56% humidity, the diet was D. alatus and H. odorata fresh leaves, there were significant differences in weight between male and female cocoons, male and female moths. The average weight of male and female cocoons were 4.13 g and 6.28 g; male and female moth weighs 3.79 g and 1.61 g. The life time of moths is 6 – 8 days. After breaking out of the cocoon 1 – 3 days, butterflies would pair up and lay eggs. The fecundity is 220 eggs and the hatching is 46.21%. The egg hatch varies 4 – 9 days. The correlation coefficient between weight of female cocoon and number of eggs is 0.59, higher than the correlation coefficient between weight of female moth and number of eggs (0.48).

PRELIMINARY REPORT OF A PARASITOID WASP ON Achaea serva IN COTO ISLAND, QUANG NINH PROVINCE

Pham Duy Long1*, Nguyen Dinh Chung2,3, Bui Van Bac3,
Vu Van Loi1, Pham Thi Thu Thuy1, Nguyen Minh Chi1

1 Forest Protection Research Centre
2
Sub-Department of Forest Ranger I
3
Vietnam National University of Forestry

ABSTRACT

Achaea serva is a serious insect pest of Pouteria obovata trees in CoTo island, Quang Ninh province, Vietnam. Its caterpillars feed on the host foliage and sometimes heavy damage results in complete defoliation and tree mortality. Biological control is an effective approach to suppress the population of A. serva. The present study provides information on a parasitoid wasp, which was found in A. serva larvae and pupae. Based on the morphological characteristics, our study preliminarily concluded that this parasitoid wasp belongs to the genus Glyptapanteles. The parasitism was more frequently observed in pupae than larvae, and the parasitism rate was higest in Mom Quan Y, followed by Hong Hai and Nam Dong. This finding would be helpful in the biological control programs of A. serva in CoTo island and other coastal provinces of Vietnam.

Bước đầu ghi nhận ong ký sinh Glyptapanteles sp. (Hymenoptera: Braconidae) trên sâu ăn lá Chõi tại Cô Tô, Quảng Ninh

Sâu ăn lá (Achaea serva) là sinh vật gây hại nguy hiểm cho cây Chõi ở đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Sâu non thường ăn trụi tán lá và đôi khi làm chết cây. Nghiên cứu này nhằm xác định loài ong ký sinh trên sâu non và nhộng của sâu ăn lá Chõi. Dựa trên đặc điểm hình thái, loài ong ký sinh này được xác định thuộc giống Glyptapanteles (Hymenoptera: Braconidae). Chúng ký sinh ở giai đoạn nhộng nhiều hơn so với sâu non và trong số ba địa điểm nghiên cứu, tỷ lệ ký sinh cao nhất lần lượt là Mom Quân Y, Hồng Hải và Nam Đông. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần phát triển loài ong ký sinh Glyptapanteles sp. trong phòng trừ sâu ăn lá Chõi ở Cô Tô và các vùng duyên hải tại Việt Nam.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC GIÁM ĐỊNH GỖ CHO VIỆT NAM

Võ Đại Hải1, Phạm Đức Chiến1, Hoàng Nguyễn Việt Hoa1, Bùi Duy Ngọc2,
Nguyễn Đức Thành2, Nguyễn Bảo Ngọc2, Nguyễn Tử Kim2, Vũ Thị Hồng Thắm2

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Việt Nam là nước có ngành công nghiệp chế biến gỗ có tốc độ tăng trưởng cao. Sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đến trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng đầu khu vực Đông Nam Á, thứ 2 châu Á và thứ 5 trên thế giới và chiếm khoảng 6% thị phần sản phẩm gỗ toàn cầu. Mặc dù đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng ngành chế biến gỗ đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức về truy xuất nguồn gốc và quản lý gỗ hợp pháp cho toàn bộ chuỗi cung, chất lượng nguyên liệu. Hiện nay, phương pháp giám định gỗ tại Việt Nam căn cứ vào so sánh cấu tạo gỗ của mẫu gỗ giám định và mẫu gỗ tham chiếu, tài liệu, cơ sở dữ liệu về các loài gỗ. Phương pháp này cần nhiều thời gian để thực hiện và đòi hỏi cán bộ chuyên gia. Bên cạnh đó, một số loài gỗ nhập khẩu vào Việt Nam nhưng phòng thí nghiệm chưa trao đổi được mẫu gỗ chuẩn nên chỉ sử dụng cơ sở dữ liệu cũng tiềm ẩn những rủi ro. Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ đã hỗ trợ Viện Khoa học Lâm nghiệp triển khai thực hiện dự án “Tăng cường năng lực giám định gỗ cho Việt Nam” nhằm tăng cường kiểm soát gỗ bất hợp pháp ở trong nước và thương mại gỗ quốc tế. Trong khuôn khổ dự án, Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ đã cung cấp và lắp đặt hệ thống phân tích giám định chủng loại gỗ AccuTOF tại Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, đào tạo cán bộ kỹ thuật, hiện tại đã hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu cho 460 loài cây,… Có thể nói Dự án đã và đang được thực hiện tốt, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

Results of the implementation of the Project enhancing capacity of wood identification and screening for Vietnam

Vietnam has a high growth rate of wood processing industry. Vietnam’s wood products are exported to over 140 countries and territories. Vietnam is currently ranked the first in Southeast Asia in terms of wood products and furniture production, second in exports in the Asia Pacific region, and fourth in the world, and accounts for about 6% of the global wood product market share. Despite important achievements, the wood processing industry is facing many difficulties and challenges in terms of traceability and legal wood management for the entire supply chain, quality of raw materials… At the moment, the method of wood ID in Vietnam is based on comparing the wood structure of the inspected wood sample and the reference wood sample, documents and databases of wood species. This method takes a long time to implement and expert staffs. In addition, laboratory lacks of some imported wood sample, so using only the image database has potential risks. The US Forest Service and the Vietnamese Academy of Forest Sciences are implementing the project “Enhancing capacity of Wood Identification and Screening for Vietnam” to control illegal timber in the country and international timber trade. Within the framework of the project, the USFS has donated to VAFS one mass spectrometry equipment (AccuTOF mass spectrometer) for the identification of wood, trained technical staff, and supported database preaparation for 460 tree species,… It can be said that the project has been implemented well, on schedule and with quality assurance.

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ ÉP PHẲNG ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ HỌC VÀ VẬT LÝ CỦA VẬT LIỆU COMPOSITE GỖ – NHỰA TỪ PHẾ PHỤ PHẨM SAU CHẾ BIẾN GỖ KẾT HỢP VỚI RÁC THẢI NHỰA HDPE

Nguyễn Trọng Nghĩa, Nguyễn Văn Định, Đoàn Thị Bích Ngọc

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Vật liệu composite gỗ – nhựa (WPC) là loại vật liệu composite được tổ hợp chủ yếu từ các loại nhựa nhiệt dẻo PE, HDPE, PP, PVC…, có thể từ nhựa tái sinh hoặc nguyên sinh cùng với cốt là các loại bột gỗ, sợi gỗ hay các loại sợi thực vật khác. Sản phẩm WPC có thể sản xuất bằng công nghệ ép đùn, ép phun hay ép phẳng sử dụng khuôn ép định hình. Ngoài ra, có thể có thêm một số chất phụ gia trợ liên kết khác. Bột gỗ được lấy từ phế phụ phẩm sau chế biến gỗ kết hợp với rác thải nhựa HDPE từ sinh hoạt. Kết quả thực nghiệm cho thấy: (1) Khi áp suất ép tăng  từ 0,8 MPa lên 1,2 MPa thì độ bền uốn tĩnh tăng từ 6,82 MPa  lên 11,54 MPa, cũng tương tự đối với độ bền kéo tăng từ 8,83 MPa lên 10,91 MPa. (2) Thời gian tăng 20 phút lên 25 phút thì độ bền uốn tĩnh và độ bền kéo tăng, tăng tiếp thời gian lên 30 phút thì độ bền uốn và đồ bền kéo đều giảm. (3) Điều này cũng tương tự đối với nhiệt độ ép, khi nhiệt độ ép tăng từ 160 – 180oC thì độ bền kéo, độ bền uốn, đều tăng. Ngược lại, khi nhiệt độ tăng lên 200oC thì độ bền có xu hướng giảm. Kết quả nghiên cứu đã xác định được thông số chế độ ép phù hợp để tạo ra vật liệu composite gỗ – nhựa từ phế phụ phẩm gỗ sau chế biến kết hợp với rác thải nhựa có nguồn gốc HDPE với phương pháp ép phẳng có khuôn là: Áp suất ép: 1,2 MPa; Thời gian ép: 25 phút; Nhiệt độ ép: 180oC.

Researching the effect of technology parameter of press on some mechanical and physical characteristics of wooden – plastic composite materials from wood processing waste combined with HDPE plastic waste

Wood-plastic composite material (WPC) is a composite material that is mainly composed of thermoplastics PE, HDPE, PP, PVC…, can be from recycled or primary plastic together with cores of other materials. aggregates of wood pulp, wood fibers or other actual fibers. WPC products can be manufactured by extrusion, injection molding or flat molding using a profiled mold. In addition, some other bonding aids may be added. Wood pulp is obtained from wood processing by-products combined with HDPE plastic waste from daily life. Experimental results show that: (1) When the pressing pressure increases from 0,8 MPa to 1,2 MPa, the static bending strength increases from 6,82 MPa to 11,54 MPa, the same is true for the increased tensile strength. from 8,83 MPa to 10,91 MPa, (2) The time increased from 20 minutes to 25 minutes, the static bending strength and tensile strength increased, then increasing the time to 30 minutes, the flexural strength and tensile strength both decreased. (3) This is also the same for pressing temperature, when pressing temperature increases from 160 – 180oC, the tensile strength, flexural strength, both increase. In contrast, when the temperature is increased to 200oC, the strength tends to increase reduce flat press. The research results have determined the suitable pressing mode parameters to create wood-plastic composite materials from wood waste after processing combined with plastic waste of HDPE origin with the flat pressing method with a mold of: Pressing pressure: 1,2 MPa; Pressing time: 25 minutes; Pressing temperature: 180oC.

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]